Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lược Sử Kinh Tế Học (Niall Kishtainy)

Bạn chỉ còn đúng năm phút để tới kịp lễ khai mạc buổi hội thảo vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mình trong khi vẫn đang loay hoay tìm chỗ đậu xe, và bạn chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận bị phạt hành chính vì đỗ xe sai nơi quy định để tới hội thảo đúng giờ hay tiếp tục tìm kiếm bãi đỗ xe và đến muộn.

Đây chỉ là một ví dụ trong vô số bài toán kinh tế mà mỗi chúng ta phải giải hằng ngày. Như vậy, kinh tế học hóa ra không chỉ là một lĩnh vực tri thức cao siêu, xa vời dành riêng cho những nhà kinh tế học, chính khách hay doanh nhân, nó hiện diện trong mọi quyết định lớn nhỏ của đời sống. Nhận thức được tầm quan trọng của những hiểu biết kinh tế học căn bản đối với con người trong xã hội đương đại nhiều biến động khó lường, Niall Kishtainy đã trang bị cho độc giả đại chúng một “công cụ” sắc bén, hữu ích mà lại rất dễ dàng tiếp cận.

Lược sử kinh tế học chọn lọc và trình bày theo trật tự biên niên những hình thái, học thuyết, vấn đề và quy luật kinh tế then chốt trong các xã hội phương Tây suốt mấy ngàn năm qua với một góc nhìn khách quan, cách diễn giải cuốn hút và những ví dụ minh họa rất sinh động, gần gũi. Có lẽ, không ít độc giả, sau khi gấp cuốn sách này lại, sẽ không còn muốn chuyển kênh khi chương trình ti vi tường thuật một buổi tọa đàm của các chuyên gia kinh tế.***

Cuốn sách thích hợp cho những người hứng thú với kinh tế học, nhưng lại cảm thấy lạc lối giữa những cuốn giáo trình kinh tế dài cả hàng nghìn trang hay đau đầu bởi những thuyết kinh tế “khô khan”. Chỉ với độ dày hơn 300 trang, “Lược sử kinh tế học” đã trình bày hầu như đầy đủ những cột mốc quan trọng trong quá trình nền kinh tế hình thành và vận hành; đề cập và giải thích những lí thuyết kinh điển, cũng như những hiện tượng kinh tế phát sinh trong đời sống hàng ngày.

Kinh tế đã gắn liền với con người ngay từ khi những nền văn minh nhân loại đầu tiên được hình thành. Kinh tế cũng chính là nguyên nhân và động lực thúc đẩy các mối quan hệ xã hội phát triển. Vì thế, việc hiểu về kinh tế sẽ là lợi thế cho một cá nhân trong cuộc sống đầy biến động ngày nay. Và Niall Kishtany sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về kinh tế thông qua quyển sách này. Chỉ vọn vẹn 40 chương sách nhưng ông đã bao quát được toàn cảnh nền kinh tế, từ lúc nền kinh tế đơn giản khởi nguồn là vấn đề “khan hiếm”-con người chỉ lo tìm đủ thức ăn, đến khi sản xuất dư thừa và rồi vấn đề kinh tế trở nên phức tạp hơn: xuất hiện sản lượng thặng dư dẫn đến các hoạt động trao đổi mua bán. Cả một quá trình xuyên suốt lịch sử và song song với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, kinh tế học ngày nay không chỉ xoay quanh việc xem xét cách chúng ta sử dụng nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn các nhu cầu, mà theo Niall Kishtany, kinh tế học còn “đề cập đến việc làm thế nào để giúp mọi người sống sót, khỏe mạnh và được giáo dục”. Tìm mua: Lược Sử Kinh Tế Học TiKi Lazada Shopee

Những con thiên nga bay lên: các nhà kinh tế học đầu tiên là ai?

Có lẽ khi nhắc đến kinh tế học, bạn sẽ nghĩ ngay đến Adam Smith-cha đẻ của kinh tế học cổ điển và nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ “Sự giàu có của các Quốc gia”. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi, kinh tế học xuất hiện từ khi nào và ai là những nhà kinh tế học đầu tiên? Ắt hẳn bạn sẽ gặp khó khăn khi cố gắng tìm kiếm lời giải đáp trong những quyển sách kinh tế khác, bởi hầu hết các quyển sách kinh tế ấy đều sẽ tập trung vào một số lí thuyết kinh điển hoặc các hiện tượng kinh tế xung quanh ta.

Review Lược sử kinh tế học

Nhưng chương 2 của “Lược sử kinh tế học” sẽ mang đến cho bạn câu trả lời hết sức bất ngờ: những nhà kinh tế học đầu tiên là các triết gia Hy Lạp. Các triết gia Hy Lạp như Plato, Aristotle đã được ví von như “những con thiên nga bay lên” với những tư tưởng lỗi lạc, là khởi nguồn nguyên sơ của các ý tưởng về của cải, tiền, trao đổi và mua bán. Ở đâu có con người, ở đó nền kinh tế hình thành: các kiểu nền kinh tế phức tạp đầu tiên đã xuất hiện ở La Mã và Hy lạp, sau đó là vùng Lưỡng Hà trù phú.

Những lí thuyết kinh điển tưởng chừng khô khan nhưng lại cuốn hút không tưởng

Đến với “Lược sử kinh tế học”, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các tư tưởng và thuyết kinh tế học kinh điển! Tác giả Niall Kishtany đã kế thừa truyền thống và giá trị cốt lõi của kinh tế học thông qua việc đề cập đến cách thức hoạt động của các đối tượng trong thị trường tự do, cùng với lí thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith; thuyết “Thế tiến thoái lưỡng nan của tù nhân”,…Tuy không khó để bắt gặp các thuyết này trong những quyển sách cùng thể loại, nhưng những trải nghiệm mà quyển sách này mang lại vô cùng mới mẻ, không hề “bình mới rượu cũ”. Bằng văn phong mượt mà, câu chữ gọn gàng đơn giản, tác giả đã trình bài, phân tích và giải thích rất rõ ràng xúc tích các vấn đề ấy. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến ứng dụng của các lí thuyết ấy trong đời sống hàng ngày để độc giả có thể tư duy sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn bản chất thay vì tiếp thu thụ động, gò ép. Chẳng hạn: việc bạn chọn lựa giữ tiết kiệm tiền bên mình, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hoặc đi đầu tư sẽ ảnh lưởng như thế nào đến lợi ích của bản thân bạn và nền kinh tế xã hội? Bạn chọn Coca hay Pepsi? Và còn rất nhiều những tình huống thực tế khác đang chờ đợi bạn khám phá. Vì thế, cuốn sách sẽ là một lựa chọn hữu ích cho những ai đang có ý định tìm hiểu về kinh tế học hoặc cả những người đã có hiểu biết về nó.

Tại sao bạn nên trở thành một nhà kinh tế học?

Đây chính là tiêu đề chương cuối cùng của quyển sách - chương 40 và cũng là câu hỏi của Niall Kishtany. Tác giả đã nêu ra một số thực trạng khá ảm đạm của nền kinh tế học: tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,…Chính vì thế mà một số người nghi ngờ và chỉ trích vai trò của ngành khoa học kinh tế học nói chung và các nhà kinh tế học nói riêng. Nhưng khi đã đọc 39 chương trước, bạn sẽ hiểu, nền kinh tế không chỉ xoay quanh các vấn đề về thương mại, sản xuất, tiêu dùng mà nó còn ảnh hưởng đến khía cạnh đời sống xã hội, vấn đề đạo đức và môi trường. Sự nóng lên toàn cầu nguyên nhân một phần là do hoạt động sản xuất; tỉ lệ thất nghiệp gia tang do những cải tiến trong kĩ thuật công nghệ, những phúc lợi xã hội có thể bù đắp vào những tổn thất mà các doanh nghiệp gây ra cho môi trường,…Đó là những câu hỏi cấp thiết đặt ra cho chúng ta-những con người tham gia vào nền kinh tế. Và những nhà kinh tế học hiện nay đang nỗ lực tìm ra giải pháp cho sự cân bằng: làm thế nào để nên kinh tế mang lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo không gây ra các ngoại lai tiêu cực. Nếu bạn say mê kinh tế học và có những ý tưởng kinh tế tuyệt vời, biết đâu được trong tương lai, bạn sẽ trở thành một nhà kinh tế.

Quyển sách kinh tế này được chia thành 40 chương với những chủ đề tuy riêng biệt nhưng lại xuyên suốt cùng nhau. Điều này giúp cho độc giả có thể thoải mái đọc theo sở thích của mình. Bạn có thể tra mục lục và tìm đọc chương mình thích, ngược lại, nếu cảm thấy chương đang đọc thật nhàm chán, bạn có thể bỏ qua nó. Một điều thú vị của quyển sách này chính là cách đặt tên từng chương rất đặc biệt. Khi đọc mục lục của sách, chắc chắn bạn sẽ phải tò mò bởi tên chương! Nó gợi cho bạn niềm hưng phấn muốn lật giở ngay từng trang sách và ngấu nghiến để xem nội dung của chương là gì. Một số tên chương rất mĩ miều như “Cái đầu lạnh và trái tim nóng”, “Tắt nắng”,” Sự phá hủy để sáng tạo”, ”Sự hòa hợp ngọt ngào”. Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ không khỏi kinh ngạc và khó tin: làm sao tôi có thể liên tưởng được chúng có liên quan gì đến kinh tế học chứ? Hãy tìm đọc quyển sách này, để có thể giải đáp thắc mắc ấy của bạn nhé, bạn sẽ không thất vọng đâu!

***

Kinh tế học không phải là chủ đề quá xa lạ với những ai đã kinh qua môi trường Đại học. Nhưng những học thuyết đồ sộ cùng cách tiếp cận có phần khô cứng và thụ động trong môi trường giáo dục (của mình) có thể đã không mang lại hiệu quả như kì vọng. Việc tìm đến những nguồn tài liệu khác, phổ quát và đại chúng hơn là nhu cầu thiết yếu đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về kinh tế. “Lược sử kinh tế học” của Niall Kishtainy đã làm khá tốt vai trò này.

Thứ nhất, tác giả đã làm rất tốt việc diễn giải những học thuyết và tư tưởng kinh tế một cách đơn giản và dễ hiểu nhưng vẫn giữ vẹn nguyên được những điều cốt lõi. Cách kết hợp yếu tố lịch sử để nêu ra các quan điểm và tư tưởng theo từng thời kì, từng bối cảnh xã hội giúp người đọc dễ hình dung và có cái nhìn khách quan về từng học thuyết.

Thứ hai, tác giả không bao giờ chỉ đưa ra các học thuyết đơn thuần mà không gắn nó với những ví dụ thực tiễn. Tất cả những khái niệm đều có thể lấy ví dụ dễ dàng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể sẽ bắt gặp mình đang tư duy như một nhà kinh tế học khi đối diện với một vài vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ khi mình nói chuyện với một người bạn về tình yêu, mình đã nghĩ đến khái niệm hiệu suất cận biên giảm dần:)))

Thứ ba, cách tác giả đưa thêm những giai thoại lịch sử về các nhà tư tưởng khiến cuốn sách giữ được nhịp độ vừa phải và khơi gợi trí tò mò của người đọc. Đặc biệt, tác giả luôn biết cách giải thích, đánh giá các tư tưởng và tính liên hệ thực tế với bối cảnh hiện đại và đặt ra những câu hỏi thách thức với nhiều vấn đề còn tồn đọng trên thế giới.

Tuy nhiên, việc một đôi chỗ tối nghĩa, diễn giải chưa thoát ý (có thể một phần do dịch thuật), khiến trải nghiệm đọc sách của mình chưa được trọn vẹn. Khối lượng 40 chương tương ứng với gần 40 học thuyết cũng khá đồ sộ, nếu trải nghiệm đọc liên tục sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa các học thuyết và khó nắm bắt hệ thống.

Nhìn chung, đây vẫn là một cuốn sách mà mình sẽ giới thiệu với bất kì ai mới bắt đầu tìm hiểu về kinh tế. Kinh tế học là nhàm chán, có thể. Nhưng nghiên cứu về kinh tế trên phương diện kiến thức phổ quát cũng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những mối tương quan của con người trong xã hội. Vai trò của các nhà kinh tế học cũng rất quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt những bước tiến tiếp theo của xã hôi loài người. Nếu bạn đang cần những những kiến thức về kinh tế học, một cách đầy đủ mà đơn giản nhất, cuốn sách này là dành cho bạn.

Mời các bạn đón đọc Lược Sử Kinh Tế Học của tác giả Niall Kishtainy & Tạ Ngọc Thạch (dịch) & Nguyễn Trọng Tuấn (dịch).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Kinh Tế Học PDF của tác giả Niall Kishtainy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nước Nhật Mua Cả Thế Giới (Piere Antoine)
Phải mất gần 50 năm để kẻ bại trận năm 1945 trở thành một cường quốc tài chánh số 1 thế giới và là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai của hành tinh. Người thì cho đây là một sự trả đũa, kẻ thì cho đó là một sự trả thù. Bằng sự hy sinh quên mình, bằng lao động cật lực cũng như bằng sự kiên trì và tài năng sáng tạo, nước Nhật đã tích lũy được những nguồn tài sản khổng lồ để giờ đây nó đang tung ra mở rộng ảnh hưởng của mình khắp thế giới: đầu tư trực tiếp, các xí nghiệp phi địa phương hóa, kiểm soát các xí nghiệp nước ngoài, kinh doanh bất động sản, mua lâu đài và các bức danh họa... Từng bước, nước Nhật đang mua cả thế giới. Tham vọng của nó sẽ còn đi đến đâu? Sau cuộc giao tranh ác liệt với Mỹ về kinh tế, nay Nhật lại quay sang châu Âu. Các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật đang đe dọa phá vỡ từng mảng lớn của nền công nghiệp lục địa này. Liệu người khổng lồ kinh tế song còn là một anh lùn chính trị này có tham vọng thống trị thế giới hay không? Có thể làm gì để kiềm hãm sức mạnh của nó? "Nước Nhật mua cả thế giới" là cuốn sách đầu tiên và đầy đủ nhất về "hiện tượng Nhật Bản" với một núi tư liệu đồ sộ, với những cuộc phỏng vấn nhiều nhân vật chóp bu trong chính phủ, giới công nghiệp, tài chánh và trí thức Nhật và nước ngoài. Tìm mua: Nước Nhật Mua Cả Thế Giới TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nước Nhật Mua Cả Thế Giới PDF của tác giả Piere Antoine nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhìn Về Toàn Cầu Hóa (George Soros)
Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội. Soros chỉ trích một “liên minh vô tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những người cực tả đang nỗ lực lên án toàn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. “Là một bản tổng hợp hùng hồn của những phê phán, chỉ trích dành cho các định chế toàn cầu... ngay cả nếu như bạn không đồng ý với những cải cách mà Soros đề ra.” - Business Week***Mục đích tôi viết cuốn sách này không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó. Với mục tiêu này, tôi đã áp dụng một định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa: tôi đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là thu hẹp phạm vi thảo luận. Tôi có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa ngày nay đang bị mất cân bằng: Sự phát triển các tổ chức quốc tế đã không bắt kịp sự phát triển của những thị trường tài chính quốc tế và các dàn xếp chính trị quá tụt hậu so với quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Dựa trên lập luận này, tôi đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn. Những điều thấy được từ khối liên minh bất đắc dĩ giữa những người theo chủ nghĩa thị trường chính thống cực Hữu và những người chống đối toàn cầu hóa cực Tả đã khuyến khích tôi bắt tay vào công việc này. Họ là những người cùng phe lạ lùng, nhưng họ đang cấu kết để làm suy yếu hoặc hủy hoại những tổ chức quốc tế chúng ta đang có. Mục đích tôi viết cuốn sách này là tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng. Phải thừa nhận rằng các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs)[1] cũng còn nhiều nhược điểm, nói chung tổ chức nào cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cải tiến, chứ không phải hủy hoại chúng. Tôi tin rằng tôi có một số phẩm chất đáng chú ý cho chủ đề này. Tôi đã từng là người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, điều này giúp cho tôi có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Quan trọng hơn là tôi luôn chủ động tham gia vào nỗ lực biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi đã thành lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ cho ý tưởng xã hội mở. Tôi tin chắc hình thức hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay chính là sự biến dạng của một xã hội mở toàn cầu. Tôi chỉ là một trong những chuyên gia về thị trường tài chính nhưng sự quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai nhân loại đã làm tôi khác với họ. Tôi đã dành gần hết 5 năm vừa qua để nghiên cứu về nhược điểm của toàn cầu hóa và đã viết một vài cuốn sách và bài báo về chủ đề này. Tuy nhiên, cuốn sách cuối cùng của tôi, Xã hội mở: Cải cách chế độ tư bản toàn cầu[2], chưa được mạnh mẽ lắm trong việc đề xuất các giải pháp. Cuốn sách này, vì thế, sẽ là sự bù đắp cho khiếm khuyết ấy. Tìm mua: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa TiKi Lazada Shopee Tôi vẫn thường nghe nói lợi nhuận và việc cải tổ thị trường tài chính toàn cầu luôn mâu thuẫn với nhau. Tôi không thấy vậy. Tôi thật sự mong muốn cải thiện hệ thống cho phép tôi thành công hơn, qua đó hệ thống có thể trở nên bền vững hơn. Niềm say mê của tôi đã có từ trước khi tôi tham gia vào thị trường tài chính. Sinh ra là một người Do Thái ở Hungary năm 1930, tôi đã sống qua thời kỳ Đức Quốc xã cũng như đế chế Xô-viết. Tôi sớm nhận ra tác động của thể chế chính trị thắng thế quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại của xã hội như thế nào. Khi còn là học sinh Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ học thuyết Karl Popper, tác giả cuốn Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các thế lực thù địch)[3]. Ngay khi thành công trong vai trò là quản lý của một quỹ đầu tư phòng vệ, tôi đã thành lập một quỹ hỗ trợ tên Quỹ xã hội mở (bây giờ là Viện xã hội mở) nhằm “mở mang những xã hội đóng, giúp những xã hội mở tồn tại và khuyến khích cách suy nghĩ phê bình.” Đó là vào năm 1979. Đầu tiên, quỹ hỗ trợ tập trung vào mở mang những xã hội đóng; tiếp đến, sau sự sụp đổ của đế chế Xô-viết, quỹ tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển thể từ xã hội đóng sang xã hội mở; và gần đây là giải quyết những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Cuốn sách này là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình cống hiến ấy. Khi cố gắng xây dựng một liên minh nhằm cải cách và phát triển các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs), tôi gặp phải một khó khăn: Thường bao giờ cũng dễ kêu gọi công chúng chống lại hơn là ủng hộ điều gì. Một chương trình hữu ích phải mang tính chất chung bao quát tất cả mong muốn của mọi người, đồng thời cũng mang tính chất riêng cụ thể để một liên minh có thể thu hút các thành viên. Một chương trình như thế không thể xây dựng chỉ bởi một cá nhân. Vì vậy, tôi đã gửi bản thảo cuốn sách tới nhiều giới khác nhau và xin ý kiến của họ. Sau khi nhận được nhiều lời nhận xét và phê bình có giá trị, tôi đã tập hợp tất cả những đóng góp hữu ích đó để hoàn thành tác phẩm. Tôi tin là cuốn sách sau khi hoàn thành sẽ đưa ra một chương trình hữu ích được mọi người ủng hộ và các chính phủ trên thế giới có thể theo đó mà thi hành. Trọng tâm của cuốn sách nằm ở việc đề nghị sử dụng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) trong cơ cấu cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ không chữa trị được hết các căn bệnh toàn cầu, cũng như không có gì có thể làm được điều này, nhưng nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Trong lúc tôi đang chắt lọc để hoàn thành cuốn sách thì bọn khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sự kiện này đã thay đổi tình hình hoàn toàn. Tôi cảm thấy cuốn sách này vẫn chưa đầy đủ. Nó bị hạn chế bởi những ý kiến tôi cho là thực tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, và không giải thích thấu đáo được một tầm nhìn về xã hội mở toàn cầu. Với thực trạng hiện tại, khái niệm về xã hội mở có triển vọng được mọi người biết đến hơn. Tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thôi chưa đủ, nhân loại còn cần một tầm nhìn tích cực về một thế giới tốt đẹp hơn phía trước. Sự kiện ngày 11/9 đã gây sốc cho toàn dân Mỹ, họ nhận ra rằng suy nghĩ của những người khác trên thế giới về họ hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ về bản thân. Bây giờ họ sẵn sàng xem xét đánh giá lại tình hình thế giới và vai trò của nước Mỹ trong thế giới này. Điều này đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để mọi người cùng suy nghĩ cũng như cùng định hình lại thế giới một cách sâu sắc hơn so với trước khi sự kiện 11/9 xảy ra. Theo đó, tôi đã quyết định thêm phần kết luận vào cuốn sách để phác thảo tầm nhìn của mình về xã hội mở toàn cầu. Phần này khác hẳn với kết cấu của những phần còn lại của cuốn sách. Đây giống như một bài bút chiến hơn là một bản báo cáo đáng cân nhắc về những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu; một tầm nhìn trừu tượng hơn là một hệ thống kế hoạch thực tế. Tôi dự định sẽ mổ xẻ vấn đề cặn kẽ hơn theo trình tự của nó và quan trọng hơn là phần kết luận này cần được trải qua những nhận xét phê bình như các phần còn lại của cuốn sách. Thực sự, điều này rất cần thiết vì phần này bàn về lĩnh vực mà tôi không thông thuộc như lĩnh vực tài chính toàn cầu. Tôi rất lưỡng lự trong việc thêm phần kết luận vì mục đích của cuốn sách là xây dựng một sự đồng thuận rộng rãi, và phần kết luận này có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu đó. Đề xuất về SDR đặc biệt cần sự ủng hộ của nước Mỹ để được thực thi, nhưng phần kết luận của tôi lại chỉ trích cách tiếp cận các vấn đề quốc tế mang tính bá quyền, đơn phương của chính phủ Bush. Cuối cùng, tôi quyết định đặt lòng tin vào công chúng mà tôi hy vọng sẽ được họ động viên. Mọi người không cần đồng ý với tất cả các quan điểm của tôi về việc sử dụng SDR, và nếu mọi người ủng hộ điều này thì một chính phủ dân chủ phải tôn trọng ý chí của người dân cho dù chính phủ đó không thích những lời chỉ trích của tôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhìn Về Toàn Cầu Hóa PDF của tác giả George Soros nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Lý Thứ Năm (Peter M. Senge)
Nguyên lý thứ Năm được Tạp chí THE FINANCIAL TIMES vinh danh là một trong năm quyển sách kinh doanh hay nhất của mọi thời đại Tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của Peter Senge, Nguyên lý thứ Năm, được tái bản dựa trên mười lăm năm kinh nghiệm áp dụng những ý tưởng trong sách vào thực tiễn. Như Senge làm rõ, trong dài hạn lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so vối đối thủ cạnh tranh. Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt lõi trong Nguyên lý thứ Năm, vốn được xem là cấp tiến trong lần xuất bản đầu tiên năm 1990, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào thực tế công tác quản lý của nhiều người. Trong Nguyên lý thứ Năm, Senge cho thấy nhiều công ty được giải thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và thành công của họ bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học tập - những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển, hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những kết quả họ thật sự khao khát. Ấn bản được bổ sung và cập nhật từ nhà xuất bản Currency của tác phẩm kinh doanh kinh điển lần này gồm hơn một trăm trang nội dung mới dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý thứ năm ở các công ty như BP, Unilever, Intel, Ford, HP, Saudi Aramco, và những tổ chức như Roca, Oxfam, và Ngân hàng Thế giới. Ấn bản này bao gồm một Lời nói đầu mới về thành công mà Peter Senge đã đạt được với những tổ chức học tập từ khi quyển sách ra đời, ngoài ra còn có một số chương mới về Sự thôi thúc, Những chiến lược, Công việc mới của Nhà lãnh đạo, Những công dân hệ thống, Những biên giới (các chương từ 13 đến 17) Hiểu rõ các nội dung chính của các nguyên lý Senge đề ra trong sách sẽ giúp bạn: Tìm mua: Nguyên Lý Thứ Năm TiKi Lazada Shopee - Khởi động sự học tập chân thành bởi những người tập trung vào những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với họ. - Bắc cầu cho tinh thần làm việc tập thể chuyển thành sáng tạo tập thể - Giải phóng bạn khỏi việc bị cầm tù trong các giả định và thành kiến. - Dạy bạn cách nhìn cả khu rừng lẫn các cây riêng lẻ. - Ngừng sự xung đột giữ thời gian cho công việc và thời gian riêng tư***PETER M. SENGE là một giảng viên cao cấp ở Trường Quản lý Sloan, Học viện MIT và là Nhà sáng lập Hội Học tập Tổ chức (Society for Organizational Learning - SoL). Ngoài quyển Nguyên lý thứ năm, ông là đồng tác giả của nhiều tác phẩm khác như Sổ tay Thực Hành Nguyên lý thứ năm - The Fifth Discipline Fieldbook (1994), cùng viết với các đồng nghiệp là Charlotte Robert, Richard Ross, Bryan Smith, và Art Kleiner; Vũ điệu Thay đổi - The Dance of Change (1999) với George Roth; Những Ngôi Trường Học tập - Schools That Learn (2000) với Nelda Cambron McCabe, Timothy Lucas, Bryan Smith, Janis Durton và Art Kleinerl; Sự Hiện diện - Presence (2004) với C.Otto Scharmer, Joseph Jaworski và Betty Sue Flowers. Senge nổi tiếng là một trong những nhà suy nghĩ đổi mới nhất về quản lý và lãnh đạo trên thế giới. Ông đã nhận bằng Cử nhân về kỹ thuật từ đại học Stanford, bằng Thạc sĩ về Mô hình hóa các hệ thống xã hội và Tiến sĩ về quản lý từ Học viện MIT.***Báo Chí Giới Thiệu Vào một buổi sáng lạnh lẽo, không mây trong tháng 12 năm 1903, tại Kitty Hawk, Bắc Carolina, chiếc máy bay mỏng manh của anh em Wilbur và Orville Wright đã chứng minh rằng việc bay lượn bằng động cơ là khả thi. Đó là phát minh ra máy bay, nhưng phải mất hơn 30 năm sau để các phiên bản thương mại được đưa vào phục vụ rộng rãi. Các kỹ sư cho rằng một ý tưởng mới được “phát minh” khi nó đã được chứng minh là có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm. Ý tưởng biến thành một “cuộc cách mạng” chỉ khi nó có thể được tái tạo chắc chắn trên quy mô có hiệu quả với chi phí thích hợp. Nếu ý tưởng rất quan trọng, ví dụ như điện thoại, máy vi tính, hay máy bay, thì nó được gọi là “cuộc cách mạng cơ bản” và nó tạo ra một ngành mới hay biến đổi một ngành hiện hữu. Theo những ý nghĩa đó, tổ chức học tập đã được phát minh, nhưng chưa trở thành cuộc cách mạng. Trong kỹ thuật, khi một ý tưởng đi từ một phát minh đến một cuộc cách mạng, những “kỹ thuật thành phần” khác nhau cùng xuất hiện. Nổi lên từ những sự phát triển rời rạc trong các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, các thành phần đó từ từ hình thành một sự kết hợp đồng bộ của các kỹ thuật thiết yếu đối với nhau. Chừng nào mà sự kết hợp đó chưa hình thành thì ý tưởng, mặc dù khả thi trong phòng thí nghiệm, vẫn không đạt được tính khả thi trong thực tế. Anh em nhà Wright đã chứng minh việc bay lượn bằng động cơ là có tính khả thi, nhưng chiếc McDonnel Douglas DC-3, được giới thiệu năm 1935, mới là sự khởi đầu của kỷ nguyên đi lại bằng máy bay thương mại. Chiếc DC-3 là chiếc máy bay đầu tiên tự vận hành về mặt kinh tế học cũng như khí động học. Trong suốt 30 năm đó (thời gian điển hình để ấp ủ một cuộc cách mạng cơ bản), vô số thử nghiệm máy bay thương mại đã thất bại. Cũng như những thử nghiệm ban đầu với tổ chức học tập, những chiếc máy bay đầu tiên cũng không đáng tin cậy và có hiệu quả về mặt chi phí trên quy mô thích hợp. Chiếc DC-3, lần đầu tiên, kết hợp 5 kỹ thuật thành phần để tạo nên một sự đồng diễn thành công. Đó là: cánh quạt có thể thay đổi độ cao, thiết bị hạ cánh có thể xếp lại, kết cấu thân máy bay bằng vật liệu nhẹ được gọi là “monocque”, động cơ làm mát bằng sức gió, và cánh máy bay. Để thành công, chiếc DC-3 cần cả năm yếu tố, thiếu một cũng không được. Một năm sau, chiếc Boeing 247 được sản xuất mà không có cánh máy bay. Các kỹ sư của Boeing khám phá ra máy bay mà không có cánh sẽ mất thăng bằng khi hạ cách hoặc cất cánh, và họ phải giảm kích cỡ của động cơ. Ngày nay, tôi tin là có năm yếu tố thành phần dần dần hội tụ để đổi mới các tổ chức học tập. Qua sự phát triển từng phần, mỗi yếu tố sẽ chứng minh tính thiết yếu với thành công của yếu tố khác. Mỗi yếu tố sẽ đảm bảo một phương diện quan trọng trong việc xây dựng các tổ chức có thể thật sự “học tập”, có thể không ngừng đẩy mạnh năng lực của chúng để nhận ra khát vọng cao nhất của chúng: Suy nghĩ hệ thống (Systems Thinking). Một đám mây tụ lại, bầu trời tối sầm, lá cây bay lên cao, và chúng ta biết trời sắp mưa. Chúng ta cũng biết cơn dông sẽ làm dòng nước ngầm chảy xa hàng dặm, và bầu trời sẽ lại tươi sáng vào ngày mai. Tất cả những sự kiện đó không liên quan với nhau về mặt thời gian và không gian, nhưng chúng lại cùng kết nối trong một mẫu hình giống nhau. Mỗi sự kiện có một ảnh hưởng với những sự kiện còn lại, và ảnh hưởng thường không lộ ra bên ngoài. Bạn chỉ có thể hiểu được hệ thống mưa dông bằng cách suy ngẫm trên tổng thể chứ không phải trên từng phần riêng lẻ của hiện tượng. Kinh doanh và những nỗ lực khác của con người cũng là những hệ thống. Chúng cũng bị giới hạn bởi những màng ren vô hình tạo bởi các hành động tương quan, thường mất hàng năm để hoàn toàn thể hiện tác động đến nhau. Vì tự chúng ta là một phần của màng ren đó, việc nhìn tổng thể sự thay đổi càng khó gấp đôi. Thay vào đó, chúng ta có xu hướng tập trung vào hình ảnh từng phần cô lập của cả hệ thống, và tự hỏi tại sao vấn đề sâu sắc nhất của chúng ta dường như không bao giờ có thể được giải quyết. Suy nghĩ một cách có hệ thống là một cơ cấu khái quát, một phần kiến thức và những công cụ có thể phát triển trong 15 năm qua, để làm cho toàn bộ hình mẫu rõ ràng hơn, và giúp chúng ta biết cách thay đổi chúng hiệu quả. Mặc dù những công cụ còn mới, thế giới quan bên trong hết sức trực giác; nhưng những thử nghiệm với trẻ em cho thấy chúng học cách suy nghĩ hệ thống rất nhanh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý Thứ Năm PDF của tác giả Peter M. Senge nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngụ Ngôn Thời Hiện Đại - Cẩm Nang Xử Thế (Sue Gallehugh)
Yêu thương bản thân là nền tảng thúc đẩy sự trưởng thành của cá nhân và xã hội. Đây không phải là sự yêu mình thái quá mà là tự nhận thức được bản thân, khả năng và những gì mình có được. Người yêu thương bản thân luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái với lòng tự tin, có trách nhiệm đối với những hành động của mình. Yêu thương bản thân bao gồm việc xem xét lại những ý tưởng tiêu cực để nhận thức rõ về mình, từ đó có thể chọn những giải pháp tích cực và cách hành xử thích hợp. Chúng ta thường dễ dàng học tập qua chuyện ngụ ngôn, vì chúng đơn giản, tự nhiên và gây ấn tượng dễ ghi nhớ. Nụ cười giúp ta thư giãn và giảm bớt những lời tự biện hộ để có thể lắng nghe và thấu hiểu. Những nhân vật trong sách truyện này rất đáng yêu và khôi hài chứng minh được những nguyên tắc cơ bản về lòng yêu thương bản thân và sự trưởng thành. Hãy thực hiện từng bước một để tiến đến mục đích và hãy để những người lạc quan, biết yêu thương vây quanh, khích lệ mình. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện được viết lại qua phong cách ngụ ngôn thời hiện đại, được ví như “cẩm nang xử thế” gối đầu giường dành cho tất cả chúng ta. Giờ đây bạn hãy đọc-suy ngẫm để học cách yêu thương người khác, yêu thương bản thân và sẵn sàng sẻ chia.*** Tìm mua: Ngụ Ngôn Thời Hiện Đại - Cẩm Nang Xử Thế TiKi Lazada Shopee Chú dê đực Billy là thành viên nhỏ nhất của gia đình Gruff. Cậu giống như một con ngựa bất kham coi thường những uy quyền. Một ngày nọ, cậu quyết định đi qua cây cầu dẫn đến Louis Pasture để tìm kiếm cho được một số cái hộp nhôm đầy hương vị. Niềm đam mê những sản phẩm tái chế đã làm cho cánh đồng của chú bị bỏ hoang cằn cỗi, khô khan. Vì thế, cậu cho rằng chắc hẳn bên kia sông là một cánh đồng cỏ cằn cỗi hơn. Billy biết rằng có một cái quán trên cầu nhưng cậu không có cho dù chỉ là một ít tiền lẻ để trả lệ phí qua cầu. Cậu đã ăn cách đây 15 phút để có thể chờ đến bữa ăn chiều. Cậu không định đi bởi vì cậu không mua được vé của người khổng lồ để qua cây cầu bằng con đường nhanh nhất. Cuối cùng không còn sự lựa chọn nào khác, Billy quyết định thử lẻn qua cây cầu mà không làm náo động đến người khổng lồ. Thật ngạc nhiên, người khổng lồ canh gác cây cầu không phải là người độc ác, xấu xa. Ông đã từng là người làm ra những món đồ chơi đầy sáng tạo mang đến niềm vui tuyệt vời cho trẻ em trong làng. Thậm chí ông ấy còn tạo ra khuôn mẫu những con búp bê khổng lồ xấu xí. Tóc của những con búp bê được bắt chước theo kiểu tóc rậm rạp, rối bù của ông. Thật không may, ý tưởng về con búp bê khổng lồ đã bị một công ty búp bê lớn đánh cắp trước khi ông có cơ hội thu lợi từ nó. Những con búp bê có mặt khắp vùng nhưng người khổng lồ thì chưa bao giờ thấy được xu nào từ sự thành công đó. Người khổng lồ cố gắng kiện công ty búp bê ra tòa nhưng nhiều năm kiện tụng thất bại đã khiến ông cảm thấy cay đắng, chua xót. Ông tập trung vào ý muốn trả thù đến nỗi ông đã đánh mất đi niềm vui và cảm xúc sáng tạo khi hoàn thành một sản phẩm như trước đây. Người khổng lồ dựng một cái lều trên cây cầu bởi vì ông cảm thấy thế giới này đã nợ mình một cái gì đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngụ Ngôn Thời Hiện Đại - Cẩm Nang Xử Thế PDF của tác giả Sue Gallehugh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.