Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng (Nguyên Hồng)

Tiểu Sử Nguyên Hồng (1918-1982)

Nguyên Hồng họ Nguyễn, tên khai sinh đồng thời cũng là bút hiệu duy nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên Chúa. Mười hai tuổi, bố chết vì ho lao, người mẹ trẻ nghèo khổ phải vào Vinh ở vú đầm, rồi mấy năm sau đi bước nữa. Mười lăm tuổi, vừa đậu xong Tiểu học đã bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giải đi Phúc Yên. Mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha, Nguyên Hồng phải từ giã thành phố Nam Định và người bà nội ngoan đạo, cùng mẹ và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Hơn ba năm, Nguyên Hồng đã dạy học lẩn lút trong các xóm nghèo lao động với hơn hai mươi đứa trẻ lau nhau, rách rưới, con em của những người làm nghề đội than, khuân vác hoặc buôn thúng bán mẹt ở xóm Cấm và xóm chùa Đông Khê. Cũng chính ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp nhà thơ Thế Lữ (1935), kiện tướng của phong trào Thơ mới, thành viên của Tự lực văn đoàn. Từ đó, người thanh niên thất nghiệp này nuôi khát vọng đi vào con đường văn chương, coi văn chương là lẽ sống cao cả nhất của đời mình. Những trang bản thảo đầu tiên rất trong sáng và say mê của tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu đã được hình thành dần trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu phu phen thuyền thợ xóm Cấm, Hải Phòng. Năm 1937, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng và Kim tiền của Vi Huyền Đắc được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn và từ năm 1938 báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu. Mối quan hệ giữa Nguyên Hồng với Thạch Lam bắt đầu từ những ngày đó.

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nguyên Hồng đã bắt đầu liên lạc với chính trị phạm ở Sơn La, Côn Lôn trở về như Vũ Thiện Chân, Bùi Vũ Trụ và ở trụ sở chi nhánh báo Thời thế ở đường Cát Dài, Hải Phòng, Nguyên Hồng đã có cơ hội tìm đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Vấn đề dân cày của Qua Ninh, Vân Đình, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và những tiểu thuyết của Marxime Gorki... Năm 1938, Nguyên Hồng gặp Như Phong, sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Dân chủ và viết trên các báo Thế giới, Người mới và Mới cùng với Như Phong, Nguyễn Thường Khanh, Trần Minh Tước, Lưu Quý Kỳ (Thanh Vệ) và Lê Hy (Lã Vĩnh Lợi). Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bị mật thám Pháp bắt bỏ tù ở Hải Phòng về tội tàng trữ và truyền bá sách báo cộng sản. Trong nhà tù Hải Phòng, Nguyên Hồng đã được gặp Tô Hiệu, Bùi Đình Đống, Ngô Minh Loan và tham dự lớp huấn luyện theo Đề cương cách mạng tư sản dân quyền do Bí thư thành ủy Tô Hiệu hướng dẫn. Những vốn sống quý báu đó đã tạo điều kiện cho Nguyên Hồng viết về những chiến sĩ cách mạng trong Lưới sắt, Lò lửa, Sóng gầm...

Năm 1940, Nguên Hồng lại bị bắt giam và bị giải lên trại tập trung Bắc Mê, Hà Giang, đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần Các... Tiểu thuyết Xóm Cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được 300 trang thì bị bọn mật thám tịch thu, ông chuyển sang viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư (Cuộc sống).

Cuối mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật (trong Mặt trận Việt minh) cùng với Như Phong, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng... Chính trong tổ chức này, Nguyên Hồng được đọc Đề cương Văn hóa 1943 của Đảng và những phương châm của Đề cương đã có ảnh hưởng rõ rệt đến những tác phẩm như Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi chiều xám..., những tác phẩm được viết trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng TiKi Lazada Shopee

Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyên Hồng tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới của Đảng. Sau đợt Nam tiến vào mặt trận Nha Trang, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947, Nguyên Hồng cùng gia đình lên Việt Bắc, sống ở ấp Cầu Đen, Yên Thế cùng với một số văn nghệ sĩ như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... Nguyên Hồng tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách trường Văn nghệ nhân dân Trung ương. Năm 1948, Nguyên Hồng cùng với Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Hòa bình lập lại năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 4 - 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông tham gia Ban Chấp hành, làm Thư ký tòa soạn tuần báo Văn của Hội. Năm 1958, Nguyên Hồng về tham gia lao động ở nhà máy Xi măng Hải Phòng, chính thời gian này ông bắt đầu thai nghén tiểu thuyết Cửa biển, bộ tiểu thuyết - sử thi bốn tập đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng gia đình trở lại ấp Cầu Đen, Yên Thế (nay là xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tháng 1 -1963, tại Đại hội Nhà văn lần thứ II, Nguyên Hồng được bầu vào Ban Chấp hành và năm 1964 được cử làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng. Sau Hải Phòng, Yên Thế đã trở thành quê hương thứ hai của Nguyên Hồng, là nơi ông sống lâu nhất và cũng là nơi ông đang xây dựng một bộ tiểu thuyết lịch sử ba tập: Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế. Tập hai đang hoàn thành thì ông đột ngột từ trần ngày 2-5-1982.

Nhà văn Nguyên Hồng được Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Nguyên Hồng là một nhà văn xuôi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là người thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đường sáng tác văn học.

TÁC PHẨM NGUYÊN HỒNG

· Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)

· Bảy Hựu (tập truyện ngắn, 1940)

· Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940)

· Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942)

· Qua những màn tối (truyện vừa, 1942)

· Quán Nải (tiểu thuyết, 1942)

· Hai dòng sữa (tập truyện ngắn, 1943)

· Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1944)

· Vực thẳm (truyện vừa, 1944)

· Ngọn lửa (truyện vừa, 1944)

· Miếng bánh (tập truyện ngắn, 1945)

· Địa ngục và Lò lửa (tập truyện ngắn, 1946)

· Đất nước yêu dấu (ký, 1949)

· Đêm giải phóng (truyện vừa, 1952)

· Giữ thóc (tập truyện ngắn, 1956)

· Trời xanh (thơ, 1960)

· Sóng gầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1961)

· Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1964)

· Cơn bão đã đến (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1965)

· Bước đường viết văn (hồi ký, 1971)

· Thời kỳ đen tối (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1973)

· Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973)

· Sông núi quê hương (thơ, 1973)

· Khi đứa con ra đời (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1975)

· Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978)

· Thù nhà nợ nước (tiểu thuyết lịch sử, 1981)

· Tuyển tập Nguyên Hồng (1983 - 1985)

DI CẢO

· Núi rừng Yên Thế (tập I trong bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế, 1993)

· Người con gái họ Dương (Dương Hậu) (kịch)

· Hoa trái đất (thơ)

GIẢI THƯỞNG:

- Giải văn chương của Tự lực văn đoàn trao cho Bỉ vỏ (1937)

- Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt I, 1996).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kem Đá (Yonezawa Honobu)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kem Đá PDF của tác giả Yonezawa Honobu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Xa Lạ (Albert Camus)
Người xa lạ (còn được dịch Kẻ xa lạ hay Người dưng; tiếng Pháp: L'Étranger) là một tiểu thuyết của Albert Camus được viết vào năm 1942. Đây là một tác phẩm lạ thường nói về một người đàn ông Pháp bị bệnh tâm thần, người mà cuối cùng đã bị tống giam vì tội giết người, và ngồi chờ bị hành hình. Trong thời gian đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời của ông cũng như nhìn ra được và ao ước có được một cuộc sống an lành trở lại. Đây là một trong những tác phẩm đầu tay của Albert Camus, cũng như những học thuyết cơ bản của ông về những điều phi lý và vô lý (tiếng Anh: absurdism)Đây là bản dịch của Nguyễn Trần SâmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Albert Camus":Thần Thoại SisyphusDịch HạchKẻ Xa LạSa ĐọaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Xa Lạ PDF của tác giả Albert Camus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Vượt Thời Gian (Herbert George Wells)
Kẻ Vượt Thời Gian (The Time Machine) là một tiểu thuyết thuộc thể loại khoa học viễn tưởng của tác giả H. G. Wells, được xuất bản vào năm 1895. Đây là một khái niệm phổ biến khi đề cập đến việc du hành thời gian, việc này có thể thực hiện được bằng một cỗ xe mà nhà du hành có thể điều khiển đến bất kì nơi nào mà họ muốn đến. Thuật ngữ "cỗ máy thời gian" lần đầu tiên được đặt ra bởi Well trong tác phẩm của ông. Tiểu thuyết Kẻ Vượt Thời Gian đã từng được chuyển thể thành 2 bộ phim điện ảnh là Cỗ Máy Thời Gian (phim 1960) và Cỗ Máy Thời Gian (phim 2002), cũng như 2 loạt phim truyền hình, và nhiều truyện tranh khác. Ý tưởng về cỗ máy thời gian cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học cũng như nhiều sản phẩm giải trí khác. Herbert George Well thôi học năm 14 tuổi để làm người trông coi cửa hàng, rồi thi đỗ đại học, và sau đó trở thành giáo viên. Sau một thời gian sống trong cảnh nghèo khổ, ông trở thành một nhà văn viễn tưởng nổi tiếng. Trong các tác phẩm của mình, H.G. Wells đã mô tả máy bay và tàu ngầm đi lại, trước khi người ta mơ hồ tin rằng những hành trình như vậy có thể thực hiện được. Là một con người đầy nghị lực H.G. Wells viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ Phác thảo lịch sử (An Outline of History - 1920) và nhiều nghiên cứu về khoa học và chính trị. H.G. Wells đã phỏng vấn nhiều nhà lãnh tụ chính trị nổi tiếng và luôn có chính kiến về các sự kiện trên thế giới. Nhưng người ta lại nhớ đến một H. G. Wel1s tiểu thuyết gia hơn. Kẻ Vượt Thời Gian (The Time machine - 1895) và Người vô hình (The Inrrsible Man - 1897) đã trở nên rất gần gũi với công chúng và cũng được các nhà làm phim đặc biệt ưa thích. Bằng trí thông minh hiếm có và chí phấn đấu mãnh liệt, mặc dù phải bận rộn vật lộn với miếng ăn ngay trong thời niên thiếu, ông vẫn đạt những bước tiến đều trên con đường học vấn. Được đại học Royal College of Science, Kensington, cấp học bổng, ông là một sinh viên ưu tú của khoa học gia nổi tiếng T.H. Huxleỵ Ra trường với ngành động vật học, ông có dự tính trở thành một giáo sự Không ngờ năm 21 tuổi, một tai nạn trên sân túc cầu phá hư một chiếc thận; ông phải nằm liệt giường một thời gian dài; con đường dạy học đành bỏ dở. Hoàn cảnh thiếu may mắn đó bắt buộc ông phải ứng biến, và tình cờ bước vào sự nghiệp văn chương. Kiến thức khoa học có sẵn cộng với óc tưởng tượng vô cùng phong phú trở thành tài sản quý báu, Wells thành công rất sớm với những truyện ngắn, xã luận, và tranh khôi hài đăng báo. "The Time Machine" là truyện dài đầu tay của ông, xuất hiện từng kỳ trên mặt báo rồi được in thành sách năm 1985. Độc giả khắp nơi thấy ngay dấu hiệu của một thiên tài, và Wells nổi tiếng nhanh chóng khắp thế giới. Tìm mua: Kẻ Vượt Thời Gian TiKi Lazada Shopee Trong vòng năm mươi năm, H.G. Wells cho ra đời một số lượng kinh hồn là 150 tác phẩm. Ông viết nhiều loại, nhưng thành công nhất vẫn là khoa học giả tưởng, mà ngoài "The Time Machine" còn phải kể đến "War of the Worlds" (chiến tranh liên hành tinh), "The Invisible Man" (người vô hình), "The Island of Doctor Moreau" (hòn đảo của bác sĩ Moreau). Ông mất năm 1946 giữa lúc uy tín đang suy sụp trầm trọng vì xuất bản quá nhiều tác phẩm tầm thường - nằm ngoài sở trường khoa học giả tưởng của ông - trong hơn 20 năm liền. Nhưng gần đây phong trào đọc H.G. Wells đã mạnh mẽ trở lại. Người ta khám phá rằng trong khoảng 20 tác phẩm có lẽ sẽ tồn tại vĩnh viễn với thời gian, Wells không những chỉ chứng tỏ tài nghệ văn chương mà còn có viễn quan chính xác. Những suy tưởng của ông về con người, về thế giới, về vũ trụ không còn là giả tưởng xa xôi nữa, mà càng lúc càng phản ảnh trung thực đời sống đầy bất trắc và hoang mang của chúng ta.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Herbert George Wells":Đảo Bác Sỹ MoreauKẻ Vượt Thời GianNgười Vô HìnhXứ Sở Của Người MùĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Vượt Thời Gian PDF của tác giả Herbert George Wells nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Trộm Mộ (Phù Sinh)
Những ngôi mộ cổ ở sâu dưới lòng đất luôn là nơi ẩn chứa nhiều bí mật, nhiều cổ vật và nhiều cạm bẫy. Những kẻ trộm mộ không những trên thông thiên văn dưới tường địa lý mà cần phải có kỹ năng sống vô cùng cao siêu và ảo diệu, đôi khi cũng cần phải dựa vào cả vận may của mình. Nếu thiếu một trong số những thứ đó, dù chỉ là chút sơ sảy, kết cục nhận lại sẽ thật thê thảm. Mỗi cánh cửa mở ra, sau nó lại có vô vàn cánh cửa khác khép kín. Càng vào sâu, càng kỳ quái. Càng kỳ quái, càng muốn khám phá. Thế nhưng, khi đối mặt với những thứ tưởng chừng không thể tồn tại trên cõi thực, liệu có mấy kẻ không giật mình thảng thốt, không sợ hãi bỏ chạy, không mục thây trong địa đạo khổng lồ? Không phải tự nhiên mà các bậc tiền bối điểm chỉ: Đi trộm bất cứ ngôi mộ nào cũng vậy, trên người nhất định phải mang theo một cây nến! Bởi ai biết được, dưới mồ sâu tối đen như mực kia, bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy ra những thứ kinh dị chết người. Và có đôi khi, một trong số những kẻ trộm mộ buộc phải bỏ mạng để cứu sống đồng đội của mình? Liệu những kẻ đó có dám hy sinh bản thân, hay đành lòng… giết hại lẫn nhau?***“Được rồi, bây giờ các ngươi đã biết hết mọi chuyện, cũng đến lúc phải lên đường rồi.” Nói xong, Trịnh Duy Tín đưa bàn tay phải cầm súng lên, chỉ vào Tôn Kim Nguyên cười lạnh, nói: “Đồ nhi ngoan, ngươi đã giúp vi sư không ít chuyện, ta sẽ để ngươi được chết một cách sảng khoái.” Thấy Trịnh Duy Tín định giết Tôn Kim Nguyên, tôi và Vương Tiên Dao không thể trơ mắt nhìn, nhưng hai chúng tôi còn chưa kịp có hành động gì thì Trịnh Duy Tín đã lại chĩa họng súng về phía chúng tôi, cười lạnh, nói: “Đừng có làm bừa, cũng đừng nôn nóng, cứ từng người từng người một, rồi cuối cùng các ngươi sẽ được đoàn tụ với nhau ở một nơi khác thôi.” Tìm mua: Kẻ Trộm Mộ TiKi Lazada Shopee Anh gầy chợt lại nói: “Anh không thể giết bọn họ được! Bọn họ đã đồng ý giao thần khí ra rồi mà, việc gì còn phải lạm sát người vô tội chứ?” Tôn Kim Nguyên và Vương Tiên Dao đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên, không ngờ vào lúc này rồi mà anh gầy còn cất lời cầu xin giúp chúng tôi. Trịnh Duy Tín lạnh lùng nói: “Chú thì hiểu cái gì? Người làm đại sự cần biết dùng thủ đoạn tàn độc, mà bọn chúng lại biết quá nhiều rồi, nhất định phải diệt khẩu mới được.” Rồi lão ta lại nhìn qua Tôn Kim Nguyên, nói tiếp: “Đồ nhi ngoan, vi sư tiễn ngươi lên đường đây.” Dứt lời liền không chút do dự bóp cò khẩu súng lục trong tay. Đúng vào lúc tiếng súng vang lên, anh gầy đột nhiên nhào tới, đẩy ngã Tôn Kim Nguyên xuống đất, có điều anh ta cũng vì thế mà trúng đạn vào lưng. Trong khoảnh khắc đó, thời gian như ngừng trôi, tất cả mọi người đều không nói năng gì, trên mặt ngợp đầy vẻ kinh ngạc, cặp mắt lặng lẽ dõi nhìn tất thảy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Trộm Mộ PDF của tác giả Phù Sinh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.