Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mảnh Vụn Văn Học Sử (Bằng Giang)

Cho một bộ văn-học sử Việt-nam

Từ sau hiệp định Giơ-neo năm 1954 cho đến nay, ở miền Nam Việt-nam chỉ có hai bộ văn học sử được kể là hoàn thành, hiểu với nghĩa là được biên soạn từ đầu cho đến năm 1945 và đã được xuất bản trọn:

- Việt-nam văn-học sử giản ước tân biên (ba cuốn, 1961-1965) của PHẠM THẾ NGŨ, khi tái bản đổi tựa lại là Lịch sử văn-học Việt-nam tân biên giản ước.

- Bảng lược đồ văn-học Việt-nam (hai cuốn, 1967) của THANH LÃNG, vốn là bài giảng khóa cho lớp dự bị Việt đại cương trường Đại học văn khoa Sài-gòn.

Ngoài ra, còn vài bộ chỉ ra được một, hai cuốn rồi đình lại khá lâu mà chưa thấy tiếp tục ấn hành: Tìm mua: Mảnh Vụn Văn Học Sử TiKi Lazada Shopee

- Lịch sử văn-học Việt-nam (mới có hai cuốn, 1956) của LÊ VĂN SIÊU.

- Việt-nam văn học toàn thư (mới có hai trong mười cuốn, 1959) của HOÀNG TRỌNG MIÊN.

- Văn-học Việt-nam (1960) của PHẠM VĂN DIÊU chỉ mới đến đầu thế kỷ XIX.

Dầu đã hoàn thành hay chưa, đó cũng là những cố gắng khai phá một miếng đất quá mới mẻ 1 hay khai thông một môn học « mới chỉ ở giai đoạn phôi thai » 2 hay « còn ở trong thời kỳ phôi thai ». 3

Đó là những cố gắng đáng ca ngợi vì những người đặt chân vào khu vườn văn-học sử Việt-nam hẳn đã biết trước sẽ gặp phải nhiều gai gốc mà đứng hàng đầu là vấn đề tài liệu. Ở Việt-nam không có nạn « phần thư » ác liệt như dưới thời nhà Tần bên Trung-hoa, nhưng chỉ nói gần đây thôi, non một phần ba thế kỷ khói lửa, kể từ năm 1945 đã khiến cho tài liệu đã hiếm lại càng thêm hiếm. Thư viện của nhà nước, phần bị mất cắp, phần bị cướp đoạt, nhiều thư viện gia đình tiêu tan trong khói lửa.

Không nói chi xa, chỉ kể từ năm 1954 trở lại đây (1974), thử hỏi mấy ai giữ được trọn bộ tuần báo Tiến Thủ 4 trong đó có bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY-PHONG mà SƠN NAM nhận xét là « một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ hai mươi này »?

Vì không có đủ trong tầm tay những tài liệu cần thiết để phối kiểm những điều mình viết nên các soạn giả dễ lặp lại những sai lầm của nhau.

- Chẳng hạn như HUÌNH TỊNH CỦA không hề có một tác phẩm nào nhan là Gia lễ quan chế mà nhiều sách của ta đến ngày nay vẫn cứ ghi như vậy và học trò cứ phải học mãi như vậy.

- Một giai thoại về hai câu đối của chúa Trịnh và Cống Quỳnh được đem gán cho CAO BÁ QUÁT:

« Nước trong leo lẻo cá đớp cá,

Trời nắng chang chang người trói người. »

- NGUYỄN CÔNG TRỨ mất năm 1858 hay 1859? NGUYỄN KHUYẾN, năm 1910 hay 1909?

- TẢN-ĐÀ nổi tiếng là « con người của hai thế kỷ » vậy mà theo sách vở đang lưu hành, thì nhà thi sĩ của chúng ta có tới những hai năm sanh và bốn ngày mất. Còn PHẠM QUỲNH sanh năm 1890, 1891 hay 1892?

- Tờ Tri Tân tạp chí được hầu hết các sách giáo khoa khai tử cho nó ở số 127 đầu năm 1944 trong lúc nó thọ cho đến giữa năm 1946. THIẾU-SƠN được ghi là một cọng sự viên của Tri Tân trong lúc ông không có viết một dòng nào cho tờ này.

- Một câu nói để đời của ông NGUYỄN VĂN VĨNH « Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ » được nhiều tác giả ghi lại khác nhau, khi sai một chữ, khi thiếu, khi dư.

- Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » do « TÔN THỌ TƯỜNG ngụ ý » đăng ở số 2 tờ Miscellanées năm 1889 (trang 16) của TRƯƠNG-VĨNH KÝ về sau có cả chục bản sai biệt nhau. Bản nào đúng, bản nào sai?

Và còn nhiều nữa, rất nhiều…

Ngoài trở lực tài liệu còn có lắm nguyên nhân chủ quan về phía người viết:

- Chưa đủ thận trọng chăng?

- Quá tin ở uy danh một tên tuổi nào đó chăng?

- Thiếu phương pháp làm việc chăng?

- Tinh thần trách nhiệm chưa đúng mức chăng?…

Trong tình trạng thiếu thốn, nhập nhèm, bất nhứt của tài liệu đó, một cá nhơn đơn độc chắc phải dành hết cả một đời người, mà phải là một người thọ nữa, họa may mới hoàn thành một bộ văn-học sử tránh được những sai lầm tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ làm mất lòng tin cậy của độc giả. Cái gì cũng gần như là có dị biệt, sai sót, nghi vấn hết thì tin làm sao được? Cứ đả kích TÔN THỌ TƯỜNG ở hai chữ trau tria trong câu « Về Hớn trau tria mảnh má hồng » trong lúc câu của họ TÔN đúng là « Về Hớn đành trau phận má hồng ». Dựa vào một văn bản sai, khen chê đều là những đòn đỡ đánh trong gió. Về mặt văn-học sử, nhận định hay quan niệm có thể dị biệt giữa các tác giả nhưng sự kiện không thể có tính cách lưỡng khả, trích dẫn phải trung thực, sử dụng nên kiểm soát, nếu cần và có thể…

Một nhà viết văn-học sử khó thể đơn độc đính chánh hết những sai lầm, đánh tan được hết những nghi vấn trong suốt quá trình diễn tiến của văn-học Việt-nam từ chữ hán qua chữ nôm đến chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ý thức trước điều đó mà nhiều vị đã tỏ ra khiêm tốn, ít ra cũng ở cái tựa, nào là sử yếu, nào là giản ước, nào là lược đồ.

Chúng tôi nghĩ rằng văn-học sử cũng gần như tự điển, nếu được biên soạn tập thể chắc sẽ đầy đủ và tránh được nhiều vấp váp hơn, mỗi người phụ trách một hay hai vấn đề, một giai đoạn hay nhiều lắm là một thời đại. Điều này tuy khó thực hiện nhưng không phải là một điều bất khả. Khó ở chỗ một tập thể như vậy đòi hỏi phải có một quan điểm đồng nhứt. Nếu thực hiện được, có một điều lợi rõ ràng là tác phẩm có thể hoàn thành sớm hơn và có đủ cả hai chiều rộng và sâu. Một cá nhân có thể mất nhiều thì giờ hơn, dễ được bề rộng mà khó tránh khỏi vấp váp như trong một quyển văn-học sử nọ. NGUYỄN KHUYẾN ở một trang trước mất năm 1909, ngay trang sau, năm 1910, Việt-nam cổ văn-học sử của NGUYỂN ĐỔNG CHI biến thành Việt-nam văn-học cổ sử, Khổng giáo phê bình tiểu luận của ĐÀO DUY ANH biến thành Phê bình Khổng giáo tiểu luận v.v…

Viết văn-học sử khó như vậy vì ngoài khả năng chuyên môn, còn phải có thì giờ và tiền bạc cho công việc xê dịch, sưu tầm, sao chép hay mua lại những tài liệu quí hiếm. Cách đây mấy năm, một anh bạn cho chúng tôi hay một người ngoại quốc đã mua được trọn bộ Tri Tân tạp chí với giá sáu trăm ngàn đồng Việt-nam. Hội đủ những điều kiện trên không có được bao nhiêu người. Từ năm 1954 đến nay, riêng ở miền Nam chỉ mới có hai bộ đã hoàn thành, còn bao nhiêu bộ khác đếm không hết mấy đầu ngón tay, còn đang dang dở mà không biết có cặp được bến bờ hay không.

Công việc đòi hỏi tương đối ít thời giờ hơn và có thể có nhiều người đóng góp được, giúp ích cho những nhà viết văn-học sử sau này, có tính cách rời rạc, có khi vụn vặt nữa nhưng rất cần thiết.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mảnh Vụn Văn Học Sử PDF của tác giả Bằng Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vượt Côn Đảo (Phùng Quán)
Vượt Côn Đảo là tác phẩm đầu tay của nhà văn Việt Nam Phùng Quán, viết về ý chí kiên cường bất khuất của những con người bình thường và lớn lao trong cuộc chiến vì tương lai đất nước trên một mảnh đất thân yêu của Tổ Quốc - Côn Đảo, người vừa được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước! Nói về Phùng Quán: Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, quê tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy (nay là phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy), tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cha ông là Phùng Văn Nguyện (còn có tên là Phùng Quý Đông) là con trai cả của Phùng Kiểm (nhà nho, mất 1957) và Lê Thị Me. Ông còn có hai người chú ruột là Phùng Lưu (tức Nguyễn Vạn, Tư Bốn, sinh 1916, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) và Phùng Thị. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV. Tìm mua: Vượt Côn Đảo TiKi Lazada Shopee Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Quân đội). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào" do Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những biến cố phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bằng hai bài thơ "Lời mẹ dặn" và "Chống tham ô lãng phí" (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, ra khỏi quân đội, sau đó mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động thực tế ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vượt Côn Đảo PDF của tác giả Phùng Quán nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Của Lính Tây Nam (Thủy Hướng Dương)
Nhân vật chính trong cuốn sách, người lính gốc Hà Nội có biệt danh Tuấn “Tròn”, nhập ngũ năm 1976, đóng quân tại Thanh Hóa. Dưới cái nhìn của anh, nhập ngũ khi ấy sẽ chỉ là người lính của thời bình. Thế nhưng, khi quân Khmer Đỏ xâm phạm biên giới Tây Nam của Tổ quốc, những người lính trẻ bắt đầu xung trận, một cuộc chiến khốc liệt bảo vệ Tổ quốc lại diễn ra.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Của Lính Tây Nam PDF của tác giả Thủy Hướng Dương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hà Nội 36 Phố Phường (Thạch Lam)
Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội băm sáu phố phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được".Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thạch Lam":Hà Nội 36 Phố PhườngTruyện Ngắn Thạch LamNắng Trong VườnTheo GiòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Nội 36 Phố Phường PDF của tác giả Thạch Lam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá (Cecil B. Currey)
Sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Cecil B. Currey viết, sau khi thăm Việt Nam về năm 1997 đã được Đại tướng tiếp ở nhà riêng. Tác giả là giáo sư sử học đã giảng dạy lịch sử tại trường Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) được đánh giá là một trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh đã viết ba cuốn sách về Việt Nam. Tác giả dựa vào nhiều nguồn tư liệu của ta và cả của tình báo nước ngoài (có nhiều dữ kiện không đảm bảo chính xác, cần phải lược bỏ hoặc biên tập lại) tiếp xúc với nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở Anh, Trung Quốc, Braxin. ở Pháp, sáu năm sau khi cuốn sách ra mắt độc giả ở Mỹ, mới có nhà xuât bản Phebus - một nhà xuất bản địa phương nhận xuất bản sau khi bảy nhà xuất bản khác (trong đó có nhũng nhà xuất bản lớn) từ chối, không hẳn vì trong sách có những đoạn nói về giai đoạn sau 1954, mà vì sách có những chi tiết về nội bộ ta, nói về giai đoạn chống Pháp có sự đánh giá rất cao về tướng Giáp, lại do người Mỹ viết, có thể chạm đến sĩ diên của giới quân sự truyền thống Pháp, thêm một lẽ nữa là cho tới nay, giới nghiên cứu Pháp chưa viết một cuốn sách nào nói riêng về tướng Giáp mà chỉ xuất bản nhưng bản dịch về hồi ức hay những luận văn quân sự của tướng Giáp do Việt Nam xuất bản. Võ Nguyên Giáp được xem như là gương mặt quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Một thế kỷ đầy ắp những tướng lĩnh không được đào tạo chính quy, cũng như Giáp, không hề qua trường lớp đào tạo về quân sự khác hơn là trên chiến trường hay qua nghiên cứu sách vở. Những chiến công của Võ Nguyên Giáp quả là huy hoàng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị. Bởi lẽ, cần nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh cách mạng, những mối quan tâm đều cả hai mặt chính trị và quân sự và xét đến cùng, trước hết là về chính trị, Tướng Giáp không phải là một quân nhân được lệnh đánh thắng trong cuộc chiến tranh mà không quan tâm đến tầm vóc chính trị của cuộc xung đột và tính mục đích của nó. Hơn thế, một phần quan trọng trong các quan điểm quân sự của ông được vận dụng trong thực tế chiến đấu là kết quả của các sự lựa chọn chính trị. Quân đội nhân dân là sản phẩm của chiến tranh toàn dân. Khi so với Mao Trạch Đông, đôi khi người ta đã hạ thấp sự đóng góp của tướng Giáp vào lý luận chiến tranh cách mạng. Đó là không biết đến việc tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữa nông thôn và thành thị, một quá trình, đến một lúc nào đó, có vai trò chủ yếu.. Còn về nhân tố có tính quyết định, là nhân tố cho phép tranh thủ thời gian - và về phương diện này, tướng Giáp đã tỏ ra đặc biệt xuất sắc - đó là khả năng động viên và tổ chức quần chúng. Đó là điều mà tác giả Cecil B. Currey, sau một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và khó khăn đã chỉ cho chúng ta, qua cuốn sách của ông, biết rõ hành trạng của tướng Giáp, con người đã đánh thắng người Pháp và tiếp đó người Mỹ cũng phải chấp nhận thua cuộc. Tìm mua: Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá TiKi Lazada Shopee Chắc hẳn là trong cuốn sách của ông, phần nói về giai đoạn chống Mỹ - là giai đoan rõ ràng là ít được người Pháp biết đến - sẽ nói rõ hơn. Ngoài ra, tác giả cũng tiết lộ cho chúng ta sự đấu tranh quyết liệt giữa các thế lực đối lập nhau trong ban lãnh đạo Việt Nam về đường lối, và trong đó, Giáp đôi khi là nạn nhân.Cuối cùng và trên hết, tác giả đã phục dựng một cách xuất sắc quan điểm riêng của người Việt Nam về chiến tranh dù được tiến hành chống Pháp hay chống Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá PDF của tác giả Cecil B. Currey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.