Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phê bình văn học - Thế hệ 1932

Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp. 

Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. 

Bộ sách này gồm có 04 phần: 

Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

AI CÓ VỀ QUY NHƠN - TRẦN ĐÌNH THÁI
Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Những con đường phóng ngang phóng dọc trên bản đồ như những mạch máu căng tràn sức sống, nuôi sống cơ thể thành phố. Mới đây khi tìm tư liệu ở thư viện Bình Định, tình cờ tôi có trong tay tập sách “ Ai có về Quy Nhơn” của Trần Đình Thái xuất bản năm 1973, giá trị của nó có lẽ còn nhiều điều để bàn nhưng từ sự mô tả đường phố, đời sống môi trường... Quy Nhơn lúc ấy, bất chợt tôi ra đứng ở ban công nhìn ra con đường Trần Phú, chỉ nhìn thôi và với chừng âý so sánh giữa hai thời điểm 1973 với 1997 đã thấy cả một sự thay đổi đến diệu kỳ.
TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN-NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ». Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ».Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả. Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm. Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? » Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… » Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? » Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại ». ... Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả.Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm.Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? »Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… »Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? »Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại »....
NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - PHAN KẾ BÍNH
Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính (1875 – 1921) là một bộ sưu tập nổi tiếng về các truyền tích, dã sử ở nước ta.Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải. Bằng một lối văn kể chuyện thật sinh động, tác giả đã giúp ta ôn lại lịch sử dân tộc thông qua chuyện kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Đọc Nam Hải dị nhân, người đọc còn tìm thấy ở đây nghĩa khí hào hùng của dân tộc, những tấm gương cảm động về lòng hiếu thảo, chí phấn đấu học tập và những tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong cung cách ứng xử cùng phong tục tập quán. Bên cạnh đó, độc giả cũng sẽ được thưởng thức những câu chuyện tình tứ không kém phần thơ mộng, với nhiều tình tiết thật ly kỳ hấp dẫn, như truyện Tiên Dong và Sử Đồng Tử, truyện Từ Thức v.v… 
CHUYỆN NÀNG TÔ THỊ
Ngày xưa, ở thị trấn kinh bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kiềm chế nổi.Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại. May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Đến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Đứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được mở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở hàng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến, sau yêu nhau. Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:– Đầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.– Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không? – Tô Thị hỏi.– Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế?Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn kinh bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên xứ Lạng, rồi ở luôn đấy cho đến bây giờ. Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm: “Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy nhầm em ruột rồI”. Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn – Cao Bằng – Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì.Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghĩ thế, rồi anh tìm cách để đi.Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói với vợ:– Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Đi chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn. Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu.Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.Từ ngày chồng đi rồi. Tô Thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân nên tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. “Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả về!”, nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên chùa Tam Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp lóe khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời. Vẫn còn đó câu ca dao xưa:“Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”