Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)

Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ...

Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học.

***

Năm biên soạn sách

HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee

Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết:

"Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thế Giới 5000 Năm
Thế Giới 5000 Năm Thế Giới 5000 Năm – Chu Hữu Chí Thế Giới 5000 Năm có thể hé mở cánh cửa kho báu, phủi bụi thời gian, giúp bạn đọc ít nhiều trong việc tìm kiếm những tri thức, những bài học kinh nghiệm phong phú tích lũy hàng mấy ngàn năm của loài người. Những câu chuyện đều phản ánh những nội dung cơ bản trong các giai đoạn lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử, bám sát các sự kiện, phác họa đúng đắn chân dung nhân vật, nhưng được viết dưới dạng kể chuyện, những truyện ngắn, ký sự… Thế Giới 5000 Năm đã vẽ nên bức tranh rộng lớn tái hiện cuộc sống của các dân tộc trước đây, giới thiệu về các nền văn minh nổi tiếng nhân loại, những nhân vật biến đổi thế giới, những sự kiện thay đổi tiến trình lịch sử… Với hàng nghìn minh họa ấn tượng và các bản đồ chi tiết, bạn đọc sẽ dễ dàng hình dung chủ đề đang được đề cập. Các Triều Đại Việt Nam Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Sử Ký Tư Mã Thiên Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Lịch Sử Thế Giới 5000 Năm. Đừng quên đăng ký email nhận sách mới hàng tuần và chia sẻ sách lên facebook cho bạn bè cùng đọc.
Sử Ký Tư Mã Thiên
Sử Ký Tư Mã Thiên Sử Ký Tư Mã Thiên Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Bạn cũng sẽ thích Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử thì tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Và không phải chỉ có thế người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Nam Việt Lược Sử
Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Trong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn. Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc. Có thể bạn quan tâm: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp. Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Lịch Sử Dân Tộc Mỹ – Howard Zinn Lịch Sử Dân Tộc mỹ là cuốn sách nói về lịch sử của cường quốc bậc nhất thế giới với đầy đủ dẫn chứng, cách lý giải trong hành trình hơn 300 năm nước Mỹ từ một lục địa mới trở thành cường quốc hàng đầu. Cuốn sách giới thiệu những câu chuyện chưa từng biết đến về những cuộc xung đột không ngừng trong nội bộ nước Mỹ. Đó là cuộc chiến của người da đỏ chống lại người Châu Âu, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, cuộc chiến của những người phụ nữ giành lấy quyền bình đẳng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chỉ nghĩa tư bản. Cuốn sách sống động với những trích dẫn cụ thể đã tạo nên bức tranh thực sự mới mẻ về lịch sử nước Mỹ bằng ngôn từ đơn giản, lý luận dễ hiểu và cách hành văn sinh động. Tuy nhiên, Lịch Sử Dân Tộc Mỹ đã được nhận định rằng, đây là cuốn sách dành cho những ai đã hiểu sơ bộ về nước Mỹ để chắc chắn rằng độc giả không hiểu sai lệch hay khiếm khuyết về toàn cảnh sử Mỹ mà tác giả muốn truyền đạt. Không nên bỏ qua: Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Hồi Ký Lý Quang Diệu Là cuốn sách mang giá trị học thuật về một nhà nước cánh tả, về thuật chép sử đa văn hóa. Phiên bản cập nhật được bổ sung những chương mới về các Tổng thống Bill Clinton, Bush Cha và Bush Con. Zinn nhìn nhận việc phổ thông đầu phiếu, hành động xác quyết và thỏa ước tập thể không phải là sự mở rộng cơ bản (mặc dù chưa phải hoàn hảo) quyền tự do, mà chỉ là sự nhượng bộ chiến thuật của tầng lớp trên. Trên thực tế, việc bỏ phiếu là âm mưu xảo quyệt nhất của những “kẻ lãnh đạo”. Zinn cho rằng hai thế kỷ nói về “lòng yêu nước, dân chủ, quyền lợi quốc gia” của Mỹ chỉ là “khẩu hiệu” và “giả vờ”, bởi lịch sử, như tác giả kể lại, phần lớn là nỗ lực của người dân bị đè nén nhằm đòi hỏi những lý tưởng cho chính họ.