Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trạng Quỳnh

Truyện Trạng Quỳnh

Truyện Trạng Quỳnh – Nhiều tác giả

Cho đến nay, vấn đề Trạng Quỳnh vẫn còn đòi hỏi thêm sự nghiên cứu và phân tích. Qua sử sách, gia phả, người ta tìm thấy một Nguyễn Quỳnh thực, cũng giỏi thơ văn, có tài hài hước.

Tuy nhiên không thể đồng nhất hương cống Nguyễn Quỳnh với Trạng Quỳnh dân gian, bởi vì trong kho tàng chuyện Trạng ở Việt Nam có sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật của những ông Trạng có thật và những chuyện mang tính chất hoặc giá trị “Trạng”.

Ở vế thứ hai, trong dân gian đã lưu truyền những giai thoại về những nhà khoa bảng trí thức không đỗ Trạng Nguyên.

Trạng Lợn Các cụ Trạng Việt Nam Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Tuy không có học vị nhưng vì tài năng và những hoạt động, hoặc trong cuộc sống của của các vị “Trạng” này có những nét đặc biệt, mang phong cách Trạng và đậm màu cổ tích nên họ được dân gian ngưỡng mộ, tôn vinh làm Trạng.

Thậm chí, có cả những nhân vật mà không ai dám quyết đoán đó là những người đã sống giữa cõi nhân gian hay chỉ là những nhân vật hoàn toàn được hư cấu.

Càng ngày, những mẫu chuyện, giai thoại về họ càng được dân gian sáng tác, thêm thắt khiến hình ảnh của các vị Trạng này càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi người.

Để cung cấp thêm cho bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về ông hương cống Nguyễn Quỳnh, một người được tin rằng là khởi hình lịch sử của Trạng Quỳnh dân gian.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Nặng Gánh Cang Thường (Hồ Biểu Chánh)
Thanh Tòng - Lệ Bích, con của Tả Tướng quốc Thân Nhơn Trung và Thái Úy Lê Niệm, là đôi trai tài gái sắc được cha mẹ hai bên hứa gả. Không may, sau đó, giữa Tả Tướng quốc và quan Thái Úy nảy sinh xung đột. Tả Tướng quốc cảm thấy bị sỉ nhục nên nói con trai đi trả thù cho cha. Thanh Tòng đến gặp cha vợ để phân phải trái, nhưng tính tình quan Thái Úy nóng nảy nên hai bên tranh cãi và giao đấu kịch liệt. Trong lúc giao đấu, không ngờ quan Thái Úy tử vong. Thanh Tòng bị khép vào tội giết hại trung thần. Tình duyên theo đó cũng lỡ làng. Kể từ đây, cuộc đời Thanh Tòng trải qua nhiều biến đổi thăng trầm... *** Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tìm mua: Nặng Gánh Cang Thường TiKi Lazada Shopee Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp. Tác phẩm: Nợ Đời Bỏ Chồng Bỏ Vợ Dây Oan Đóa Hoa Tàn Đoạn Tình Nặng Gánh Cang Thường Cay Đắng Mùi Đời Con Nhà Giàu ... Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":Chúa Tàu Kim QuyTại TôiĐỗ Nương Nương Báo OánHai Thà Cưới VợHai Khối TìnhKẻ Làm Người ChịuChị Đào, Chị LýNợ ĐờiHạnh Phúc Lối NàoAi Làm ĐượcÝ Và TìnhCười GượngVợ Già Chồng TrẻTỉnh MộngĐóa Hoa TànLời Thề Trước MiễuLòng Dạ Ðàn BàMẹ Ghẻ Con GhẻVì Nghĩa Vì TìnhCon Nhà GiàuCon Nhà NghèoTơ Hồng Vương VấnSống Thác Với TìnhĐoạn TìnhĂn Theo Thuở, Ở Theo ThờiTiền Bạc Bạc TiềnÔng CửTừ HônThiệt Giả Giả ThiệtNgười Thất ChíÁi Tình MiếuCay Đắng Mùi ĐờiCha Con Nghĩa NặngNam Cực Tinh HuyNặng Gánh Cang ThườngChút Phận Linh ĐinhBức Thư Hối HậnCư KỉnhLạc Đường - Hồ Biểu ChánhNgọn Cỏ Gió ĐùaNợ Tình - Hồ Biểu ChánhTân Phong Nữ SĩThầy Chung Trúng SốThầy Thông NgônĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nặng Gánh Cang Thường PDF của tác giả Hồ Biểu Chánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nana Du Ký (Arikawa Hiro)
Truyện lấy tâm điểm là một con mèo tên Nana. Một con chảnh mèo. Sinh ra vốn là mèo hoang nhưng được Satoru nuôi nấng. Nana bị ô tô đâm, được Satoru đem đi bệnh viện. Satoru và Nana như có thần giao cách cảm. Rất hiểu nhau và không thể tách rời. Thế rồi một biến cố xảy ra khiến Satoru phải đem Nana đi cho người khác nuôi. Mối liên hệ với những người bạn cũ được hình thành. Satoru đã đến gặp những người bạn cũ như Kosuke bạn cấp 1, Yoshimine bạn cấp 2, Sugi và Chikako bạn cấp 3. Mỗi chuyến đi là 1 lần hồi tưởng về quá khứ, về những niềm vui bạn bè cùng trải qua. Truyện còn được đan xen dòng suy nghĩ khá khốn nạn của con mèo Nana. Con mèo giả nai ngoan ngoãn nhưng thật tình rất phá phách và ranh ma. Tưởng chừng như đó là một câu chuyện vui. Không. Nó là một cái kết buồn, và khi đọc xong, ta mới chợt so sánh lại. Đau đớn làm sao khi cuộc đời của Satoru lại không khác gì cuộc đời của Nana cả. Phải chăng vì thế nên cả 2 đã hình thành sợi dây liên kết, khiến cả 2 hiểu nhau và không thể tách rời. Tuy nhiên không hẳn là buồn khi Satoru đã gắn kết được các bạn với nhau. Và để nụ cười là điều ta nghĩ đến khi gấp cuốn sách lại.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nana Du Ký PDF của tác giả Arikawa Hiro nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nạn Nhân Buổi Gia Thời (Pearl S. Buck)
Pearl Buck, nữ nhà văn Mỹ, được tặng giải thưởng Nobel Văn học vì các tác phẩm mô tả cuộc sống đa diện mang tính sử thi của người dân Trung Quốc trong những biến động dữ dội đầu thế kỉ XX và vì những kiệt tác tự truyện. Bà là nhà hoạt động xã hội tích cực, được coi là một chiếc cầu nối văn hóa Đông-Tây. Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức. Năm 15 tuổi, bà được gửi trọ học tại một trường dạy Anh văn ở Thượng Hải. Năm 17 tuổi, cha mẹ cho Pearl Buck về Mỹ, học tại Trường Đại học Randolph Macon (tiểu bang Virginia). Năm 1917 bà kết hôn với một mục sư và theo chồng đi truyền giáo tại miền Bắc Trung Hoa. Từ năm 1922, bà dạy ở Đại học Nam Kinh và Kim Lăng. Năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Gió Đông, Gió Tây (do chạy loạn Quốc dân đảng, năm 1930 mới xuất bản được). Sau đó hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng khác về đề tài Trung Quốc ra đời, như Đất Lành, Những Người Con Trai, Một Nhà Chia Rẽ, Người Mẹ, Những Đứa Trẻ Chậm Lớn… trong đó tiểu thuyết Đất Lành được nhận giải Pulitzer năm 1931. Năm 1933, bà được Đại học Yale tặng bằng Cử nhân Văn chương Danh dự. Năm 1938, bà được Đại học West Virginia và Đại học St. Lawrence trao tặng bằng Tiến sĩ Văn chương Danh dự. Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh. Tìm mua: Nạn Nhân Buổi Gia Thời TiKi Lazada Shopee Trong Thế chiến II, Pearl Buck viết nhiều sách báo chính luận chống chủ nghĩa phát xít. Những năm 50, bà xuất bản một số tác phẩm về đề tài gia đình và xã hội Mỹ, kí bút danh I. Sedge. Năm 1951, Pearl Buck được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ. Năm 1955, bà li dị chồng và tục huyền với giám đốc một hãng quảng cáo. Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Pearl S. Buck":Ảo VọngCành Hoa E ẤpGió Đông, Gió TâyNạn Nhân Buổi Gia ThờiNhững Người Đàn Bà Trong Gia Đình KennedyTrangYêu MuộnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nạn Nhân Buổi Gia Thời PDF của tác giả Pearl S. Buck nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nam Tước Phôn Gôn-Rinh (Yuri Dold-Mikhajlik)
Câu chuyện kể về sĩ quan tình báo Liên Xô, Lieutenant Goncharenko, dưới cái lốt là Nam tước Heinrich von Goldring, được cử thâm nhập sâu vào sào huyệt của Đức. Anh đã trải qua nhiều tình huống hiểm nguy và căng thẳng trên địa bàn hoạt động rộng khắp: Đức, Pháp, Ý,… Bên cạnh những cuộc đấu trí, những âm mưu, câu chuyện còn kể lại câu chuyện về tình yêu thời chiến. Cũng như những tiểu thuyết tình báo, phản gián khác, việc thưởng thức từng chi tiết và sự gay cấn là quan trọng, chứ không chỉ hiểu tóm tắt nội dung. Nam tước Phôn Gôn Rinh (И один в поле воин) - Iuri Dold-Mikhajlik (Юрий Дольд-Михайлик) Thật ra tựa đề Nam tước Phôn Gôn-rinh (Von Goldring) là do Nhà xuất bản đặt cho bản dịch tiếng Việt. Tựa gốc tiếng Nga có nghĩa là “Một mình trên chiến trường vẫn là chiến sĩ”. Đây là cuốn tiểu thuyết tình báo của Liên Xô, viết về thời kỳ chiến tranh với Đức Quốc xã. Tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu xem tác phẩm này có nằm trong danh sách những tiểu thuyết tình báo hay nhất hay không, nhưng có thể nói đây là cuốn sách kinh điển trong thể loại này.Tác giả là nhà văn người Ukraine, cho nên tôi gặp nhiều kiểu phiên âm tên trong tiếng Anh (và cả trong tiếng Việt, tất nhiên). Mikhajlik, Mykhailyk hay Mikhailik đều được dùng, và hình như tác phẩm này chưa được dịch ra tiếng Anh. (Đây cũng chính là điểm thú vị của người đọc sách Việt Nam: sách Nga Xô hay Âu Mỹ gì cũng có cả!?). Cuốn sách này cũng đã được dựng thành phim tên “Xa Tổ quốc” (Вдали от Родины / Far from the Motherland) năm 1960. Tìm mua: Nam Tước Phôn Gôn-Rinh TiKi Lazada Shopee Tôi đọc bản tiếng Việt do NXB Thanh Niên tái bản năm 1982, gồm 2 tập dày cộp, do Trọng Phan - Hà Bắc dịch. Đã gần 30 năm nên giấy đã trở nên đen, chữ khá nhòe. Hy vọng sẽ có những lần tái bản đẹp hơn để các bạn thưởng thức.*** Cách đây hơn 40 năm, năm 1960, lần đầu tiên cuốn "Nam tước Phôn Gôn-rinh" của Mỉ-khai-lich in ra đã gây được dư luận tốt trong đông đảo bạn đọc trẻ tuổi nước ta. Đây là một trong mười chuyện tình báo hay nhất của Liên Xô cũ, trước năm 1959. Nội dung chủ yếu của cuốn sách: Dựa vào một chuyện có thật, tác giả dựng nên hình tượng người báo Xô-viết nhân vật Nam tước Phôn Gôn-rinh - nhận mệnh lệnh tình báo chiến lược của Bộ Tư lệnh Hồng quân Liên Xô vào hoạt động tận sào huyệt của bọn phát-xít Đức, trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một mình hoạt động trên một chiến trường rất rộng, từ Liên Xô qua Đức, sang Pháp, đến I-ta-li-a, người tình báo Xô-viết gặp vô vàn khó khăn, nhiều lúc tính mệnh tưởng chừng như nghìn cân treo sợi tóc. Nhưng nhờ vào thông minh và lòng dũng cảm, người chiến sĩ ấy đã chiến đấu và thắng trở trong niềm hân hoan của nhân dân và Hồng quân Liên Xô. Tục ngữ Nga có câu: "Một trên chiến trường không phải là chiến sĩ".Tác giả viết tác phẩm này, xây dựng nên hình tượng Nam tước Phôn Gôn-rinh và đặt tên cho tác phẩm của mình: "Một mình trên chiến trường vẫn là chiến sĩ" (И один в поле воин). Tên sách "Nam tước Phôn Gôn-rinh" là Nhà xuất bản chúng tôi đặt năm 1960. Điều đó biểu thị thái độ của người đã khẳng định bản lĩnh của con người Xô-viết, khẳng định sức mạnh chân lý và chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống phát-xít, do Liên Xô cũ tiến hành, để cứu loài người khỏi họa diệt vong. Và, điều đáng nói hơn cả ở cuốn này tác giả lý giải cái cội nguồn làm nên bản lĩnh và mạnh của người báo Xô-viết. Đó là tình yêu nồng nàn đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tình cảm quốc tế thắm thiết. Như thế, yêu tổ quốc và tình cảm quốc tế trong sáng là nội dung tư tưởng chủ đê nổi bật của tác phẩm. Tác phẩm này đã được xưởng Mốtxphim đưa lên màn ảnh với cái tên "Xa Tổ quốc", do Bôn-đa-súc, một nhà hoạt động nổi tiếng của nền điện ảnh Xô-viết đạo diễn. Cuốn "Nam tước Phôn Gôn-rinh" lần đầu ra ở nước ta cách đây đã hơn 40 năm. Nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng, chúng tôi cho tái bản cuốn sách với hy vọng bạn đọc vẫn tìm được ở đây sự say mê với nhân vật "Nam tước Phôn Gôn-rinh".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nam Tước Phôn Gôn-Rinh PDF của tác giả Yuri Dold-Mikhajlik nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.