Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát (Dương Đình Hỷ)
Tóm lược cấp bậc của các vị Bồ tát Dương Đình Hỷ Bồ tát là những vị tu hành đã giác ngộ và không còn bị luật sinh tử luân hồi chi phối. Các Ngài có thể tái sinh ở những thế giới như thế giới Ta bà để cứu độ chúng sinh và tiếp tục tu các hạnh thuộc Bồ tát đạo Các vị Bồ tát có 52 cấp bậc: từ Thập Tín là các Bồ tát ngoại phàm, Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng đắc Tu Dà Hoàn (nhập lưu) là các Bồ tát nội phàm, còn Thập Địa (Phật địa) là Bồ tát thánh vị. Bồ tát thứ 51 là Diệu giác và Bồ tát thứ 52 là Đẳng giác. I- Thập Tín: 10 tâm tin tưởng gồm có: Tìm mua: Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát TiKi Lazada Shopee 1/ Tín tâm: tâm tin tưởng là mình sẽ thành Phật. 2/ Niệm tâm: tâm niệm gồm 6 niệm là: Phật, pháp, tăng, giới, thí, thiên. 3/ Tinh tiến tâm: tâm luôn nghe Bồ tát tạng, không gián đoạn. 4/ Định tâm: tâm buộc vào một chỗ, không bị tà kiến lung lay. 5/ Huệ tâm: tâm phát huệ, biết các pháp không có tự tánh. 6/ Giới tâm: tâm thanh tịnh các nghiệp: thân, khẩu, ý. 7/ Hồi hướng tâm: tâm hồi hướng về chúng sinh những gì mình có, kể cả thân. 8/ Hộ pháp tâm: hộ pháp cho mình cũng như cho người. 9/ Xả tâm: tâm xả bỏ tiền tài cũng như thân. 10/ Nguyện tâm: nguyện chúng sinh đều có tịnh nghiệp. II- Thập Trụ: nơi trú ẩn của tâm. 1/ Sơ phát tâm trú: tâm trú ở tánh không, không phạm ngũ nghịch, tám đảo và 10 ác. 2/ Trì địa trú: du hành 10 phương không chướng ngại gì. 3/ Sinh quý trú: trong thân trung ấm tự chọn cha mẹ. 4/ Phương tiện cụ túc trú: nhiều phương tiện lợi mình, lợi người. 5/ Chính tâm trú: thành tựu Bát nhã trí. 7/ Bất thối trú: trú ở nơi vô sinh. 8/ Đồng chân trú: trú ở nơi đầu, cuối không thay đổi. 9/ Pháp vương tử trú: trú ở thánh thai. 10/ Quán đảnh trú: làm nhiều Phật sự khiến Phật lấy nước quán đỉnh. Có 3 tướng: 1/Độ chúng sinh; thành tựu 10 chủng trí. 2/Đắc cảnh giới cao đến cảnh giới pháp vương tử cũng không biết. 3/ Biết tất cả các pháp. III- Thập Hạnh: có 10 đức tính. 1/ Hạnh hoan hỷ: tùy thuận 10 phương. 2/ Nhiêu ích hạnh: có ích cho chúng sinh. 3/ Hạnh vô sân hận: tu nhẫn nhục, đối oán có thể nhẫn. 4/ Vô tận hạnh: độ khắp chúng sinh. 5/ Lìa sinh loạn hạnh: giữ chính niệm, không tán loạn. 6/ Thiện hiện hạnh: các nghiệp thân, khẩu, ý đều tịnh. 7/ Vô chấp hạnh: thấy các pháp không có áp lực gì. 8/ Tôn trọng hạnh: tôn trọng những người có thiện căn. 9/ Thiện pháp hạnh: được bốn vô ngại trí. 10/ Chân thật hạnh: thành tựu đệ nhất nghĩa đế. IV- Thập Hồi hướng: 10 hồi hướng về các chúng sinh. 1/ Cứu hộ hồi hướng: cứu hộ tất cả chúng sinh, thân cũng như oán. Thực hành bốn nhiếp (bố thí nhiếp, ngôn ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, đồng dự nhiếp), sáu độ. 2/ Bất hoại hồi hướng: tin Tam bảo bất hoại. 3/ Làm Phật sự trong 3 đời, chẳng lìa Bồ đề. 4/ Hồi hướng khắp nơi: hồi hướng thiện căn đến mọi nơi. 5/ Vô tận công đức tạng hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn nên được công đức vô tận. 6/ Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn. 7/ Tùy thuận đẳng quán hồi hướng: tăng trưởng thiện căn. 8/ Như tướng hồi hướng: hồi hướng những thiện căn mà tướng đã thành tựu. 9/ Vô phược vô trước hồi hướng: không bị trói buộc vào đâu, không chấp vào cái gì cả. 10/ Pháp giới vô lượng hồi hướng: tu tập tất cả các pháp thiện. V- Thập Địa: Nếu nói về bản thể, những gì Bồ tát Thập Địa chứng được thì không có gì là sai biệt cả, nhưng nói về tầng thứ thì có khác nhau, do các Ba La Mật khác nhau ta phân làm 10 địa vị do đắc các Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã, phương tiện, nguyện, lực, trí. Phải có 3 điều kiện sau mới bước vào địa vị của Bồ tát Thập Địa: 1- Tâm đại bi. 2- Tâm Bồ đề. 3-Trí tuệ bất nhị. 1/ Bồ tát Hoan hỷ địa. Vì chứng các pháp chưa từng đắc nên tâm sinh ra hoan hỷ, lúc đó tâm Bồ đề chuyển thành tâm Bồ đề thắng nghĩa, chặt đứt: nghi kết, thân kiến kết, giới cấm thủ kiến kết; không còn sợ sống, sợ chết, sợ rơi vào 3 đường ác, tâm ác, sợ đại chúng ác. Đã viên mãn bố thí Ba La Mật, không còn sinh vào các đường ác nữa. Theo Duy thức thì Nhị thừa chỉ chứng nhân không, không chứng pháp không, còn Bồ tát thì chứng cả 2 và trí tuệ, huệ vượt qua nhị thừa. Còn Trung quán cho rằng Bồ tát từ bậc thứ 7, trí tuệ mới hơn nhị thừa. 2/ Bồ tát Ly cấu địa. Nằm mộng cũng không phạm giới. Đã viên mãn trì giới Ba La Mật. Bồ tát trong giới này tích cực tu thiện nghiệp đạo. Chúng ta đã biết nghiệp do thân, khẩu, ý tạo ra mà ý nghiệp là chính. Thiện nghiệp đạo chỉ ý nghiệp. 3/ Bồ tát Phát quang địa. Trí tuệ Bồ tát phát ra ánh sáng đỏ, vì Bồ tát tu tuệ, định lực thâm hậu nên được văn trì Đà la ni phát khởi: văn, tư, tu. Trừ được tham, si. Các Bồ tát đắc thần thông trong đó có: Lậu tận thông của riêng Phật giáo. Các Bồ tát này đã viên mãn nhẫn nhục Ba La Mật. 4/ Bồ tát Diễm huệ địa. Ngọn lửa đốt sạch phiền não: trừ được ngã chấp và pháp chấp. Các Bồ tát này đã viên mãn tinh tiến Ba La Mật. 5/ Bồ tát nan thắng địa. Các Bồ tát dưới ngũ địa đối với Thiên ma, Ấm ma, Tử ma, Phiền não ma khó mà thắng được nếu không nhờ Phật lực, nhưng các Bồ tát ở Ngũ địa giới thì ma nào cũng thắng được, vì đã viên mãn tĩnh lự Ba La Mật, thông đạt Tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, Đạo. Trong đó diệt đế là Thắng nghĩa đế. 6/ Bồ tát hiện tiền địa. Các Bồ tát này viên mãn Bát nhã Ba La Mật vào được Diệt tâm định. Định này nếu không có tâm từ bi và đại trí tuệ thì không vào được. Tiểu thừa cho rằng vào định này là trừ được 6 thức đầu, Đại thừa cho rằng trừ được 7 thức, Duy thức thì cho rằng là Vô vi, Hữu bộ cho rằng Diệt tâm Định có thực thể, còn Kinh bộ lại cho là không. 7/ Bồ tát Viễn hành địa. Các Bồ tát ở địa này đã cách xa phàm phu lắm rồi. Các bồ tát đã đắc phương tiện Ba La Mật, có thể trong một sát na vào Diệt tận định, một sát na khác lại ra khỏi Diệt tận định. Mục đích là giáo hóa chúng sinh. 8/ Bồ tát Bất động địa. Các Bồ tát ở địa này không còn phiền não nữa. Hoàn cảnh bên ngoài không gì có thể làm động tâm. Phiền não phân làm Phiền não chướng và Sở chi chướng, Tiểu thừa diệt được Phiền não chướng, còn Đại thừa diệt được cả hai. Trung quán thì cho rằng từ Sơ địa đến Bát địa diệt được Phiền não chướng, nhưng từ Bát địa trở lên chỉ trừ được tập khí của của phiền não thôi. Bát địa cũng có tính bất thối, nhưng ở Sơ địa các Bồ tát chỉ thấy tánh của Pháp, còn ở Bát địa thì các niệm tan vào bể khổ. Các Bồ tát đắc nguyện Ba La Mật. 9/ Bồ tát Thiện huệ địa. Các Bồ tát viên mãn lực Ba La Mật. Lực có hai dạng Lý giải và Thực tế, hợp cả 2 lại thì ta có Giải hạnh tương ứng. Giải được bốn Vô ngại: pháp, nghĩa, từ, biện. 1-Pháp: biết được nhân và quả của pháp. 2-Nghĩa: biết tất cả nghĩa của pháp. 3-Từ: đủ chữ nghĩa để giảng Đạo. 4-Biện: biện luận mà người nghe không chán. 10/ Bồ tát Pháp vân địa. Các Bồ tát viên mãn trí Ba La Mật. Chư Phật đều quán đỉnh và dự chúc sẽ vào Phật vị, vì vậy còn gọi là Địa này là Quán đỉnh vị. VI- Diệu giác: giai đoạn cuối của Bồ tát. VII- Đẳng giác: đắc đệ nhất nghĩa đế.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát PDF của tác giả Dương Đình Hỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tọa Thiền Thông Minh Pháp (Liên Sinh Hoạt Phật)
TỌA THIỀN THÔNG MINH PHÁP TÁC GIẢ: LIÊN SINH HOẠT PHẬT DỊCH GIẢ: LIÊN HOA VĂN HẢI MỘT NGÀY KHÔNG TU, MỘT NGÀY LÀ QUỶ (lời mở đầu) Người viết sách này năm nay là 39 tuổi, bảo rằng lớn tuổi thì chưa đến 60 làm sao gọi là lớn tuổi được, bảo rằng tuổi còn nhỏ, 39 tuổi với 40 cũng gần ngang nhau, vậy cũng chẳng nhỏ, vì nếu nhân gấp đôi số tuổi này lên thì bằng 80, đời sống của con người sống được 80 đâu dễ gì mà được. Ngồi tính lại thì tôi đã đi qua nửa đời người rồi còn gì nữa, tuổi hoa niên mỗi ngày qua thật nhanh như người chạy từ trên sườn núi chạy xuống vậy, nhưng đừng vì thế mà phát ra lòng kinh sợ. Tìm mua: Tọa Thiền Thông Minh Pháp TiKi Lazada Shopee May thay, năm 26 tuổi gặp được kỳ duyên, biết được nhân quả của kiếp trước, tu hành 40 năm không dám một ngày lười biếng, tính chung chứng đắc được “Ngoại Bát Thành” mà “Nội Bát Thành” những năm còn sống đây do tiệm tu thành công. Tôi có tự tin, tôi khả dĩ tức thân thành tựu quả vị Phật Bồ Tát, không thể nghi ngờ gì cả, tôi đã phát Đại Bồ Đề Tâm, tu Kim Cương Pháp, tôi chính là Bổn Tôn, ngay kiếp này chứng quả vị Phật, đã đắc chứng, đã có cảm ứng hoàn toàn Như nay thì ba ngàn đại thiên thế giới ở trong mắt của tôi, như một hạt ngô (bắp, corn) nhỏ vậy, Nguyên Thần của tôi muốn phóng ra ắt có thể lục hợp lại đầy khắp, muốn thu lại thì khả dĩ rút lại và chứa trong một hạt ngô (bắp). Chứng đắc của sự tu thành công, Nguyên Thần có khả năng ra vào một lỗ đóng kín, có khả năng tự chủ bay đến bất cứ một Phật Quốc nào hoặc mười Pháp Giới. Được Thiên Nhãn có thể quán sát mười pháp giới, được Thiên Nhĩ theo pháp âm thời gian. Được đại tự tại thì tất cả tự tự như như. Nguyên Thần có thể vào nước, vào lửa mà không bị chết đuối, không bị thiêu cháy. Phá cửa địa ngục, phá nghiệp chướng của nhân quả, không bị trói buộc trong ngũ hành. Nhục thân của tôi, nếu khi viên tịch (chết) ắt có dị tướng xuất hiện. Có thể cứu người trong cơn tật ách, có thể dùng pháp độ chúng sinh, bí pháp làm được tất cả những gì mà mọi người khác không làm được. Do đã phát Đại Bồ Đề Tâm, tự nhiên sinh sản ra sự cảm thán thương xót chúng sinh. Thân thể của con người thực sự là khó đặng, đã có được thân thể này rồi mà không biết tu hành là sự kiện lớn lao số một trong kiếp con người, há lại không buồn, không tiếc sao? Phải nhớ rằng một khi thân thể này mất đi rồi thì vạn kiếp cũng không tìm đâu được nữa. Vả lại mệnh hệ của con người là vô thường, mệnh sống của con người chỉ là sự hít vào thở ra trong nháy mắt, có rất nhiều người phải chịu cảnh nửa đường đứt gánh, tu hành tinh tấn cũng giống như cứu được ngọn lửa dầu đang cháy. Tôi thấy chúng sinh trong thế giới, người mê mẩn với địa vị nhiều như những con giòi màu trắng trong hố phân cũ, lăn lộn, lật qua lật lại, mày trên tao dưới, hàng vạn cái đầu lúc nhúc chui rúc. Những con giòi trong hố phân cũ này chết cũng không tỉnh ngộ. Những người mê trong tìm kiếm địa vị, kẻ có được địa vị như ăn phải thuốc phiện vậy, không thể từ bỏ trong khắc giây nào được, kẻ mất địa vị, như con giòi bị chết nào có ai suy tính lại. Kẻ được hay mất địa vị há chẳng khác gì chi những con giòi màu trắng lật qua lật lại sao? Đây là con đường khổ phải sớm tỉnh ngộ và biết tu hành. Lại có những người mê tài lợi, hàng ngày những để mắt xoay đục ra tiền, chỉ thấy kim tiền là số một, các thứ khác đều là giả, công việc kinh doanh mỗi ngày một lớn rộng, ngày đêm bận rộn, không có tí thời gian nhàn rỗi nào. Sinh mệnh và thể lực hoàn toàn dồn vào trong sự cạnh tranh, doanh lợi, cứ như thế đó, tuổi đời và thể lực giống như vỏ cây tre từng lớp từng lớp bóc rơi khỏi cây tre, cho đến lúc hoàn toàn rụng xuống, tất cả hoàn không, chỉ khi chôn trong lòng đất mới được nghỉ ngơi. Sự thành công của những người này bất quá chỉ để lại cho con cháu hưởng thụ thôi, còn nếu không thành công, thì già nua ủ rũ, lại thêm những khổ nạn gấp bội, cuộc đời càng thống khổ, tình cảnh càng thê thảm. Những con người này sau lại thêm mê rượu chè, mê cờ bạc, mê ca hát. Những cử chỉ luôn tạo ra những động niệm, không thể là không ác nghiệp, không thể là không tội chướng, không biết rằng quả báo nhân quả đáng sợ, không biết ngừng ác để tu thiện, càng làm thêm đại ác đến cực độ. Còn có người lại lấy ác làm vui, giết người, gây thương tật, nổi lửa đốt nhà, gian dâm đủ thứ. Đường khổ của chúng sinh tăng gấp bội, phương pháp tu hành thì bị bỏ mất, thậm chí không có ai lớn tiếng phản đối, không có ai dạy người tu hành theo đường đúng. Tôi vì thương xót cho những chúng sinh nên lấy sách linh thiêng để khuyến cáo, chuyển hóa người đời, biên soạn đến 45 cuốn sách, từ khi bắt đầu học đến bậc thật thâm sâu của Phật Pháp Vô Thượng. Như nay, đây là cuốn sách thứ 45, đây là chí lý toạ thiền thông minh chân chính, tông truyền chỉ áo, đây là một đại yếu quyết thành Phật, khả dĩ nói sở hữu bí mật thiên cơ của Trời và Người, toàn bộ được tiết lộ trong cuốn sách này. Tác giả khi hành văn đã hết sức đem chí lý huyền diệu viết ra thật giản dị dễ hiểu, toàn bộ tường thuật chi tiết rành mạch, làm cho người đọc thấy rõ như được chỉ đường. Tôi vì đại nguyện tận độ chúng sinh, khai mở ra con đường chính đáng để tu hành, nhất nhất chỉ rõ đường về Chân Lộ (đường thật), để người hữu duyên ngày ngày biết tu hành, tìm đến Minh Sư học hỏi con đường thật, dùng đích xác công phu tọa thiền, không vọng tưởng, không hư huyễn, lâu lâu tự nhiên có thể tu mà được sự chứng nghiệm và có thể đạt được quả vị Phật Bồ Tát, đến được Bỉ Ngạn (Niết Bàn), Phật quả chí cực lạc. Đây là phát nguyện Đại Bồ Đề Tâm, tôi tiến cử linh thư độ hoá chúng sinh. Người viết trước mắt tuy tại gia tu hành, nhưng cũng rất như là xuất gia. Nhà ở Linh Tiên Các của tôi trên lầu 3 tại Seattle, bày biện một lư hương bằng đồng cổ, một kính đàn soi cổ, chuông kim cương, can (gậy) kim cương, phía dưới dựng một lều hình tròn bằng cỏ bồng, lúc tu thiền, đầu đội mũ màu hồng Thánh Miện, thân mặc Cà Sa, miệng đọc Chú, tay kết thủ ấn, hương thơm tỏa bay thơm phức, trên bàn bút mực, giấy màu vàng, chút xíu trần tục cũng không nhiễm, tâm tình lúc này giống hệt như ở tiên cảnh vậy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tọa Thiền Thông Minh Pháp PDF của tác giả Liên Sinh Hoạt Phật nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Thực Hành (Lương Sĩ Hằng)
Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU.. 1 CHƯƠNG I... 5 PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU CHO SÁU THÁNG ĐẦU... 5 1. NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. 11 Tìm mua: Thiền Thực Hành TiKi Lazada Shopee 2. SOI HỒN. 15 3. XẢ THIỀN... 19 4. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH.. 20 CHƯƠNG II... 25 PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU SAU SÁU THÁNG. 25 1. NGUYỆN.. 28 2. SOI HỒN. 30 3. PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN.. 33 4. THIỀN ĐỊNH.. 37 5. XẢ THIỀN... 41 CHƯƠNG III.. 45 CÁC PHÁP HÀNH THÊM.. 45 1. NIỆM LỤC TỰ DI ÐÀ.. 47 2. THỂ DỤC TRỢ LUÂN. 48 3. LẠY KIẾNG.. 51 4. NIỆM BÁT NHÃ... 58 iv 5. MẬT NIỆM BÁT CHÁNH.. 61 6. KIỂM ĐIỂM ĐỜI ĐẠO... 68 7. CHƯỞNG HƯỞNG DƯỠNG KHÍ.. 69 CHƯƠNG IV.. 71 VẤN ĐẠO. 71 1. PHÁP LÝ VÔ VI.. 73 2. PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU.. 75 3. SOI HỒN. 78 4. NIỆM PHẬT... 82 5. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH.. 84 6. PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN.. 86 7. THIỀN ĐỊNH.. 90 8. CÁC PHÁP HÀNH THÊM. 92 CHƯƠNG ĐẶC BIỆT... 95 LỜI TƯỜNG THUẬT CỦA ÔNG LƯƠNG SĨ HẰNG. 99 MỘT KIẾP PHÙ SANH.. 111 THIẾT THẬT ĐỜI ĐẠO SONG TU... 117 SẤM TU HÀNH. 131 Lương Sĩ Hằng LỜI MỞ ĐẦU Ở đời này, tiền - tình - duyên - nghiệp đủ đắng cay trong cuộc đời đầy đủ sự kích thích cần gì phải tu. Nhưng mà tu có hữu ích gì? Tu là phải thiền chứ tu không có dùng cái miệng lý thuyết mà không sửa tâm thân. Tâm thân của chúng ta bị nghiệp lực lôi cuốn từ nhiều kiếp. Bây giờ cần phải thiền nó mới thanh nhẹ. Thanh nhẹ chừng nào mới giải được trược khí. Mắt sáng, mặt tươi vui khoẻ nhưng mà cần cái pháp “khứ trược lưu thanh”. Lấy cái gì giải cái trược? Lấy nguyên khí của trời đất mới giải được trược. Sự sống của chúng ta hiện tại là nhờ nguyên khí của trời đất. Chúng ta có trời, có đất, có đạo đầy đủ không thiếu một món gì, chỉ thiếu thực hành để nhận sự thanh nhẹ của bề trên mà tiến hóa. Càn khôn vũ trụ có trật tự chúng ta mới có sự sống. Chính bản thân chúng ta không có trật tự thì sự sống của chúng ta không được tốt. Sống có tâm linh nhưng mà không biết tâm linh; biết tiền, biết thế lực, bao nhiêu đó cũng làm cho chúng ta mờ ám và suy tư những điều bất chánh thay vì cứu độ quần sanh. Muốn cứu độ quần sanh thì phải cứu độ chúng ta trước. “Bản thân bất độ hà thân độ”. Chúng ta có mang cái xác cấu trúc từ siêu nhiên hình thành mà chúng ta không biết trật tự trong cơ tạng chúng ta cần những gì. Cần nguyên khí của trời đất hỗ trợ, xây dựng mới tiến hóa tốt. Cho nên, chúng ta hành cái phương pháp “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp” là thuận ý trời mà tiến hóa. Tiến tới sự thanh nhẹ vô cùng là đúng đường đi của mọi tâm linh. Nếu chúng ta hướng ngoại, hướng về vật chất tranh chấp quyền lợi chỉ có giới hạn một lúc nào rồi cũng không còn nữa. Ra đi với hai bàn tay không! Phần hồn từ “tam thập tam thiên” giáng lâm xuống thế gian nhập xác từ thanh nhẹ đến; rồi sẽ chết ra đi với hai bàn tay không. Thanh nhẹ đến phải về với không. Mọi người phải hiểu rõ: chính chúng ta không có quyền lực, chúng ta không có tiền bạc, chúng ta không có tài giỏi, chúng ta có cái chí chịu lập lại sự quân bình cho chính mình thì sẽ an nhiên tự tại và tiến hóa. Cho nên dùng cái pháp tu thiền thay vì lý luận. Lý luận thì sự rắc rối vẫn diễn tiến trước mắt chúng ta. Nếu mà chúng ta lập lại được sự quân bình trong nội tâm, nội thức thì chúng ta sẽ hóa giải được sự trược ô có thể xâm chiếm trong khối óc chúng ta bất cứ lúc nào. Tôi hy vọng là mọi người nghe qua thức tâm và thực hành những điểm mà tôi đã và đang thực hành khỏe mạnh, cống hiến để cho mọi người cộng hưởng. (Trích từ video Phương Pháp Công Phu 2000)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Thực Hành PDF của tác giả Lương Sĩ Hằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi (Liên Hoa Văn Hải)
THANH KIẾM BÁU CỦA YOGI (1). CĂN BẢN TRUYỀN THỪA THƯỢNG SƯ LIÊN SINH THÁNH TÔN. DỊCH GIẢ: LIÊN HOA VĂN HẢI. ĐỨC TARA TRẮNG HIỆN THÂN (thay lời tựa). Tìm mua: Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, tôi ở với Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết”, Thượng sư của tôi đã kể lại cho tôi nghe một câu chuyện có thật. “Thổ Đăng Đạt Kết” nói rằng có một ngày, Bạch Không Hành Mẫu (Đức Tara Trắng) hiện ra trước mặt Thượng Sư và nói: “Ông hãy mau chóng đi Đài Loan tìm cho được một vị có họ là “LA”, vị họ La này, trong thời gian của kiếp sống này là một vị Thượng sư rất đáng tôn quý, tương lai Ngài sẽ hoàn thành quả vị, báo thân của vị Thượng sư chính là A Di Đà Phật Amitabha.” Thoạt đầu, Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết” không có ý đi, nhưng Đức Tara Trắng xuất hiện nhiều lần, cho nên Thượng sư của tôi đành phải mang theo thị giả “Thổ Đăng Kỳ Cúng” đi đến Đài Loan mà hoằng pháp, tiện thể để dò tìm vị họ La. Nhưng dò tìm mãi, cuối cùng vẫn chẳng tìm ra vị họ La này. Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết” tìm không được vị họ La, nên trong lòng hết sức buồn chán. Qua một thời gian không lâu, tôi chủ động đến quy y Thượng sư “Thổ Đăng Đạt Kết”. Thượng sư đặt cho tôi Pháp hiệu là “Thổ Đăng Kỳ Ma”. Lại có một ngày, Đức Tara Trắng hiện thân, Thượng sư của tôi nói với Đức Tara Trắng: “Ở Đài Loan tôi đã không tìm được vị họ La.” Đức Tara Trắng đáp lại: “Vị họ La ấy đã sớm ở bên cạnh ông đó, vị này là Lư Thắng Ngạn, ông đã truyền dạy cho vị này ba bộ Nội Mật rất thâm sâu Không cộng khẩu quyết mà!” Thượng sư tôi nói: “Vị này họ Lư, không phải họ La?” Đức Tara Trắng đáp lại: “Theo tiếng Đài Loan thì phát âm họ Lư chính là họ La vậy.” Phát âm của Lư là La, Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết, đột nhiên hiểu ra. Cho nên, tôi ở với Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết trở thành đệ tử chính yếu của Ngài, có được Nội Mật Khẩu Quyết đều do chính Ngài truyền dạy cho, quán đảnh cho, quả không chi bằng được, gia trì lực luôn luôn không ngớt. Ở với Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết tôi đã đạt được: Phật Mẫu Cô Lỗ Cô Liệt (Kuru Kulle) Quán đảnh, Vô Thượng Mật quán đảnh, Đại Uy Đức Kim Cương (Yamantaka) quán đảnh, Thời Luân Kim Cương (Kalachakra) đại quán đảnh. Thậm chí, sau khi Thượng sư Thổ Đăng Đạt Kết nhập diệt, Thượng sư vẫn hiện thân truyền dạy cho tôi pháp giáo bất cộng. Tôi thành tâm ơn Ngài! Có một ngày, Đức Tara Trắng hiện thân nói với tôi: “Lư Sư Tôn, ông cần viết một cuốn sách, ông có trách nhiệm viết cuốn sách, trong đó viết như thế này” - “Viết sách gì?” Từ trên không trung, Đức Tara Trắng liệng xuống một cuốn sách cho tôi, tôi bèn mở sách ra xem, hết cả hồn! Đức Tara Trắng nói: “Nhớ hãy viết - đây là cảnh giác Thánh Đệ Tử, trên nơi hiểm địa, trên đường lầm lạc -pháp môn kêu gọi họ đi trở lại con đường chánh!” Tôi nói: “Đây quả là việc làm khó khăn.” Đức Tara Trắng nói: “Khó làm mà làm mới tốt lắm chứ! Cuốn sách này các chúng sinh cần phải đọc. Địa chỉ liên lạc với Liên Sinh Hoạt Phật: Sheng-yen Lu 17102 NE 40th Ct Redmond, WA 98052, USAĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Kiếm Báu Của Hành Giả Yogi PDF của tác giả Liên Hoa Văn Hải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.