Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Đẳng Cấp
Sống Đẳng Cấp Sống Đẳng Cấp – Linda McLean Sống Đằng Cấp là khi chúng ta đã hiểu được về tất cả những cơ hội đang chờ đón mình thì chúng ta sẽ biết cách làm thế nào để nắm bắt chúng. Chỉ có một cách duy nhất để tìm ra bí mật ẩn sau những cơ hội và để khai phá chúng, đó là NIỀM TIN! Nếu niềm tin đến một cách dễ dàng thì ai cũng đã có thể thành công trong cuộc sống. Có thể nó là lý do mà bao người chấp nhận an phận với “thực tại” của mình, không tìm kiếm được một viễn cảnh tươi sáng hơn. Dường như chúng ta luôn đạt đến cái ngưỡng của sự lú lẫn, trước khi tìm cách thoát ra khỏi thực tại và hành động. Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc 10 Quy Luật Cuộc Sống 7 cuốn sách Dượng Tony khuyên bạn trẻ nên đọc Đến bước đó, chúng ta sẽ có thể sẵn sàng làm những gì cần thiết thay vì những gì vẫn làm theo thói quen. Nó là bậc đầu tiên trong cây cầu thang mà tác giả nói đến. Thông điệp tổng quát mỗi ngày và cũng là những bài học hữu ích bao gồm một chuỗi những hoạt động định hướng bạn tới cung đường đi đúng đắn để giúp bạn tới đẳng cấp mới. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn cân bằng tri thức cũng như khai mở những tìm tòi cá nhân, cùng với sự tham gia nhiệt tình và năng động của bạn. Dù sao chăng nữa, nếu chỉ nắm lý thuyết về chuyến hành trình và mơ mộng về nó thì cũng chẳng giúp bạn tiến lên được bao nhiêu. Mời các bạn đón đọc cuốn sách “Sống Đẳng Cấp“!
Bí Mật Của Nước
Bí Mật Của Nước Bí Mật Của Nước Bí Mật Của Nước là cuộc phiêu lưu để tìm hiểu và khám phá về nước – khởi nguồn của vạn vật – và cũng là một chuyến du hành nhỏ để đánh thức những xúc cảm đẹp bị vùi lấp bởi những lo toan thường ngày. Cuốn sách mở đầu với những tần số hạnh phúc và sự cộng hưởng để cấu thành các tinh thể nước trong mối tương quan với sự hình thành nên các cảm xúc tích cực hay tiêu cực trong mỗi người: “Cuộc tìm kiếm hạnh phúc cuối cùng và cơ bản chính là cuộc tìm kiếm bản ngã. Bạn có thể đi tìm nó ở những vùng đất xa xôi, nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy nó trong lòng bàn tay mình mà thôi. Nếu bạn nghĩ lại về cuộc đời mình đủ xa, rất có thể bạn sẽ nhớ tới lúc mà bạn bảm thấy một niềm hạnh phúc thật vô tư. Cuộc đời của bạn có ý nghĩa và bạn bận rộn sống tới nỗi giây phút đó đã bị lãng quên. Tuổi trưởng thành ào tới, bạn cất những thứ đó đi và khóa cửa lại. Có lẽ thậm chí bạn đã quên cả nơi mình cất chìa khóa. Hạt Giống Tâm Hồn – Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất Sống Và Khát Vọng Yes Or No? Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống Nhưng những cảm giác hạnh phúc đó không biến mất vĩnh viễn. Với một chút nỗ lực, bạn có thể mở cánh cửa và lấy ra những thứ mà bạn đã tưởng mãi mãi chỉ là một phần của quá khứ. Khi bạn thành thật với bản thân và tìm kiếm điều bạn thực sự muốn trở thành và thực hiện, cuộc đời bạn sẽ lại một lần nữa tuôn chảy. Và cứ như vậy, bằng sự tinh tế của mình, tác giả đặt nước vào những góc độ khác nhau để làm bật lên những phép thử, những sự so sánh, những liên tưởng gần với cuộc sống muôn màu của con người. Cứ thế, lần theo mỗi trang sách mà những cảm xúc ngủ quên bấy lâu trong ta như bừng tỉnh… Có lẽ, đó cũng chính là lí do tại sao cuốn sách này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ lan tỏa trên khắp thế giới – một sự cộng hưởng tuyệt đẹp của những niềm hân hoan và sự gắn kết.
Cuộc Sống Không Giới Hạn
Cuộc Sống Không Giới Hạn – Câu Chuyện Diệu Kỳ Của Chàng Trai Đặc Biệt Nhất Hành Tinh Nick sinh ra mắc hội chứng Tetra-amelia bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân, tay. Điều đó đồng nghĩa với việc anh có rất ít hy vọng để sống một cuộc đời bình thường. Người mẹ và người cha thân yêu của anh lần đầu nhìn thấy con trai đã sốc kinh khủng. Sự ra đời của Nick đã làm chao đảo cả cuộc sống của một gia đình trẻ. Họ khó có thể chấp nhận được sự thật đau lòng về đứa con bé bỏng; không chỉ vô cùng đau khổ, họ còn hết sức lo lắng cho tương lai của con trai. Lớn lên, bắt đầu ý thức về thân phận của mình cũng là lúc Nick chỉ muốn biến mất khỏi cuộc sống. Như anh từng tâm sự: “Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và đã từng rất nhiều lần định bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng, tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã…” Nick đã và đang sống để chứng minh chân lý lớn lao: Không có giới hạn nào lớn hơn sự tự giới hạn chính mình. Chỉ cần nhắc tới cái tên Nick Vujicic, hàng triệu người trên toàn cầu đã có thể bật khóc vì xúc động và cảm phục. Nick đã trở thành một ân phúc thật sự cho những ai được tiếp xúc với anh, hoặc từng biết đến anh qua sách, báo, băng đĩa, internet… Không có tay, Nick Vujicic vẫn chạm tới trái tim của hàng triệu người mỗi khi hiện diện. Không có chân, Nick vẫn đi tới khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Hiện tại, Nick là Chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs, là giám đốc công ty Attitude Is Altitude, đồng thời là một diễn giả có sức truyền cảm lớn nhất và đặc biệt nhất hành tinh. Cuộc Sống Không Giới Hạn không chỉ đơn giản kể lại câu chuyện của cậu bé Nick không tay, không chân vượt qua khó khăn trong cuộc sống như thế nào, để có được cuộc sống tràn ngập tiếng cười ngày hôm nay, Nick đã có những ngày tháng đầy nước mắt như thế nào. Vượt lên trên hết là nghị lực phi thường, sự mạnh mẽ không biên giới, ý chí vượt thoát khỏi hoàn cảnh nghiệt ngã của số phận. Chuyện cổ tích hiện hữu trong đời thực Cuộc Sống Không Giới Hạn – Nick Vujicic Nick hiện tại đang vô cùng hạnh phúc bên người vợ tên là Kanae Miyahara, một cô gái xinh đẹp,hoàn toàn bình thường. Đám cưới của họ diễn ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2012 ở California, Mỹ. Đọc thêm: Không bao giờ là thất bại tất cả là thử thách Phớt lờ tất cả Bơ đi mà sống 10 nghịch lý trong cuộc sống Hàng trăm tờ báo trên thế giới đã đưa tin về đám cưới của Nick. Người ta gọi đám cưới của Nick là đám cưới của thế kỷ, là sự kiện tuyệt vời nhất, thông điệp hy vọng có sức thuyết phục nhất của năm2012. Và hơn thế, Nick đang hồi hộp chờ đón đứa con đầu lòng. Đó là đứa bé được sinh ra từ lòng can trường của người bố và tình yêu tuyệt vời của người mẹ. Nhưng đó không phải là điều kỳ diệu duy nhất của cuộc sống và của Nick, chính chúng ta cũng hoàn toàn có thể biến cuộc sống của chính chúng ta trở thành kỳ diệu khi biết thoát ra những điều giới hạn, biết đối mặt với thử thách, và hơn hết đừng bao giờ hoài nghi về khả năng của bản thân mình, như Nick mong muốn thông qua cuốn tự truyện Cuộc Sống Không Giới Hạn.
Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy
Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – David Ogilvy Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo và từng làm việc cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới, David Ogilvy đã chia sẻ những nguyên tắc của ông về quảng cáo trong Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy. David Ogilvy là một trong những gương mặt nổi bật nhất của ngành quảng cáo, với danh xưng “Cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Các cuốn sách ông viết về nghệ thuật quảng cáo đều là những cuốn cẩm nang gối đầu giường của những người trong ngành, từ các vị giáo sư giảng dạy tại đại học đến những người thực sự lăn lộn tiếp xúc với khách hàng thường ngày. Họ gần như thuộc lòng những nguyên tắc và bí quyết của ông, đồng thời coi đó như kim chỉ nam trong nghề của mình. Quảng Cáo Thoái Vị Và PR Lên Ngôi Quảng Cáo Và Tâm Trí Người Tiêu Dùng 101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoan Cuốn sách bàn đến những nguyên tắc để tạo ra được một quảng cáo hiệu quả, cách thức điều hành một doanh nghiệp quảng cáo, bí quyết thu hút khách hàng, cho đến những chiến thuật quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in hay tạp chí. Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy là sách về marketing không dành cho những độc giả nghĩ rằng họ đã biết hết về quảng cáo mà dành cho những triển vọng trẻ – và những người đã có kinh nghiệm nhưng vẫn không ngừng tìm cách để cải thiện thành công trong nghề. Đây là cuốn sách vỡ lòng thẳng thắn, chân thực và không thể thiếu được đối với bất kỳ người làm quảng cáo nào.