Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lục Độ Ba La Mật (Lê Sỹ Minh Tùng)

Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên, ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các Ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc.

Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới. thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Có từ bi, các Ngài có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí.

Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra bản tâm là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với bản tâm là viên mãn Phật quả.

Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện:

- Bố thí Ba-la-mật Tìm mua: Lục Độ Ba La Mật TiKi Lazada Shopee

- Trì giới Ba-la-mật

- Nhẫn nhục Ba-la-mật

- Tinh tấn Ba-la-mật

- Thiền định Ba-la-mật

- Trí huệ Ba-la-mậtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La Mật

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Độ Ba La Mật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

DÒNG TÊN SỬ LƯỢC [pdf]
Lịch sử luôn luôn là một bài học sống động và quý giá. Tìm hiểu về Dòng Tên, chúng tôi thấy lịch sử Dòng cũng mang những bài học sống động và quý giá. Chúng tôi đã cố ghi chép lại đây đó một số điều, đôi khi thêm một vài suy nghĩ. Tập này thành hình như một vài góp nhặt chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Ước mong một bản khác đây đủ hơn và mạch lạc hơn sớm được những nhà chuyên môn cho chào đời, nhờ đó Dòng được nhiều người biết, yêu và theo, để tôn vinh Thiên Chúa hơn. Lịch sử luôn luôn là một bài học sống động và quý giá. Tìm hiểu về Dòng Tên, chúng tôi thấy lịch sử Dòng cũng mang những bài học sống động và quý giá. Chúng tôi đã cố ghi chép lại đây đó một số điều, đôi khi thêm một vài suy nghĩ. Tập này thành hình như một vài góp nhặt chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Ước mong một bản khác đây đủ hơn và mạch lạc hơn sớm được những nhà chuyên môn cho chào đời, nhờ đó Dòng được nhiều người biết, yêu và theo, để tôn vinh Thiên Chúa hơn.
Những lời dạy từ các Thiền sư Việt Nam xưa [pdf]
Sách này để kính dâng 3 vị Thầy Thích Tịch Chiếu , Thích Thiền Tâm , và Thích Tài Quang; dâng cha mẹ  vô lượng kiếp ; hồi hướng  tới một vị cư  sĩ đang xin Đức Quan Âm  cứu giúp, và vô lượng  chúng sanh . Tịch ChiếuThiền Tâmcha mẹvô lượng kiếphồi hướngvị cưQuan Âmvô lượngchúng sanhNgười biên soạn  mang ơn  chư vị tiền bối  đã dịch cổ văn  sang ngôn ngữ  Việt hiện đại , đặc biệt  mang ơn  các Thiền sư  Thích Thanh Từ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát và sử gia Trần Đình Sơn đã in các sách mà tác phẩm  này đã dựa vào  để tham khảo .biên soạnmang ơntiền bốicổ vănngôn ngữhiện đạiđặc biệtmang ơnThiền sưtác phẩmdựa vàotham khảoCư Sĩ  Nguyên GiácCư Sĩ
10 bài giảng về Thiền Vipassana [pdf]
“Khi con cái quấy khóc, vòi vĩnh, quấy nhiễu, bố mẹ thường vứt cho con chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại thần kỳ chứa đựng cả thế giới trong đó, đủ màu sắc để trẻ chơi cho yên thân - yên thân trẻ và yên thân cả người làm bố làm mẹ. Bố mẹ lại không biết, như vậy là mình đã tự tay giết chết con mình. Đầu tiên là con mắt trẻ bị hư. Điều thứ nhì là cái não trẻ luôn luôn kích động. Khi mà đứa bé thích quá, thì lập tức não cũng như các bộ phận sẽ tiết ra hóa chất điều khiển toàn thân và ý của trẻ. Một trong những chất đó là Adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận, nó làm cho toàn thân rung lên, sướng lắm, khoái lắm, nhưng mà đó là CHẤT ĐỘC. Sự tích lũy của cái độc tố đó lâu ngày nó giết đứa trẻ, giết cái mắt nó mờ đi, giết cái trí nó ngu đần đi, và giết toàn cơ thể nó bị bệnh”. Trích bài 9 – Nhân quảNhiều người sẽ đặt câu hỏi, câu chuyện được trích ấy thì liên quan gì đến thiền? Có đấy, câu chuyện ấy là thí dụ rõ rệt nhất cho luật nhân quả, nhân A mà lại chứng quả B - người làm bố làm mẹ tưởng như đã cho con thứ tốt nhất nhưng lại sinh ra hậu quả khôn lường. Luật nhân quả thì liên quan gì đến thiền? Lại có đấy, vì nếu ngồi thiền mà không tin luật nhân quả thì chẳng có thành tựu gì hết, cũng chỉ là diễn thêm một vở tuồng mà thôi.Thưa các bạn,Vũ trụ vận hành có logic, và mỗi thực thể chúng ta cũng vậy, buộc phải phù hợp với logic của vũ trụ. Giả sử bạn không tin vào nhân quả, thì hãy tin vào điều đó. Khi các bạn thiền, nếu không hiểu rõ sự vận hành có tính quy luật ấy, thì tất cả chỉ mông lung như một trò đùa và bạn không thể tới cái đích cần tới. Chính vì lý do đó mà không ít người đã đặt câu hỏi ngơ ngác rằng: tôi đã thiền 4 năm mà sao không thấy gì khác cả? Thiền tuệ Vipassana là cuốn sách tập hợp 10 bài giảng về thiền Vipassana do tỳ kheo Thích Minh Tâm giảng  tại Tuệ Tâm Thiền Thư Quán vào Mùa An Cư năm 2019. Chúng tôi đã đánh máy lại, biên tập, in thành sách với mong muốn cuốn sách này có thể đến được với nhiều người, giúp cộng đồng nhận diện rõ thiền là gì, thiền thế nào cho được lợi lạc. Thiền chẳng thể giúp các bạn chứng thánh; nhưng chắc chắn thiền đúng sẽ mang đến cho các bạn sự hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này.Nếu bạn có duyên cầm cuốn sách này trên tay, hãy đừng vội phản ứng với vài “liều thuốc đắng” trong từng bài giảng. Hãy biết nhặt nhạnh, thử nghiệm, trải nghiệm, chậm thôi, từ từ trải nghiệm. Chẳng có bài học nào quý giá bằng chính sự trải nghiệm của bản thân mỗi người!Nhóm hoằng pháp Tuệ Tâm, bao gồm:Ban biên tập: Nghiêm Lê – Vân AnhGhi hình và thu âm: Minh Điền, Song ThuĐánh máy: Phạm Thị Thanh Duyên,Võ Lê Trung, Đoàn Nhật Tân, Trịnh Thế Lữ, Nguyễn Khánh Hòa và nhóm công ty Ngàn ThôngXin kính báo!Thành kính tri ân Giảng Sư Thích Minh Tâm, vị thầy đã tận tụy giảng dạy Phật Pháp và Thiền cho hàng Phật tử chúng con tu tập.
Angkor (Đế Thiên Đế Thích) - Lê Hương
ANGKOR là tiếng gọi chung cho vùng đất trong tỉnh Siem Reap, lãnh thổ Cao-Miên, nơi có những đền đài xây toàn bằng đá nguyên khối chồng chất lên nhau, tạo thành một kỳ quan trên hoàn vũ. Vào đầu thế kỷ thứ 20, người Việt Nam sang đất bạn du-lịch hay cư ngụ đều có viếng thăm hoặc nghe nói đến kỳ công của các đăng Tiên-Vương Cao-Miện, mà không hiều vì sao lại gọi bằng danh từ Việt: ĐỂ-THIÊN ĐẾ THÍCH. Trải qua hàng trăm năm, đồng bào ta quen dùng tên này hơn là tên thật.Angkor gốc là tiếng Phạn; Nagara nghĩa là kinh đô. Vùng Angkor xưa kia là nơi Vua Cao-Miên đóng đỏ một thời gian dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15 mới dơi lần xuống phía Nam. Trong vùng có hai ngôi đền lớn nhất mang tên ANGKOR THOM và ANGKOR WATH. Angkor Thom nghĩa là Kinh đô lớn, nơi nhà Vua cất Hoàng cung, Kim loan điện. Angkor Wath, hay Vat, nghĩa là Kinh đô chùa (?) là một ngôi đền vĩ đại và đẹp hơn tất cả đền đài, được nhà Vua xây cất sau cùng trước khi thiên đô.