Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn (Cao Xuân Hạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Khi nói đến nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, khá nhiều người trong chúng ta thường nghĩ trước tiên đến việc thay thế những từ “Hán-Việt” bằng những từ “thuần Việt” (những từ gốc Môn-Khmer hay mượn của tiếng Thái, tiếng Mã Lai thường được mệnh danh như vậy), mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách làm sao cho câu văn được đúng mẹo mực, được trong sáng và chững chạc, không què cụt hay ngô nghê như văn một người ngoại quốc. Ở nhà trường, việc giảng dạy tiếng Việt thiên hẳn về lý thuyết, và hầu hết thì giờ dành cho việc tiếp thu những tri thức, ngôn ngữ học không trực tiếp phục vụ cho việc tu luyện cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong văn viết cũng như văn nói. Các sách giáo khoa về tiếng Việt dành phần lớn nội dung cho việc trình bày những khái niệm khó định nghĩa và khó tiếp thu như từ, âm vị, v.v. và những tri thức lý thuyết mà ngay các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp cũng không mấy ai hiểu rõ, và lại đang là vấn đề tranh luận gay gắt trong các giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sách vở thường cung cấp cho học sinh không phải những tri thức chắc chắn, mà là những giả thiết còn phải chứng minh của một số nhà nghiên cứu cá biệt. Giáo viên mất thì giờ vào việc truyền đạt những “tri thức” ấy nhiều đến nỗi không thể sửa lỗi hành văn cho học sinh được, và dù có muốn dạy cho học sinh biết nói và viết đúng tiếng Việt cũng không biết làm việc đó vào lúc nào và bằng cách gì, căn cứ vào tài liệu nào.

Hậu quả tất nhiên của tình hình này là học sinh (khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành cán bộ) thường rất yếu về hành văn. Ta có thể nghe thấy ở khắp nơi những lời than phiền, chê trách nặng lời về tình trạng yếu kém về hành văn của những bài báo, những cuốn sách, những bài nói được truyền đi từ các đài phát thanh và truyền thanh, truyền hình. Những câu văn “bất thành cú”, những lỗi thô bạo về lô-gích, những từ ngữ dùng sai nghĩa hay không đúng chỗ, đều có thể gặp nhan nhản trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

Tình hình này nghiêm trọng đến nỗi nhiều giáo viên và cán bộ văn hóa đã nhận định rằng đây là một tệ nạn thực sự có nguy cơ làm cho tiếng Việt không còn là một ngôn ngữ văn hóa có đủ sức phục vụ công cuộc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự văn minh nữa.

Sau một quá trình nghiên cứu những lỗi ngữ pháp phổ biến trên tư liệu điều tra do nhiều giới cung cấp (bài vở của học sinh các trường phổ thông, báo chí, công văn, bài nói trên các đài phát thanh và truyền hình, thư từ, v.v.), chúng tôi đã được Ban Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phân công soạn thảo một đề cương phân loại các lỗi ngữ pháp và tìm phương pháp chữa các lỗi đó, dự kiến sẽ lần lượt biên soạn những tập sách mỏng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở nhà trường cũng như cho các cán bộ công tác trong các lĩnh vực cần đến những tri thức thực tiễn về hành văn. Công việc này không phải ngay một lúc đã có thể làm được một cách đầy đủ như chúng tôi mong muốn. Những tập sách “Sửa lỗi hành văn” soạn theo đề cương nói trên cần được kiểm nghiệm qua thực tiễn sử dụng và cần được bổ sung, chỉnh lý không ngừng. Tìm mua: Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn TiKi Lazada Shopee

Tập sách mỏng đầu tiên mà chúng tôi cho ra mắt các bạn đọc là một thí nghiệm mong được chính những người dùng sách tiến hành, nhằm tìm thấy những chỗ thiếu sót cần được khắc phục dần qua những lần tái bản sau này. Trong tập này, chúng tôi thử xử lý một trong những loại lỗi phổ biến nhất: Lỗi trong khi dùng những câu có trạng ngữ đặt ở đầu.

Sách chia ra làm hai phần: Một phần lý thuyết được trình bày một cách ngắn gọn để người dùng thấy rõ quan điểm của chúng tôi về các lỗi ngữ pháp và nắm vững nguyên nhân cũng như cơ chế của loại lỗi ngữ pháp được bàn đến trong tập này; và sau đó là phần chính, phần thực hành, trình bày từng dạng lỗi một, phân tích cơ chế của lỗi, đề ra cách sửa căn cứ trên việc tận dụng những khả năng dùng nhiều phương tiện khác nhau để diễn đạt cái ý mà người phạm lỗi muốn diễn đạt, và đề ra những bài tập (có đáp án) để giúp người dùng làm chủ được cấu trúc câu mà họ nắm chưa vững.

Chúng tôi hiểu rằng tập sách này còn xa mới đạt đến một chất lượng khả quan. Vì vậy chúng tôi tha thiết mong các bạn đọc quan tâm đến công việc trau dồi ngôn ngữ giúp đỡ chúng tôi bằng cách cung cấp thêm những kiểu lỗi chưa được nêu lên, đề nghị những cách sửa lỗi khác, những câu mẫu tốt hơn, v.v., để cho tập sách này khi in lại sẽ được tốt hơn, và các tập sau, ngay khi ra lần đầu cũng tránh được nhiều sai sót.

NHÓM BIÊN SOẠN

***

Ngữ pháp hiểu theo nghĩa rộng là cách tổ chức bên trong của ngôn ngữ. Là một hệ thống dấu hiệu bằng âm thanh được dùng làm công cụ giao tế, ngôn ngữ phải tổ chức các âm thanh như thế nào để một hệ thống đơn vị có số lượng hữu hạn có thể kết hợp với nhau mà làm thành những tín hiệu (những thông điệp, những phát ngôn) có số lượng vô hạn: Ngôn ngữ phải cho phép con người nói ra bất cứ một ý gì mình muốn nói, kể cả những ý chưa bao giờ có ai nói ra cả. Tính phức tạp và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi như vậy. Nhưng làm sao một tín hiệu chưa bao giờ gặp, mà người bản ngữ mới nghe lần đầu vẫn hiểu được? Sở dĩ có thể có được điều kỳ diệu đó là vì cái tín hiệu hoàn toàn mới ấy dùng toàn những đơn vị mà người nghe đã biết sẵn, được kết hợp lại theo những quy tắc mà người ấy cũng đã quen thuộc. Ngữ pháp, hiểu theo nghĩa hẹp, chính là tổng số những quy tắc ấy.

Những quy tắc tổ chức các đơn vị thành tín hiệu (thành câu) được người bản ngữ quy nạp ra một cách không tự giác từ những lời nói đã nghe được, và dần dần, vào những năm cuối cùng của tuổi thơ ấu, họ đã có được một hệ thống ngữ pháp hoàn chỉnh về cơ bản trong đầu, cho phép họ diễn đạt được bất cứ ý nghĩ nào dưới một hình thức phù hợp với những tập quán diễn đạt của toàn khối cộng đồng ngôn ngữ của họ. Đây là một thứ tri thức ẩn mặc - không nói ra thành lời được - nhưng là một tri thức tuyệt đối. Về nguyên tắc, người bản ngữ không thể nói sai ngữ pháp được, nếu ta không kể những trường hợp nói nhịu nhầm mà xung quanh và ngay người vừa nói nữa cũng nhận thấy ngay. Những quy tắc được trình bày trong các sách ngữ pháp chính là đúc kết từ những tập quán nói năng của cả khối cộng đồng những người bản ngữ.

Nhưng nếu thế thì tại sao lại có trường hợp được coi là một lỗi ngữ pháp của người bản ngữ? Ở đây cần phân biệt rõ hai trường hợp rất khác nhau.

Ngôn ngữ vốn chuyển biến không ngừng. Không những từ ngữ, cách phát âm, mà ngay cả ngữ pháp cũng chuyển biến theo thời gian, tuy chậm hơn nhiều. Và trong những nguyên nhân quy định những sự chuyển biến của ngôn ngữ có cả những “lỗi” của thế hệ sau trong khi hấp thu ngôn ngữ. Những sự đổi khác đó ban đầu có thể bị thế hệ trước trấn áp quyết liệt. Nhưng nếu nó phù hợp với xu thế phát triển của ngôn ngữ (chẳng hạn như khi nói tạo nên một sự tiết kiệm quy tắc hay làm mất một sự thiếu cân bằng), dần dần nó sẽ thắng và sẽ dành được địa vị chuẩn, nghĩa là sẽ được mọi người coi như “đúng ngữ pháp” hơn cách nói trước kia, nay đã trở thành “cổ”.

Trong những trường hợp như thế, nhà ngôn ngữ học không bảo thủ sẽ có thái độ rộng rãi đối với hình thái mới và sẵn sàng chấp nhận nó sau khi đã nghiên cứu nó kỹ về phương diện hiệu quả giao tế cũng như về phương diện thống kê.

Mặt khác, trong quá trình chuyển biến, phát triển, một ngôn ngữ có thể tiếp thu những từ ngữ, những kiểu nói, những cách đặt ngôn ngữ khác, nhằm làm cho mình dồi dào phương tiện hơn. Thường thường, những sự tiếp thu này, trong thời gian đầu chỉ liên quan đến những khu vực “văn hóa” của ngôn ngữ, nghĩa là chỉ thấy có trong văn khoa học, tôn giáo, triết học, v.v., cho nên quần chúng trung bình còn bỡ ngỡ khi nghe hay dùng những cách viết hay nói như vậy. Và vì không mấy khi sử dụng được cái cảm thức vốn có của mình để xử lý những cách nói như vậy, người bản ngữ trung bình (nhất là khi còn ít tuổi hay chưa có trình độ văn hóa cao) không quy nạp được những quy tắc chi phối cách cấu tạo của những câu ít quen thuộc đó, cho nên khi tự mình đặt câu theo kiểu mới tiếp thu được, họ có thể sai. Những kiểu câu không phải du nhập từ tiếng nước ngoài, những thể loại văn nhất định hay ngay cả những kiểu câu chỉ dùng trong văn viết chứ không dùng trong khi nói chuyện bình thường cũng có thể bị dùng sai như vậy nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập đầy đủ.

Thường thường trong khi nói năng, người bản ngữ có thể tránh hẳn những kiểu câu mình chưa nắm vững (dĩ nhiên nếu người đó không có thói ăn nói cầu kỳ); nhưng trong khi viết hay trong khi phát biểu ở những môi trường nhất định, họ có thể vì yêu cầu của hoàn cảnh mà buộc lòng phải dùng đến những kiểu câu chưa nắm vững đó.

Đối với loại lỗi này, người làm công tác giảng dạy hay biên tập cần có thái độ nghiêm khắc hơn. Ỏ đây có thể tin chắc rằng chuyện dùng sai không hề do “xu hướng chuyển biến tự nhiên” của ngôn ngữ mà ra, tuy có thể chịu sự chi phối của những quy luật nào đó của bản ngữ làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn. Nói chung, những lỗi này thường làm cho câu văn không tuân theo những quy tắc vốn có của bản ngữ (chứ không riêng gì của thứ tiếng làm cội nguồn cho sự tiếp thu). Nếu người nghiên cứu đã xác định được như vậy, thì người giáo viên hay biên tập viên cần kiên quyết sửa lại cho đúng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn PDF của tác giả Cao Xuân Hạo nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoan
101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoan 101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoan Làm nhà doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ hiểu một chiến lược quảng cáo hiệu quả có thể tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh và giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể. Nhưng, trên thực tế, hiểu biết về cách thức quảng cáo của nhiều doanh nghiệp rất hạn chế bởi hầu hết các doanh nhân không biết cách để đưa ra những dòng tít hấp dẫn, những ý tưởng đột phá hay nên không biết sử dụng phương tiện nào để truyền tải ý tưởng của mình đến khách hàng. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ có nguồn ngân sách eo hẹp, vì vậy quảng cáo và PR cho doanh nghiệp là một câu hỏi làm đau đầu không ít nhà điều hành. 101+ ý tưởng quảng cáo khôn ngoan sẽ trang bị cho bạn các công cụ quảng cáo không những khôn ngoan mà còn vô cùng hiệu quả. Bạn sẽ học được cách thu hút các khách hàng tiềm năng quan trọng với chi phí thấp, tạo dựng được mối quan hệ lâu dài và bền vững và khiến khách hàng buộc phải mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty bạn. Đọc thêm: Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy Marketing Theo Phong Cách Sao Kim Marketing Truyền Miệng Với những ý tưởng vô cùng đơn giản và dễ áp dụng, 101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoancung cấp cho người đọc những “mẹo” đã được kiểm chứng như: Sử dụng giấy chứng nhận về chất lượng trong quảng cáo Sử dụng các phương tiện truyền thông Quảng cáo qua website Quảng cáo qua báo chí Được biên soạn dựa trên những tài liệu giá trị, các tình huống và ví dụ minh họa thực tế điển hình trong môi trường công sở, bộ sách 101+ ý tưởng sẽ mang đến cho độc giả những ý tưởng gợi mở đơn giản và thiết thực mà chúng ta có thể thực hiện ngay.
50 việc cần làm ở tuổi 20
50 việc cần làm ở tuổi 20 50 việc cần làm ở tuổi 20 – Akihiro Ankatani Tuổi 20, một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, cái lứa tuổi sung sức nhất của cuộc đời, tuổi mà người ta có thể làm những việc mà họ chưa từng nghĩ mình có thể làm. Nhưng có khi nào bạn cảm thấy mình quá nhỏ bé trước dòng đời, bạn bế tắc và không tìm ra được một hướng đi cho chính mình? Hãy cảm nhận qua từng trang sách của 50 việc cần làm ở tuổi 20, chiêm nghiệm nó với bản thân mình, làm một vài việc trong cuốn sách đưa ra… Tôi tin chắc bạn sẽ tìm thấy tương lai của mình hay ít nhất cũng là những trải nghiệm cần thiết của tuổi trẻ. Tôi còn nhớ như in, cuốn sách đầu tiên của mình được xuất bản đúng một ngày trước khi tôi tròn ba mươi tuổi. Tôi luôn nhắn nhủ bản thân mình, trước khi sang đầu ba mười, mình đã phải làm nên một cái gì đó, chứ không chờ đến khi bạc đầu mới thành công, đến lúc ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Suy nghĩ là vậy, nhưng hết năm này đến năm khác qua đi mà tôi vẫn chẳng làm được trò trống gì. Tôi cứ vật vờ một cách uổng công vô ích. Giá như ai đó nói cho tôi biết mình phải làm gì khi còn 20. Cái gọi là môn học bắt buộc ở tuổi hai mươi có nghĩa là những việc mà chỉ ở tuổi hai mươi mới có thể làm được. Chỉ những ai ở tuổi ấy cứ bôn ba qua lại một cách uổng công vô ích, đến khi cuộc đời trở nên xán lạn, mới thấm thía rằng tuổi hai mươi là thời gian vô tình nhất, cũng là giai đoạn huy hoàng nhất trong đời mỗi người. Đọc thêm: Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công Trên đường băng 10 Quy Luật Cuộc Sống
Vị Giám Đốc Một Phút
Vị Giám Đốc Một Phút: Phương Pháp Quản Lý Hiệu Quả Nhất Thế Giới Cuốn sách Vị Giám Độc Một Phút sẽ giúp bạn học được phương pháp quản lý hiệu quả nhất thế giới. Để quản lý công việc được tốt, người lãnh đạo phải giúp nhân viên lập ra mục tiêu một phút, không quên dành một phút khen ngợi để khích lệ tinh thần làm việc của mọi người và một phút khiển trách đối với các việc làm sai trái của nhân viên để giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoàn thiện bản thân. Cuốn sách bắt đầu với tình huống chàng thanh niên có cuộc phỏng vấn với Vị Giám Độc Một Phút. Nhờ áp dụng những bí quyết hữu ích từ Vị Giám Độc Một Phút, chàng thanh niên trẻ đã tìm ra phương cách quản lý cho riêng mình và anh cũng sớm trở thành Vị Giám Độc Một Phút. Câu chuyện thú vị trong cuốn sách sẽ chia sẻ với các bạn rất nhiều điều. Đó là những kiến thức đã được đúc kết từ những những nghiên cứu trong các lĩnh vực tâm lý học, y học và khoa học hành vi về cách con người hợp tác tốt nhất với người khác để giúp bạn hoàn thành được xuất sắc trong vai trò quản lý của mình. Vị Giám Đốc Một Phút – Ken Blanchard Cuốn sách này không chỉ dành cho những người làm công việc quản lý, ý nghĩa và giá trị thực chất của nó có thể ứng dụng trong nhiều mặt của cuộc sống. Trong gia đình, bạn có thể vận dụng ba “bí quyết một phút” để giúp các con biết tự quản cuộc sống tốt hơn, giúp vợ hoặc chồng của bạn có cách cư xử tốt hơn… Đọc thêm: Trên đường băng Thuật quản lý thời gian Ai lấy miếng Pho mát của tôi Trong công việc sau khi áp dụng ba bí quyết một phút, bạn sẽ cảm thấy thích thú với công việc hơn và ít căng thẳng hơn, sự nghiệp sẽ được thăng tiến hơn. Hy vọng cuôn sách này sẽ giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống. Đừng quên đăng ký email để nhận sách hay hàng tuần cùng Sách Mới.
Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy
Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy – Joyce Wycoff Được Tony Buzan phát triển vào đầu những năm 1970, Bản đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ hiệu quả khả năng ghi nhớ thông tin, cách tổ chức công việc, lập kế hoạch, phát triển khả năng tư duy phổ biến nhất thế giới. Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy là cuốn cẩm nang cho bạn để áp dụng phương pháp này vào trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể phá vỡ mọi chướng ngại cản trở suy nghĩ tự do để khám phá thế giới vô tận của giải pháp và ý tưởng chỉ bằng việc á dụng những kỹ thuật cho phép suy nghĩ bằng cả bộ não được cung cấp trong cuốn sách này. Bí quyết học đâu nhớ đó Tôi tài giỏi, bạn cũng thế Cẩm nang Tân Sinh Viên Áp dụng bản đồ tư duy, bạn sẽ thấy những ý tưởng mới cứ thế hiện ra, rồi từ đó, chuỗi ý tưởng này lại khơi dậy những ý tưởng khác, mới mẻ hơn, sáng tạo hơn; và cứ như vậy… Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy là vô hạn, giống như chính sức sáng tạo của con người vậy. Cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ áp dụng và mang lại hiệu qủa tức thì, Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy là một công cụ đầy sức mạnh giúp chúng ta phát huy tối đa khả năng sáng tạo để đạt tới đỉnh thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống.