Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kỹ Năng Lãnh Đạo Hiệu Quả

Kỹ Năng Lãnh Đạo Hiệu Quả

Câu chuyện của Laura

Laura, nữ y tá của phòng cấp cứu tại một bệnh viện mời tôi giảng dạy khóa học về lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên, luôn tự cho mình là một người lãnh đạo giỏi. Với tư cách nữ y tá tốt nhất tại ER (phòng cấp cứu), cô luôn tự hào vì đã giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn, và cô thường xuyên dẫn dắt các đồng nghiệp của mình dưới vai trò một người lãnh đạo phi chính thức. Cô tin rằng mình sẽ trở thành một quản lý y tá tài ba, và chắc chắn tốt hơn nhiều so với hầu hết những vị quản lý độc tài quân phiệt mà cô đã làm việc cùng trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy vậy, Laura vẫn luôn thất bại trong việc đạt được vị trí quản lý và cô cảm thấy nản lòng vì nghĩ rằng không ai coi cô là một người lãnh đạo. Việc tham gia một chương trình phát triển lãnh đạo dường như là cách hữu hiệu để chứng tỏ rằng cô đã sẵn sàng trở thành một nhà quản lý, vì thế, cô đã đăng ký tham gia lớp học của tôi. Laura không chắc mình sẽ thực sự học được bao nhiêu – sau cùng thì, đó cũng chỉ là một buổi đào tạo tập thể – nhưng cô cho rằng giấy chứng nhận của khóa học này sẽ giúp cô cuối cùng cũng được thăng tiến. Nếu không, cô dự định sẽ bỏ ngành y tá và chuyển sang làm đại lý bất động sản.

Điều mà Laura không nhận ra là bản thân cô đã trở nên giống với những vị quản lý độc tài quân phiệt mà cô từng khinh ghét. Đồng nghiệp của cô đánh giá cô là một người hay tranh cãi, châm biếm, luôn theo ý mình, không tôn trọng ý kiến của người khác, không biết lắng nghe, tâm trạng bất ổn và khó kiểm soát – quả thực, không phải những phẩm chất của một nhà lãnh đạo hiệu quả.

Laura không hề muốn mình là người tiêu cực hay khó làm việc cùng. Cô không hề muốn xuất hiện trong mỗi ca trực với ý muốn đưa ra những lời nhận xét châm chọc, cãi cọ với đồng nghiệp, hay trở nên khó chịu và gây hấn khi người khác bất đồng quan điểm với mình – cô làm những việc đó mà không hề suy nghĩ. Laura đã lặp lại những hành vi tiêu cực một cách vô thức. Những hành vi này thâm căn cố đế đến mức cô không nhận ra các đồng nghiệp và lãnh đạo bệnh viện nhìn nhận về mình ra sao. Sáu năm trời làm việc suốt nhiều giờ mỗi ngày với áp lực cao và văn hóa gây gổ nơi làm việc đã biến Laura trở thành một người kiệt quệ và tiêu cực – và cô thậm chí không nhận ra điều đó.

Laura đã đến với chương trình phát triển lãnh đạo của tôi với thái độ tiêu cực như vậy. Nhiều năm kinh nghiệm với các khóa đào tạo tập thể đã dạy cô phải hạ thấp kỳ vọng của mình. Cô không chắc mình sẽ học được gì mới hay được chuẩn bị kỹ hơn cho vị trí quản lý hay không, nhưng cô vẫn sẵn sàng tham gia các bài học “kỹ năng mềm” trong vài ngày để có thể viết dòng “Khoá học Phát triển Lãnh đạo” lên lý lịch của mình.

Khi Laura bước vào lớp học lần đầu tiên, cô ngạc nhiên khi thấy rằng chương trình không giống như những chương trình đào tạo cô đã từng tham dự. Thay vì trình chiếu một chuỗi các bài giảng và hội thảo, chương trình tập trung vào việc xây dựng những Thói quen Lãnh đạo tích cực thông qua các bài tập đơn giản chỉ mất 5 phút mỗi ngày. Dẫu vậy, phản ứng tự động của Laura vẫn là chỉ trích: “Vậy là tôi sẽ trở thành một nhà quản lý tốt hơn chỉ bằng việc tập luyện những bài tập vặt vãnh này 5 phút mỗi ngày sao? Hẳn là vậy rồi. Ông nói gì cũng được.” Điều đó dường như quá đơn giản và khó thành hiện thực, nhưng cô vẫn quyết định theo nó đến cùng. “Được rồi”, Laura nghĩ, “hãy cố chịu đựng tất cả những thứ này và vượt qua chúng.” Cô không hề biết rằng cuộc sống của mình đang sắp sửa biến đổi hoàn toàn.

Thay đổi đã đến chỉ trong vòng hai tháng

Laura bắt đầu khóa học phát triển lãnh đạo của mình bằng một bài tập duy nhất được thiết kế để giúp cô học cách đặt các câu hỏi mở: Sau khi nhận thức được rằng bạn muốn đặt câu hỏi, hãy bắt đầu bằng “điều gì” hoặc “làm cách nào”. Tất cả những gì cô phải làm là thực hành hoạt động này một lần mỗi ngày. Là một người có tính cạnh tranh và có động lực thúc đẩy, cô đã chấp nhận thử thách, nhưng sau đó cô nhanh chóng phát hiện ra rằng cô đã không hề dành thời gian để dừng lại và suy nghĩ một cách có ý thức về việc đặt câu hỏi mở trong những ngày làm việc bận rộn của mình ở phòng cấp cứu. Để đảm bảo không quên thực hành bài tập, Laura đã viết một lời nhắc lên tay mình mỗi ngày trước khi bắt đầu ca trực: “Hỏi những câu hỏi điều gì/làm cách nào”.

Lúc đầu, bài tập này dường như khá bất tiện, nhưng mỗi ngày, khi Laura thực hành đặt các câu hỏi mở, cô đã học được những điều mới mẻ. Lần đầu tiên cô nhận ra đồng nghiệp của mình có những quan điểm rất đa dạng và rằng bản thân cô cũng thích lắng nghe những quan điểm đó. Cô cũng nhận ra rằng đồng nghiệp của mình sẽ tiếp thu lời cô nói hơn nếu cô hỏi quan điểm của họ trước khi đưa ra ý kiến của mình. Cô bắt đầu xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp trong phòng cấp cứu, thậm chí cả những người mà trước đây cô cảm thấy khó hòa hợp. Với mỗi lần lặp lại bài tập, cô trở nên tự tin hơn và nhận thấy rằng kỹ năng đặt câu hỏi mở của mình được cải thiện nhanh chóng.

Chỉ sau khoảng hai tháng, Laura nhận thấy cô không cần phải viết lời nhắc nhở lên tay mình nữa. Cô đã có thể đặt những câu hỏi mở một cách dễ dàng trong mỗi lần trò chuyện. Trên thực tế, cô thường nhận thấy bản thân thực hiện điều đó mà không cần phải suy nghĩ về câu hỏi cần đặt. Kỹ năng trước đây từng bất tiện và khó khăn đã trở nên tự nhiên và dễ dàng đến nỗi nó đã trở thành một hành vi tự động. Kỹ năng đó đã trở thành một thói quen.

Cuộc khẩu chiến ngày lễ thường lệ

Thói quen mới của Laura không chỉ thay đổi cách cô ứng xử ở bệnh viện; nó còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của cô.

Mỗi năm, tháng 12 không chỉ đem những cơn bão tuyết và tinh thần Giáng Sinh tới Laura và hai người chị em của cô. Đây còn là thời điểm ba chị em tranh cãi nảy lửa và gay gắt về chủ đề quà Giáng Sinh. Việc bàn bạc hằng năm của họ xoay quanh việc nên tiêu bao nhiêu tiền cho những người còn lại cũng như cho các cháu trai và cháu gái của mình đã trở thành một truyền thống nghỉ lễ kinh khủng, kết thúc bằng những tiếng la hét, chửi bới, xúc phạm, khóc lóc và sau đó là hối tiếc. Mỗi năm, Laura, người không có con cái và may mắn có thu nhập cao hơn, khăng khăng muốn mua quà cho tất cả mọi người, trong khi các chị em của cô muốn chỉ chọn một cái tên để trao đổi quà.

Mặc dù vậy, năm nay, cuộc trò chuyện của chị em cô về việc tặng quà đã có bước ngoặt không ngờ tới. Ngay khi chủ đề trao đổi quà được nêu lên, thói quen mới của Laura đã trỗi dậy. Cô vẫn muốn mua quà cho tất cả mọi người, nhưng thay vì ngay lập tức dập tắt ý kiến của chị em mình, như cô đã làm trong những năm trước, cô lại hỏi rằng, “Tại sao chị lại muốn chọn người nhận quà?”. Câu hỏi đơn giản này đã làm thay đổi hoàn toàn chiều hướng của cuộc trò chuyện. Lần đầu tiên trong suốt nhiều năm trời, Laura và chị em gái của cô đã có một cuộc trò chuyện thành thực và sâu sắc về việc mỗi người trong số họ muốn gì và tại sao. Thay vì hét vào mặt nhau, họ đã lắng nghe nhau.

Chính nhờ câu hỏi của Laura mà cô và chị em của mình đã có thể đi đến thống nhất về việc tặng quà phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Sau đó, các chị em của Laura đã ôm chặt lấy cô và nói rằng, “Điều này thật khác biệt!”.

Thói quen tốt hơn, thành công nhiều hơn

Theo thời gian, thói quen mới của Laura đã dẫn tới vô số thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cô đã được thăng tiến như mong muốn. Cô vượt qua được sự kiệt quệ vì công việc và bắt đầu yêu nghề trở lại. Cô trở thành người lãnh đạo như mình vẫn hằng mong. Cô cải thiện được mối quan hệ của mình với đồng nghiệp, bạn bè và các thành viên trong gia đình. Kết quả là, cô trở nên hạnh phúc hơn và tự tin hơn so với trước đây. Tất cả những điều này là nhờ bài tập 5 phút mỗi ngày.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính - Brian Tracy
21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính – Brian TracyCuốn sách 21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính sẽ cung cấp cho bạn phương thức để bạn có thể trở thành triệu phú, cho dù bạn là ai và có xuất phát điểm hiện tại như thế nào. Bạn sẽ học được cách xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và tổ chức hành động để có thể đạt được nhiều mục tiêu tài chính hơn những gì bạn mong muốn.Không ai tốt bằng bạn và không ai thông minh hơn bạn. Những người thành công đơn giản là những người bình thường đã luyện tập và áp dụng thành công 21 nguyên tắc này để đạt được tự do tài chính. Và bạn hoàn toàn có thể giống họ.
Tiền Của Gia Đình - Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?
Tiền Của Gia Đình – Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?Nói chuyện về tiềnĐã bao nhiêu lần bố mẹ bạn thốt lên “Không đủ tiền” và phải lắc đầu khi bạn xin xỏ gì đó rồi? Chủ đề tiền bạc và cách tiêu tiền cứ liên tục được nhắc đến, vì tiền chính là thứ trả cho mọi nhu cầu của gia đình bạn. Và bạn cũng bị ảnh hưởng nữa, kể từ cái nhỏ nhất là tiền bố mẹ cho bạn tiêu vặt!TẠI SAO CÁC GIA ĐÌNH CỨ SUỐT NGÀY NÓI VỀ TIỀN?Rất đơn giản – chính tiền quyết định tiện nghi và cách sống của bạn. Tiền bạc được nhắc đến rất nhiều, vì dù có đủ tiền hay không thì cả nhà dường như ai cũng cần một ít.Nói chuyện về tiền giúp mọi người hiểu mình có thể và không thể có những gì – và biết rằng mình thật may mắn, vì vẫn có thể mua những thứ mình muốn.TIỀN VÀO Bố hay mẹ bạn đi làm, hoặc có thể là cả hai. Tối thiểu mỗi tuần mấy chục giờ, họ làm một công việc đặc biệt ở văn phòng, cửa hàng hay ở nơi khác. Cũng có khi họ làm việc tại nhà.Thời gian làm việc được trả công theo thỏa thuận từ trước, số tiền đó được gọi là lương. Mỗi tháng một lần, bố mẹ bạn sẽ nhận được khoản tiền đó. Nếu gia đình có tài khoản chung ở ngân hàng, tiền sẽ đi thẳng vào đây. TIỀN RA Số tiền này được tiêu vào các nhu cầu – những thứ mà gia đình cần, như là ăn, mặc và sưởi ấm, và cả các mong muốn. Tiền ấy dùng trả cho thực phẩm bạn mua và xăng để chạy xe, tiền điện, tiền gas… hay để đi ăn nhà hàng hay xem phim, thậm chí để dành đi chơi xa hoặc nghỉ mát.VẬY CHÍNH XÁC THÌ TIỀN ĐI ĐÂU?Chia ra Bố mẹ bạn làm cách nào biết được mình đủ tiền mua được hay không mua được những gì? Làm sao biết tiêu tiền vào thứ gì là cần thiết? Hầu hết các bậc bố mẹ đều lập kế hoạch chi tiêu, để tính xem cần bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng mua các thứ thiết yếu cho gia đình. Danh sách những món cực kỳ cần thiết này, kèm theo giá tiền từng món, được gọi là ngân sách.AI CHỈ ĐẠO? Bố mẹ bạn biết nếu dành quá nhiều tiền cho món này thì sẽ phải tiêu ít hơn cho món khác. Vì vậy, rất cần phải theo dõi ngân sách gia đình.Bạn sẽ phải hỏi bố hoặc mẹ mình, ai là “tay hòm chìa khóa”. Cũng có thể là cả hai. Nhiều bậc bố mẹ cùng làm công việc đó- và cả hai phải cố mà đồng ý với nhau!ĐỦ KHÔNG NHỈ? Có thể nhà bạn không có kế hoạch chi tiêu gì cả. Có lẽ cả nhà đều thích gì tiêu nấy và hy vọng sẽ có đủ tiền. Nhưng làm thế có phải là khôn ngoan không?Có thể trong một thời gian vẫn không sao, nhưng rồi sẽ có những bất ngờ. Xe bị hỏng hoặc mái nhà bị dột. Hay bố mẹ bạn bị ốm nên không đi làm được. Lúc này ngân sách sẽ bị thắt chặt và tất cả mọi người trong nhà – bao gồm cả bạn – cần phải hiểu tình hình.THIẾT YẾU VÀ XA XỈNhững khoản chi hằng tháng giúp bạn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là những món thiết yếu. Đấy là những món chủ chốt trong ngân sách. Số tiền còn lại trong quỹ gia đình có thể được chi vào những thứ bạn thích nhưng không quá cần thiết, được gọi là những món xa xỉ.KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH, TA RẤT DỄ TIÊU QUÁ ĐÀ. CÓ NGHĨA LÀ MẮC NỢ!
Tiền Của Thế Giới - Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?
Tiền Của Thế Giới – Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?Chúng ta đều nhất trí Tất cả những ai dùng tiền – nói cách khác là tất cả chúng ta – đều đồng ý với nhau những điểm sau:Tiền là đơn vị tính giá trị tài sản.Tiền có thể dùng đổi lấy thứ khác. Bạn có thể mua bán bằng tiền.Tiền cũng là hàng hóa. Bạn có thể mua bán đô la hay bảng Anh y như mua bán cà phê.Bạn có thể dùng tiền để thưởng, để tặng cho người khác, hoặc làm gì mình muốn…… nhưng mọi người đều công nhận rằng tiền có giá trị Theo thời gian Mọi người đều đồng ý về giá trị của tiền khi đi mua đồ. Nhìn chung, giá trị – hay sức mua – của một đồng xu hay một tờ tiền không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Một đô la là một đô la, lượng hàng mua được nói chung là giống nhau từ ngày này sang ngày khác.Dĩ nhiên, nếu ở đất nước đó xảy ra một sự kiện chấn động như chiến tranh chẳng hạn, giá trị của tiền xu và tiền giấy có thể thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn nếu thức ăn khan hiếm, bạn mua một bao gạo sẽ mất nhiều tiền hơn trước. Nhưng không phải chỉ có thảm họa mới gây ra chuyện như thế! Tin tưởng vào tiền Chúng ta ai cũng có đồng tiền của mình. Và ta tin tưởng nó, dùng nó cũng như chấp nhận rằng nó có giá trị nhất định. Nhưng ta có tin và dùng đến tiền của người khác không? Mà tại sao cần làm thế?Đấy là vì chúng ta có thể ở xa nhau tới hàng ngàn cây số, nhưng khi mua bán, nói chung mua ở nước nào thì phải trả bằng tiền nước ấy.Mọi loại tiền đều là tiền của thế giới.6.000 năm Tiền của thế giới chẳng phải là chuyện mới. Bởi ngay cả thương mại cũng đã xưa như Trái Đất. Các nước đã buôn bán với nhau hàng ngàn năm, nghĩa là tiền đã được liên tục trao đổi khi các thương nhân đi khắp nơi mua bán hàng hóa.Hàng đổi hàng Đổi chác hàng với hàng là cách rất hiệu quả để hai người cùng có thứ mình muốn. Thật ngạc nhiên là hình thức hàng đổi hàng vẫn còn tồn tại rất lâu trong rất nhiều cộng đồng.Kể từ thời định cư tại một vùng đất và bắt tay vào trồng trọt, người tiền sử đã nhận ra những thứ mình trồng thì có quá nhiều mà thứ không trồng lại có quá ít. Người ấy cần đổi sản phẩm thừa lấy những thứ mình cần nhưng không có. Vậy là người ấy đi ra chợ để giao dịch.Giao dịch thương mại ban đầu chỉ có thế – đổi món hàng này lấy món hàng khác. Dĩ nhiên, cả người mua và người bán đều phải đồng ý về giá trị sản phẩm mỗi bên, và cả hai đều phải muốn thứ người kia có – một điều không phải lúc nào cũng dễ gặp.Rộng hơn làng Lúc đầu người ta chỉ trao đổi hàng với làng hay bộ lạc láng giềng, nhưng khi đồ làm ra nhiều hơn – cả hàng thiết yếu như đồ gốm hay vải vóc, và hàng xa xỉ như trang sức và rượu – thì các thương nhân đi mỗi lúc một xa hơn để trao đổi hàng hóa. Và khi thương mại phát triển và đổi chác dần trở nên phức tạp, người ta cần phải nghĩ ra cách nào hiệu quả hơn.Tiền xu thế chỗ Cuối cùng, tiền dưới dạng tiền xu – và sau này là tiền giấy – đã được đưa vào làm phương tiện trao đổi. Có nghĩa là mọi người chấp nhận coi tiền làm vật thay thế cho hàng hóa, và có giá trị riêng. Nói cách khác, đến lúc này hàng hóa đã có thể được đổi lấy, hay bán lấy tiền.Tiền xu mang lại hòa bình Thực ra, tiền xu đã được dùng đến từ lâu trước khi “hạ bệ” hàng đổi hàng. Tuy nhiên tiền ấy không được dùng để trao đổi buôn bán mà để xoa dịu kẻ thù. Động từ “trả tiền” trong nhiều thứ tiếng châu Âu (pay, payer, pagar, pagare v.v.) xuất phát từ tiếng Latinh pacare, có nghĩa gốc là bình định hay giảng hòa. Nếu một bộ lạc muốn dàn hòa với bộ lạc khác, họ phải “trả” cho hòa bình một đơn vị giá trị được cả hai bên chấp nhận.Và những đồng xu đầu tiên là dùng cho mục đích này.
Tiền Của Bạn - Bạn tiêu như thế nào và tại sao?
Tiền Của Bạn – Bạn tiêu như thế nào và tại sao?Tiền là gì?Câu trả lời đơn giản nhất là: tiền là lũ xu teng đang xủng xoảng trong túi hay ví bạn, cũng như những tờ giấy bạc dường như chỉ chực đợi bạn cầm vào là bốc hơi. Nhưng nếu là xu và tiền giấy nước khác, không mua nổi cho bạn dù chỉ một chiếc vé xe buýt ở nhà, bạn vẫn gọi đó là tiền chứ? Rồi còn tiền nhựa – chẳng hạn như thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng – thì sao?TIỀN HỨA Tất nhiên lúc nào bạn cũng thích nhất là có tiền xu và tiền giấy. Tiền giấy chỉ là những mảnh giấy hứa hẹn sẽ “đóng vai tiền”, nhưng đến nay vẫn là hình thức tiền phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thẻ tín dụng và vàng – đó cũng là tiền phải không nhỉ? Thậm chí còn có một loại tiền mà ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào – tiền điện tử. Tất cả những thứ này có thật là tiền không?TIỀN QUAY VÒNG Không khó nhận ra tiền vẫn đang thay đổi dạng thức. Ngoài ra, không phải ở đâu tiền cũng được dùng theo cách như nhau. Chủ yếu là vì tiền không phải chỉ là tiền tệ – tiền xu và tiền giấy, và cả thẻ tín dụng. Tiền còn liên quan đến ngân hàng và tiết kiệm, đến dòng tiền lưu hành trên thế giới.6.000 NĂM LỊCH SỬ! Khi tìm hiểu những gì được và không được coi là tiền ngày nay, chúng ta sẽ khám phá ra rằng có đủ mọi loại tiền kỳ quặc đã góp mặt trong quá khứ – hổ phách, hột vòng, vỏ ốc, trống, trứng, lông vũ – đấy là mới kể sơ sơ vài loại thôi.Trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ cái gì để làm tiền – một vài con cừu cũng được – miễn là tất cả mọi người đều đồng ý về giá trị của nó.Tiền đã tồn tại dưới dạng này hay dạng khác tận 6.000 năm cơ đấy! Thực tế là tiền không chỉ được phát minh ra ở một nơi. Nó phát triển theo đủ mọi kiểu và ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.Nhưng dù ta dùng thứ gì để làm tiền, nó luôn luôn có 4 tính chất thế này:Mọi người đều đồng ý sử dụng nó.Mọi người đều đồng ý rằng nó có thể được dùng theo những cách khác nhau.Mọi người đều đồng ý rằng nó có một giá trị, có thể thay đổi, nhưng ai nấy cũng đều chấp nhận.Mọi người đều đồng ý tôn trọng những gì nó đại diện.VẬY HÃY CÙNG TÌM HIỂU CÁCH TIỀN HOẠT ĐỘNG NHÉ.Tiền Là Gì? gồm có: Tiền Của Bạn Tiền Của Gia Đình Tiền Của Quốc Gia Tiền Của Thế GiớiPhải có tiềnBạn có tiền chứ? Hôm nay bạn có tiền rủng rỉnh trong túi không? Có chiếc ví chật ních tiền xu và tiền giấy? Hay là chú lợn đất nhét đầy tiền lẻ? Hay thậm chí là sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của riêng mình?BẠN CÓ TIỀN! Nếu có một trong những thứ kể trên là bạn có tiền đó! Và hẳn là bạn sẽ có càng nhiều tiền hơn nữa sau vài tháng rồi vài năm.ĐẾN RỒI ĐITiền như là nước vậy – nó tự do chảy vào chảy ra khỏi túi mọi người. Cả cuộc đời bạn tiền sẽ chảy vào chảy ra như thế, nhưng liệu nó có chảy ra nhanh hơn chảy vào?Nếu tiền chảy vào túi thì bạn đang kiếm được tiền đó. Bạn có thể phải làm việc mới có tiền, hoặc là được cho tiền tiêu vặt, tiền mừng hay tiền thưởng. Nếu nó chảy ra nghĩa là bạn đang tiêu tiền. Bạn đang mua sắm đồ và trả tiền cho chúng. Nếu tiền chảy vào túi nhiều hơn chảy ra thì tới một lúc nào đó bạn sẽ giàu. Còn không, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề đó.TIỀN CŨNG MANG LẠI NHIỀU NIỀM VUI Kiếm tiền cũng vui mà tiêu tiền thì càng vui hơn nữa! Nhưng bạn có thể làm được nhiều hơn thế. Bạn có thể khiến tiền “sinh sôi”, hay còn gọi là dùng tiền để đầu tư. Cái đó mới thật là khó!Và bạn cũng có thể tiêu tiền theo những cách đặc biệt. Bạn có thể tiêu tiền đi đồng thời thu tiền về. Điều đó lại càng khó hơn nữa.Hoặc bạn có thể chia sẻ tiền. Bạn có thể chia cho những người thật sự cần đến tiền. Hãy tưởng tượng được giúp đỡ người khác như vậy xem!Chúng ta nghĩ về tiền và nói về tiền.Chúng ta muốn có tiền và không mua được gì nhiều nếu không có tiền.Chúng ta cần tiền cho những thứ thiết yếu như đồ ăn và chỗ ở.Chúng ta tiêu tiền vào những cái mình yêu thích.Nên tiền là một thứ buộc phải có. Bạn không thể chạy trốn khỏi đồng tiền, nhưng không có nghĩa tiền là xấu. Ngược lại – nó là một thứ bạn có thể điều khiển, vui chơi cùng, khiến cho sinh sôi, sử dụng và giúp người khác.VÀ BẮT ĐẦU KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM!