Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nhà Giả Kim

Giới thiệu sách Nhà Giả Kim

Nhà giả kim – The Alchemist là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, mang ý nghĩa thúc giục bạn đọc theo đuổi hoài bão, giấc mơ của mình. Cuốn sách được viết bởi Paulo Coelho – người cũng phải trải qua rất nhiều thất bại trước khi có được thành công với Nhà Giả Kim.

Nhà giả kim của Paulo Coelho mang đễn cho bạn một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông.

Tất cả những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp nhân vật chính Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người.

“Khi thật tâm mong muốn điều gì, bất cứ điều gì, thì cả vũ trụ sẽ chung sức để giúp ta đạt được điều đó.”

Giới thiệu tác giả Paulo Coelho

Nhà Giả Kim – Paulo Coelho

Thuở thiếu thời, Paulo Coelho là một cậu thanh niên khó gần, sống tách biệt với mọi người. Thậm chí ba mẹ ông đã đưa con trai minh đến bệnh viên tâm thần khi ông nói sau này muốn trở thành nhà văn.

Ông đã nộp hồ sơ vào trường Luật theo ý nguyện của cha mẹ, tuy nhiên chỉ sau một năm ông bỏ học và trở thành một tín đồ hippie rong ruổi khắp mọi nơi.

Đọc thêm:

Trên đường băng Ai lấy miếng Pho mát của tôi Khi Người Ta Tư Duy – As a Man Thinketh

Niềm đam mê viết lách của ông gần như bị vùi dập khi cuốn sách đầu tiên không mấy thành công. Cảm giác thất vọng khiến Paulo Coelho gần như đắm chìm trong thuốc phiện. Tuy nhiên, Paulo Coelho lại kiếm được rất nhiều tiền từ việc viết lời bài hát. Nhưng rồi chuyến đi tới Tây Ban Nha đã dẫn ông theo một lối rẽ khác của cuộc đời.

Nhà giả kim chỉ thực sự thành công sau khi cuốn sách tiếp theo Brida (1990) của ông được phát hành. Năm 1993, một nhà xuất bản của Mỹ quyết định in lại cuốn Nhà giả kim với 50.000 bản. Rất nhanh sau đó, Nhà giả kim trở thành hiện tượng và cuốn sách được xuất bản với con số kỉ lục chưa từng có.

Thành công chưa từng có tiền lệ của Nhà giả kim đưa Coelho lên vị thế nhà văn của thế giới và trong số rất nhiều người hâm mộ tác phẩm của ông, có những tên tuổi độc giả đặc biệt như tổng thống Bill Clinton, ca sĩ Madonna, diễn viên, ca sĩ Will Smith….

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Đảo Giấu Vàng
Đảo Giấu Vàng Đảo Giấu Vàng – Robert Louis Stevenson Đảo giấu vàng (hay Đảo châu báu – nguyên bản tiếng Anh là Treasure Island) là một tiểu thuyết phiêu lưu viết cho thiếu niên của nhà văn người Scotland Robert Louis Stevenson mô tả một cuộc hành trình trên biển đi tìm kho báu của bọn cướp biển chôn giấu trên đảo của nhân vật chính là cậu bé Jim Hawkin. Đảo giấu vàng là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của Stevenson với hơn 50 lần được chuyển thể thành các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình với các ngôn ngữ: Anh, Đức, Ý. Tác phẩm được chuyển thể ở các thể loại kịch nói, âm nhạc và có ảnh hưởng sâu sắc tới những huyền thoại về cướp biển sau này như giấu chữ X đặc biệt trên bản đồ, mật hiệu tấm tròn đen, con vẹt đậu trên vai. Trên con tàu ra đảo tìm kiếm kho vàng bọn cướp biển cất giấu xảy ra một chuyện bất ngờ: Chính tên cướp này đã trà trộn vào đoàn thủy thủ, hòng tương kế tựu kế. Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Đảo Giấu Vàng là một chuyến phiêu lưu của cậu bé Jim Hawkin cùng những người bạn của mình đi tìm kho báu của băng cướp biển Flint. Thủy thủ già ( Bill Bones ) đến ở trọ, và vô tình lộ ra việc hắn ta vốn là thành viên cũ của băng cướp biển do thuyền trưởng Flint huyền thoại, đang trốn chạy đồng bọn. Trước khi chết, Bill đã tiết lộ cho Jim về kho báu của bằng Flint với bản đồ của Bill – người đã từng ở trong băng đản của Flint, Jim bắt đầu cuộc đối đầu đầy mạo hiểm với bọn cướp biển trên hành trình tới đảo giấu vàng để tìm ra kho báu. Với những tình tiết hồi hộp thót tim, những nhân vật lạ lùng độc đáo, Đảo Giấu Vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Robert Louis Stevenson, được cả các nhà phê bình và bạn đọc đánh giá cao, với hơn 50 lần được đưa lên màn ảnh và sân khấu.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi
Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi – Huyền Chip Nếu theo dõi Huyền Chip trong tập một có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã. Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền. Xem thêm: Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Với “Đừng chết ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.”
Hoàng tử bé
“Hoàng Tử Bé là một câu chuyện tự nó đã rất đáng yêu, ẩn giấu một triết lý quá đỗi nhẹ nhàng và thi vị.” (The New York Times) Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp. Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được xem là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn Ở Việt Nam, Hoàng tử bé được dịch và xuất bản khá sớm. Từ năm 1966 đã có đồng thời hai bản dịch: Hoàng tử bé của Bùi Giáng do An Tiêm xuất bản và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo do Khai Trí xuất bản. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều bản dịch Hoàng tử bé mới của các dịch giả khác nhau. Trích dẫn “Hoàng tử bé” Hoàng Tử Bé – Antoine De Saint-Exupéry “Tôi cứ sống cô độc như vậy, chẳng có một ai để chuyện trò thật sự, cho tới một lần gặp nạn ở sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có thứ gì đó bị vỡ trong động cơ máy bay. Và vì ở bên cạnh chẳng có thợ máy cũng như hành khách nào nên một mình tôi sẽ phải cố mà sửa cho bằng được vụ hỏng hóc nan giải này. Với tôi đó thật là một việc sống còn. Tôi chỉ có vừa đủ nước để uống trong tám ngày. Thế là đêm đầu tiên tôi ngủ trên cát, cách mọi chốn có người ở cả nghìn dặm xa. Tôi cô đơn hơn cả một kẻ đắm tàu sống sót trên bè giữa đại dương. Thế nên các bạn cứ tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên làm sao, khi ánh ngày vừa rạng, thì một giọng nói nhỏ nhẹ lạ lùng đã đánh thức tôi. Giọng ấy nói: “Ông làm ơn… vẽ cho tôi một con cừu!” (Trích “Hoàng tử bé”) Review tác phẩm Hoàng Tử Bé Khi lật từng trang sách “Hoàng tử bé”, tôi thấy được một sự khác biệt to lớn giữa người lớn và trẻ con. Chẳng trách tại sao, Hoàng tử bé luôn cảm thấy “người lớn thật kỳ lạ” khi em tiếp xúc với họ. Cuốn sách đánh thức sự vô tư của chúng ta – những người lớn với suy nghĩ kỳ cục và phức tạp, nuôi dưỡng đứa trẻ trong chúng ta mà một số người đã đánh mất từ lâu. Em – một chàng hoàng tử đến từ tiểu hành tinh B612 với một trái tim nhân hậu, ấm áp, sự ngây thơ của trẻ con theo đúng nghĩa. Mà suy nghĩ của trẻ con thì đơn giản lắm, luôn trong sáng và hồn nhiên, bày tỏ trực tiếp thái độ của mình với mọi sự vật nhìn thấy trên đời: yêu, ghét; không như người lớn, yêu đôi khi là ghét mà ghét đôi khi lại là yêu. Trên cái hành tinh nhỏ bé của mình, em sở hữu một bông hồng, khi em đến hành tinh khác to lớn hơn, em thấy trong cuộc sống này không chỉ có một bông hồng mà hàng ngàn bông hồng khác giống hệt bông hồng của em, em bật khóc, em thấy thương cho bông hồng của mình và nhận ra mình chẳng phải chàng hoàng tử nào hết. Song, cuối cùng em cũng hiểu ra rằng bông hồng của mình đúng thật là duy nhất ” người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim, con mắt thường luôn mù loà trước điều cốt tử”. Cuốn sách tưởng chừng viết cho trẻ em nhưng đọc xong, chúng ta mới thấy càng lớn, chúng ta đọc “Hoàng tử bé” càng ngẫm được nhiều điều. Một cuốn sách phù hợp cho mọi lứa tuổi, trẻ em đọc để nuôi dưỡng tâm hồn, người lớn đọc để hiểu, cảm nhận các triết lý chất chứa trong từng câu chữ. Cách xây dựng nhân vật của tác giả cũng thật độc đáo. Mỗi một nhân vật Hoàng tử bé gặp lại đại diện cho một kiểu người, người theo đuổi địa vị như nhà vua; theo đuổi vinh quanh như ông khoác lác; chìm đắm trong cái vòng luẩn quẩn của thói quen xấu do chính mình tạo ra và tìm lý do như gã nát rượu; theo đuổi tiền tài, giàu sang như ông tư sản; trách nhiệm như người thắp đèn và khao khát nhưng phụ thuộc, dập khuôn như nhà địa lý. Kết lại, đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ. Không chỉ đọc một lần mà hãy đọc nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, lứa tuổi khác nhau, chúng ta sẽ nhận thấy cái nhìn của chúng ta thật khác so với trước đó, càng đọc thì càng hiểu được nhiều điều sâu sắc hơn. (NK)
Trăm Năm Cô Đơn
Trăm Năm Cô Đơn Trăm Năm Cô Đơn Trăm Năm Cô Đơn vẫn luôn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm Năm Cô Đơn đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm Năm Cô Đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà. Trăm Năm Cô Đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Hai Số Phận Đồi gió hú Những người khốn khổ Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này. Mời các bạn đón đọc.