Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dấu Chân Người Lính (Nguyễn Minh Châu)

Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau.

Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã tùng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (Khu vực toạ độ: Khu vực mà máy bay địch đã tính sẵn trên bản đồ từng quãng thời gian nhất định bay qua ném bom một lần). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Công dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh…

Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: “Trông thấy cái... mẹ mày! ”

Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được.

Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (bí danh chỉ trung đoàn bộ) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng… Tìm mua: Dấu Chân Người Lính TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Chân Người Lính PDF của tác giả Nguyễn Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thế Giới 5000 Năm
Thế Giới 5000 Năm Thế Giới 5000 Năm – Chu Hữu Chí Thế Giới 5000 Năm có thể hé mở cánh cửa kho báu, phủi bụi thời gian, giúp bạn đọc ít nhiều trong việc tìm kiếm những tri thức, những bài học kinh nghiệm phong phú tích lũy hàng mấy ngàn năm của loài người. Những câu chuyện đều phản ánh những nội dung cơ bản trong các giai đoạn lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử, bám sát các sự kiện, phác họa đúng đắn chân dung nhân vật, nhưng được viết dưới dạng kể chuyện, những truyện ngắn, ký sự… Thế Giới 5000 Năm đã vẽ nên bức tranh rộng lớn tái hiện cuộc sống của các dân tộc trước đây, giới thiệu về các nền văn minh nổi tiếng nhân loại, những nhân vật biến đổi thế giới, những sự kiện thay đổi tiến trình lịch sử… Với hàng nghìn minh họa ấn tượng và các bản đồ chi tiết, bạn đọc sẽ dễ dàng hình dung chủ đề đang được đề cập. Các Triều Đại Việt Nam Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Sử Ký Tư Mã Thiên Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Lịch Sử Thế Giới 5000 Năm. Đừng quên đăng ký email nhận sách mới hàng tuần và chia sẻ sách lên facebook cho bạn bè cùng đọc.
Sử Ký Tư Mã Thiên
Sử Ký Tư Mã Thiên Sử Ký Tư Mã Thiên Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Bạn cũng sẽ thích Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử thì tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Và không phải chỉ có thế người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Nam Việt Lược Sử
Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Trong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn. Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc. Có thể bạn quan tâm: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp. Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Lịch Sử Dân Tộc Mỹ – Howard Zinn Lịch Sử Dân Tộc mỹ là cuốn sách nói về lịch sử của cường quốc bậc nhất thế giới với đầy đủ dẫn chứng, cách lý giải trong hành trình hơn 300 năm nước Mỹ từ một lục địa mới trở thành cường quốc hàng đầu. Cuốn sách giới thiệu những câu chuyện chưa từng biết đến về những cuộc xung đột không ngừng trong nội bộ nước Mỹ. Đó là cuộc chiến của người da đỏ chống lại người Châu Âu, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, cuộc chiến của những người phụ nữ giành lấy quyền bình đẳng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chỉ nghĩa tư bản. Cuốn sách sống động với những trích dẫn cụ thể đã tạo nên bức tranh thực sự mới mẻ về lịch sử nước Mỹ bằng ngôn từ đơn giản, lý luận dễ hiểu và cách hành văn sinh động. Tuy nhiên, Lịch Sử Dân Tộc Mỹ đã được nhận định rằng, đây là cuốn sách dành cho những ai đã hiểu sơ bộ về nước Mỹ để chắc chắn rằng độc giả không hiểu sai lệch hay khiếm khuyết về toàn cảnh sử Mỹ mà tác giả muốn truyền đạt. Không nên bỏ qua: Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Hồi Ký Lý Quang Diệu Là cuốn sách mang giá trị học thuật về một nhà nước cánh tả, về thuật chép sử đa văn hóa. Phiên bản cập nhật được bổ sung những chương mới về các Tổng thống Bill Clinton, Bush Cha và Bush Con. Zinn nhìn nhận việc phổ thông đầu phiếu, hành động xác quyết và thỏa ước tập thể không phải là sự mở rộng cơ bản (mặc dù chưa phải hoàn hảo) quyền tự do, mà chỉ là sự nhượng bộ chiến thuật của tầng lớp trên. Trên thực tế, việc bỏ phiếu là âm mưu xảo quyệt nhất của những “kẻ lãnh đạo”. Zinn cho rằng hai thế kỷ nói về “lòng yêu nước, dân chủ, quyền lợi quốc gia” của Mỹ chỉ là “khẩu hiệu” và “giả vờ”, bởi lịch sử, như tác giả kể lại, phần lớn là nỗ lực của người dân bị đè nén nhằm đòi hỏi những lý tưởng cho chính họ.