Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Muôn Dặm Đường Hoa (Trần Thùy Linh)

Tập sách văn hóa, trải nghiệm về các loài hoa đặc trưng cho từng vùng đất cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới. Mỗi một vùng đất thường có một loài hoa gắn liền, nó “đẫm hồn đất, hồn người và ẩn chứa biết bao điều về văn hóa của một dân tộc”. Ngoài việc thể hiện được nhiều nét văn hóa thú vị ở các địa điểm vừa lạ vừa quen, tác giả từ “đời hoa” còn có những chiêm nghiệm sâu sắc về “đời người“. Và muốn nhắn nhủ với người đọc rằng, hãy sống tỏa hương khoe sắc rực rỡ như những bông hoa để làm đẹp cho thế gian vì mỗi người đã là một đóa hoa của vũ trụ.

Cuốn sách có 4 phần:

+ Hồn hoa đô hội: viết về những loài hoa ở Hà Nội.

+ Muôn dặm đường hoa: các loài hoa khắp vùng miền nước Việt.

+ Những nụ cười đất lạ: viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới. Tìm mua: Muôn Dặm Đường Hoa TiKi Lazada Shopee

+ Những phiêu trình sen: những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong nghiệp hội họa của tác giả.

***

Cuốn sách “Muôn dặm đường hoa” của họa sĩ Trần Thùy Linh vừa ra mắt không chỉ là một cuốn du ký, tản văn, mà là hành trình trở về thiên nhiên, đắm mình trong cái đẹp, qua những cuộc phiêu trình cùng sắc hương. Họa sĩ vốn kỹ lưỡng với màu sắc đã tỏ ra vô cùng tỉ mỉ khi viết.

Thông qua cách trò chuyện với các loài hoa, chị đã thoát khỏi giới hạn của bản thân để tìm thấy chính mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời.

Cuốn sách được chia làm bốn phần chính: “Hồn hoa đô hội” viết về những loài hoa ở Hà Nội; “Muôn dặm đường hoa” viết về các loài hoa khắp vùng miền nước Việt; “Những nụ cười đất lạ” viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới; “Những phiêu trình sen” là những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong hội họa của tác giả.

Dường như hoa đã cho Trần Thùy Linh quá nhiều, chị tâm sự: “Khi ở những phút giây tăm tối tưởng chừng không thể nào vượt qua, tôi lại nhớ tới giấc mơ về bông hoa xanh. Tôi nhớ tới những cảm xúc diệu kỳ không thể so sánh được khi vùi mình giữa hoa cỏ trên thảo nguyên Mông Cổ, hay đạp xe giữa những ruộng cải vàng, hoa mó đỏ ở miền quê Bắc Bộ. Những tăm tối luôn lùi lại phía sau khi những hình ảnh ấy xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Chúng cho tôi sức mạnh đối mặt với những điều tưởng chừng không thể. Khi cơn bão đời qua đi, tôi như được hồi sinh. Những chuyến về miền hoa cỏ tiếp theo lại nạp cho tôi một năng lượng sống tràn trề”.

Họa sĩ Trần Thùy Linh sinh tại Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM, tốt nghiệp chuyên ngành văn chương và ngôn ngữ tại Đại học Leipzig - Đức. Trở về Việt Nam, chị tiếp tục theo đuổi con đường viết sách và hội họa chuyên nghiệp, tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Mỹ, Hàn Quốc…

“Với tôi, đi, viết và vẽ là phương tiện để hành thiền, để tìm về với cội nguồn bản ngã của vạn vật và chính mình, để giải thoát mọi cảm xúc với đích đến cuối cùng là đạt được sự tự do” - Trần Thùy Linh nói.

Năm 2017, Trần Thùy Linh ra mắt cuốn “Sài Gòn những mùa yêu”, 2018 có “Đi như tờ giấy trắng” và lần này là “Muôn dặm đường hoa”.

Nhắc đến sự liên kết giữa mình và hoa, Trần Thùy Linh nhấn mạnh:“Quá trình nghiên cứu về các loài hoa của tôi chưa bao giờ dứt, và sau mỗi bộ tranh tôi vẽ, tôi đều phát hiện ra những điểm đặc biệt mới ở cùng một loài hoa. Tôi học được sự quả cảm, dám đối đầu với khó khăn từ loài hoa poppy đồng nội không cam chịu kiếp cắm bình. Tôi học được sự bền bỉ, can trường từ loài cúc dại “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất)”.

“Tôi luôn tin rằng có bông sen xanh một đời tôi tìm kiếm đang ở đâu đó ngoài kia. Có những bí ẩn khác biệt ngay trong những điều chúng ta luôn tưởng rằng mình đã biết. Tâm mở tới đâu, xanh tràn tới đó. Trong vòng quay bất tận của cuộc đời, luôn có một bông hoa xanh vươn lên từ bùn và những tàn phai. Với tôi đó có thể là bông sen xanh. Với bạn có thể là cầu vồng bảy sắc. Với người khác đôi khi là bông cỏ dại hay cả một rừng hoa muôn hồng ngàn tía. Thế giới này sẽ đơn điệu và nhàm chán biết bao khi mọi thứ đều giống nhau: biểu tượng giống nhau, tư duy giống nhau, yêu ghét giống nhau, những bông hoa giống nhau, những giấc mơ giống nhau... Thế giới loài hoa cho ta bài học gì cho thế giới loài người?” - Trích chương “Đi tìm bông sen xanh”

***

Rong ruổi theo hoa

“Mỗi chuyến đi đều ẩn chứa những điểm đến bí mật mà người lữ hành không bao giờ ngờ tới.”

Martin Buber - Triết gia người Áo

Mùa xuân ở miệt vườn Sa Đéc

Hằng năm cứ đến mùa xuân lại thấy cồn lên một nỗi bồn chồn khó gọi tên, một sức hút vô hình mang tên HOA luôn kéo tôi trôi đi không cưỡng lại được. Vậy là dù bận đến mấy cũng phải thu xếp về với những miền hoa cỏ. Mỗi vùng đất ta đi qua, đều ẩn chứa vô vàn điều thú vị. Mỗi nơi một cảnh trí, thiên nhiên và con người luôn khác biệt. Có nhiều nơi chốn mang lại cho ta cảm giác gắn bó không thể lý giải, một sự mong nhớ in sâu vào tiềm thức từ khi nào không hay làm ta luôn muốn quay về.

Với tôi, Sa Đéc là một nơi như thế. Dẫu rằng đây chỉ là một thành phố tỉnh lỵ nhỏ bé, dẫu đã nhiều lắm những lần rong chơi ở xứ hoa bên bờ sông Tiền này, vậy mà xuân nào tôi cũng muốn quay lại, lần nào cũng “cháy” máy vì hoa. Tân Quy Đông, Sa Nhiên, những cái tên đã quen đến độ chỉ nghe thoáng qua thôi là đã cồn cào nhớ! Nghe tên thôi là đã hiện ra trước mắt cả một vùng bến thuyền sông nước, trên là trời, dưới là cỏ cây hoa lá lung linh trong nắng vàng.

Hoa ở Sa Đéc không giống hoa ở bất kỳ làng hoa nào khác. Bởi những luống hoa ở đây không được trồng trong vườn hay ruộng, mà được trồng trên giàn cao, soi bóng xuống mặt nước lung linh. Để chăm sóc hoa người ta dùng những chiếc ghe nhỏ, len lỏi giữa những giàn hoa cao ngang ngực hoặc gần lút đầu người. Cũng có những mùa nước rút thì phương tiện vận chuyển chính là xe cút kít ba bánh. Những chiếc nón lá trắng nhấp nhô giữa màu vàng rực nắng của cúc, những chiếc xe cút kít chở đầy sắc xuân, tạo nên một hình ảnh không dễ lẫn. Nơi đây có đủ loại: hướng dương, thược dược, cúc vàng, cúc tím, bông giấy, huỳnh anh, hồng anh, lan tỏi, ngọc nữ, ngọc trâm, ngọc lan, hồng đổi màu, xương rồng, kim ngân, kim tiền, hồng lộc, đuôi chồn, lá trắng… không sao kể hết được hàng trăm loài hoa và lá. Từ những loại cao sang yêu kiều, tới những loại hàng rào dân dã, tất cả như một bản hòa ca của hương thơm và sắc màu mà thiên nhiên và đất trời dành tặng riêng cho con người. Nơi đây, những đóa hoa thỏa sức khoe sắc trên mặt nước lóng lánh, giữa trời xanh mây trắng và nắng gió sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà làng hoa Sa Đéc luôn mang một vẻ duyên dáng và quyến rũ rất riêng biệt. Hoa ôm người và người ôm hoa. Hình như chỉ khi được chìm trong cái không gian ngát hương và rực rỡ màu sắc đó, người ta mới thấu hiểu rằng hoa là những gì tinh túy nhất trong kết tinh của đất trời và nắng gió với cỏ cây.

Có lẽ vì gần nước, nên những cánh hoa nơi đây luôn đẫm hơi sương. Có lẽ vì gần gũi với nắng vàng phương Nam, nên hoa cũng luôn mang một vẻ rực rỡ và sung mãn, một vẻ đẹp chẳng hoa nào nơi xứ lạnh có được. Người xứ nào, hoa xứ ấy. Những loài hoa phương Nam đầy nắng, dù được nuôi trồng, cũng chẳng thể mất đi chất hoang dã, phóng khoáng trong từng đường gân kẽ lá và dòng nhựa sống tràn trề trên từng cánh hoa. Với những người dân nơi đây, hoa không chỉ là tinh túy của đất trời, hoa còn là cuộc đời họ. Quanh năm ngày tháng, họ sống cùng hoa. Trong những hướng dương, hồng, cúc, vàng anh, huỳnh đệ… đang khoe mình dưới nắng kia, có biết bao mồ hôi, nước mắt và cả những tình yêu không thể diễn đạt bằng lời dành cho hoa, cho đời.

Mùa nước về và mùa nước đi, đời hoa cũng theo đời người lênh đênh theo con nước. Trở đi trở lại miền sông nước nắng vàng ấy để thấy rằng, xứ hoa nào rồi thì cũng phải đi qua cơn bão mang tên phát triển. Cây cầu khi xưa xe 15 chỗ không qua được, nay đã được thay thế bằng một cây cầu lớn để xe tải có thể ra vào chở hoa. Những con đường được mở rộng bỗng mất đi vẻ duyên dáng miệt vườn. Những mái nhà lợp lá dừa dần ít đi, cầu tre cũng không còn. Làng đang dần mang sắc phố. Tôi ngẩn ngơ, lang thang trên lộ đi tìm. Đi tìm bóng hàng tre soi mình bên dòng nước dưới giàn hoa năm xưa tôi từng chụp em gái lúng liếng mắt đen. Đi tìm hàng dừa mùa trổ bông và đám hoa cỏ lau trắng muốt bên nếp nhà dưới giàn hoa lan tỏi tím. Dẫu biết rằng, không gì là mãi mãi, thì làng và người cũng vậy, và hoa cũng vậy thôi. Thời gian đâu có khi nào dừng lại, vậy mà tôi vẫn muốn đi tìm. Tôi vẫn hy vọng, ở một nơi nào đó, không gian hoa “của tôi” vẫn còn đó, để cánh hoa tôi còn có nơi tìm về.

Vào mùa Tết năm ấy, như một sự dỗi hờn với hoa, tôi đi Sa Đéc vào mùa lá. Tự nhủ thầm, mình đúng là người “cắc cớ”. Này nhé, đi biển mùa đông, đi rừng mùa lạnh, đi núi mùa không hoa và đi làng hoa mùa lá. Với tôi, những mùa “cắc cớ” như vậy luôn có điều thú vị riêng. Bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mà vào mùa rực rỡ nhất ở những nơi đó, bạn không sao thấy được. Thường thì những gì nhỏ bé hay lặng thầm thường dễ bị bỏ qua. Ta hay bị thu hút bởi những hào nhoáng bên ngoài. Có hoa thì ai còn ham lá? Mấy ai luôn nhớ rằng, không có gì là đương nhiên. Thế giới này tồn tại được, hài hòa được, phát triển được là nhờ những điều lớn lao và nhờ cả những điều nhỏ nhoi hay bị quên lãng, như hoa như lá. Thế giới của hoa cũng đâu khác gì thế giới của người, cũng giống như phát hiện nho nhỏ của tôi về những chiếc lá tại Sa Đéc năm ấy. Bạt ngàn lá đủ loại. Những sắc xanh biến ảo thật thần kỳ dưới ánh mặt trời. Những dáng lá khác nhau in hình lên nhau, in hình lên trời, làm đẹp cho hoa. Không có lá, thử hỏi hoa có còn xinh?

Ngang qua những căn nhà bên đường ngập tràn không khí Tết. Một người đàn ông nằm trên võng dưới hai gốc mai hoàng hậu thư thả đọc báo. Từ căn nhà kế bên vọng ra tiếng ồn ào, rôm rả của một đám nhậu và nghe chừng họ đang tính toán xem mùa hoa năm nay lời lãi ra sao. Có cảm giác như ở nơi này mọi sự hối hả dường như đã ngừng lại. Dù không gian xứ hoa đã nhiều đổi thay theo bập bềnh thủy triều sông Tiền ngày hai buổi lên xuống, thì Tết vẫn đang đến, chậm rãi và khoai thai. Và, dù cho tôi vẫn luôn thấy mình trong những chuyến đi, trong những cuộc tìm kiếm, nhưng từ bao giờ không biết, miệt vườn xứ hoa trong tôi vẫn mang tên Sa Đéc. Nơi mà hoa là người, người là hoa. Hoa mộc mạc, chất phác, lặng lẽ và chân tình như nụ cười hồn hậu của người thôn nữ trên chiếc đò ngang.

Hồn hoa đô hội

Ở phố cũng có muôn vàn loài hoa, cả hoa được trồng lẫn hoa cỏ dại, chỉ là bạn có để ý hay không mà thôi. Từ bao giờ không biết hoa đã hiện diện trong muôn mặt của đời sống con người. Từ khi ta sinh ra, trưởng thành, già đi, cả khi đau ốm, bệnh tật tới khi lìa đời, hoa lặng lẽ bên ta như người bạn thủy chung không bao giờ cần đền đáp. Trên những vỉa hè, trong những công viên hiếm hoi nơi trung tâm thành phố, hoa vẫn lặng lẽ nở, như những người công nhân đô thị vẫn ngày ngày lặng lẽ chăm bón cho hoa. Mấy ai hay khi nào hoa nở, hoa tàn trong dòng đời ngày ngày trôi trên phố? Hoa là hoa, vậy thôi, có mấy ai để ý? Tôi luôn thích đến những ngôi nhà của bạn bè tôi trong phố. Ở những nơi ấy hoa luôn đua nở, dầu là bạn này có cả khu vườn lớn dành cho hoa trái, hay bạn kia chỉ có một góc nhỏ ban công giữa bốn bề bê tông. Tình yêu các bạn tôi dành cho hoa thật đáng trân trọng. Tôi luôn nghĩ rằng cỏ cây hay hoa lá đều xứng đáng được đối xử công bằng như trời sinh ra vốn thế. Hãy thử hình dung có một ngày phố bỗng không lá, không hoa. Phố phủ màu xám bê tông lên lòng người lạnh tanh trong những tòa nhà kính. Rồi thì cuộc sống sẽ vẫn trôi đi cùng đời người trống vắng những ước mơ. Ta sẽ chẳng còn xứng là người nếu như để sự vô cảm với thiên nhiên lên ngôi. Nghĩ vậy và bỗng thấy vạt cỏ dưới chân những gốc cây trên phố hôm nay sao mà xanh quá, đẹp quá! Bỗng thấy bao dấu yêu đang ùa về qua những chùm hoa như cánh chim chao liệng trên cao. Mừng vui khi thấy mình vẫn cảm nhận được hồn phố trong hoa và hồn hoa trong phố.

Rong ruổi hoa xứ người

Đã có gần chục mùa Tết, không ở phố cũng chẳng ở sông, tôi phiêu bạt nơi những phương trời xa xôi. Ngắm một Hà Lan thu nhỏ đã thấy ngút ngàn hoa. Những ngày xuân hay đầu hè với các lễ hội hoa như hội hoa Tulip Keukenhof (Hà Lan), lễ hội hoa Floriade tại Canberra, vườn hoa Tulip Top Garden gần thành phố Sydney (Úc), các lễ hội hoa trên đất Đức hay Mỹ… luôn là những kỷ niệm khó quên về hoa. Đi và thấy. Thấy hoa nơi xứ lạ, để rồi lại thêm thương hoa ở miền quen. Trong những lễ hội hoa ở những nơi ấy, hoa là vua, là nữ hoàng, là tối thượng. Hoa được tôn vinh với tất cả sự trân trọng, trong không gian và môi trường của hoa, chứ không hẳn chỉ để phục vụ người.

Lễ hội hoa ở Berlin có truyền thống từ những năm 60 tới nay và đã trở thành một lễ hội đường phố với hàng trăm ngàn người tham gia mỗi kỳ tổ chức. Ấy vậy nhưng hoa luôn có một không gian xứng đáng, nhờ sự tham gia và hỗ trợ của hàng trăm nhà trồng hoa, các công ty hoa và dịch vụ đi kèm từ khắp nơi. Hoa không bị ép trong những chậu, những bình, những không gian rườm rà, rắc rối lỉnh kỉnh từ giấy, sắt, nhựa, từ “n” thứ vật liệu không phải từ thiên nhiên như trong một số lễ hội hoa tại Việt Nam. Hoa hiện diện trên phố và dưới chân người, tự nhiên như trên đồng cỏ hay trong những góc vườn nơi chúng sinh ra.

Tulip Top Garden ở Úc chỉ là một vườn hoa, nhưng ta có cảm giác như lạc vào động hoa tiên, ngay từ lối dẫn quanh co uốn khúc, sắp đặt mà như không. Những gốc hoa anh đào hồng thắm được trồng rất tự nhiên không gò ép kiểu ngay hàng thẳng lối như trong vườn hoa xứ mình. Cây lớn, cây nhỏ, xen qua, đan lại bên những cây cầu, con suối, những bụi cỏ dại. Theo những cánh đào dịu ngọt, du khách tới với thế giới của muôn hoa. Hoa bản địa được tôn vinh và phải tinh mắt lắm mới phát hiện được bàn tay con người trong những sắp đặt tuân thủ hết mực sự tự nhiên của từng loài hoa. Không thể tránh khỏi sự so sánh với những vườn hoa ở Đà Lạt, những sắp đặt hoa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) hay bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) mỗi dịp xuân về. Thương quá những đóa hoa Việt, luôn phải oằn mình cõng theo bao nhiêu trọng trách, bao nhiêu thông điệp của con người mỗi dịp như thế. Vẫn là một câu hỏi luôn trở đi trở lại: Vì ta thiếu tiền hay thiếu tư duy? Dường như còn thiếu cả sự hiểu biết về hoa và tôn trọng hoa nữa.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Đường Hoa PDF của tác giả Trần Thùy Linh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ (Akira Ikegawa)
Quá trình mang trong mình một hình hài bé nhỏ giống như một trường đoạn trong bộ phim cuộc đời, trong đó người phụ nữ có những sự biến đổi cả về thể chất lẫn tâm hồn. Chắc chắn, rất nhiều bà mẹ luôn trân trọng, nâng niu những ký ức khi mang thai, khi sinh con, cũng như khoảnh khắc lần đầu tiên được ôm con vào lòng. Vậy, nếu nói rằng em bé có ký ức về thời gian ở trong bụng mẹ cũng như thời điểm được sinh ra thì các bà mẹ sẽ nghĩ sao? Đối với những trẻ còn nhỏ, những ký ức ấy có thể vẫn còn được lưu giữ lại. Để xác nhận điều này, năm 2000, tôi đã thử làm một cuộc điều tra trên 79 bà mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi. Và kết quả đã vượt xa tưởng tượng của tôi: Khoảng một nửa trong số các bà mẹ đó nói rằng con mình có những ký ức như thế. Tìm mua: Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ TiKi Lazada Shopee Khi yêu cầu các bà mẹ miêu tả lại nội dung trò chuyện với bé về ký ức trong bụng mẹ, tôi nhận được những mẩu chuyện như sau: - Khi mẹ hỏi: “Vì sao lúc ở trong bụng mẹ, con không đạp nhiều vậy?”, bé trả lời rằng: “Vì mẹ bảo ‘Đau’, con thương mẹ, sợ mẹ đau nên con không đạp nữa đấy ạ!” (bé trai, 4 tuổi 9 tháng) Nghe vậy, người mẹ liền nhớ lại sự việc đã xảy ra: Khi mang thai đứa con này, chị suốt ngày phải vật lộn với đứa con lớn, đã vậy còn bực bội với ông chồng không biết thông cảm với những mệt nhọc cơ thể của mình. Có một lần, khi thai được khoảng 7 tháng tuổi, em bé trong bụng đạp dữ dội quá, người mẹ bèn vỗ vào bụng và nói: “Đau! Con đừng đạp mạnh quá!”. Giờ đây khi nghe con trai kể lại như vậy, người mẹ vừa thấy trong lòng trào dâng cảm xúc biết ơn đứa con bé nhỏ biết thông cảm cho mình, vừa cảm thấy có lỗi với con. Thế đấy, đứa trẻ dù ở trong bụng mẹ vẫn hết sức nhạy cảm và có thể cảm nhận rất rõ mẹ đang làm gì, đang nghĩ gì. Vậy nên, bạn hãy nhớ rằng, không phải chỉ có mẹ mới quan tâm, nâng niu em bé trong bụng, mà em bé cũng yêu mẹ, quan tâm đến mẹ bằng hoặc hơn thế nữa. Và đây là câu chuyện thứ hai: -“Lúc ở trong bụng mẹ, con nghe thấy giọng của bố và mẹ đấy! Bố còn hát thế này: ‘Con vỏi, con voi, có cái vòi thật dài’” (bé gái, 3 tuổi 6 tháng) Đúng là ông bố này có sở thích về âm nhạc và rất thích hát nên lúc vợ mang bầu, anh ấy thường áp vào bụng vợ để hát cho con nghe. Và từ lúc sinh ra đến giờ, hai bố con họ lúc nào cũng quấn quýt với nhau.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ PDF của tác giả Akira Ikegawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)
Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ. Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790. Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.