Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ôn Nhu Cũng Là Quyến Rũ (Cổ Minh)
Cốt cách làm nên vẻ đẹp thực sự của một người phụ nữ Phụ nữ xinh đẹp có thể khiến đàn ông dừng chân nhưng cốt cách của người phụ nữ mới khiến đàn ông lưu luyến. Có khi nào bạn bắt gặp những cô gái chỉ cần nhoẻn môi cười, nét mặt liền trở nên rạng rỡ như ánh nắng ban mai, lấp lánh và ấm áp? Một cô gái luôn mang nụ cười rạng rỡ thì chắc hẳn nội tâm của cô ấy tĩnh lặng, thuần khiết và tươi sáng như nắng xuân. Người con gái có nụ cười ngọt ngào như vậy luôn mang đến cảm giác bình yên, thoải mái cho người đối diện và thường gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đấy chính là vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ. Tìm mua: Ôn Nhu Cũng Là Quyến Rũ TiKi Lazada Shopee Vẻ đẹp thực sự của phụ nữ không đến từ khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng ngần, hay những đường cong trên cơ thể… Dù cô gái ấy có xinh đẹp cỡ nào đi chăng nữa nhưng cư xử thô lỗ, kém duyên thì những gì đọng lại trong tâm trí những người xung quanh cũng chỉ là sự vô ý hay những cử chỉ lỗ mãng mà thôi. Vẻ đẹp thực sự đến từ nụ cười chân thành, ánh mắt biết cười, cử chỉ nhu thuận, thanh tao,… Vẻ đẹp thực sự đến từ khí chất toát ra từ nội tâm, từ trí óc thông tuệ, từ vẻ hòa nhã, thanh lịch, từ tấm lòng nhân hậu, bao dung,… “Ôn nhu cũng là quyến rũ” là cuốn sách đã khiến hàng chục triệu phụ nữ trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Á thay đổi cách suy nghĩ về sự lôi cuốn của mình. Cuốn sách sẽ giúp bạn “tỉnh” và nhận ra những sai lầm, những lối mòn trong suy nghĩ trước đây vẫn mắc phải: Ôn nhu không phải là nhu nhược, yếu đuối hay ủy mị. Ôn nhu chính là sự thiện lương, dịu dàng, biết mềm mỏng đúng lúc nhưng quyết đoán khi cần. Đừng để khuôn mặt xinh đẹp nói lên bạn là ai mà hãy để trí tuệ và cách cư xử của bạn nói lên điều đó. Đàn ông có thể yêu thích một cô gái xinh đẹp nhưng không thể sống cả đời với một người có cái đầu rỗng tuếch. Đừng quên trau dồi và rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng trở nên thông tuệ và hiểu biết hơn. “Ôn nhu cũng là quyến rũ” - Cuốn sách dành cho những cô gái đang tìm kiếm vẻ đẹp đích thực. Đấy chính là vẻ đẹp không bị mài mòn theo thời gian, mà ngược lại, năm tháng qua đi, sự mặn mà, đằm thắm ấy càng ngày càng sắc nét, tròn vị.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ôn Nhu Cũng Là Quyến Rũ PDF của tác giả Cổ Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Vợ Biết Ước Mơ Sẽ Trẻ Mãi Không Già (Kim Mi Kyung)
Sau sự thành công ấn tượng của Lời la mắng của chị gái - gây ảnh hưởng đến hàng nghìn độc giả Việt Nam, Kim Mi Kyung đã trở lại với cuốn sách tiếp theo - Người vợ biết ước mơ sẽ trẻ mãi không già. Không còn những lời “la mắng”, những lời cảnh tỉnh mạnh mẽ của người chị gái, trong cuốn sách thứ hai này, độc giả sẽ gặp một Kim Mi Kyung rất khác: nhẹ nhàng hơn, sâu sắc hơn trong vai trò một người đồng hành, truyền cảm hứng qua những bài học để cân bằng giữa việc chăm sóc gia đình và theo đuổi những ước mơ. Cuốn sách này dành cho những ai đã, đang và sẽ bước vào hành trình làm vợ, làm mẹ - những người phụ nữ đang ấp ủ và sống với những ước mơ, đang loay hoay tìm kiếm ước mơ, hay chỉ đơn giản là đang hoài niệm về những ước mơ đã trôi vào quá khứ. Phụ nữ có một bản năng thiên phú, đó chính là chăm sóc những người xung quanh. Nhưng đôi khi, họ để thiên phú ấy lấn át mất ước mơ của mình. Cuốn sách này dành tặng bạn, để bạn không quên mất ước mơ mà vẫn có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thẳm sâu bên trong bạn là một sức mạnh tiềm tàng tới mức có thể khiến chính bản thân mình cũng phải ngạc nhiên. Chỉ cần không đánh mất ước mơ, bất cứ ai cũng đều có thể làm được những điều phi thường. “Làm vợ” không phải là một khái niệm ngột ngạt, chỉ gắn liền với những hi sinh và hỗ trợ phía sau. “Làm vợ” tiềm tàng biết bao giấc mơ bền bỉ mà cháy bỏng. Ngay cả khi ta đang ở trong ngôi nhà dâng đầy những cảm giác bí bách khó chịu, hay chìm đắm trong cuộc sống hàng ngày với bao trầm uất, hãy thử một lần suy nghĩ khác đi. Chúng ta sẽ nhìn thấy những không gian, những khởi đầu mới nơi ước mơ tung cánh tồn tại ở khắp mọi nơi. Một từ mang tính khép kín là “làm vợ” khi được đặt bên cạnh một từ khác là “ước mơ” sẽ mở ra cánh cửa mới, với biết bao tiềm năng to lớn. Tìm mua: Người Vợ Biết Ước Mơ Sẽ Trẻ Mãi Không Già TiKi Lazada Shopee Tôi thật lòng mong ước cuốn sách này sẽ là một khởi đầu để mở ra cánh cửa tươi mới ấy, tôi ước rằng những người làm vợ, làm mẹ đang “mòn mỏi trên con đường tìm kiếm ước mơ” đều có thể trở thành những “người vợ biết ước mơ”. Về tác giả: KIM MI KYUNG - Được mệnh danh là Oprah Winfrey Hàn Quốc, với sức lan tỏa và phủ sóng rộng rãi từ những hội thảo truyền cảm hứng cho tới các trang mạng xã hội, cô Kim Mi Kyung luôn là niềm cảm hứng bất tận và là sứ giả truyền động lực cho thế hệ phụ nữ hiện đại tại xứ sở Kim Chi. Dù đang tiến gần đến tuổi 60 và là mẹ của ba đứa con nhưng cô luôn nỗ lực không ngừng nghỉ và chưa từng từ bỏ khát khao nâng cao học vấn và sự nghiệp của riêng mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Vợ Biết Ước Mơ Sẽ Trẻ Mãi Không Già PDF của tác giả Kim Mi Kyung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan (Lý Lê)
PHIỀN NÃO trong đời được gói gọn trong 12 chữ: “BUÔNG KHÔNG NỠ, NGHĨ KHÔNG THÔNG, NHÌN KHÔNG THẤU, QUÊN KHÔNG N­ỔI! “ Bởi vậy mà, biết bao sóng gió ngày ngày vẫn kéo đến bên ta. Chúng ta thường nhìn vào kẻ khác để so sánh, để dao động, để hơn thua, cũng có nghĩa ta đã tự đặt mình vào một cuộc đua khốc liệt. Có mệt mỏi không? Ừ Có! Khi đã mệt mỏi, đi qua những nông sâu chốn hồng trần, ta chỉ mong mỗi sớm thức giấc thấy lòng xanh như lá, bỏ lại những phù phiếm xa hoa, đón lấy niềm an lạc. Tìm mua: Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan TiKi Lazada Shopee Liệu ta có làm được không? Khó đấy, vì ta khao khát muốn được bình yên mà không nhận ra rằng: Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan. Ta không thể đòi hỏi sự tự do từ bên ngoài trong khi thâm tâm chưa tự tại. Chỉ khi BUÔNG ĐƯỢC, NGHĨ THÔNG, NHÌN THẤU, QUÊN NỔI, ta mới thấy tâm mình bình an. Những trang sách bảo ta rằng: Cuộc đời này, như một đám mây, mỗi kẻ nhìn vào mà hình dung một hình dáng cho mình. Cuộc đời này, như một câu hỏi mở, mỗi kẻ đều có đáp án của riêng mình. Cuộc đời này, như một tách trà, mỗi kẻ sẽ có cách thưởng thức riêng. Cuộc sống chính là sự thảnh thơi, vui vẻ. Thay vì gồng mình lên cố gắng, hãy để mọi chuyện trở nên tự nhiên, thong dong. Nếu quá mệt mỏi, hãy ngồi xuống, thưởng một ngụm trà, ngắm một nhành hoa, an yên sống. Nếu lòng người quá rộng như hư không, thì hãy để tâm ta lắng lại. Cuốn sách chữa lành bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 nay đã được ra mắt bạn đọc Việt với tên gọi “Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan”. Hy vọng cuốn sách là người đồng hành thân thiết với bạn trên hành trình đạt đến sự an vui từ nội tâm. Để ai có duyên đọc nó sẽ nhẹ nhàng đi qua nỗi mênh mông của kiếp người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan PDF của tác giả Lý Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan (Lý Lê)
PHIỀN NÃO trong đời được gói gọn trong 12 chữ: “BUÔNG KHÔNG NỠ, NGHĨ KHÔNG THÔNG, NHÌN KHÔNG THẤU, QUÊN KHÔNG N­ỔI! “ Bởi vậy mà, biết bao sóng gió ngày ngày vẫn kéo đến bên ta. Chúng ta thường nhìn vào kẻ khác để so sánh, để dao động, để hơn thua, cũng có nghĩa ta đã tự đặt mình vào một cuộc đua khốc liệt. Có mệt mỏi không? Ừ Có! Khi đã mệt mỏi, đi qua những nông sâu chốn hồng trần, ta chỉ mong mỗi sớm thức giấc thấy lòng xanh như lá, bỏ lại những phù phiếm xa hoa, đón lấy niềm an lạc. Tìm mua: Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan TiKi Lazada Shopee Liệu ta có làm được không? Khó đấy, vì ta khao khát muốn được bình yên mà không nhận ra rằng: Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan. Ta không thể đòi hỏi sự tự do từ bên ngoài trong khi thâm tâm chưa tự tại. Chỉ khi BUÔNG ĐƯỢC, NGHĨ THÔNG, NHÌN THẤU, QUÊN NỔI, ta mới thấy tâm mình bình an. Những trang sách bảo ta rằng: Cuộc đời này, như một đám mây, mỗi kẻ nhìn vào mà hình dung một hình dáng cho mình. Cuộc đời này, như một câu hỏi mở, mỗi kẻ đều có đáp án của riêng mình. Cuộc đời này, như một tách trà, mỗi kẻ sẽ có cách thưởng thức riêng. Cuộc sống chính là sự thảnh thơi, vui vẻ. Thay vì gồng mình lên cố gắng, hãy để mọi chuyện trở nên tự nhiên, thong dong. Nếu quá mệt mỏi, hãy ngồi xuống, thưởng một ngụm trà, ngắm một nhành hoa, an yên sống. Nếu lòng người quá rộng như hư không, thì hãy để tâm ta lắng lại. Cuốn sách chữa lành bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 nay đã được ra mắt bạn đọc Việt với tên gọi “Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan”. Hy vọng cuốn sách là người đồng hành thân thiết với bạn trên hành trình đạt đến sự an vui từ nội tâm. Để ai có duyên đọc nó sẽ nhẹ nhàng đi qua nỗi mênh mông của kiếp người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan PDF của tác giả Lý Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.