Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 (Jon Meacham)

Tehran là địa điểm gặp gỡ tiếp theo. Tổng thống Mỹ tới thủ đô Iran trước Thủ tướng Anh khoảng 45 phút. Sarah Churchill nhớ lại chuyến đi vào thành phố thật "khủng khiếp" với hai cha con. Ôtô tiến lên phía trước chậm, rất chậm, qua những con đường đông đúc ngựa xe.

"Ai cũng có thể bắn cha tôi hay ném lựu đạn vào chúng tôi", Sarah nói. "Đám đông vây quanh xe. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên đầu gối cha, tay ông nhẹ nhàng đặt lên tay tôi". Churchill thu hút đối phương. "Tôi nhìn thẳng vào đám đông, khi họ nhìn tôi", Thủ tướng Anh nhớ lại. Khi cả đoàn tới công sứ quán Anh, Churchill ra lệnh cho Phó trưởng khu cảnh sát Thompson thắt chặt an ninh.

Đó chưa phải là giây phút khó chịu cuối cùng với Thủ tướng Anh ở Tehran. Nhà ngoại giao trẻ người Mỹ nói tiếng Nga Chip Bohlen đi theo phiên dịch cho Roosevelt. Bohlen nhớ ngày 28/11 là "một buổi chiều chủ nhật tuyệt vời ở Iran, trời trong xanh, nắng đẹp". Tuy nhiên, Churchill vẫn cảm thấy tồi tệ. "Một điều trùng hợp không may là vào đúng dịp này, giọng anh vẫn bị khò khè vì cảm lạnh", bức điện ông đánh gửi bà Clementine có đoạn. Churchill muốn Roosevelt cùng cư trú trong công sứ quán Anh. Roosevelt thì muốn lưu lại đại sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh có tin đồn về những âm mưu ám sát, Roosevelt giữ nguyên quyết định, hơn nữa, Stalin cũng sẽ tham dự hội nghị.

Churchill yêu cầu gặp Roosevelt trước cuộc gặp 3 bên, để giải quyết các vấn đề quân sự sẽ bàn với Stalin trước. Tổng thống Mỹ từ chối. Ông muốn gặp riêng nhà lãnh đạo Liên Xô trước. Roosevelt tin rằng ông có thể xoay sở với Stalin tốt hơn nếu Churchill vắng mặt. Tổng thống Mỹ không muốn bị Thủ tướng Anh trói chặt, không muốn ngồi nghe những bài phát biểu về chiến dịch này hay chiến dịch kia. Ông nghi ngờ Churchill sẽ ép ông ủng hộ kế hoạch tấn công đảo Rhodes và Dardanelles. Roosevelt không muốn thực hiện chiến dịch này vì nó sẽ trì hoãn cuộc xâm chiếm xuyên biển Măngsơ 1-2 tháng. Dấu hiệu giông bão xuất hiện ở công sứ quán Anh vì Churchill bị loại khỏi cuộc gặp Roosevelt - Stalin.

"Thủ tướng bị đau họng và mất giọng", tướng Brooke viết trong nhật ký. "Ông không khoẻ và thường xuyên tức giận. Với giọng điệu càu nhàu và thất thường, Churchill nói chuyện với Harriman. "Ông nói ông vui vẻ tuân lệnh; rằng ông có quyền được đóng vai trò chủ trì hội nghị, vì tuổi tác, vì tên ông bắt đầu bằng chữ C và vì tầm quan trọng lịch sử của ông với Vương Quốc Anh mà ông đại diện", trợ lý Harriman nhớ lại. "Rồi ông rút lại tất cả các lý lẽ đó, nhưng khăng khăng ở một chuyện. Đó là ông được tổ chức bữa tiệc tối ngày 30, nhân dịp sinh nhật lần thứ 69. Thủ tướng khẳng định sẽ say khướt và sẵn sàng rời đi ngay hôm sau". Nhớ lại đợt cảm lạnh và cảm giác đau lòng, Churchill cho biết: "Còn lâu tôi mới khoẻ trở lại. Tôi bị cảm lạnh và viêm họng nặng đến mức có lúc tôi gần như không nói được. Tuy nhiên, ông Moran với thuốc men và sự chăm sóc tận tình đã giúp tôi nói được những gì phải nói, thực tế là rất nhiều". Tuy nhiên, Churchill vẫn phải đợi đến 4 giờ. Tìm mua: Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 TiKi Lazada Shopee

Lúc 3 giờ, Stalin gọi điện cho Roosevelt. Trong bộ quân phục kaki với huân chương Lenin trên ngực, Stalin cười khi đi tới chỗ Roosevelt, lúc đó đang ngồi trên ghế tựa. Mike Reilly, nhìn chằm chằm vào những cận vệ tháp tùng Stalin, nghĩ nhà lãnh đạo Liên Xô "trông nhỏ bé, nhưng có nhân tố gì đó làm ông vĩ đại".

"Tôi rất vui được gặp ông", Roosevelt nói với Stalin. "Tôi đã cố gắng cho cuộc gặp này trong một thời gian dài". Nhà lãnh đạo Liên Xô tỏ ý hài lòng được gặp Tổng thống Mỹ và khẳng định sự trì hoãn kéo dài trước đó hoàn toàn là do ông bận giải quyết các vấn đề quân sự, chứ không phải tế nhị ám chỉ đến cuộc chiến với Đức, khi cuộc chiến ở tháng thứ 30.

Roosevelt và Stalin biết cách nói ngắn gọn để duy trì không khí dễ hiểu trong hội đàm, điều mà Churchill lém lỉnh đôi khi quên với người Nga. "Churchill rất lôi cuốn khi bắt đầu nói, nhưng ưu điểm đó không còn khi ông làm việc thông qua phiên dịch", Harriman nhớ lại. "Những bài phát biểu dài dòng của thủ tướng, dù với bạn bè thân thiết, quá dài để dịch, và ông bị mất thính giả".

Roosevelt sẽ không để điều này xảy ra với mình. "Đây là cuộc gặp ban đầu để hiểu nhau, đối thoại nhanh chóng chuyển hết từ chủ đề này sang chủ đề khác", Bohlen nhớ lại. Buổi ban đầu là quan trọng nhất. Theo biên bản cuộc họp của phiên dịch, Roosevelt hỏi tình hình bên phòng tuyến phía Liên Xô như thế nào, Stalin trả lời mọi chuyện "không phải là quá tốt". Tổng thống Mỹ ước giá như ông có sức mạnh đánh bật 30-40 sư đoàn Đức khỏi mặt trận phía Đông và vấn đề đó, tất nhiên, là một trong những chủ đề ông dự định thảo luận ở Tehran.

Khi vấn đề Pháp được nêu ra, Roosevelt không bỏ phí thời gian mà nói ngay ông và Churchill không phải lúc nào cũng thống nhất. Roosevelt và Stalin chỉ trích de Gaulle, và thái độ chống de Gaulle của nhà lãnh đạo Liên Xô một phần là do "phản ứng của người cảm thấy rằng bất kỳ nước nào sụp đổ nhanh chóng như Pháp thì cũng không đáng được coi trọng hay lưu tâm". Phiên dịch Bohlen nhớ lại: "Tôi không thể không cảm thấy nghi ngờ khi nghe Stalin nói. Tôi cho rằng ông đang nghĩ về lâu về dài. Ông dự đoán một nước Pháp hùng cường sống lại sẽ là trở ngại với tham vọng châu Âu của Liên Xô".

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 PDF của tác giả Jon Meacham nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

12 Tướng Soái Trung Hoa (Huyền Cơ)
Để bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm và một phần cũng để củng cố địa vị phong kiến tập quyền của ngai vàng của Hoàng đế, suốt theo chiều dài lịch sử cổ đại Trung Hoa đã xảy ra không biết bao nhiêu trận chiến ác liệt đẫm máu. Trong số đó có những trận chiến cực kỳ bi thảm nhưng cũng có không ít trận chiến oai hùng nêu rõ được tài năng của các tướng soái cầm quân, đi vào lịch sử như những bước ngoặt cho một triều đại. Thí dụ như trận chiến nổi tiếng ở Quan Độ với tài cầm quân đại lược của Tào Tháo, tuy chỉ với số ít quân mã vẫn dùng “kỳ binh” đánh tan được gần trăm vạn quân đội của Viên Thiệu, là bước ngoặt quan trọng để bình ổn thời cuộc Tam Quốc; gần nhất là cuộc chiến dữ dội ở hồ Phiên Dương giữa lực lượng nhỏ bé của Chu Nguyên Chương nhưng vẫn oai hùng đánh tan quân mã cực kỳ hùng hậu của thế lực quân phiệt Trần Hữu Lượng, là cột mốc dựng nên nhà Minh, v.v... Những cuộc chiến ấy không đơn thuần là dùng sức mạnh hay số đông tàn sát đối phương mà chính là sự phát huy cao độ trí tuệ của người cầm quân. Vì vậy nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cổ đại thì không thể không xem xét đến các trận đánh lẫy lừng ấy một cách khách quan, làm bài học kinh nghiệm cho hậu thế ngày nay, không những về mặt quân sự mà còn mang ý nghĩa về sự vận dụng trí tuệ để giải quyết các xung đột luôn luôn xảy đến trong cuộc sống. Các cuộc chiến nổi tiếng với những tướng soái đầy tài năng tính ra có hàng trăm nhưng vì trang sách có hạn, ở đây chúng tôi chỉ xin được trình bày 12 trận đánh lớn mà tên tuổi của vị tướng soái ấy đã đi vào lịch sử. Trân trọngNgười biên soạn Tìm mua: 12 Tướng Soái Trung Hoa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 12 Tướng Soái Trung Hoa PDF của tác giả Huyền Cơ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Ngày Dẫn Đến D-Day (David Stafford)
Cuộc đổ bộ lịch sử Normandy đã chọc thủng tuyến phòng ngự của Đức quốc xã ở châu Âu, mở đầu cuộc tấn công dẫn đến chiến thắng của Đồng minh 11 tháng sau đó. Những công việc chuẩn bị, những giờ phút hồi hộp đợi chờ nghẹt thở, và những gì diễn ra ngày 6/6/1.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Ngày Dẫn Đến D-Day PDF của tác giả David Stafford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Con Chữ Khởi Thủy Và Một Áng Văn Rất Sớm Của Loài Người (Trương Thái Du)
Năm 1999 nhóm nghiên cứu nói trên đã công bố ở tạp chí Nature việc tìm ra nhiều chiếc sáo làm bằng xương ống chân hoặc xương cánh của loài sếu (hạc) đầu đỏ, khoét từ 5 đến 8 lỗ thoát hơi, cỡ 9.000 năm tuổi. Một chiếc sáo còn nguyên vẹn có 7 lỗ, âm vực trải đủ một quãng tám Tây phương, vẫn thổi được, âm thanh của chúng rất hay. Chúng là những nhạc cụ xưa nhất, kỳ diệu nhất mà con người đã được biết và được ngheĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Con Chữ Khởi Thủy Và Một Áng Văn Rất Sớm Của Loài Người PDF của tác giả Trương Thái Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Việt Nam Thời Đầu Hậu Lê (Ngô Văn Phú)
Thời Lê sơ (1428-1527) Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ. Xây dựng đất nước Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Lịch Sử Việt Nam-nhà Hậu Lê (1418 - 1788) Thời Lê sơ (1428-1527) Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ. Xây dựng đất nước Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Việt Nam Thời Đầu Hậu Lê PDF của tác giả Ngô Văn Phú nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.