Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHAN ĐÌNH PHÙNG - ĐÀO TRINH NHẤT

Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.

Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê (đồn Quy Hợp (Phú Gia)), thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng…và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can…

Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.

Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy “tình xưa nghĩa cũ” để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.

Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân đến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều.

Đây là trận thắng cuối cùng, vì gần 3.000 quân do Nguyễn Thân cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây. Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895.

Mười hai ngày sau khi thủ lĩnh Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thân mới tới được núi Vụ Quang và núi Quạt. Sau đó, Nguyễn Thân cho quật mồ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La.

Sang đầu năm 1896, một số chỉ huy lần lượt mất vì ở lâu nơi rừng sâu nước độc, một số bị tử trận hoặc bị bắt, một số khác thì rút qua Xiêm La hoặc ra hàng…Cuộc khởi nghĩa Hương Khê mà Phan Đình Phùng cùng các cộng sự đã dày công xây dựng đến đây là kết thúc.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

HƯNG ĐẠO VƯƠNG (1914) - PHAN KẾ BÍNH & LÊ VĂN PHÚC
Trần Hưng Đạo  (chữ Hán: 陳興道; 1230 – 1300), còn được gọi là  Hưng Đạo Đại Vương  (興道大王) hay  Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương  (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Ông nguyên có tên khai sinh là  Trần Quốc Tuấn  (陳國峻). Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; 1230 – 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Ông nguyên có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn (陳國峻). Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách gọi đầy đủ là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”, vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Cần lưu ý rằng “Hưng Đạo đại vương” là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao kháng chiến bảo vệ đất nước, Tước “đại vương” có cấp bậc cao hơn tước “vương” dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thành viên hoàng tộc nhà Trần đương thời. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách gọi đầy đủ là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”, vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Cần lưu ý rằng “Hưng Đạo đại vương” là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao kháng chiến bảo vệ đất nước, Tước “đại vương” có cấp bậc cao hơn tước “vương” dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thành viên hoàng tộc nhà Trần đương thời. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
QUỐC SỬ DI BIÊN - PHAN THÚC TRỰC
Quốc sử di biên ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802-1847, trải qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Ngoài ra, sách còn chép khá tường tận về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hà Tông Quyền... Có nhiều chuyện nằm bên ngoài quốc sử triều đình Đại Nam thực lục, nên rất có giá trị nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức "Thị giảng ở Viện Tập hiền và Kinh diên khởi cư trú" nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, do đó, càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của quyển sách này. Trong sách, Phan Thúc Trực ghi chú nhiều chỗ, liên quan đến các sự thật lịch sử. "Quốc sử di biên" tên đầy đủ là Đỉnh tập Quốc sử di biên, là một quyển sử tư nhân, viết theo lối Hán văn cổ, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều đình còn bỏ sót hoặc đề cập chưa chính xác. Sách được Phan Thúc Trực viết vào thời nhà Nguyễn. Học giả Trần Kinh Hoà - chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Hoa kiều của Đài Loan - cho rằng, sách này do Phan Thúc Trực viết trong thời gian phụng lệnh Tự Đức đi thu thập văn thư Bắc Kỳ năm 1851. Tác giả Nguyễn Quang Thắng, trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho rằng, Quốc sử di biên được viết vào thời Thiệu Trị (1840 - 1847). Sách ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802 - 1847, trải qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Trong đó có nhiều chuyện nằm bên ngoài quốc sử triều đình là quyển Đại Nam thực lục, nên rất có giá trị nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức Thị giảng ở Viện Tập hiền, nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, do đó, càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của quyển sách này. Nội dung Quốc sử di biên chia làm 3 tập: Thượng, Trung, Hạ. Ba tập đều chép lên đầu mỗi tập câu Quốc triều Đại Nam kỷ, hoặc Đại Nam kỷ. Tập Thượng đầu tiên nêu “Tham bổ ngọc phả đế hệ" chép họ tên và chức vụ 15 người tổ tiên trước Nguyễn Hoàng và giản sử của Hoàng khảo Hiếu Khang hoàng đế (thân phụ Thế Tổ), rồi sau bắt đầu thuật những việc trọng đại dưới triều Thế Tổ Cao Hoàng đế từ Nhâm Tuất đến Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Ất Mão năm thứ 18 (1819). Cuối tập có tham bổ phụ bài “Thế Tổ tế Tổng hậu”. Tập Thượng này gồm 94 tờ, mỗi tờ 18 dòng, mỗi dòng đủ 20 chữ. Tập Trung, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Minh Mệnh, Thánh tổ Nhân hoàng đế khoảng từ Canh Thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) đến Canh Tý năm thứ 21 (1840). Cuối tập có phụ lục: tham bổ Ngoại truyện (dẫn Trần - Lê ngoại truyện) ; chiếu dụ và bia ký, bổ dật triều Gia Long và triều Minh Mệnh; các điều trong mục lục "Minh Mệnh chính yếu"; việc tổng trấn truyền cấm hào dân nhân lễ Đại khánh năm Đinh Hợi (1827) thượng dụ ngày tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 8; thơ của Đặng Văn Khải tỉnh Bình Thuận (nghĩa thơ văn có liên quan về đường biển Nam Dương); tập thơ "Phong trúc" của Ngô Thế Lân; bản tên các tông, huyện, phủ thuộc các tỉnh Bắc Kỳ; thời khắc ngày đêm theo mặt trời mọc, lặn; bài biểu của Nguyễn Văn Thành (quận Thành) về luật lệ; những câu đối hay của các quan trong những năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ; tình hình tỉnh Cao Miên cuối đời Minh Mệnh; thơ "Đa nam ngự chế" và thơ "Bình đài" của vua làm ; cuối cùng là mấy lời về Lê Văn Khôi. Cả tập cộng 212 tờ. Tập Hạ, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Thiệu Trị Hiến tố Chương hoàng đế từ Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến Đinh Mùi, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Cuối tập có phụ: tham bổ Ngoại truyện, việc lục tuyên khoa năm Bính Ngọ (1846). Tên các cung, điện, đài các, đường lâu của hoàng gia tại Kinh thành Thuận Hóa, danh sách những người đô thi Đình khoa Giáp Thìn (1844), đầu đề văn sách khoa Đinh Mùi (1847) và danh sách những người đỗ thi Đình khoa ấy, tờ chiếu phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 (1816); tên những người trong hoàng tộc được phong năm Gia Long thứ 16 (1817); tên các con trưởng công thân được phong năm Gia Long; bảng đỗ thi Đình năm Nhâm Dần (1842); mục lục ngự chế thi văn của vua Thiệu Trị,... "Quốc sử di biên" tên đầy đủ là Đỉnh tập Quốc sử di biên, là một quyển sử tư nhân, viết theo lối Hán văn cổ, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều đình còn bỏ sót hoặc đề cập chưa chính xác. Sách được Phan Thúc Trực viết vào thời nhà Nguyễn. Học giả Trần Kinh Hoà - chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Hoa kiều của Đài Loan - cho rằng, sách này do Phan Thúc Trực viết trong thời gian phụng lệnh Tự Đức đi thu thập văn thư Bắc Kỳ năm 1851.Tác giả Nguyễn Quang Thắng, trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho rằng, Quốc sử di biên được viết vào thời Thiệu Trị (1840 - 1847). Sách ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802 - 1847, trải qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Trong đó có nhiều chuyện nằm bên ngoài quốc sử triều đình là quyển Đại Nam thực lục, nên rất có giá trị nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức Thị giảng ở Viện Tập hiền, nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, do đó, càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của quyển sách này.Nội dung Quốc sử di biên chia làm 3 tập: Thượng, Trung, Hạ. Ba tập đều chép lên đầu mỗi tập câu Quốc triều Đại Nam kỷ, hoặc Đại Nam kỷ.Tập Thượng đầu tiên nêu “Tham bổ ngọc phả đế hệ" chép họ tên và chức vụ 15 người tổ tiên trước Nguyễn Hoàng và giản sử của Hoàng khảo Hiếu Khang hoàng đế (thân phụ Thế Tổ), rồi sau bắt đầu thuật những việc trọng đại dưới triều Thế Tổ Cao Hoàng đế từ Nhâm Tuất đến Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Ất Mão năm thứ 18 (1819). Cuối tập có tham bổ phụ bài “Thế Tổ tế Tổng hậu”. Tập Thượng này gồm 94 tờ, mỗi tờ 18 dòng, mỗi dòng đủ 20 chữ.Tập Trung, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Minh Mệnh, Thánh tổ Nhân hoàng đế khoảng từ Canh Thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) đến Canh Tý năm thứ 21 (1840). Cuối tập có phụ lục: tham bổ Ngoại truyện (dẫn Trần - Lê ngoại truyện) ; chiếu dụ và bia ký, bổ dật triều Gia Long và triều Minh Mệnh; các điều trong mục lục "Minh Mệnh chính yếu"; việc tổng trấn truyền cấm hào dân nhân lễ Đại khánh năm Đinh Hợi (1827) thượng dụ ngày tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 8; thơ của Đặng Văn Khải tỉnh Bình Thuận (nghĩa thơ văn có liên quan về đường biển Nam Dương); tập thơ "Phong trúc" của Ngô Thế Lân; bản tên các tông, huyện, phủ thuộc các tỉnh Bắc Kỳ; thời khắc ngày đêm theo mặt trời mọc, lặn; bài biểu của Nguyễn Văn Thành (quận Thành) về luật lệ; những câu đối hay của các quan trong những năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ; tình hình tỉnh Cao Miên cuối đời Minh Mệnh; thơ "Đa nam ngự chế" và thơ "Bình đài" của vua làm ; cuối cùng là mấy lời về Lê Văn Khôi. Cả tập cộng 212 tờ.Tập Hạ, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Thiệu Trị Hiến tố Chương hoàng đế từ Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến Đinh Mùi, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Cuối tập có phụ: tham bổ Ngoại truyện, việc lục tuyên khoa năm Bính Ngọ (1846). Tên các cung, điện, đài các, đường lâu của hoàng gia tại Kinh thành Thuận Hóa, danh sách những người đô thi Đình khoa Giáp Thìn (1844), đầu đề văn sách khoa Đinh Mùi (1847) và danh sách những người đỗ thi Đình khoa ấy, tờ chiếu phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 (1816); tên những người trong hoàng tộc được phong năm Gia Long thứ 16 (1817); tên các con trưởng công thân được phong năm Gia Long; bảng đỗ thi Đình năm Nhâm Dần (1842); mục lục ngự chế thi văn của vua Thiệu Trị,...
SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN (BẢN SCAN) - PHAN NGỌC DỊCH
Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới.Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử thì tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI)
TỰ PHÁN - DI CẢO CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU
Tôi bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá thương nên mới giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy chục năm, nay may được cùng nhau nhắc nhớ chuyện xưa. Có người yêu tôi, có người ghét tôi, có người mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu này. Than ôi..!ịch sử của tôi là lich sử của trăm thất bại mà không có một thành công. Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt. Hơn năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà hổ thẹn với râu mày. Tôi bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá thương nên mới giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy chục năm, nay may được cùng nhau nhắc nhớ chuyện xưa. Có người yêu tôi, có người ghét tôi, có người mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu này. Than ôi..!ịch sử của tôi là lich sử của trăm thất bại mà không có một thành công. Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt. Hơn năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà hổ thẹn với râu mày. Nhưng xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không thất bại mà thành công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền dân chủ cộng hòa cũng phải trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành. Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ trước, bỏ con đường thất bại, tìm đường đi đến thành công, ta phải tìm cái Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở, phải đồng tâm, đồng đức thì nợ máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến thành công thì lịch sử Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay sao. Các bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập lịch sử đời tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên này, gọi là “Tự Phán.” Nhưng xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không thất bại mà thành công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền dân chủ cộng hòa cũng phải trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành. Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ trước, bỏ con đường thất bại, tìm đường đi đến thành công, ta phải tìm cái Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở, phải đồng tâm, đồng đức thì nợ máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến thành công thì lịch sử Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay sao. Các bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập lịch sử đời tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên này, gọi là “Tự Phán.”