Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bí Mật Của Cảm Xúc (Nguyễn Nam Chung)

ÐÔI LỜI TỪ TÁC GIẢ

Thưa các bạn đọc giả,

Là người công tác trong ngành quảng cáo tiếp thị, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và phát triển một loại tài sản đặc biệt - các thương hiệu.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ đầu thập niên chín mươi của thế kỷ XX. Khái niệm thương hiệu thực sự là mới mẻ và không được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã bị tụt hậu và mất đi lợi thế khi phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc gia ngay trên thị trường Việt Nam..

Do ý thức được sức mạnh và các cơ hội tiềm năng mà một thương hiệu mạnh có thể tạo ra cho doanh nghiệp. Năm 1999, một nhóm các chuyên viên của ngành quảng cáo Việt Nam đã lập ra công ty truyền thông sáng tạo Tìm mua: Bí Mật Của Cảm Xúc TiKi Lazada Shopee

StormEye Creative Communication với mong muốn giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam xây dựng nên các thương hiệu giá trị - là những giá trị vô hình cho doanh nghiệp của mình..

Chúng tôi tự coi mình như những người đang đi trong tâm bão, tức nơi yên ổn nhất của cơn bão. Trong tình huống luôn phải đối mặt với sự hiểm nguy, mọi quyết định cần phải đúng và chính xác. Chỉ cần một bước đi sai lầm thì tất cả sẽ bị cuốn theo dông bão của thị trường..

StormEye đã mua rất nhiều sách các loại thông qua 2 địa chỉ online là b&n.com và amazon.com. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm các kiến thức cần thiết cho công việc. Cùng với khách hàng của StormEye, hàng loạt các chương trình xây dựng thương hiệu thành công tại Việt Nam đã được chúng tôi thực hiện như bia Saigon Special, tã giấy Bino, multi-vitamin cho trẻ em

Kiddi Pharmaton, kem chống lão hóa Renova, điện thoại di động SonyEricsson, dịch vụ mạng VNN1269 và Mega VNN, nước tương & mì ăn liền Chinsu, sữa đậu nành Somilk, nước trái cây TriO, men tiêu hoá BioBaby, dầu ăn Tường An, và một số thương hiệu khác.

Dựa trên sự đúc kết qua các chương trình xây dựng thương hiệu thành công, chúng tôi tự hào đã tạo ra "Mô hình xây dựng thương hiệu StormEye" cùng với việc "Giải mã được các cấu trúc và cơ chế tác động của quảng cáo sáng tạo" - là các công cụ giúp chúng tôi liên tục thành công trong lãnh vực của mình.

Bên cạnh đó, vì giá trị thương hiệu là một loại giá trị vô hình, trong quá trình nghiên cứu khảo sát, chúng tôi đã có một số phát hiện rất mới và thú vị về hàng loạt các loại giá trị vô hình trong xã hội con người. Ðặc biệt, chúng tôi đã phát hiện ra cách hình thành và bản chất của các loại giá trị vô hình - đó chính là cảm xúc.

Ði tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Liệu có một loại đơn vị chung nào để đo được các giá trị vô hình này không?" Chúng tôi đã phát hiện và đúc kết ra một số quyên tắc sống cơ bản của xã hội con người mà chúng tôi gọi là các

"Lý thuyết cảm xúc" - được mô tả trong tập sách "Bí Mật Cảm Xúc". Những khái niệm mới này đã giúp chúng tôi xây dựng lên và đưa vào áp dụng thử nghiệm một loại đơn vị mới - đó chính là ÐƠN VỊ CẢM XÚC (tức chỉ số Cx). Ðây là một mảng đề tài lớn đang được nghiên cứu nhằm khai thác một thị trường còn rất nhiều cơ hội để khai phá - đó là các cơ hội tạo ra, xây dựng và phát triển các giá trị to lớn trong một nền kinh tế vô hình - nền kinh tế tinh thần của xã hội chúng ta.

Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng, trong nền kinh tế vật chất hữu hình, việc tạo ra và phát triển các giá trị vật chất luôn có những giới hạn khó vượt qua. Tôi làm ra một đồng. Tôi cho bạn và tôi mất đi một đồng..

Trong nền kinh tế vô hình, nếu tôi có một ý tưởng, tôi cho bạn và chúng ta sẽ có hai ý tưởng. Dựa vào các qui luật về giá trị vô hình và những nguyên tắc chuyển đổi giữa giá trị vô hình và hữu hình, chúng ta có thể nhanh chóng tạo ra những khối tài sản lớn cho chính bản thân chúng ta, cho gia đình và cả xã hội.

Bạn hãy ý thức là tất cả những điều được chia sẻ trong tập sách này (địa chỉ online: www.bimatcamxuc.net) chỉ là các lý thuyết thuần túy. Sẽ cần phải có thêm thời gian và những chứng cứ thực tế để xác định tính hiệu quả của nó. Ðây lại là cuốn sách đầu tay của một người làm chuyên môn mong muốn được chia sẻ các tư tưởng của mình.

Việc đưa ra các giá trị vô hình sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhìn nhận rằng bất kể sự thay đổi nào cũng đều có hai mặt của nó. Mong muốn của tác giả là nếu các kiến thức này mang lại một ý nghĩa nào đó bạn thì chúng ta sẽ cùng khai thác các đơn vị mới này ở góc độ mang lại lợi ích cho bản thân chúng ta và cho cả lợi ích của những người xung quanh.

Rất mong được các bạn đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện cuốn sách để tạo ra thêm những giá trị mới cho mọi người.

Trân Trọng,

Nguyễn Nam Trung.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống mọi thứ đều tuân theo qui luật.

Cần phải nắm bắt được các qui luật để thành công.

Nguyễn Văn Thình.

Cuộc đời là một trò chơi lớn.

Giải Nobel kinh tế năm 2005 đã được trao cho Robert J. Aumann và Thomas C. Schelling với đề tài mang tên <<Lý thuyết trò chơi>>(Game Theory). Ðây là một đề tài đã được nêu ra và nghiên cứu từ thế kỷ XVIII.

Trải qua hàng trăm năm và được phân tích dưới những góc độ khác nhau, các qui luật về <<Lý thuyết trò chơi >> ngày nay đã được hai tác giả trên đây lập ra thành công thức toán học và ứng dụng vào nhiều lãnh vực của cuộc sống, từ kinh tế tới quân sự, chính trị và xã hội.

Sự kiện trên một lần nữa khẳng định rằng tất cả các sự việc diễn ra trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi một số qui luật đã được định trước. Dựa vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể tính toán và dự đoán tương lai của sự việc bằng các công thức cụ thể.

Tương tự như vậy, cuộc đời của chúng ta trên thực tế là một chuỗi trò chơi vô tận. Bạn đang tham gia vào trò chơi của cuộc đời với hàng trăm ván cờ khác nhau trong một bàn cờ lớn tổng thể.

Mọi sự luôn thay đổi. Bạn luôn phải chọn cho mình những nước đi cụ thể trong từng trường hợp của cuộc sống. Tuỳ theo từng trường hợp, tuỳ theo vị thế, theo khả năng và đẳng cấp mà bạn sẽ xác định bàn cờ cho chính mình.

Khi là một nhân viên, bàn cờ chính là công ty của bạn. Nếu bạn là một ông bố thì gia đình và họ hàng chính là bàn cờ. Còn nếu bạn là một lãnh đạo cấp nhà nước, bàn cờ sẽ có tầm vóc quốc gia và thậm chí là cả thế giới. Bàn cờ được hiểu là các môi trường có giới hạn mà bạn có thể tác động tới.

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: Vậy còn ai là quân cờ?

Quân cờ là tất cả mọi người nằm trong tầm ảnh hưởng và tác động của bạn.

Vậy đâu là luật chơi?

Luật chơi của tất cả chúng ta chính là các qui luật về cảm xúc - những qui luật sẽ được nêu ra trong tập sách nhỏ này.

Nếu bạn nắm được các qui luật cảm xúc, bạn sẽ là người điều khiển ván cờ. Còn trong trường hợp bạn không biết gì về những qui luật này thì bạn sẽ vẫn chỉ là một quân cờ do người khác điều khiển.

Thường là rất khó nhận thấy trọn vẹn được kết quả thực sự các ván cờ của cuộc đời, vì mục tiêu của trò chơi luôn là các giá trị vô hình:?các cảm xúc tốt?. Nói một cách khác, đó là chất lượng cuộc sống của bạn và tất cả những người có liên quan với bạn.

Trò chơi cuộc đời chính là cuộc sống của bạn. Dù có muốn hay không thì bạn cũng đã và đang tham gia vào.

Tôi đã đi xong nước cờ của mình và bây giờ tới lượt của bạn. Hãy tìm hiểu luật chơi và hãy chọn cho mình một nước đi tốt nhất.

Xin mời bạn!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Cảm Xúc PDF của tác giả Nguyễn Nam Chung nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái (Trần Hân)
Nói đến người Do Thái, bạn sẽ nghĩ đến ai đầu tiên? Cha đẻ của ngành vật lí hiện đại Albert Einstein, nhà thơ vĩ đại Heinrich Heine, họa sĩ trường phái lập thể Picasso, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản Karl Marx hay tỉ phú - nhà đầu cơ tài chính nổi tiếng George Soros… Bất luận là nhà khoa học, nhà thơ, nhà nghệ thuật, nhà tư tưởng, hay doanh nhân… bất kể ngành nghề nào, người Do Thái đều chứng tỏ được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đồng thời họ cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đại đa số chuyên gia cho rằng: Người Do Thái sở dĩ đạt được nhiều thành tựu như vậy nguyên nhân căn bản là bởi họ vô cùng xem trọng giáo dục gia đình. Thật vậy, xem trọng giáo dục của cha mẹ với con cái là truyền thống tốt đẹp nổi bật nhất của dân tộc Do Thái. Mặc dù, phải trải qua rất nhiều khó khăn và luôn phải phiêu bạt khắp nơi, nhưng người Do Thái không quên dành cho con nền giáo dục tốt nhất. Và trải qua cuộc sống khó khăn suốt một thời gian dài, người Do Thái còn dần dần tìm ra bộ phương pháp giáo dục gia đình đặc biệt. Cuốn sách lấy phương pháp giáo dục gia đình của người Do Thái làm nền tảng: Từ trí tuệ, sinh tồn, kinh doanh, giao tiếp đến đạo đức… rất nhiều phương diện để lý giải cho tinh hoa trí tuệ của người Do Thái. Cuốn sách gồm 7 chương, 56 mục, mỗi mục đều có cấu tạo gồm những ví dụ hấp dẫn về một bài học mà trẻ em Do Thái được dạy và một vài phương pháp dạy trẻ bài học đó của người Do Thái. Trong đó, ví dụ rất sinh động, đa dạng, minh họa trực tiếp và đầy đủ những đặc thù trong phương pháp giáo dục gia đình của người Do Thái, biến chúng thành những kiến thức khoa học nhưng lại gần gũi dễ áp dụng để các bậc cha mẹ dễ dàng làm theo nhằm bồi dưỡng con thành những con người ưu tú. Ngoài ra, cuốn sách có lối viết nhẹ nhàng, sinh động tạo cho người đọc cảm giác tươi mới, khiến độc giả được hòa mình trong đại dương trí tuệ. “Đá ở ngọn núi khác có thể đẽo ra ngọc”. Hi vọng các bậc cha mẹ có thể lĩnh ngộ được quan điểm giáo dục “Tất cả vì tương lai” của trí giả Do Thái, học tập và làm theo kinh nghiệm giáo dục gia đình của người Do Thái sớm giúp con bạn làm chủ tương lai. Tìm mua: Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái PDF của tác giả Trần Hân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Óc Sáng Suốt (Thu Giang)
Tiểu dẫn Người xưa có nói: Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người. Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa? Đối với con người mà có một điều kiện vật chất thôi, không đủ. Có một định luật về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là: bất kí một cơ quan nào thiếu tập luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta cũng là một cơ quan như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái công lệ tự nhiên ấy. Nếu không tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày rồi nó cũng sẽ thành phế vật không sai. Nhưng bảo rằng không hoạt động có quá đáng không? Vậy chớ ai là người không tư tưởng, không phán đoán? Vậy chớ hằng ngày ta không thấy họ bàn bạc cãi lẫy nhau đến đánh đập nhau, tương tàn tướng sát nhau sao? Có lẽ họ tư tưởng nhiều hơn họ ăn, ngủ, thở, hát… nữa kia. Thế mà bảo khối óc họ thiếu hoạt động là nghĩa lý gì? Không. Muôn vàn lần không. Nào ai dám bảo là họ không tư tưởng. Tìm mua: Óc Sáng Suốt TiKi Lazada Shopee Nhưng có điều là họ tư tưởng theo kẻ khác, họ tư tưởng theo giai cấp họ, họ tư tưởng theo sách vở, theo báo chí, theo radio, theo đảng phái hay theo tôn giáo họ. Họ đâu có tư tưởng. Hiện thời thuật nhồi sọ đã đến một trình độ cực kỳ tinh vi, người ta chỉ còn là một bộ máy mặc tình ai sai-sử dụng cách nào cũng được. Cái hiểm tượng há không phải là một ác mộng cho cả thảy chúng ta ngày nay sao? Nếu ta nhận cho cái định nghĩa về con người của Pascal là đúng[1], thì để cho khối óc ta thành phế vật hay không săn sóc đến sự huấn luyện nó là một việc hết sức ô nhục cho cái nhân phẩm mình. Có được một khối óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ địa vị ưu thắng trên trường đời, luôn cả cái phẩm cách con người của mình. Thật vậy, một kẻ mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không làm nên trò trống gì nếu không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi kẻ khác họ dìu dắt nâng đỡ cho. Cũng là “đầu đen máu đỏ” như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào kẻ khác họ “nâng niu ẵm bế” mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng có đủ điều kiện tinh thần vật chất như họ? Vậy, tập luyện cho mình có một khối óc sáng suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy mạng vận của mình đầu phải chỉ để mưu hạnh phúc cho mình mà thôi đâu, mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của mình nữa. Giờ muốn có được một khối óc sáng suốt, ta phải làm thế nào? Có thể trông cậy nơi giáo dục ở nhà trường không? Chắc chắn là không thể hoàn toàn trông cậy nới đó được. Có nhiều duyên cớ mà có lẽ duyên cớ nầy là quan trọng nhứt: chương trình quá nặng nề mà thời gian để tiêu hóa rất ngắn ngủi. Trong ba bốn năm mà bắt đầu óc phải chứa đựng không biết bao nhiêu điều mà có lẽ suốt đời ta, nếu thật thông minh, cũng không đủ để tiêu hóa. Ta nên nhớ: một sự hiểu biết gì mà không phải tự mình tìm ra, không phải là hiểu biết. Huống chi, bắt người ta phải thâu nhận những điều người ta chưa muốn thâu nhận để thi cử thì cái biết ấy hoàn toàn không ích lợi gì cho khối óc thông minh của mình cả. Đó chẳng qua là một sự nhồi sọ mà thôi. Những cấp bằng ấy là những cấp bằng trí nhớ, một lối trí nhớ cơ giới (mémoire mécanique) không thể hoàn toàn đảm bảo sự thông minh trí thức của họ được như có nhiều người lầm tưởng. Phần đông những kẻ có cấp bằng trung học hay đại học mà làm nên một kỳ công đại nghiệp gì đều nhờ cái học tiếp tục của họ sau khi ra trường. Những thí sinh qua khỏi cuộc thi rồi, không bao lâu họ sẽ trả lại nhà trường cả và chỉ giữ lại một ít hiểu biết vụn vặt, những cái hiểu biết ngoài da hết sức dở dang, chỉ đủ làm một phận sự thơ lại trong các công sở mà phận sự không cần đến thông minh, chỉ biết cúi đầu làm theo những gì mà bề trên đã sẵn sàng vạch trước. Một anh tú tài vừa tách ghế nhà trường có thể có một cái biết của một nhà thông thái, nhưng mà là một thứ biết không ra hồn: cái gì cũng biết mà không có một thứ gì thật biết. Phải nói: người ta “ăn nhiều quá”, nhưng “chưa kịp tiêu”. Vấn đề văn hóa là một vấn đề thời gian. Bỏ thời gian thì công trình văn hóa phải dở dang hư hỏng cũng như phải có thời gian hoa mới có thể nở, trái mới có thể chín, cây mới có thể mọc… vậy. Bởi thế nói đến công trình văn hóa ở nhà trường thật khó mà trông mong một cách ổn thỏa được. Những phương pháp giáo dục ở nhà trường, đứng về phương diện trí dục đành là khuyết điểm rồi, nhưng về phương diện đức dục và cách thức cư xử ở đời thì hoàn toàn lại càng khuyết điểm hơn nữa. Thanh niên ra đời, sau khi rời bỏ nhà trường, thật bỡ ngỡ lạ thường… Bởi vậy, như tôi đã nói ở trên, phần nhiều những kẻ lập nên kỳ công đại nghiệp gì ở đời đều nhờ nơi công phu tự học cả. Muốn được thế họ phải trải qua không biết bao nhiêu gian lao khổ cực để tìm lấy cho mình một lề lối, một kỷ luật để tự dìu dắt trên con đường tu tập. Nhưng tiếc thay, đâu phải hojluoon luôn đều được may mắn cả đâu: một phần đông vì thiếu thời giờ bởi vấn đề sinh kế mà phải “bán đồ nhi phế”, hoặc thiếu tài liệu vì thời cuộc mà phải đành buông trôi ý chí của mình… Quyển sách nầy viết ra đây là vì những bạn trẻ ấy. Đây là tinh hoa của rất nhiều bộ sách về phép huấn luyện trí não của các bực vĩ nhân hiền triết đông-tây mà tôi đã đọc qua và tóm tắt cho các bạn, luôn cả những kinh nghiệm của tôi trong thời gian tự học… Cốt cầu được đơn giản và rõ ràng, bao giờ tôi cũng nhắm về thực tiễn hơn là lý thuyết suông. Người ta thường dung cái danh từ “đa văn quảng kiến” để chỉ những bực tài hoa xuất thế đâu phải là không có lý do. Nhãn quan và thính quan là nguồn gốc của một phần rất lớn trong sự hiểu biết của ta. Kẻ nào khéo điêu luyện giác quan thì kinh nghiệm của họ về việc đời càng thêm phong phú và sâu rộng. Trái lại có nhiều kẻ đi trên đường đời như người mơ ngủ: họ có mắt nhưng không biết xem, họ có tai nhưng không biết nghe… Những người như thế chắc chắn khối óc họ luôn luôn lù mù, tinh thần họ luôn luôn tăm tối có khác nào kẻ đui người điếc đâu. Nhưng quan sát mà được tinh vi đúng đắn là nhờ khéo biết tập trung tư tưởng. Thiếu tập trung tinh thần thì các quan năng đặc biệt như trí nhơ, trí phán đoán hay suy luận đều không thể phát triển được. Trong phép điêu luyện tinh thần, phải lấy nó làm gốc. Bởi vậy, trong quyển nầy tôi đã phải dành cho nó và thuật quan sát một địa vị tương đương và quan trọng nhất. Trong khi quan sát, ta còn phải để ý đặc biệt về yếu tố này: trí tưởng tượng. Sỡ dĩ trong khi quan sát mà thường bị sai lầm là vì nhận xét không tinh và vì óc tưởng tượng quá mạnh nhưng không qui củ. Trong khi quan sát không gì nguy bằng để cho trí tưởng tượng chen vào, nó thường làm cho ta thấy sự vật, không phải y như sự vật ấy đã xảy ra, mà là theo ý của ta muốn cho sự vật ấy phải xảy ra như thế nào. Trái lại, nếu biết huấn luyện nó cho có qui củ thì trí tưởng tượng sẽ là một lợi khí giúp ta tìm chân lý một cách hết sức đắc lực. Những bực thông thái đã phát minh được những gì đều nhờ biết dùng trí tưởng tượng tạo ức thuyết để dẫn đường trong con đường tìm chân lý. Thiếu trí tưởng tượng, là thiếu một cơ năng quí báu nhứt của tinh thần. Nó là tinh lực của tư tưởng. Thiếu nó, con người không sáng tạo được gì cả mà đời sống cũng không còn gì là hứng thú. Biết quan sát cho tinh, biết tưởng tượng cho đúng cũng chưa đủ gọi là sáng suốt. Tư tưởng mà đúng đắn, trước hết là nhờ tư tưởng có trật tự và có một trí nhớ trung thành. Thiếu sự tổ chức tư tưởng thì không thể nào có được trí nhớ trung thành, mà không có trí nhớ trung thành thì chắc chắn không làm gì tư tưởng cho có đầu đuôi minh bạch được. Trí nhớ đây, không còn là một thứ trí nhớ cơ giới nữa, mà là một thứ trí nhớ của tinh thần hoạt động điều hòa. Vì những lẽ nói trên, tôi chia công phu huấn luyện tinh thần làm năm phần, sắp theo thứ tự sau đây: 1. Thuật quan sát; 2. Thuật tập trung tinh thần; 3. Thuật tưởng tượng; 4. Thuật tổ chức tư tưởng; 5. Thuật nhớ lâu; Một chương trình như thế tuy đơn giản thật nhưng cũng có thể tạm gọi là vừa đủ cho các bạn muốn đào tạo cho mình một khối óc sáng suốt, hoặc không được thế, thì ít ra cũng không đến nỗi mù mờ như xưa nữa. Những bạn nào muốn lên một từng cao hơn, hãy đọc tiếp quyển sách kế tiếp của nó, quyển THUẬT TƯ TƯỞNG. Ta có thể gọi quyển này là quyển nhập môn cho Thuật Tư Tưởng cũng nên. Đọc xong quyển này, các bạn nếu thực hành ngay từng nguyên tắc, chắc chắn cuộc đời bạn sẽ thấy đổi mới, tinh thần bạn sẽ thấy minh mẫn hơn xưa nhiều. Và được bấy nhiều cũng đã nhiều rồi… Nguyễn Duy CầnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Óc Sáng Suốt PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Óc Sáng Suốt (Thu Giang)
Tiểu dẫn Người xưa có nói: Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người. Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa? Đối với con người mà có một điều kiện vật chất thôi, không đủ. Có một định luật về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là: bất kí một cơ quan nào thiếu tập luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta cũng là một cơ quan như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái công lệ tự nhiên ấy. Nếu không tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày rồi nó cũng sẽ thành phế vật không sai. Nhưng bảo rằng không hoạt động có quá đáng không? Vậy chớ ai là người không tư tưởng, không phán đoán? Vậy chớ hằng ngày ta không thấy họ bàn bạc cãi lẫy nhau đến đánh đập nhau, tương tàn tướng sát nhau sao? Có lẽ họ tư tưởng nhiều hơn họ ăn, ngủ, thở, hát… nữa kia. Thế mà bảo khối óc họ thiếu hoạt động là nghĩa lý gì? Không. Muôn vàn lần không. Nào ai dám bảo là họ không tư tưởng. Tìm mua: Óc Sáng Suốt TiKi Lazada Shopee Nhưng có điều là họ tư tưởng theo kẻ khác, họ tư tưởng theo giai cấp họ, họ tư tưởng theo sách vở, theo báo chí, theo radio, theo đảng phái hay theo tôn giáo họ. Họ đâu có tư tưởng. Hiện thời thuật nhồi sọ đã đến một trình độ cực kỳ tinh vi, người ta chỉ còn là một bộ máy mặc tình ai sai-sử dụng cách nào cũng được. Cái hiểm tượng há không phải là một ác mộng cho cả thảy chúng ta ngày nay sao? Nếu ta nhận cho cái định nghĩa về con người của Pascal là đúng[1], thì để cho khối óc ta thành phế vật hay không săn sóc đến sự huấn luyện nó là một việc hết sức ô nhục cho cái nhân phẩm mình. Có được một khối óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ địa vị ưu thắng trên trường đời, luôn cả cái phẩm cách con người của mình. Thật vậy, một kẻ mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không làm nên trò trống gì nếu không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi kẻ khác họ dìu dắt nâng đỡ cho. Cũng là “đầu đen máu đỏ” như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào kẻ khác họ “nâng niu ẵm bế” mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng có đủ điều kiện tinh thần vật chất như họ? Vậy, tập luyện cho mình có một khối óc sáng suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy mạng vận của mình đầu phải chỉ để mưu hạnh phúc cho mình mà thôi đâu, mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của mình nữa. Giờ muốn có được một khối óc sáng suốt, ta phải làm thế nào? Có thể trông cậy nơi giáo dục ở nhà trường không? Chắc chắn là không thể hoàn toàn trông cậy nới đó được. Có nhiều duyên cớ mà có lẽ duyên cớ nầy là quan trọng nhứt: chương trình quá nặng nề mà thời gian để tiêu hóa rất ngắn ngủi. Trong ba bốn năm mà bắt đầu óc phải chứa đựng không biết bao nhiêu điều mà có lẽ suốt đời ta, nếu thật thông minh, cũng không đủ để tiêu hóa. Ta nên nhớ: một sự hiểu biết gì mà không phải tự mình tìm ra, không phải là hiểu biết. Huống chi, bắt người ta phải thâu nhận những điều người ta chưa muốn thâu nhận để thi cử thì cái biết ấy hoàn toàn không ích lợi gì cho khối óc thông minh của mình cả. Đó chẳng qua là một sự nhồi sọ mà thôi. Những cấp bằng ấy là những cấp bằng trí nhớ, một lối trí nhớ cơ giới (mémoire mécanique) không thể hoàn toàn đảm bảo sự thông minh trí thức của họ được như có nhiều người lầm tưởng. Phần đông những kẻ có cấp bằng trung học hay đại học mà làm nên một kỳ công đại nghiệp gì đều nhờ cái học tiếp tục của họ sau khi ra trường. Những thí sinh qua khỏi cuộc thi rồi, không bao lâu họ sẽ trả lại nhà trường cả và chỉ giữ lại một ít hiểu biết vụn vặt, những cái hiểu biết ngoài da hết sức dở dang, chỉ đủ làm một phận sự thơ lại trong các công sở mà phận sự không cần đến thông minh, chỉ biết cúi đầu làm theo những gì mà bề trên đã sẵn sàng vạch trước. Một anh tú tài vừa tách ghế nhà trường có thể có một cái biết của một nhà thông thái, nhưng mà là một thứ biết không ra hồn: cái gì cũng biết mà không có một thứ gì thật biết. Phải nói: người ta “ăn nhiều quá”, nhưng “chưa kịp tiêu”. Vấn đề văn hóa là một vấn đề thời gian. Bỏ thời gian thì công trình văn hóa phải dở dang hư hỏng cũng như phải có thời gian hoa mới có thể nở, trái mới có thể chín, cây mới có thể mọc… vậy. Bởi thế nói đến công trình văn hóa ở nhà trường thật khó mà trông mong một cách ổn thỏa được. Những phương pháp giáo dục ở nhà trường, đứng về phương diện trí dục đành là khuyết điểm rồi, nhưng về phương diện đức dục và cách thức cư xử ở đời thì hoàn toàn lại càng khuyết điểm hơn nữa. Thanh niên ra đời, sau khi rời bỏ nhà trường, thật bỡ ngỡ lạ thường… Bởi vậy, như tôi đã nói ở trên, phần nhiều những kẻ lập nên kỳ công đại nghiệp gì ở đời đều nhờ nơi công phu tự học cả. Muốn được thế họ phải trải qua không biết bao nhiêu gian lao khổ cực để tìm lấy cho mình một lề lối, một kỷ luật để tự dìu dắt trên con đường tu tập. Nhưng tiếc thay, đâu phải hojluoon luôn đều được may mắn cả đâu: một phần đông vì thiếu thời giờ bởi vấn đề sinh kế mà phải “bán đồ nhi phế”, hoặc thiếu tài liệu vì thời cuộc mà phải đành buông trôi ý chí của mình… Quyển sách nầy viết ra đây là vì những bạn trẻ ấy. Đây là tinh hoa của rất nhiều bộ sách về phép huấn luyện trí não của các bực vĩ nhân hiền triết đông-tây mà tôi đã đọc qua và tóm tắt cho các bạn, luôn cả những kinh nghiệm của tôi trong thời gian tự học… Cốt cầu được đơn giản và rõ ràng, bao giờ tôi cũng nhắm về thực tiễn hơn là lý thuyết suông. Người ta thường dung cái danh từ “đa văn quảng kiến” để chỉ những bực tài hoa xuất thế đâu phải là không có lý do. Nhãn quan và thính quan là nguồn gốc của một phần rất lớn trong sự hiểu biết của ta. Kẻ nào khéo điêu luyện giác quan thì kinh nghiệm của họ về việc đời càng thêm phong phú và sâu rộng. Trái lại có nhiều kẻ đi trên đường đời như người mơ ngủ: họ có mắt nhưng không biết xem, họ có tai nhưng không biết nghe… Những người như thế chắc chắn khối óc họ luôn luôn lù mù, tinh thần họ luôn luôn tăm tối có khác nào kẻ đui người điếc đâu. Nhưng quan sát mà được tinh vi đúng đắn là nhờ khéo biết tập trung tư tưởng. Thiếu tập trung tinh thần thì các quan năng đặc biệt như trí nhơ, trí phán đoán hay suy luận đều không thể phát triển được. Trong phép điêu luyện tinh thần, phải lấy nó làm gốc. Bởi vậy, trong quyển nầy tôi đã phải dành cho nó và thuật quan sát một địa vị tương đương và quan trọng nhất. Trong khi quan sát, ta còn phải để ý đặc biệt về yếu tố này: trí tưởng tượng. Sỡ dĩ trong khi quan sát mà thường bị sai lầm là vì nhận xét không tinh và vì óc tưởng tượng quá mạnh nhưng không qui củ. Trong khi quan sát không gì nguy bằng để cho trí tưởng tượng chen vào, nó thường làm cho ta thấy sự vật, không phải y như sự vật ấy đã xảy ra, mà là theo ý của ta muốn cho sự vật ấy phải xảy ra như thế nào. Trái lại, nếu biết huấn luyện nó cho có qui củ thì trí tưởng tượng sẽ là một lợi khí giúp ta tìm chân lý một cách hết sức đắc lực. Những bực thông thái đã phát minh được những gì đều nhờ biết dùng trí tưởng tượng tạo ức thuyết để dẫn đường trong con đường tìm chân lý. Thiếu trí tưởng tượng, là thiếu một cơ năng quí báu nhứt của tinh thần. Nó là tinh lực của tư tưởng. Thiếu nó, con người không sáng tạo được gì cả mà đời sống cũng không còn gì là hứng thú. Biết quan sát cho tinh, biết tưởng tượng cho đúng cũng chưa đủ gọi là sáng suốt. Tư tưởng mà đúng đắn, trước hết là nhờ tư tưởng có trật tự và có một trí nhớ trung thành. Thiếu sự tổ chức tư tưởng thì không thể nào có được trí nhớ trung thành, mà không có trí nhớ trung thành thì chắc chắn không làm gì tư tưởng cho có đầu đuôi minh bạch được. Trí nhớ đây, không còn là một thứ trí nhớ cơ giới nữa, mà là một thứ trí nhớ của tinh thần hoạt động điều hòa. Vì những lẽ nói trên, tôi chia công phu huấn luyện tinh thần làm năm phần, sắp theo thứ tự sau đây: 1. Thuật quan sát; 2. Thuật tập trung tinh thần; 3. Thuật tưởng tượng; 4. Thuật tổ chức tư tưởng; 5. Thuật nhớ lâu; Một chương trình như thế tuy đơn giản thật nhưng cũng có thể tạm gọi là vừa đủ cho các bạn muốn đào tạo cho mình một khối óc sáng suốt, hoặc không được thế, thì ít ra cũng không đến nỗi mù mờ như xưa nữa. Những bạn nào muốn lên một từng cao hơn, hãy đọc tiếp quyển sách kế tiếp của nó, quyển THUẬT TƯ TƯỞNG. Ta có thể gọi quyển này là quyển nhập môn cho Thuật Tư Tưởng cũng nên. Đọc xong quyển này, các bạn nếu thực hành ngay từng nguyên tắc, chắc chắn cuộc đời bạn sẽ thấy đổi mới, tinh thần bạn sẽ thấy minh mẫn hơn xưa nhiều. Và được bấy nhiều cũng đã nhiều rồi… Nguyễn Duy CầnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Óc Sáng Suốt PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn (Jack Canfield)
LỜI GIỚI THIỆU ôi có một số người bạn là những doanh nhân. Một trong số họ đôi khi bị khủng hoảng: khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần, cả sự nghiệp lẫn tình cảm. Có lúc, họ cảm thấy mình như bị gục ngã, hay đúng hơn, là bị quật ngã. Nhưng cuối cùng họ đã khám phá ra một bí mật. Bí mật này đến với họ từ cổ xưa. Bí mật này đã đi hàng thế kỷ để đến với họ. Và họ đã hiểu, đã thấu hiểu, đã đứng dậy và đã thành công. Họ đã lại thành công về mọi mặt, thành công toàn diện bởi họ có trong tay một bí mật cổ xưa. Tôi cũng vậy. Tôi đã có trong tay và đã đọc cuốn sách này. Tôi đọc như thể mình tìm được một báu vật. Tôi giữ gìn cuốn sách như bí mật của vũ trụ, của ngàn đời, cuốn sách là bí mật của tất cả mọi thứ: của sức khỏe và tiền bạc, của các mối quan hệ và tình yêu, của hạnh phúc và thành công, của ý tưởng và trí tuệ… của tất cả. Nhiều nhà lãnh đạo, doanh nhân, triết gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học… sau khi nghe tôi khuyên, đã đọc cuốn sách này. Cuối cùng, ai cũng hài lòng về những gì họ đọc được, những gì họ thu lượm được. Tìm mua: Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn TiKi Lazada Shopee Bí mật của tất cả là Luật Hấp dẫn. Mỗi chúng ta là một viên nam châm, hay nói đúng hơn, là một tảng nam châm. Tảng nam châm này là trí tuệ, là tâm hồn, là thể chất, là tinh thần của chúng ta. Tảng nam châm (chúng ta) luôn tỏa ra những rung cảm năng lượng, luôn hút năng lượng quanh chúng ta vào trong. Mỗi chúng ta là Gates và Abraham Lincoln, là Colombo và vua Solomon, là Chúa Jesus và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đã thành hoặc sẽ thành, trong tương lai gần hay tương lai xa. Tất cả phụ thuộc vào chính chúng ta, vào việc tạo ra sức hút, vào năng lượng mà chúng ta tỏa ra. Mỗi ngày, mỗi giờ. Bây giờ và mai sau. Những gì chúng ta cảm nhận, những hành động, cử chỉ của chúng ta: nụ cười, ánh mắt, tình yêu thương… đang ngày đêm tỏa ra những nguồn năng lượng vô cùng to lớn để hút, để hấp dẫn mọi thứ và mọi người xung quanh chúng ta. Chúng tôi đã rất nỗ lực để cuốn sách ra đời sớm, nhất là để kịp chào đón chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của tác giả cuốn sách - Jack Canfield. Nguyễn Mạnh Hùng Giám đốc Thái Hà BooksDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jack Canfield":Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp DẫnChia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 1Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 2Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 3Thiên Nhiên Liều Thuốc Nhiệm MàuCha - Điểm Tựa Đời ConNhững Nguyên Tắc Thành CôngChicken Soup For The Soul - Tập 6: Dành Cho Những Con Người Vượt Lên Số PhậnChicken Soup For The Soul - Tập 8: Những Tâm Hồn Cao ThượngChicken Soup For The Soul - Tập 11: Vượt Qua Thử Thách Đầu ĐờiChicken Soup For The Soul - Tập 13: Sống Với Ước MơChicken Soup For The Soul - Tập 15: Quà Tặng Tâm Hồn Dành Cho Tình YêuChicken Soup For The Soul - Tập 1: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 3: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 5: Dành Cho Những Tâm Hồn Không Bao Giờ Gục NgãChicken Soup For The Soul - Tập 7: Dành Cho Học Sinh Sinh ViênChicken Soup For The Soul - Tập 9: Vòng Tay Của MẹChicken Soup For The Soul - Tập 10: Dành Cho Những Tâm Hồn Bất HạnhChicken Soup For The Soul - Tập 12: Tìm Lại Giá Trị Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 14: Quà Tặng Từ Trái TimDám Thành CôngChicken Soup For The Soul - Tập 4: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngChicken Soup For The Soul - Tập 2: Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc SốngSức Mạnh Của Tập TrungĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn PDF của tác giả Jack Canfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.