Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)

LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD

Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.

Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.

Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử.

Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee

Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.

Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.

Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.

Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh.

Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel.

Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và

Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”.

Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chú Đại Bi (Bồ Tát Quán Thế Âm)
Chú Đại Bi đề cập đến lời tụng của Thanh Cảnh Quan Âm. Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc Hội kiến của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với bồ tát Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh, quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn. Tên gọi Chú Đại Bi (tiếng Phạn: महा करुणा धारनी, Mahā Karuṇā Dhāranī) hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā-citta Dhāranī), tên gọi đầy đủ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bố Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh Đại Bi Thần Chú, còn được gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Đại Bi Chú (Sahasrabhuja Sahasranetra Avalokiteśvara Mahā Karuṇā Dhāranī), Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Vô Ngại Đại Bi Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Đà La Ni, Mãn Nguyện Đà La Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, Cứu Khổ Đà La Ni, Diên Thọ Đà La Ni, Diệt Ác Thú Đà La Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, Tốc Siêu Thập Địa Đà La Ni, là tên gọi của Thanh Cảnh Quan Âm Đại Bi Chú (tiếng Phạn: नीलकण्ठ धारनी,Nīlakaṇṭha Dhāraṇī) tên gọi khác là Thanh Cảnh Đà La Ni. Tại Bán đảo Triều Tiên thường được gọi là Thần Diệu Chương Cú Đại Đà La Ni (tiếng Triều Tiên: 신묘장구대다라니) là bài chú trong "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh" ("Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh") của Phật giáo Đại thừa, có 84 câu được soạn bằng tiếng Phạn. Nguồn gốc Trong Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh Đức Phật Đà nói với Tôn giả A-nan-đà: "như là thần chú, có nhiều tên gọi khác nhau: tên là Quảng Đại Viên Mãn, tên là Vô Ngại Đại Bi, tên là Cứu Khổ Đà La Ni, tên là Diên Thọ Đà La Ni, Diệt Ác Thú Đà La Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, Mãn Nguyện Đà La Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, Tốc Siêu Thập Địa Đà La Ni". Tìm mua: Chú Đại Bi TiKi Lazada Shopee Tên của chú này thể hiện sức mạnh từ bi vĩ đại của Quán Thế Âm Bồ Tát mong muốn hạnh phúc và lợi ích cho tất cả chúng sinh, không có chướng ngại cho lòng đại bi, và thần chú này không chỉ có thể tiêu trừ mọi tai họa, mà còn tất cả các nghiệp ác; Và nó có thể đáp ứng mọi pháp thiện và thực hiện mong muốn của mọi người; tránh xa mọi nỗi sợ hãi oán hận, đức uy thần nhanh chóng lên đến Cõi Phật. Người ngày nay được đặt tên theo tên viết tắt của "Chú Đại Bi", được đặt tên theo sức mạnh từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm đối với tất cả chúng sinh. Chú này được tuyên thuyết bởi 99 ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ, sau vào lúc tịnh độ của Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai truyền thụ cho Quan Thế Âm Bồ Tát "Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Đà La Ni", và nói rằng "Thiện Nam Tử, ông nên thọ trì tâm chú này để rộng vì hết thảy chúng sanh trong đời ác vị lai mà làm cho họ an vui và được sự lợi ích lớn". Vào lúc bấy giờ sau khi nghe chú, Quan Thế Âm Bồ Tát đang ở Địa Thứ Nhất, liền siêu vượt đến Địa Thứ Tám. Vì vậy tâm sanh hoan hỷ, liền phát lời thệ nguyện rằng "Vào đời vị lai, nếu con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh, thì hãy khiến thân con lập tức đầy đủ ngàn tay ngàn mắt", Sau khi phát nguyện xong, trên thân tức khắc đều trọn đủ ngàn tay ngàn mắt. Khắp các quốc độ trong mười phương, đại địa chấn động sáu cách. Chư Phật trong mười phương đều phóng quang minh vô lượng chiếu đến thân chiếu soi vô biên thế giới khắp mười phương. Phiên bản tiếng Việt của Chú Đại bi như sau: Thiên thủ Thiên nhãn vô ngại Đại bi Tâm Đà la ni Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án. tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô yết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng. a thệ dựng, tát bà tát đa na ma bà già. ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án! a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. cu lô cu lô yết mông. độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị dạ, na ra cẩn trì. địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na. ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ. Ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, Ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chú Đại Bi PDF của tác giả Bồ Tát Quán Thế Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoa Sen Trắng (Osho)
Phật toả ra sức mạnh, nhưng sức mạnh của ông ấy rất im lặng, như tiếng thì thào, làn gió mát. Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Phật tới cửa nhà bạn không gây tiếng động nào; ông ấy thậm chí sẽ không gõ cửa nhà bạn, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Nhưng khi Bồ đề đạt ma tới bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Phật sẽ không lay bạn ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ nấm mồ của bạn! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Sen Trắng PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoa Sen Trắng (Osho)
Phật toả ra sức mạnh, nhưng sức mạnh của ông ấy rất im lặng, như tiếng thì thào, làn gió mát. Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Phật tới cửa nhà bạn không gây tiếng động nào; ông ấy thậm chí sẽ không gõ cửa nhà bạn, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Nhưng khi Bồ đề đạt ma tới bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Phật sẽ không lay bạn ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ nấm mồ của bạn! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Sen Trắng PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nền Tảng Đạo Đức (Song Ngữ) (Việt Quang)
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Morality is the foundation for the existence of society. People with morality can make a sustainable connection to one another. With morality, people can trust one another. With trust, people can feel secure to keep their mind on living, studying, striving, hoping, and improving their soul. With trust, people can feel secure to cooperate in order to build a better life. Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt. Being deprived of morality, people only wait to harm each other. Being deprived of morality, people will be afraid of cooperating with each other to build better things. Society will then be ruined. Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác. Tìm mua: Nền Tảng Đạo Đức (Song Ngữ) TiKi Lazada Shopee There are two opposite tendencies inside human being, Good and Evil. Good tendency is to love mankind and animals, and is to want all beings to be happy. Evil tendency is the reverse, only wanting to satisfy itself and to ignore others’ misery. Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội. People already have a few tendencies of Good and Evil at birth, and which are from previous lives. In this life, along with the conditions of environment and education, these tendencies can change. Some get advantageous conditions for Good tendency to develop. Some are unlucky, fall into bad environment, the evil tendency increases, become bad people, and then fall foul of the law. Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh. All of us are responsible for improving the morality of ourselves, so that our presence is the joys, the secure feelings, and the safety of surrounding community. If we do not improve our morality, we will become a burden, a worry, a threat, a danger for the surrounding community. Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác. We cannot say that to improve one’s own morality is his or her inpidual work. No, improving morality is the responsibility of everyone so that his or her presence will not become a danger to others. Phương pháp tu dưỡng đạo đức là thế nào, Tu dưỡng đạo đức sẽ được phần thưởng gì, ta sẽ tiếp tục trao đổi thêm những lần sau. How to improve morality, and what price for morality, will be discussed later.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nền Tảng Đạo Đức (Song Ngữ) PDF của tác giả Việt Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.