Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kỳ Nữ Họ Tống (Nguyễn Văn Xuân)

Kỳ nữ họ Tống là câu chuyện về người đàn bà mà nhan sắc và tai tiếng đều vào loại bậc nhất trong lịch sử nước Việt: Tống Thị.

Tống Thị vốn là vợ của quan trấn thủ xứ Quảng Nam. Sau khi chồng mất, nàng quyến rũ em chồng là Sãi Vương để trở thành bà chúa quyền uy. Em chồng chết mồ chưa xanh cỏ, nàng đã lấy ngay chú ruột chồng.

Với dân đen, nàng lộng quyền gây cho họ biết bao oán thán. Với lịch sử, nàng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đẫm máu năm xưa. Nàng đích thực là một ngạ quỷ.

Có lẽ chỉ duy nhất một người cho tới ngày Tống Thị bị hành hình nhục nhã vẫn cứ mê đắm, yêu thương nàng.***

Cách đây mấy chục năm, có người trao cho tôi một đống sách vở cổ và bảo: Những thứ này do các bậc tiền bối của tôi tích trữ, lưu lại nhiều đời. Thời cha tôi, kể ra nó cũng còn đôi lần được xem xét lại. Đến đời tôi nó hoàn toàn vô dụng vì sách viết bằng những thứ chữ xưa, tôi không đọc được. Tôi có để lại thì giỏi lắm đến đời con tôi chúng cũng đem hút thuốc hoặc bán ký lô thôi. Tôi biếu ông, biết đâu ông chẳng tìm thấy một đôi cuốn, một đôi chương đoạn mà ông thích.Mấy mươi năm nay, tôi chưa sờ mó gì đống sách còn nằm trong xó. Chợt một hôm, nhân cần tư liệu cũ, tôi giở ra xem thấy có một tập nhan đề: Tống Kỳ Nữ. Ban đầu, tôi ngờ là truyện Tàu chép lại. Nhưng khi thử lướt qua vài đoạn, tôi ngạc nhiên đến sững sờ: đó là chuyện hoàn toàn Việt Nam mà lại xảy ra ở Xứ Đàng Trong; cả tỉnh tôi, quê tôi cũng có hiện diện trong mấy chương đầu. Tìm mua: Kỳ Nữ Họ Tống TiKi Lazada Shopee

Chuyện kể cuộc đời Tống Thị, một người đàn bà có thật trong lịch sử Xứ Đàng Trong đã một thời làm đảo điên cả triều đại chúa Nguyễn, suýt xóa bỏ cả tên triều đại này trong cơ thể Việt Nam ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XVII.

Tôi chưa thấy người đàn bà nào trong lịch sử nước ta từ khi dựng nước tới khi chấm dứt chế độ phong kiến (1945) cũng là chấm dứt hẳn triều Nguyễn lại có cuộc đời sóng gió, ghi dấu ấn sâu sắc, rùng rợn, tác dụng mãnh liệt xã hội, chính trị, quân sự, đạo đức đến như bà. Bà Chúa Chè làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm, ghê gớm là thế, cũng chỉ là bóng mờ bên cạnh bà họ Tống. Đặng Thị Huệ chỉ tác động được Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ - một việc thường xảy ra, cụ thể vào giai đoạn Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Lê Thánh Tông. Còn Tống Thị thì thực sự chủ động, tích cực trong việc hại dân, tích luỹ thành phú gia địch quốc, thay ngôi chúa bằng những hành động táo bạo chưa dễ trong thế giới đã có mấy mặt phụ nữ từ cổ chí kim hành động liều lĩnh hơn bà. Phải nói, trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, cả Xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, tên bà trở thành huyền thoại. Cả Chúa Nguyễn (Phước Lan rồi Phước Tần), Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) đều bị bà lung lạc cho vào bẫy và Dũng Quận Công (Phước Tần) người kiêu hùng nhất của triều chúa Nguyễn, trong đánh bại quân Trịnh, ngoài tiêu diệt hạm đội Hòa Lan, mở đường khai thác Nam bộ oanh oanh liệt liệt một thời cũng suýt bị bà lật đổ.

Tôi không có ý tìm hiểu nguyên nhân nào ảnh hưởng tới con người như bà với hành động lạ lùng đến thế? Gia đình? Bản chất? Sự phân biệt quá gay gắt của đất nước (Trịnh - Mạc, Trịnh Nguyễn cùng song song phát triển) hay ngọn gió mới mẻ và kỳ dị của tư bản phương Tây thổi tới cùng sự thay đổi triều đại (Minh Thanh) của Trung Quốc với hàng hàng lớp lớp người đổ sang vội vàng lôi cuốn bà vào cơn lốc thời đại? Không có sử liệu, tư liệu chính xác, sự quyết đoán chỉ có tính hàm hồ.

* *

Tập "Tống Kỳ Nữ" kể lại chuyện của đời người đàn bà họ Tống, con gái cai cơ Tống Phước Thông; vợ trấn thủ Nguyễn Phước Kỳ có thực sự chép đúng đời bà do người trong cuộc kể lại hay cũng chỉ hư cấu theo một số sử liệu cốt ý làm tỏ rõ thêm những nét độc đáo của cuộc đời bà và hướng dẫn người đọc theo nhận định riêng?

Văn chương cổ, tình ý xưa cũ, nếu dịch lại thật sát e người đọc ngày nay không ham thích nên tôi mạo muội biên tập lại cho dễ đọc. Và nó không còn là lịch sử mà là tiểu thuyết lịch sử. Tên Tống Kỳ Nữ, khá nặng nề cũng đổi ra Kỳ Nữ Họ Tống cho hợp thời thượng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỳ Nữ Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Văn Xuân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann (Moshe Pearlman)
Tôi rời bỏ chức vụ trong chính phủ ngày 1 tháng 5 năm 1960 để dành thì giờ viết văn.Lúc đó tôi chưa nghĩ rằng mình sẽ viết một quyển sách về Eichmann.Tôi lại càng không biết việc người ta chuẩn bị để bắt ông. Lần đầu tiên tôi được tin Eichmann bị bắt và bị giữ ở Israel là ngày 25 tháng 5 lúc 4 giwof chiều khi Thủ tướng lan báo tin ấy ở Quốc Hội(Knetsset).Vì vậy quyển sách này không chứa đựng một tài liệu nào mà tôi đã thâu lượm được nhờ vào chức vụ của tôi. Tôi cũng chưa chú ý đến trường hợp Eichmann khi có tin ông ta bị bắt. Khoảng tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên tôi nghe nói đến những hoạt động của ông.Với tư cách phóng viên một tờ báo,khi tôi đến phỏng vấn người cộng sự cũ của ông,ông Sturmbannfuhrer SS Dieter Wisliceny tại khám đường Trung Ương Bratislava,vài tuần trước khi ông này bị hành quyết. Lúc đó ông ta nói với tôi rất nhiều về vai trò của Cơ quan Chuyên trách về các vấn đề Do thái mà người cầm đầu là Adolf Eichmann. Ông còn thảo một văn thư để nhờ chuyển lại cho tôi quả quyết Eichmann vẫn còn sống. Quyển sách này không phải là một bản công bố chính thức. Vì vậy nó không dính lứu gì đến chính phủ Do Thái. Tự cá nhân tôi viết ra và một mình tôi chịu tất cả mọi trách nhiệm. Moshe Pearlman***Adolf Eichmann (sinh 19 tháng 3 1906 - tử hình ngày 31 tháng 5 1962) là trung tá lực lượng vũ trang SS Đức Quốc xã. Vì ông có đầu óc tổ chức và có lý tưởng quốc xã sâu đậm, Eichmann được cấp trên là Reinhard Heydrich trao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, ông bị Đồng Minh truy lùng gắt gao, phải giả giấy thông hành hội Chữ thập đỏ chạy trốn sang sinh sống tại Argentina với cái tên giả là Ricardo Clemento. Đến năm 1960, nhân viên cục tình báo Mossad của Israel bắt được Adolf Eichmann, đưa về Israel xét xử. Năm 1962 Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình. Tìm mua: Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann TiKi Lazada Shopee ***Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu. Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jerusalem, một người đàn ông mảnh dẻ len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dính. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời. Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là “bọn vô lại Do thái”, giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann PDF của tác giả Moshe Pearlman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte (E. Tac Le)
Napoléon Bonaparte- Nã Phá Luân là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới, nhưng ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte PDF của tác giả E. Tac Le nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Lenin (Maria Prilezhayeva)
Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels. Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831 - 1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835 - 1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga. Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật. Tìm mua: Cuộc Đời Lenin TiKi Lazada Shopee Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia. Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin. Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình". Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5." Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó. Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Lenin PDF của tác giả Maria Prilezhayeva nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Chiến Tranh Bí Mật Chống Hà Nội (Richard H. Shultz)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Chiến Tranh Bí Mật Chống Hà Nội PDF của tác giả Richard H. Shultz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.