Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức (Lester C. Thurow)

Lester C. Thurow là Giáo sư Khoa quản trị và kinh tế của Học viện kỹ thuật Massachusetts ( MIT) từ nǎm 1968. Từ nǎm 1987 đến nǎm 1993 ông là Trưởng khoa Quản trị của MIT. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: The Zero - Sum Society, Head to head và The Future of Capitalisme đều thuộc loại " bestsellers"

Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế tri thức...

Những cá nhân, những tập đoàn và tất cả các quốc gia phải làm gì để có thể thành công trong nền kinh tế mới mẻ này của thế kỷ 21? Thay vì chú ý đến những vấn đề tiêu thụ, Lester C. Thurow thuyết phục chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kiến thức cơ bản, giáo dục và cơ sơ hạ tầng. Chỉ bằng cách công khai xây dựng sự giàu có cho cộng đồng, chúng ta mới có thể tối đa hoá các vận hội để làm giàu cho cá nhân.***

Ở mặt trái của tờ giấy bạc một đô la có hình một kim tự tháp chưa hoàn tất, trên đỉnh có một con mắt sáng long lanh, lấy từ mặt trái đã bị quên lãng của đại huy hiệu Hiệp Chủng Quốc và do Tổng thống Roosevelt cho đặt lên tờ đô la vào năm 1935, giữa cuộc đại khủng hoảng khi mà sự giàu có của Hoa Kỳ đang giảm mạnh. Kim tự tháp được sử dụng làm biểu tượng cho sức mạnh và sự trường tồn kinh tế và chính đặc điểm chưa hoàn tất cũng nhằm biểu hiện cho sự giàu có ở Hoa Kỳ ngày càng tăng. Người Mỹ cần đặt hy vọng vào một nền kinh tế đang sụp đổ sẽ được thay thế bằng một nền kinh tế sẽ tồn tại mãi mãi, những ngày tốt đẹp nhất đối với Hoa Kỳ đang ở phía trước, không phải ở sau lưng. Một câu ghi bằng tiếng La tinh (Annuit Coeptis) cho dân Hoa Kỳ biết rằng Thượng đế ủng hộ công việc của họ. Một câu thứ hai (Novos Ordo Seclorum) tiên đoán một trật tự giàu có mới của Hoa Kỳ. Như vậy, trong những ngày đen tối nhất về mặt kinh tế, người Mỹ vừa mượn biểu tượng thành công bền vững của nhân loại, vừa cầu nguyện Thượng đế hỗ trợ. Đằng sau con mắt long lanh, một biểu tượng của sự hướng dẫn thiêng liêng, là chóp chưa hoàn tất của kim tự tháp cần phải xây dựng. Người Mỹ có thể nhìn thấy cần phải làm gì để gặt hái thành công. Họ cần phải khẳng định mình là những người kiến tạo.

Ngày nay, người châu Á nhìn thấy thế giới cũng giống như người Mỹ thấy vào những năm 1930. Sự phát triển kinh tế nhanh đã bị phá vỡ. Sự giàu có của cá nhân, của doanh nghiệp và của xã hội nhanh chóng biến mất. Thị trường chứng khoán của Indonesia giảm trên 80%. Điều mà mới đó tưởng chừng như một sức mạnh kinh tế không gì ngăn chặn nổi và sẽ khống chế thế kỷ 21 lại giống như một sự đổ vỡ vĩnh viễn. Sự phát triển kinh tế có vẻ vững như đá bây giờ lại như băng tuyết đang tan chảy. Tìm mua: Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức TiKi Lazada Shopee

Mô hình tăng trưởng kinh tế châu Á bằng con đường xuất khẩu đã đem hy vọng lại cho hầu hết thế giới thứ ba là sẽ thu ngắn cách biệt kinh tế với các nước đã phát triển, nay đang tả tơi. Những nước thành công đã sụp đổ. Sự tan rã tài chính châu Á đe dọa nền tảng thành công tại các nước trong thế giới thứ ba như Brasil. Vốn và công nghệ từ các nước thuộc thế giới thứ nhất đổ vào nay lại ra đi và các nhà dự báo đánh giá thấp viễn cảnh kinh tế trong tương lai. Con đường cũ đã bế tắc, đâu là con đường đúng để tích tụ giàu có?

Lục địa châu Âu nhìn thế giới trong đó mô hình ưa chuộng - nền kinh tế thị trường xã hội - nơi mà phúc lợi được trả cao và nhà nước can thiệp mạnh để phân phối rộng rãi sự giàu có không còn thích hợp. Trong khi có những biến động lên xuống mang tính chu kỳ nhưng xu hướng lâu dài về thất nghiệp ở châu Âu không ngừng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp 2 chỉ số chưa bao giờ thấy từ những năm 1930 nay được xem như tình trạng thường xuyên. Một châu lục nghĩ rằng có thể đảm bảo việc làm cho công dân của mình nay mới thấy là không thể làm điều đó. Các nhà chính trị đều hứa là sẽ làm điều gì đó nhưng mọi người biết là sẽ chẳng làm gì.

Trong nền kinh tế tri thức nhân tạo mới của thế kỷ 21, toàn châu Âu gần như không có lãnh đạo công nghiệp thành công. Công ty sản xuất máy tính địa phương cuối cùng đã bán cho Đài Loan năm 1998. Châu Âu nói đến việc đuổi theo nhưng biết rằng khoảng cách công nghệ giữa họ và Hoa Kỳ ngày càng tăng. Châu lục đã từng sản sinh ra văn hóa nay phải nhập từ Hoa Kỳ. Biểu tượng tương tự như “Intel Inside” có thể được in trên hầu hết những gì mới tại châu Âu. Việc tái cấu trúc, thu gọn và đưa sản xuất ra ngoại biên được xem là mô hình kinh tế tư bản kiểu Hoa Kỳ cần phải tránh xa lại đến.

Tại châu Âu, châu Á và phần còn lại của thế giới thứ ba, nỗi băn khoăn kinh tế lên cao. Tất cả đều mong muốn sức mạnh và sự bền vững của kim tự tháp thể hiện trên tờ một đôla của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ không nằm trong những nước có mối lo lắng cao độ này. Hoa Kỳ đã phục hồi! Trong những năm 1990, Hoa Kỳ thành công nhất trong thế giới các nước công nghiệp. Khoảng cách kinh tế giữa Hoa Kỳ và các nước còn lại của thế giới lại gia tăng. Mức gia tăng 2.000 tỷ đô la tổng sản phẩm nội địa trong thập kỷ 1990 của Hoa Kỳ cao hơn tổng sản phẩm nội địa của tất cả các nước trừ Nhật Bản. Thay vì chựng lại hay sụt giảm trước tình hình khủng hoảng ở châu Á, thành tích kinh tế của Hoa Kỳ trong năm 1998 lại đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,3%. Thất nghiệp ở mức thấp nhất trong lịch sử và không có lạm phát.

Người giàu nhất hành tinh một lần nữa lại là người Mỹ. Sự giàu có của các vua dầu lửa (Trung Đông) đã bị lu mờ. Số tỷ phú người Mỹ đã có hàng trăm.

Các doanh nghiệp Mỹ đã chiếm lại vị trí hàng đầu. Trong năm 1990, chỉ có hai doanh nghiệp Mỹ trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, con số này là 9 vào năm 1998. Tương tự, vào đầu thập kỷ 1990, không có một ngân hàng Mỹ nào trong số 15 ngân hàng lớn nhất, nhưng vào cuối năm 1998 đã có 9 ngân hàng Mỹ lọt vào danh sách. Ưu thế bên dưới đỉnh cao cũng rất lớn. Hai mươi trong số 25 doanh nghiệp to nhất hiện nay là của Mỹ. Nếu không có xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang tăng trưởng, một sự suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 1999. Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ đã được phục hồi và tái thống nhất với quyền bá chủ quân sự của họ.

Đây là thời kỳ vàng son của Hoa Kỳ.

Nhưng ngay bên trong Hoa Kỳ cũng có những ưu tư. Một nền kinh tế đang tăng trưởng nhưng cũng có những dấu hiệu đi xuống mạnh mẽ đối với nhiều người. Rất nhiều người Mỹ tin rằng con cháu của họ sẽ có mức sống thấp hơn họ - cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi mà 2/3 lực lượng lao động có mức lương thực tế thấp hơn mức lương vào năm 1973. Những gì mà họ tin rằng sẽ xảy đến cho con cháu họ cũng đang đến với họ.

Thành phần trung lưu đang giảm sụt. Một ít giàu lên nhưng phần lớn đi xuống. Cũng không đáng ngạc nhiên khi nhìn thấy những gì đang xảy ra đối với lương của thành phần thợ trung cấp nhưng cũng rất đáng ngại. Các trang thông tin tài chính hàng ngày đều cho thấy thị trường chứng khoán tăng mạnh nhưng thu nhập bình quân của các hộ gia đình lại giảm thay vì tăng lên và tài sản tài chính của họ dưới mức 10.000 đô la. Số 20% người nghèo nhất có số nợ cao hơn tài sản của họ.

Trong khi kinh tế đang tăng trưởng mạnh, hàng năm có đến 500.000 đến 700.000 công nhân bị các công ty đang làm ăn có lãi cho nghỉ việc - trong năm 1998 có đến 680.000 công nhân. Những công nhân bị cho nghỉ việc trên 55 tuổi sẽ khó tìm được việc làm tốt. Những công nhân dưới 55 tuổi phải chấp nhận mức lương thấp hơn để được thu dụng lại. Dự kiến cho một nghề đem lại cuộc sống thoải mái suốt đời đã trở thành một bí ẩn lớn - ngay cả đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Làm thế nào để có sự thành đạt bền vững? Tìm đâu ra sự an toàn về mặt kinh tế? Chúng ta rất thích thú nhìn những nghệ sĩ biểu diễn đi dây trên cao nhưng thật sự không thích thú chút nào nếu mình là người đi trên sợi dây đó. Cũng như trong thời kỳ Đại khủng hoảng, tốt hơn chúng ta nên ở vị trí đỉnh cao của kim tự tháp biểu hiện sự giàu có và sẽ mãi mãi bền vững.

Đáng lo ngại nhất là năng suất giảm gấp ba lần kể từ những năm 1960. Vì sau cùng, chính sự gia tăng năng suất (khả năng tạo nhiều sản phẩm hơn trong khi sử dụng ít nguyên liệu hơn) sẽ thúc đẩy việc tạo giàu có thật sự. Những biến động tạm thời trên thị trường chứng khoán có thể đem lại giàu có theo thị trường trong ngắn hạn nhưng nếu không có sự gia tăng mạnh về năng suất sẽ không tìm được của cải của sự giàu có về lâu về dài.

Con mắt long lanh trên đỉnh của kim tự tháp trên tờ 1 đôla làm người ta không quan tâm đến phần đáy của nó. Cũng thế, sự sáng chói của mức độ giàu có nằm ở nấc cao nhất trên thang phân bổ giàu có - những tỷ phú mới - làm lu mờ phần đáy của kim tự tháp, là nền tảng của chính sự giàu có. Nhưng cho dù được nằm ở đỉnh là cả một sự hấp dẫn, kim tự tháp thật được xây dựng từ đáy lên chứ không phải từ đỉnh xuống.

Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sáu công nghệ mới - vi điện tử, máy tính điện tử, viễn thông, nguyên liệu nhân tạo mới, rô bốt và công nghệ sinh học - đang tác động qua lại tạo ra một thế giới kinh tế mới và rất khác biệt. Những tiến bộ trong khoa học cơ bản làm nền tảng cho 6 lãnh vực này đã tạo ra những công nghệ đột phá làm nẩy sinh hàng loạt công nghiệp vừa to lớn, vừa mới mẻ: máy tính điện tử, mạch bán dẫn, tia la de... Những công nghệ này tạo cơ hội để cải tiến nhiều ngành công nghiệp cũ: Mua bán qua mạng thay thế mua bán thông thường; điện thoại di động rải khắp nơi. Nhiều sự việc mới có thể thực hiện được: cây và con biến đổi gien xuất hiện; một nền kinh tế toàn cầu hóa lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại trở thành hiện thực. Nói một cách tượng hình, đây là thời kỳ công nghiệp nhân tạo từ tri thức.

Nền tảng cũ của sự thành công đã biến mất. Đối với hầu hết lịch sử nhân loại, nguồn gốc của sự thành công là sự kiểm soát tài nguyên thiên nhiên - đất đai, vàng bạc và dầu mỏ. Bất chợt lời giải là “tri thức”. Người giàu nhất thế giới, Bill Gates, không sở hữu bất kỳ vật hữu hình nào - không đất đai, không vàng bạc, không dầu mỏ, không nhà máy, không qui trình công nghệ, không quân đội. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại người giàu nhất chỉ sở hữu tri thức.

Tri thức là cơ sở mới của sự giàu có. Điều này chưa bao giờ là một sự thật. Trước đây, khi các nhà tư bản nói về sự giàu có của mình, họ nói về quyền sở hữu nhà máy, máy móc thiết bị và tài nguyên thiên nhiên. Trong tương lai, khi các nhà tư bản nói về sự giàu có, họ sẽ nói về sự kiểm soát tri thức. Ngay cả ngôn ngữ để thể hiện sự giàu có cũng thay đổi. Người ta có thể nói về sở hữu thiết bị hay tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm về “sở hữu” ở đây rất rõ ràng. Nhưng người ta không thể nói sở hữu tri thức. Sở hữu tri thức là một khái niệm rất lỏng lẻo. Người có tri thức không thể trở thành nô lệ. Chính xác là làm sao để sở hữu tri thức mới thực sự là vấn đề cốt lõi trong nền kinh tế tri thức.

Sự biến đổi hiện nay thường được mô tả một cách sai lầm là cuộc cách mạng thông tin hay là một xã hội thông tin. Nó còn vượt xa hơn thế nữa. Thông tin nhanh hơn hay rẻ hơn tự nó chẳng có giá trị gì. Thông tin chẳng qua là một trong những yếu tố đầu vào mới sử dụng để xây dựng một nền kinh tế khác biệt trong đó có nhiều sản phẩm và dịch vụ rất khác biệt. Thông tin nhiều hơn cũng chẳng có gì quan trọng hơn những loại nguyên liệu mới, những thực thể sinh học mới, hay những loại rô bốt mới trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức mới này. Xã hội cần phải tổ chức lại thế nào để tạo môi trường thúc đẩy làm giàu dựa trên tri thức? Điều gì cần thiết để làm cho các nhà doanh nghiệp thay đổi và làm cho sự giàu có nẩy nở? Làm thế nào để cho sự giàu có dựa trên tri thức phát sinh? Đòi hỏi kỹ năng gì? Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tham gia vào nền kinh tế tri thức mới này thế nào? Vai trò của việc chế tạo công cụ trong nền kinh tế tư bản tri thức là gì khi mà các công cụ vật chất không còn chiếm vị trí trung tâm của hệ thống? Qui trình nào để sự giàu có có thể mua bán được của tư nhân xuất hiện? Cơ bản là làm thế nào sử dụng “tri thức” để xây dựng một kim tự tháp giàu có mới cho cá nhân, cho công ty và cho xã hội? Đây là những câu hỏi cần phải trả lời nếu muốn thành công trong nền kinh tế tri thức.

Điều quan trọng về bất kỳ kim tự tháp nào không phải được khám phá bằng cách trèo lên đỉnh mà chính là các đường hầm dẫn đến các kho tàng ẩn giấu bên trong. Làm thế nào để lợi dụng các công nghệ mới để cải tiến sản xuất các sản phẩm cũ và tạo ra các sản phẩm cải tiến mới? Kỹ thuật xây dựng mới là gì để đưa các tảng đá to hơn (năng suất cao hơn) vào vị trí? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các công nghệ mới này để xây dựng các kim tự tháp giàu có to hơn và cao hơn trong tương lai? Xây dựng một kim tự tháp giàu có bền vững đòi hỏi trước hết chúng ta phải tìm hiểu khung cảnh kinh tế mới đang hình thành. Nằm đâu đó trong khung cảnh này sẽ là một kim tự tháp biểu hiện sự giàu có mới. Một khi đã khám phá ra nó, các tính chất khảo cổ của nó cần phải được thông hiểu tường tận. Nó đã được xây dựng thế nào? Đâu là các lối vào? Thiếu các thông tin này, các nhà săn tìm kho tàng không thể tìm thấy của cải kinh tế chôn vùi bên trong.

Chỉ sau khi là những nhà khám phá, nhà khảo cổ và những người săn lùng kho tàng, con người mới có thể trở về với công việc thực của mình - học cách xây dựng cho bản thân, cho công ty và cho xã hội của chúng ta một kim tự tháp biểu tượng cho sự giàu có vĩ đại, mới và bền vững.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức PDF của tác giả Lester C. Thurow nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Mật Dotcom (Russell Brunson)
Bí Mật Dotcom không giới thiệu cho bạn “công cụ” mới mẻ, hấp dẫn hay những mẹo quảng cáo khéo léo, những chiêu trò có thể giúp bạn kiếm tiền ngay lập tức. Cuốn sách này chứa đựng những kiến thức để xây dựng một cơ ngời trên Internet. Để kiếm tiền bền vững, đây đích thị là cuốn sách dành cho bạn. Nó sẽ mang đến cho bạn một sự hiểu biết sâu sắc và một sự thấu suốt về cấu trúc và khoa học marketing hiệu quả để áp dụng chúng trên thế giới truyền thông online. Bí Mật Dotcom sẽ giúp bạn biết cách làm thế nào để cấu trúc lại sản phẩm và dịch vụ của công ty mình sao cho số tiền kiếm được nhiều gấp hai đến ba lần từ lượng truy cập bạn đang có. Khi làm theo các bước được hướng dẫn, mọi thứ sẽ bắt đầu vào guồng xoay của nó và bạn có thể đầu tư nhiều hơn để kiếm được nhiều khách hàng mới hơn. Cuốn sách giúp bạn hiểu được chiến lược cũng như trải nghiệm của tác giả trong quá trình áp dụng những kiến thức này để bạn có thể sử dụng ngay cho công việc kinh doanh online của mình và thu về thêm nhiều lợi nhuận. Tìm mua: Bí Mật Dotcom TiKi Lazada Shopee Nếu bạn thấy cuốn sách này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè, như một sự chia sẻ với những người cùng đi trên con đường kinh doanh trên internet này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Dotcom PDF của tác giả Russell Brunson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu (Al Ries)
Ngắn gọn, dễ hiểu và có tính thực tiễn cao, cuốn 22 Quy luật bất biến trong Xây dựng thương hiệu đem đến cho người đọc những câu trả lời dứt khoát về quá trình xây dựng thương hiệu với những ví dụ minh họa về các thương hiệu thành công nhất trên thế giới như Rolex, Volvo và Heineken. Cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc cơ hội để tiếp cận kinh nghiệm và bí quyết xây dựng thương hiệu của những chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới như Al và Laura Ries. "Cách duy nhất để vượt trội trong thương trường ngày nay là phải xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của mình thành một thương hiệu - một thương hiệu thực sự". Cuốn sách này sẽ cung cấp cho độc giả những hướng dẫn chi tiết từng bước để làm việc đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Al Ries":Cuộc Chiến Trong Phòng HọpĐịnh VịNguồn Gốc Nhãn HiệuTập Trung Hay Là Chết22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương HiệuQuảng Cáo Thoái Vị Pr Lên NgôiĐịnh Vị - Cuộc Chiến Giành Tâm Trí Khách Hàng22 Quy Luật Bất Biến Trong MarketingĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu PDF của tác giả Al Ries nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh (Leonard L. Berry)
Cuốn sách này là bản tổng kết của nghiên cứu về 14 công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới. Tác giả đã trực tiếp thực địa và phỏng vấn, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về nền móng công ty, quan sát và sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp bất cứ khi nào có thể, đồng thời phát triển một khung khái niệm cho cuốn sách từ những nghiên cứu thực tế và những bài học chắt lọc, đan xen từ những công ty qua nghiên cứu thứ cấp và từ chính nền tảng kiến thức của tác giả như một kinh nghiệm quý báu. Những công ty được tìm hiểu trong cuốn sách này đã dạy chúng ta những bài học quan trọng về quản lý dịch vụ, về lãnh đạo, về thành công bền vững và về cuộc đời. Họ không phải là những công ty bách chiến bách thắng, cũng có lúc họ gặp khó khăn, thách thức và cả thất bại. Nhưng họ thực sự là những tổ chức đặc biệt đã biết khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người để đóng góp lợi ích đáng kể cho xã hội. Họ đã thành công, rất thành công trên cả phương diện tài chính và phương diện con người. Và họ ngày càng thành công hơn nữa khi “trưởng thành” và “già dặn” hơn. Họ không thể bảo đảm chắc chắn tương lai sẽ như ra sao nhưng chắc chắn đó là một tương lai đầy hứa hẹn và triển vọng. Độc giả sẽ học được những bài học cụ thể và hấp dẫn về những công ty dịch vụ được coi là thành công nhất mọi thời đại.*** Tác giả: Leonard L. Berry là người sáng lập Texas A & M thuộc Trung tâm Nghiên cứu bán lẻ và phục vụ. Ông là cựu chủ tịch của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Tìm mua: 9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh TiKi Lazada Shopee Tiến sĩ Berry là người đóng góp thường xuyên nhất với các dịch vụ tài liệu tiếp thị bằng tiếng Anh trên thế giới. Ông đã hai lần nhận được giải thưởng cao nhất trao cho A & M Texas với cương vị một giảng viên: giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong giảng dạy và giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Ông cũng nhận được giải thưởng Paul D. Converse năm 2008 của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, năm 2007 AMA/McGraw-Hill/Irwin Distinguished Marketing đã trao giải thưởng giáo dục cho ông nhờ những đóng góp của ông cho sự nghiệp tại Hiệp hội Marketing của Mỹ. v.v... Tiến sĩ Berry là một thành viên Ban giám đốc của một số công ty công lớn và các tổ chức phi lợi nhuận quốc gia.*** Cách đây vài hôm, trên một trang báo mạng có một bài thú vị với nhan đề “Bún ‘mắng’, cháo ‘chửi’, phở xếp hàng vẫn đắt khách”. Là người Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ với những hàng ăn kiểu này. Thức ăn ở đây rất ngon nhưng dịch vụ khách hàng thì dường như hoàn toàn ngược lại, nếu không muốn nói là không hề tồn tại khái niệm này tại đây. Tuy nhiên, nếu nghĩ bạn có thể bỏ qua dịch vụ khách hàng mà chỉ tập trung vào sản phẩm để phát triển công ty thì thật sai lầm hay nói đúng hơn, bạn đã không hiểu được bản chất của dịch vụ khách hàng. Ai chắc cũng biết câu nói nổi tiếng “Khách hàng là Thượng đế”, tuy nhiên, khi phục vụ các “thượng đế”, chúng ta phục vụ bằng sự sợ hãi, nịnh bợ hay cứng nhắc đều không mang lại hiệu quả. Đó là điều không nên mà cũng không thể duy trì lâu dài. Khách hàng nên được phục vụ bằng cái tâm của người nhân viên, những người coi họ như gia đình hoặc bạn bè. Ở một góc độ nhất định, các quán ăn được nói đến ở trên đã vô tình làm được điều đó khi tạo nên hình ảnh một người chủ quán như những người bà, người mẹ, thường mắng mỏ con cháu khi con cháu mắc lỗi. Tuy không phải tất cả nhưng chắc chắn không ít khách hàng khi đến đây sẽ liên tưởng về những người phụ nữ quý giá nhất trong cuộc đời mình. Trong cuốn 9=10, tác giả đã đề cập đến 14 công ty như vậy. Họ coi khách hàng như người thân của mình để phục vụ một chân thành, do đó họ đã đạt được thành công bền vững và trở thành những công ty dịch vụ vĩ đại. Bí quyết nằm ở 9 yếu tố: tập trung chiến lược, thực thi hoàn hảo, nắm bắt số phận, mối quan hệ dựa trên lòng tin, sự hào phóng, đầu tư vào thành công của nhân viên, khiêm tốn, khai thác thương hiệu để dẫn dắt sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới và phát triển, mà bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này. Ngoài ra, dù những công ty này đều hoạt động trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, như bán lẻ (Ukrop’s Super Markets), đồ ăn nhanh (Chick-fil-A), đội bóng chày (St. Paul Saints), hàng không (Midwest Express Airlines), bảo hiểm (USAA), du lịch (Special Expeditions), khách sạn (Bergstrom Hotels), cho thuê xe (Enterprise Rent-A-Car), bán đệm qua điện thoại (Dial-A-Mattress), nhưng họ đều áp dụng những yếu tố “kỳ diệu” này vào các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tìm được hình mẫu của mình trong đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Leonard L. Berry nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng (Harvey B. Mackay)
Bơi cùng cá mập mà không bị nuốt chửng không chỉ là một bộ sưu tập những tư tưởng thông thái trong kinh doanh, mà còn là một kho báu vô giá những bài học có thể áp dụng ngay vào công việc kinh doanh, vào cuộc sống, các mối quan hệ và các mục tiêu của bạn. ĐÁNH GIÁ/ NHẬN XÉT: “Từ khi bắt đầu áp dụng những bài học của Harvey Mackay, tôi không thể ngừng đọc cuốn sách. Mỗi bài học đều rõ ràng, thẳng thắn và tập trung vào vấn đề. Đây là cuốn sách mà bắt buộc mọi nhân viên của Estee Lauder phải đọc. Rồi chúng tôi sẽ có thể vượt xa các đối thủ khác.” - Leonard Lauder, chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Estee Lauderye “Harvey Mackay đã khéo léo diễn giải các thuật ngữ chuyên sâu và quan trọng theo cách vui nhộn và thú vị. Những sinh viên học ngành quản lý, lãnh đạo có thể học được nhiều thứ từ cuốn sách này.” - Harvey Golub, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Dịch vụ Tài chính IDS “Đưa ra lời khuyên bổ ích cũng khó như tiếp nhận lời khuyên vậy, nhưng Harvey Mackay làm tốt cả hai. Những bài học sắc sảo của Harvey Mackay đưa ra các ý tưởng rất dễ hiểu và dễ đồng cảm. Anh nhẹ nhàng dẫn dắt độc giả trải qua chuỗi khoảnh khắc thú vị, đến cảm giác cuối cùng ‘Ồ đương nhiên, thật rõ ràng, quá là đúng đắn!’ - tố chất của một giáo viên giỏi.” - Roy Menninger M. D., Chủ tịch, sáng lập Tập đoàn Menninger Tìm mua: Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng TiKi Lazada Shopee Giải thưởng: Sách nằm trong Top 100 cuốn sách kinh doanh kinh điển nhất mọi thời đại do Goodreads bình chọn VỀ TÁC GIẢ: Harvey Mackay là một trong những tác giả được ưa chuộng nhất, tác giả cuốn Tự đào giếng trước khi chết khát. Ông là nhà báo chuyên trách các vấn đề nghiệp đoàn cấp quốc gia, những bài báo của ông đã xuất hiện trong 50 tờ báo trên khắp nước Mỹ. Ông cũng là một CEO và một nhà lãnh đạo xuất chúng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng PDF của tác giả Harvey B. Mackay nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.