Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh (Nguyễn Văn Thọ)

LỜI NÓI ĐẦU

Trước khi vào các quẻ Dịch, tôi có mấy lời trình bầy cùng quí vị độc giả. Tôi đã dùng nhiều năm để nghiên cứu về Dịch, và thấy nó mang lại cho tôi một đời sống tâm linh phong phú.

Tôi nghĩ rằng: Dịch là biến thiên, linh động, tùy thời xử thế. Dịch là đi theo đúng đường lối, đúng chiều hướng của Trời đất, nên tôi đã cố tìm hiểu mạch lạc các quẻ Dịch, đã cố dịch các quẻ chính kinh chữ Hán ra chữ Việt bằng văn vần (thơ), và bình giảng các quẻ bằng văn xuôi. Tôi đã nghiên cứu Dịch, viết Dịch, giảng dạy Kinh Dịch nhiều năm ở Đại Học Minh Đức, và đã mở nhiều khóa dạy Dịch cho nhiều lứa tuổi, ở trong nước, cũng như ở ngoại quốc (Hoa Kỳ). Tôi năm nay đã 76 tuổi, chẳng may bị tê bại từ tháng 9 năm 1989, nhưng nhờ Trời óc chất hãy còn sáng suốt, tinh thần hãy còn minh mẫn.

Tôi nhận thấy Kinh Dịch rất hữu ích cho nhân loại: Nó có thể mở mang khối óc ta về nhiều vấn đề: Khoa học, Đạo Đức, Chính trị, Âm nhạc, Thiên văn, Y học, Bói toán v v... và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của ta, mà xưa nay các nhà bình giải Dịch kinh từ Á sang Âu không hề nói tới.

Nhà tôi, sau khi đọc các quẻ, đã khám phá ra chỗ diệu dụng của nó. Nên nhất định khai thác nó, theo khả năng của nhà tôi, và nhất định xem xét, nghiên cứu, và tự mình đánh lại nó bằng computer. Tuy sức khoẻ không khả quan (vì bị bệnh mục xương sống), và đã 63 tuổi, nhưng nhà tôi nhất định làm, vì nghĩ rằng nếu biết Áp dụng Kinh Tìm mua: Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh TiKi Lazada Shopee

Dịch vào Thời đại, thì sẽ có nhiều ích lợi cho thế hệ sau, và hy vọng nhiều người sau này, sẽ tiếp tục nghiên cứu nó. Và một ngày nào đó biết đâu, nó chẳng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc nói riêng, và nhân loại nói chung, vì theo đà tiến hóa, những người nghiên cứu nó sau này, sẽ thông minh hơn chúng ta gấp bội, nhà tôi nói. Nên dù gặp khó khăn về sức khỏe, khó khăn về vật chất, để hoàn thành nó, nhà tôi cũng phải cố gắng cho nó ra đời. Nếu có ích cho thế hệ sau, thì sự hy sinh nhỏ nhoi của nhà tôi, nào có đáng gì?

Cho nên, bộ Kinh Dịch này ra đời hoàn toàn theo ý nhà tôi, (tôi chỉ góp ý phụ). Nhà tôi bỏ bớt những gì không cần thiết, và giản dị hóa lời giảng (mà theo ý nhà tôi nó quá cao, sợ nhiều người không hiểu). Nhà tôi muốn phổ biến cho quần chúng, và nghĩ rằng chỉ cần trên 18 tuổi, đọc và hiểu tiếng

Việt, là hiểu được phần Bình giảng, và phần Áp dụng vào Thời đại. Nhà tôi đã cho vài em nhỏ khoảng 18, 20 tuổi và ít sinh viên Đại học đọc, họ đọc xong mục Áp dụng vào Thời đại, họ rất hiểu, và rất thích thú, và họ ước ao nhà tôi đủ sức khoẻ, để cùng tôi hoàn tất xong bộ Dịch này. Các bạn hữu của chúng tôi cũng khuyến khích nhà tôi rất nhiều.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi nhất định trình bầy Bộ Dịch như sau:

I. Quyển I bàn về các vấn đề liên quan đến Dịch Lý, đến Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành.

Phần này rất cao siêu, nên tôi đã giảng giải bằng nhiều chú thích của những nhà bình giải danh tiếng, lại viện dẫn nhiều sách tham khảo, để tiện cho quí vị tìm ra những điều vi diệu của Dịch.

II. Quyển II nói về Thượng kinh (có phần Dịch Kinh Giản Lược ở trên, xin quí vị đọc kỹ phần này, để có những ý niệm, và hiểu từ ngữ để đi vào Hào, Quải cho dễ).

Thượng Kinh: Dưới phần Hán Văn là phần dịch đoạn Hán văn đó bằng văn vần, tiếp đến là Bình giảng đoạn đó bằng văn xuôi. Cuối mỗi quẻ là phần áp dụng quẻ đó vào Thời đại.

III. Quyển III là Hạ kinh. Hạ kinh trình bầy như Thượng kinh. Trong phần Bình giảng, thường hay dùng điển tích chứng minh để độc giả dễ hiểu, và sẽ ngạc nhiên thấy khi đọc Dịch mà thích thú, dễ hiểu như khi đọc truyện Tầu, và cuối mỗi quẻ, đều có phần Áp dụng vào Thời đại của quẻ đó. Tôi và nhà tôi cố gắng soạn bộ Dịch này một cách công phu, dễ hiểu, để đi sâu vào quần chúng. Theo chúng tôi nó rất có ích cho nhân loại,.

Và sau khi đã hiểu Dịch, biết áp dụng Dịch, ta thấy ta trở nên thông thái, khôn ngoan hơn trước nhiều.

Phần Hệ Từ. Phần này có Hệ Từ Thượng, Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp

Quái cùng Phụ Lục I, II, III gồm khoảng 200 trang, với những lời bình giảng, chú thích rành rẽ. Chúng tôi cố gắng làm cho đầy đủ, để quí vị tiện tra cứu mai sau. Bộ sách tưởng dày (khoảng 1500 trang), nhưng quyển I có 9 Chương, mỗi Chương dạy một đề tài khác nhau: dạy ta Hướng đi của Thánh Hiền, dạy Đông Y, Bói toán vv..., và quyển II, III là 64 quẻ, với 64 hoàn cảnh khác nhau, dạy về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không liên lạc với nhau, do đó muốn xem trước, sau, đoạn nào cũng được, nên dễ như đọc tờ báo hàng ngày mà thôi.

Ước mong sao, bộ Dịch này đến tay không những quí vị thích đọc sách, mà còn làm cho quí vị nào xưa nay không thích đọc sách, cũng cảm thấy thích thú khi đọc nó.

Mong nó sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho quí vị.

Nhân tử Nguyễn văn Thọ & phu nhân H. L.Yến Lê cẩn chí.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

PHẬT GIÁO - TRẦN TRỌNG KIM
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hoá điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hoá điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về đường tin tưởng và sự hành vi trong cuộc sinh hoạt của ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta ưa chuộng về vật chất, coi rẻ nhữn điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hoá trong cuộc đời.Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong đám tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi  mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi học thuyết đều có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên các luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.
Giáo lý Đạo Cao Đài cơ bản (Triết lý Đại Đồng)
1. VÌ SAO CON NGƯỜI CẦN PHẢI CÓ ĐẠO?Con người cần phải có đạo vì đạo là con đường dẫn dắt mọi người đến với chân thiện mỹ. Bằng giáo lý của mình đạo hướng dẫn, điều chỉnh mọi người sống tốt đẹp với bản thân và với nhau, đem lại hạnh phúc chân thật cho cuộc sống. Với đời hiện tại, con người ngày càng chạy theo tham dục gây ra cho nhau không biết bao nhiêu đau khổ. Đời từ xưa tới nay được xem như là trường tranh đấu, là bể khổ mênh mông, nên con người càng lao vào đời giựt giành quyền lợi, giành hạnh phúc cho mình thì lại càng chuốc lấy khổ đau. Vì vậy, người đời càng cần có đạo để biết sống hạnh phúc, an lạc.2. MỘT TÔN GIÁO NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP CHO THỜI ĐẠI NGÀY NAY?Thời đại ngày nay khoa học phát triển, con người trên thế giới lưu thông gặp gỡ nhau dễ dàng, các nền văn hóa giao thoa với nhau trên khắp bề mặt địa cầu, người ta còn gọi hiện nay là thời đại toàn cầu hóa. Khi xưa từng tôn giáo mở mang mỗi một dịa phương riêng biệt, không ai biết ai, nhưng nay thì đã có sự tương tác với nhau. Chính vì sự tương tác đó có khi đã gây ra xung đột, mâu thuẫn dữ dội về tôn giáo trên thế giới, làm mất đi bản chất yêu thương hòa bình của tôn giáo.Vì vậy, trong thời đại ngày nay cần có một tôn giáo mang đặc tính dung hòa tổng hợp, dung thông các luồng tư tưởng, mang tinh thần chung nhất cho tất cả các tôn giáo. Đức Cao Đài dạy:“Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại Ðạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng. Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau: nên Thầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt” (24. 4. 1926-13.3.Bính Dần-TNHT)3. VÌ SAO CÓ ĐẠO CAO ĐÀI?Từ trước, Thượng Đế đã giáng trần, dưới hình thể con người, mở đạo cứu đời, nhưng đến thời hiện tại, con người vì các tôn giáo ấy mà xung đột lẫn nhau, giết hại nhau, cũng vì con người mà bản chất tốt đẹp của các tôn giáo bị đánh mất. Đức Cao Đài dạy:“Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà làm ra Phàm giáo”. (24. 4. 1926-13.3.Bính Dần-TNHT)Thế nên, kỳ cứu rỗi cuối cùng này, Thượng Đế trực tiếp đến bằng điển quang mở đạo Cao Đài, xưng bằng Thầy dạy đạo trực tiếp chúng sanh, xác lập tinh thần dung thông hòa hợp, gọi là: “quy nguyên phục nhứt”.“Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa”. (24. 4. 1926-13.3.Bính Dần-TNHT)Hơn nữa, Thượng Đế cũng cho biết đây là thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, là thời kỳ tận diệt để chuẩn bị cho thời kỳ mới Thượng nguơn thánh đức, nên mở đạo Cao Đài tận độ tàn linh.
Sấm Truyền Ca (1670) - Lữ Y Đoan (Diễn kinh Cựu Ước bằng thơ Lục Bát)
Hằng sinh Thượng đế đại quyền, Tự không sáng tạo phán truyền hoằng khai Càn khôn bỗng chúc phôi thai Hư hư hàn vũ, dày dày u minh.Đó là những câu mở đầu trong tác phẩm Sấm Truyền Ca, diễn ca lục bát 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của Giáo phận Đàng Trong biên soạn. Cha Lữ Y  (Louis)  Đoan sinh năm 1613 tại Kẻ Chàm, Quảng Nam, soạn xong quyển Sấm Truyền Ca bằng chữ Nôm khi còn là Thầy Giảng năm 1670. thụ phong LM tại Quảng Ngãi năm 1676 và hai năm sau đó qua đời (1678). Đó là những câu mở đầu trong tác phẩm Sấm Truyền Ca, diễn ca lục bát 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của Giáo phận Đàng Trong biên soạn.Cha Lữ Y  (Louis)  Đoan sinh năm 1613 tại Kẻ Chàm, Quảng Nam, soạn xong quyển Sấm Truyền Ca bằng chữ Nôm khi còn là Thầy Giảng năm 1670. thụ phong LM tại Quảng Ngãi năm 1676 và hai năm sau đó qua đời (1678). Tác phẩm Sấm Truyền Ca đã Việt hóa các nhân danh và địa danh trong Kinh thánh, trình bày nội dung các sách Ngũ Thư với phong cách hết sức Việt Nam. Giáo dân rất thích nhưng có lẽ các cha Tây ngại rằng nó không sát bản văn Kinh thánh nên không ủng hộ, tác phẩm chỉ được chép tay chứ không được in ra. Qua thời kỳ bắt đạo, quyển sách đã trôi dạt về phía nam. Năm 1820 bộ sách được chuyển sang chữ quốc ngữ do Phan Văn Cận (tại Cái Mơn, Bến Tre). Năm 1870, có người đào được tại Cái nhum (Chợ lách, Vĩnh long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh,'trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Vãn Thế chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết. Năm 1885 cha Phaolồ Qui muốn giúp độc giả tiện đối chiếu với bản văn Kinh thánh nên đã ghi số thự tự vào các câu trong mỗi chương. Ngài cũng chuyển các tên người và tên đất cho sát bản Latinh nhưng chỉ làm được một phần. Có hai bản sao đã tồn tại tới giữa thế kỷ XX: Một bản do nhà báo Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) chép theo Sưu tầm của Phêrô Trần Hớn Xuyên, trực tiếp chép theo bản của Simong Phan Văn Cận, hoàn tất ngày l7 tháng 5 năm 1910 và một số tài liệu về Sấm Truyền Ca, do linh mục Phao-lồ Qui Sưu tầm và sửa chữa, từ năm 1885. Paulus Tạo ghi năm tháng ông thực hiện việc biên khảo trên một trang nay đã rách, nên nay không rõ là năm nào. Khi nhà in Tân Định được thành lập, đã có đề nghị in bộ sách nhưng các cố Tây không chịu. Bản thứ hai ở báo Tông Đồ. Năm 1947 nhà báo Nguyễn Cang Thường mang về tòa soạn báo Tông Đồ một số văn liệu, trong đó có Sấm Truyền Ca. Năm 1952, nhà báo Tông-Đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bổn Sấm Truyền Ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu là Genesia (Tạo Đoan Kinh) và Exodus (Lập Quốc Kinh). Quyển Lập Quốc Kinh bị mối tàn phá phân nửa, chỉ còn 21 chương. Năm 1956 nhà báo Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn chép những phần còn lại của tập Sấm Truyền Ca và chép xong ngày 20 tháng 12 năm 1956. Trong bản chép tay của ông Nhạn, tên đất và tên người chép theo bản của linh mục Lữ-y Đoan và ghi chú theo bản sửa chữa của linh mục Phao-lồ Qui. 1993 Giáo sư Nguyễn Văn Trung và một số trí thức Công giáo đã thực hiện quyển sách “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng. Giáo sư Trung và các cộng sự viên đã có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh. Dù quyển sách được in ở Canada mới cách đây 20 năm, hiện nay ở Việt Nam tìm không đâu có. May thay cuối cùng, chúng ta may mắn tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò Vấp và một ấn bản ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu. Được Đức Giám mục Giáo phận khuyến khích, chúng con đang chuẩn bị để in lại quyển sách kịp phát hành vào Mùa Vọng năm nay, nhằm mừng kỷ niệm 350 năm việc biên soạn tác phẩm, để tạ ơn Chúa và để đẩy mạnh công việc truyền giáo cho giới trí thức. Tác phẩm Sấm Truyền Ca đã Việt hóa các nhân danh và địa danh trong Kinh thánh, trình bày nội dung các sách Ngũ Thư với phong cách hết sức Việt Nam. Giáo dân rất thích nhưng có lẽ các cha Tây ngại rằng nó không sát bản văn Kinh thánh nên không ủng hộ, tác phẩm chỉ được chép tay chứ không được in ra. Qua thời kỳ bắt đạo, quyển sách đã trôi dạt về phía nam.Năm 1820 bộ sách được chuyển sang chữ quốc ngữ do Phan Văn Cận (tại Cái Mơn, Bến Tre).Năm 1870, có người đào được tại Cái nhum (Chợ lách, Vĩnh long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh,'trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Vãn Thế chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết.Năm 1885 cha Phaolồ Qui muốn giúp độc giả tiện đối chiếu với bản văn Kinh thánh nên đã ghi số thự tự vào các câu trong mỗi chương. Ngài cũng chuyển các tên người và tên đất cho sát bản Latinh nhưng chỉ làm được một phần.Có hai bản sao đã tồn tại tới giữa thế kỷ XX:Một bản do nhà báo Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) chép theo Sưu tầm của Phêrô Trần Hớn Xuyên, trực tiếp chép theo bản của Simong Phan Văn Cận, hoàn tất ngày l7 tháng 5 năm 1910 và một số tài liệu về Sấm Truyền Ca, do linh mục Phao-lồ Qui Sưu tầm và sửa chữa, từ năm 1885. Paulus Tạo ghi năm tháng ông thực hiện việc biên khảo trên một trang nay đã rách, nên nay không rõ là năm nào.Khi nhà in Tân Định được thành lập, đã có đề nghị in bộ sách nhưng các cố Tây không chịu.Bản thứ hai ở báo Tông Đồ. Năm 1947 nhà báo Nguyễn Cang Thường mang về tòa soạn báo Tông Đồ một số văn liệu, trong đó có Sấm Truyền Ca. Năm 1952, nhà báo Tông-Đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bổn Sấm Truyền Ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu là Genesia (Tạo Đoan Kinh) và Exodus (Lập Quốc Kinh). Quyển Lập Quốc Kinh bị mối tàn phá phân nửa, chỉ còn 21 chương. Năm 1956 nhà báo Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn chép những phần còn lại của tập Sấm Truyền Ca và chép xong ngày 20 tháng 12 năm 1956. Trong bản chép tay của ông Nhạn, tên đất và tên người chép theo bản của linh mục Lữ-y Đoan và ghi chú theo bản sửa chữa của linh mục Phao-lồ Qui.1993 Giáo sư Nguyễn Văn Trung và một số trí thức Công giáo đã thực hiện quyển sách “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.Giáo sư Trung và các cộng sự viên đã có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh.Dù quyển sách được in ở Canada mới cách đây 20 năm, hiện nay ở Việt Nam tìm không đâu có. May thay cuối cùng, chúng ta may mắn tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò Vấp và một ấn bản ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu.Được Đức Giám mục Giáo phận khuyến khích, chúng con đang chuẩn bị để in lại quyển sách kịp phát hành vào Mùa Vọng năm nay, nhằm mừng kỷ niệm 350 năm việc biên soạn tác phẩm, để tạ ơn Chúa và để đẩy mạnh công việc truyền giáo cho giới trí thức.
Trần Nhân Tông - Đức vua sáng tỏ một dòng Thiền
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm. Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm. Trong lịch sử Việt Nam, thời Trần được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất cả về mặt quân sự và văn hoá với nhiều thành tựu. Là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần, Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua nổi tiếng anh minh, có vai trò lãnh đạo quan trọng hai lần chống quân Nguyên Mông bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Sau 15 năm trị vì, ông nhường ngôi lui vào ở ẩn và chuyên tâm  nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Ông để lại một di sản Thiền tông mà dến bây giờ vẫn còn phát triển, trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, thời Trần được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất cả về mặt quân sự và văn hoá với nhiều thành tựu. Là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần, Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua nổi tiếng anh minh, có vai trò lãnh đạo quan trọng hai lần chống quân Nguyên Mông bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Sau 15 năm trị vì, ông nhường ngôi lui vào ở ẩn và chuyên tâm  nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Ông để lại một di sản Thiền tông mà dến bây giờ vẫn còn phát triển, trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam.Ấn phẩm Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền do cư sĩ Nguyên Giác biên soạn, là một tuyển tập về cuộc đời của Ngài gồm các bài phú, thơ, tham vấn. Ấn phẩm Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền do cư sĩ Nguyên Giác biên soạn, là một tuyển tập về cuộc đời của Ngài gồm các bài phú, thơ, tham vấn.Xin trích dẫn lời của cư sĩ Nguyên Giác cho cuốn sách này: "Nguyện xin những lời này khích lệ cho những vị muốn học Thiền tông, giúp những vị đang tu tập, và trở thành một trận mưa hoa để ca ngợi những vị đã vào được pháp môn không cửa vào này. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát.” Xin trích dẫn lời của cư sĩ Nguyên Giác cho cuốn sách này: "Nguyện xin những lời này khích lệ cho những vị muốn học Thiền tông, giúp những vị đang tu tập, và trở thành một trận mưa hoa để ca ngợi những vị đã vào được pháp môn không cửa vào này. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát.”MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI)