Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Alan Schreck)

Khi Phúc Âm được loan truyền cho đến tận cùng trái đất bởi những nhà thừa sai Công Giáo vào nửa đầu thế kỷ mười bảy, Âu Châu đã đắm chìm trong các cuộc chiến tôn giáo cay đắng giữa người Công Giáo và Tin Lành và giữa các quốc gia theo Tin Lành. Cuộc chiến sau cùng xảy ra ở nước Ðức. Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648) được chấm dứt bằng Thỏa Ước Westphalia (1648), nó đã đem lại cho người Công Giáo, Luther và Calvin ở Ðức sự bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, mỗi quốc gia hay mỗi vùng trong nước đều có một Giáo hội Kitô giáo riêng và tín đồ của các giáo phái khác sống tại lãnh thổ đó thường bị bách hại trực tiếp hay gián tiếp.

Tuy nhiên, trong mỗi vùng của Giáo Hội phân ly, vẫn có nhiều nơi mà Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô bừng cháy một cách chói lọi. Chắc chắn rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn mong tìm ra cách củng cố đời sống Công Giáo ở Âu Châu, cũng như để lan tràn đức tin Công Giáo trên toàn thế giới. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã vượt qua được những thử thách lớn lao và tồn tại với một sinh lực được đổi mới.

***

CHƯƠNG I: GIÁO HỘI DƯỚI NHÃN QUAN CÔNG GIÁO

Hoạch Ðịnh của Thiên Chúa: Hình Thành một Dân Tộc Tìm mua: Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo TiKi Lazada Shopee

Kitô Giáo là gì? Công Giáo là gì? Ðó chỉ là một triết lý sống, một mớ giáo huấn, hay các quy tắc hướng dẫn đời sống?

Không phải vậy, Kitô Giáo không phải là một lý tưởng mà là một thực thểcó mặt trong lịch sử loài người. Kitô Giáo đề cập đến:

Một con người: Ðức Giêsu Kitô, vị “sáng lập” Kitô Giáo.

Một dân tộc: mà Thiên Chúa đã hình thành trên mặt đất này.

Một lối sống: mà Thiên Chúa đã ban cho dân của Người.

Những chương sau đây sẽ nhìn đến bản chất và lịch sử của một dân tộc mà Thiên Chúa đã mời gọi và hình thành trên trái đất: dân tộc của Chúa.

Làm thế nào để biết Kitô Giáo và Công Giáo chính yếu đề cập đến sự hình thành một dân tộc của Thiên Chúa để trở nên dân riêng của Người? Chúng ta hãy nhìn đến Phúc Âm, được linh ứng để ghi lại sự mặc khải và công việc của Thiên Chúa.

Cựu Ước là câu chuyện của một dân tộc mà Thiên Chúa đã mời gọi và dạy dỗ để đưa loài người trở về với tình bằng hữu của người, sau sự bất tuân của Adong và Evà. Ông Abraham là “tổ phụ” của dân tộc này vì đã trung thành đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã “giao ước” với Abraham, một thỏa thuận chính thức, làm nền tảng cho sự tương giao giữa Thiên Chúa và dân của Người. Kitô Hữu gọi giao ước với ông Abraham và dân Do Thái (Hebrew) là “Cựu Ước” vì sau này nó được thay thế bằng “Tân Ước,” như đã được tiên đoán bởi Giêrêmia, một ngôn sứ.

“Ðây Ðức Chúa phán: Sẽ đến ngày Ta lập một giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng khi Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập; chính chúng đã vi phạm giao ước của Ta. … Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ ghi luật lệ của Ta vào lòng dạ chúng, và Ta sẽ khắc luật ấy vào tâm khảm chúng. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, không còn kẻ này nói với người kia: ‘Hãy biết Ðức Chúa,’ vì tất cả chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ tha thứ tội ác chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Giêrêmia 31:31-34).

Cựu Ước kể cho chúng ta nghe về lòng thương xót và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa trong việc hình thành và dạy dỗ người dân thời Cựu Ước, được gọi là dân Do Thái. Tuy nhiên, ngôn sứ Giêrêmia nhắc nhở chúng ta rằng Cựu Ước thì hạn hẹp và không hoàn hảo. Lối sống mà Thiên Chúa đã ban cho dân thời Cựu Ước được nói rõ trong Lề Luật, nhất là Mười Ðiều Răn mà Thiên Chúa đã ban cho dân qua ông Môisen; nhưng người dân thường vi phạm Lề Luật vì nó chỉ bề ngoài, không được “viết vào tâm hồn của họ.”

Cựu Ước không phải là hoạch định sau cùng của Thiên Chúa. Người chuẩn bị người dân thời Cựu Ước cho một điều gì đó - tốt đẹp hơn. Thiên Chúa chuẩn bị họ để đón nhận sự giáng thế của Ðấng Thiên Sai, “người được xức dầu” của Thiên Chúa sẽ thiết lập Tân Ước để bổ sung và hoàn tất công trình của Thiên Chúa. Tân Ước tiếp tục câu chuyện của Chúa trong sự hình thành mộtdân tộc, dân tộc của Thiên Chúa thời Tân Ước.

Thiên Chúa có nhiều điều vô cùng ngạc nhiên cho dân của Người. Ðấng Thiên Sai mà người dân Cựu Ước trông đợi thì không phải là một con người bình thường, cũng không phải là một thiên sứ như thiên thần. Ðấng Thiên Sai là Thiên Chúa Con, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Người đã mặc lấy xác phàm và sống giữa chúng ta như một con người — là Ðức Giêsu ở Nagiarét. Ðức Giêsu là Kitô, Ðấng Thiên Sai, Ðấng Cứu Thế được Thiên Chúa Cha sai xuống để hoàn tất Cựu Ước và để tạo thành một dân tộc mới, dân tộc của Tân Ước. Trong bữa Tiệc Ly với các môn đệ, Ðức Giêsu đã cầm lấy chén rượu và nói, “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, được đổ ra vì anh em” (Luca 22:20). Máu Ðức Giêsu được đổ ra trên thập giá ở Calvê, đã niêm phong và bắt đầu một Giao Ước Mới, một tương giao mới giữa Thiên Chúa và loài người. Máu Ðức Giêsu đổ ra trên thập giá đem lại sự tha thứ mọi tội lỗi của nhân loại. Như ngôn sứ Giêrêmia đã nói: “Ta [Thiên Chúa] sẽ tha thứ tội lỗi của chúng, và Ta sẽ không nhớ đến tội lỗi của chúng nữa” (Giêrêmia 31:34).

Sự chết và sự sống lại của Ðức Giêsu bắt đầu sự sống của một dân tộc mới, dân tộc của Tân Ước. Dân tộc này tin tưởng rằng Ðức Giêsu đích thực là Ðấng Cứu Thế được Thiên Chúa gửi đến; họ tin rằng Thiên Chúa đã chứng thực điều ấy bằng cách nâng Ðức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết — qua sự phục sinh. Sau đó dân tộc này nhận được sự sống mới qua Chúa Thánh Thần mà Ðức Giêsu đã hứa với họ. Người nói:

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không chịu đựng nổi. Khi Thần Khí chân lý đến, Người sẽ giúp anh em hiểu biết tất cả những sự thật; vì Người sẽ không lấy quyền của mình mà nói, nhưng Người sẽ nói lại tất cả những gì nghe biết, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy ra” (Gioan 16:12-13).

Lời Ðức Giêsu hứa sai Thần Khí đến được thể hiện vào ngày lễ Ngũ Tuần, khi một trăm hai mươi người đang cầu nguyện tại Giêrusalem và Thần Khí ngự trên mỗi người giống như “lưỡi bằng lửa” (TÐCV 2:3). Ðiều này đã hoàn tất lời tiên đoán của Giêrêmia rằng luật lệ của Thiên Chúa sẽ được đặt trong con người họ và “được viết vào tâm hồn họ.” Như Thánh Phaolô Tông Ðồ viết cho giáo đoàn ở Rôma, “Luật lệ của Thần Khí sự sống của Ðức Kitô đã giải thoát tôi khỏi luật lệ của tội lỗi và sự chết” (Roma 8:2). Thần Khí ấy cũng giúp dân tộc mới của Thiên Chúa nhận biết Người một cách cá biệt hơn, cũng như hiểu được thánh ý và sự hướng dẫn của Người từ bên trong tâm hồn, hơn là những quy luật bề ngoài. Thật vậy, người dân của Thiên Chúa được Ðức Giêsu hứa ban Thần Khí sẽ không cần phải hỏi nhau, “Ai là Thiên Chúa?” vì tất cả đều biết Thiên Chúa, từ người thấp hèn nhất đến người cao trọng nhất, đúng như ngôn sứ Giêrêmia đã tiên đoán.

Dân Tân Ước Của Thiên Chúa: Giáo Hội

Giáo hội là dân của Thiên Chúa thời Tân Ước! Họ là những người tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Thiên Sai, là Ðức Kitô, là Con Thiên Chúa là người đã sống lại từ cõi chết. Họ là những người được lãnh nhận Thần Khí, là Ngôi Ba Thiên Chúa, vào trong tâm hồn họ, và qua Thần Khí họ được sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa trong con người họ.

Danh xưng của dân tộc mới này là gì? Tân Ước gọi những người theo Ðức Giêsu là “các thánh” (Eph. 1:1; Phil. 1:1; Col. 1:2), “người được Thiên Chúa yêu thương” (Roma 1:7), “Kitô Hữu” (TÐCV 11:26), hoặc những người theo “Ðạo” [Ðạo = Ðường] (TÐCV 19:23). Tuy nhiên, tên phổ thông nhất của dân Chúa thời Tân Ước, được tồn tại qua nhiều thế kỷ, là giáo hội. Mặc dù chữ “giáo hội” thường được tìm thấy trong sách Tông Ðồ Công Vụ và trong các thánh thư của Tân Ước, chính Ðức Giêsu đã dùng chữ này để chỉ về dân của Người. Trong Phúc Âm Thánh Mátthêu, chúng ta thấy Ðức Giêsu nói với Thánh Phêrô:

“Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô*, trên đá này, Thầy sẽ xây giáo hội của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt. 16:18). (* Phêrô có nghĩa là đá).

Ðức Giêsu gọi giáo hội là “giáo hội của Thầy.” Người sáng lập giáo hội. Người nói giáo hội không bao giờ bị tiêu diệt: “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” Tại sao? Vì Ðức Giêsu đã hứa ở với giáo hội của Người cho đến tận thế. Ðức Giêsu đã trấn an các tông đồ ngay trước khi Người về trời: “Thầy luôn ở với anh em, cho đến tận thế” (Mt. 28:20).

Ðức Giêsu không bao giờ lìa bỏ giáo hội của Người vì Người yêu thươnggiáo hội ấy đến nỗi đã chết trên thập giá. Thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Êphêsô đã cho chúng ta biết một cách tuyệt vời về tình yêu của Ðức Kitô dành cho giáo hội khi đề cập đến giáo hội như “hiền thê của Ðức Kitô.”

Vì người chồng là đầu của vợ cũng như Ðức Ki-tô là đầu của giáo hội, là thân thể của Người, và chính Người là Ðấng Cứu Chuộc giáo hội… Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Ki-tô yêu thương giáo hội và hiến mình vì giáo hội để Người có thể thánh hoá và thanh tẩy giáo hội… để trước mặt Người, có một giáo hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. …Mầu nhiệm này thật cao cả, và tôi muốn nói về Ðức Ki-tô và giáo hội… (Eph 5:23, 25-27, 32).

Sự hoàn tất việc chuẩn bị hiền thê của Ðức Giêsu, là giáo hội, đã được diễn tả trong Sách Khải Huyền. Ðức Kitô, Chiên Thiên Chúa, kết hôn với hiền thê của Người, là giáo hội, vào lúc tận thế: “'… cuộc hôn nhân của Con Chiên đã đến, và Hiền Thê của Người đã chuẩn bị sẵn sàng; nàng được phép mặc áo vải sáng chói và tinh tuyền.’ (Vải tượng trưng cho những việc công chính của các người thánh thiện)” (KH 19:7-8).

Ðây là điều Thiên Chúa đang thể hiện trong lịch sử nhân loại. Người đang hình thành một dân tộc, một hiền thê của Ðức Giêsu Kitô, và thanh tẩy giáo hội để giáo hội ấy sẵn sàng khi Ðức Kitô tái giáng lâm trong vinh quang. Chúng ta biết rằng công việc thanh tẩy chưa hoàn tất. Mặc dù chúng ta có thể thấy “những việc công chính của các người thánh thiện”, nhưng chúng ta cũng biết trong giáo hội vẫn còn tội lỗi, vì Ðức Kitô không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi (Luca 5:32).Tuy nhiên, dù tội lỗi và khuyết điểm rõ ràng trong giáo hội, Ðức Kitô vẫn yêu thương để chết trên thập giá cho dân của Người, là giáo hội.

Hiển nhiên là lịch sử giáo hội được ghi dấu bằng tội lỗi và khuyết điểm cũng như ơn sủng và sự bảo bọc của Thiên Chúa. Ðó là vì giáo hội không chỉ là một thực thể thiêng liêng nhưng còn là một tổ chức con người, giống như chính Ðức Giêsu. Tuy nhiên, không giống như Ðức Giêsu, giáo hội thì chưa hoàn toàn sạch tội, nhưng đang trong tiến trình thanh tẩy và uốn nắn để trở nên giống hình ảnh của Ðức Giêsu, là đầu của giáo hội. Trong Phúc Âm đầy dẫy những câu chuyện của kẻ tội lỗi được cứu chuộc — các người làm điếm, người tự cho mình là công chính, và ngay cả các tông đồ như Thánh Phêrô. Tất cả đều cần sự thương xót và tha thứ. Những gì xảy ra trong Phúc Âm thì cũng xảy ra trong dòng lịch sử của giáo hội.

Bất kể những tội lỗi và khiếm khuyết trong giáo hội ngày nay và trong lịch sử, tín hữu Kitô được mời gọi không phải để chỉ trích hay kết án giáo hội, nhưng để yêu quý giáo hội như Ðức Giêsu. Là phần tử của giáo hội, chính chúng ta cũng là kẻ tội lỗi. Tuy nhiên Ðức Giêsu đã yêu thương chúng ta để chết cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khuyết điểm. Ðối với toàn thể giáo hội cũng vậy. Bất kể tội lỗi của giáo hội, Ðức Giêsu yêu thương và chăm sóc giáo hội như Hiền Thê của Người. Thiên Chúa đang thanh tẩy và canh tân dân Người, giáo hội của Người. Cùng với Ðức Hồng Y Suenens, mỗi một người chúng ta phải nói lên rằng: “Tôi yêu quý giáo hội, đầy vết nhăn và đủ mọi thứ!” Chúng ta yêu quý giáo hội, bất kể những bất toàn, vì Ðức Giêsu Kitô đã yêu thương giáo hội và đã chết để cứu chuộc dân Người.

Khi đề cập đến “giáo hội,” chúng ta muốn nói gì? Chúng ta muốn nói đến Giáo Hội Công Giáo hay giáo hội hoàn vũ bao gồm tất cả những người tin vào Ðức Giêsu Kitô? Trong hạn hẹp của một vài chương sách, chúng ta không thể trả lời cách đầy đủ, nhưng có thể nhìn đến bốn đặc tính hay “dấu tích” căn bản của giáo hội được đề cập đến trong Kinh Tin Kính Nicene (381): “Chúng tôi tin một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Trong khi tin tưởng vào giáo hội và khi nhìn lại lịch sử giáo hội trong những chương sau này, chúng ta sẽ hiểu biết hơn ý nghĩa của chữ “giáo hội” theo quan điểm của Giáo Hội Công Giáo.

Giáo Hội Duy Nhất

Các tác giả Tân Ước hiểu rằng chỉ có một giáo hội, một dân Chúa thời Tân Ước. Mặc dù Thánh Phaolô Tông Ðồ viết cho “các giáo hội ở Galát” (Gal 1:2) hoặc “giáo hội của Chúa ở Corintô” (1 Cor. 1:2), người biết rằng những nơi tụ tập của người Kitô địa phương chỉ là các phần tử của một giáo hội của Ðức Giêsu Kitô, cũng giống như một công ty độc nhất nhưng có nhiều chi nhánh khác nhau ở nhiều nơi. Chính Thánh Phaolô là người bảo vệ sự hợp nhất của giáo hội. Người khiển trách Kitô Hữu ở Côrintô vì chia năm xẻ bảy và đi theo các nhà lãnh đạo khác nhau (1 Cor. 1:10-13). Người khuyên Kitô Hữu ở Êphêsô “hãy hăng hái duy trì sự hiệp nhất của Thần Khí trong mối quan hệ thuận hòa” (Eph. 4:3), và nhấn mạnh rằng “chỉ có một thân thể và một Thần Khí… một nguồn hy vọng… một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa và Cha của tất cả mọi người chúng ta…” (Eph 4:4-6).

Sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại hai biến cố mà trong đó sự tranh chấp giữa Kitô Hữu đã đe dọa sự hiệp nhất của giáo hội thời tiên khởi. Trong chương 6, giáo hội tiên khởi ở Giêrusalem có sự bất đồng giữa những tân tòng nói tiếng Do Thái và nói tiếng Hy Lạp về sự phân phối thực phẩm cho các bà goá trong giáo hội. Chương 15 kể lại sự bất đồng lớn ảnh hưởng đến sự hiệp nhất của giáo hội trong thế kỷ I — vấn đề Dân Ngoại có phải cắt bì theo luật Do Thái trước khi trở nên Kitô Hữu hay không. Trong cả hai trường hợp, mọi vấn đề đã được giải quyết êm đẹp qua các cuộc hội họp, hoặc “công đồng,” của các vị lãnh đạo giáo hội, là những người tìm cách giải quyết vấn đề qua sự hướng dẫn của Thần Khí. Thay vì phân chia thành hai “giáo hội” khi có những bất đồng trầm trọng xảy ra, Kitô Hữu tiên khởi đã hăng hái duy trì tính cách duy nhất của giáo hội.

Các Kitô Hữu tiên khởi vô cùng coi trọng sự hợp nhất chỉ vì Ðức Giêsu đã làm như vậy. Trong tường thuật về Bữa Tiệc Ly của Thánh Gioan, Ðức Giêsu cầu nguyện cho sự hiệp nhất của những ai theo Người:

… để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. (Gioan 17:21).

Nền tảng của sự hợp nhất này là đức ái: “Người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy nếu anh em yêu thương nhau” (Gioan 13:35). Tình yêu của Ðức Kitô là căn bản và nguồn gốc của sự hiệp nhất của dân Người, là giáo hội. Thần Khí (Chúa Thánh Thần) thường được coi là tình yêu đã kết hợp Kitô Hữu, cũng như người là mối quan hệ hợp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Ba Ngôi cực thánh.

Giáo Hội Công Giáo luôn nhấn mạnh đến sự duy nhất hoặc hiệp nhất của giáo hội. Chúng ta hiểu sự hiệp nhất này trong cả hai ý nghĩa, sự hiệp nhất vô hìnhcủa đức ái, “sự hiệp nhất của Thần Khí”, và sự hiệp nhất hữu hình được tỏ lộ qua hình thức bên ngoài của giáo hội: tỉ như các vị lãnh đạo, các công thức tuyên tín và các tín điều khác, và các bí tích. Quyền bính và các vị lãnh đạo trong giáo hội là một ơn sủng của Thiên Chúa để bảo vệ và duy trì sự hiệp nhất hữu hình của giáo hội. Người Công Giáo tin rằng Ðức Giêsu muốn một giáo hội hiệp nhất cả về tinh thần lẫn sự biểu lộ bên ngoài. Thành quả vô hình của đức ái và Thần Khí tạo nên sự hiệp nhất hữu hình bề ngoài giữa những người dân của Chúa.

Giáo Hội Công Giáo

Chúng ta vừa thấy nguyên thủy chỉ có một giáo hội của Ðức Giêsu Kitô. Chữ “công giáo” đầu tiên được dùng để chỉ về giáo hội này trong thư của Thánh I-nha-xiô ở Antiôkia, vị tử đạo và giám mục thời tiên khởi. Người viết thư ấy trên đường đến Rôma để được tử đạo năm 110: “Ở đâu có đức giám mục, ở đó giáo đoàn hãy tụ tập lại, cũng như ở đâu có Ðức Giêsu Kitô, ở đó có giáo hội công giáo.” Ðiều người muốn nói là cũng như giáo hội địa phương tìm thấy điểm hiệp nhất hữu hình của mình nơi vị giám mục, thì toàn thể giáo hội, giáo hội công giáo, tìm thấy điểm hiệp nhất nơi Ðức Giêsu Kitô. Do đó, câu “giáo hội công giáo” ban đầu có nghĩa “toàn thể giáo hội” hoặc “giáo hội hoàn vũ” — giáo hội của Ðức Giêsu Kitô phát triển trên toàn thế giới. Câu “giáo hội công giáo” còn để chỉ về một giáo hội dạy dỗ toàn bộ chân lý của Kitô Giáo. Do đó “Công Giáo” trở nên đồng nghĩa với “chính truyền” — bao gồm tất cả chân lý Kitô Giáo.

Ngày nay cũng vậy, giáo hội của Ðức Giêsu Kitô thực sự là “công giáo”. Giáo hội hoàn vũ. Giáo hội bao gồm mọi dân tộc, mọi quốc gia, và mọi văn hóa. Giáo hội bao gồm toàn bộ chân lý của Kitô Giáo. Dân Chúa thời Tân Ước là một dân tộc bao gồm tất cả những ai tin vào tin mừng của Thiên Chúa được bày tỏ qua Ðức Giêsu Kitô.

Tuy nhiên, chúng ta biết ngày nay chữ “công giáo” cũng để chỉ về một tổ chức đặc biệt của những người tin vào Ðức Giêsu, đó là “Giáo Hội Công Giáo”. Tại sao có chuyện như vậy? Trong thế kỷ thứ hai và thứ ba, khi Kitô Giáo lan tràn khắp đế quốc Rôma và lan ra cả bên ngoài, một số tổ chức nhỏ bắt đầu bất đồng với các tín điều hoặc đường lối của giáo hội hoàn vũ. Những tổ chức này, như Montanô (chủ trương khắc khổ và cấm tái hôn), Gnostic (tri thức giáo), Nôvatianô (cấm tha tội trọng), Ðônatô, v.v., tự coi mình là giáo hội thật của Ðức Giêsu Kitô vì họ nghĩ chỉ có họ mới trung thành với giáo huấn và đường lối Kitô Giáo đích thực. Ðể phân biệt với các tổ chức nói trên, danh xưng “giáo hội công giáo” bắt đầu được áp dụng cho giáo hội hoàn vũ rộng lớn hơn. Như thế, “Công Giáo” được dùng như một danh xưng chính thức cho thành phần Kitô Hữu hoàn vũ phát triển trên toàn thế giới, và cũng bao gồm toàn bộ chân lý Kitô Giáo. Một thí dụ để chứng minh điều này là lời cầu nguyện của Thánh Mônica, mẹ của Thánh Augustine, một người xuất chúng sinh ở Bắc Phi Châu năm 354. Khi Augustine còn đắm chìm trong sự đời, Thánh Mônica liên lỉ cầu xin cho con mình sẽ trở thành một “Kitô Hữu Công Giáo” trước khi bà chết. Và lời cầu xin ấy đã được Chúa nhận lời. Không những Augustine là một Kitô Hữu “Công Giáo” mà người còn là một giám mục và là thần học gia nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo.

Ngày nay, người Công Giáo nhìn về lịch sử Giáo Hội và nhận thức rằng nếu chỉ có một giáo hội của Ðức Giêsu Kitô thì giáo hội ấy phải là công giáo hay hoàn vũ: bao gồm mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia và văn hóa, và dạy dỗ toàn bộ chân lý Kitô Giáo. Giáo Hội Công Giáo có đặc tính vừa kể, là một thành phần rộng lớn nhất và bao quát nhất của Kitô Hữu trên toàn thế giới và bao gồm các chân lý Kitô Giáo đích thực.

Giáo Hội Thánh Thiện

Chúng ta muốn nói gì khi tuyên xưng một giáo hội thánh thiện? Nhiều người cho rằng điều đó có nghĩa giáo hội thì hoàn hảo hoặc không tội lỗi. Ðiều đó không đúng vì Ðức Kitô đến để kêu gọi và cứu chuộc kẻ tội lỗi; giáo hội thì đầy những kẻ tội lỗi, là chúng ta!

“Thánh thiện” có nghĩa đen là “tách biệt.” Thiên Chúa thì thánh thiện vì Người “tách biệt” khỏi mọi tạo vật, tách khỏi tất cả những gì Người đã dựng nên. Thiên Chúa có thể chia sẻ sự thánh thiện của Người cho tạo vật bằng cách tách biệt một số người, một số nơi chốn, hay các sự vật cho chính Người và vì mục đích của Người. Giáo hội thì thánh thiện vì bao gồm những người được Thiên Chúa tách biệt để trở nên dân của Người, được Người chọn cho những mục đích của Người. Giáo hội được tách biệt không có nghĩa tách rời khỏi thế gian nhưng đúng hơn được thánh hiến cho Thiên Chúa và cho mục đích của Người trong thế gian. Như chính Ðức Giêsu đã cầu nguyện: “… Con thánh hiến chính mình con, để họ cũng được thánh hiến trong sự thật” (Gioan 17:19). Và cũng như Thánh Phêrô Tông Ðồ trong lá thư đầu tiên của người đã tuyên xưng:

… anh chị em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Ðấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Xưa anh chị em chưa phải là một dân, nay anh chị em đã là Dân Chúa; xưa anh chị em chưa được hưởng lòng thương xót, nay anh chị em đã được xót thương. (1 Phêrô 2:9-10).

Giáo hội thì thánh thiện, không phải vì sự trọn hảo hay công trạng của mình, nhưng chỉ vì đó là một dân tộc mà Thiên Chúa đã tách biệt, đã thánh hiến, và đã chọn để được hưởng lòng thương xót của Người. Và điều này đã được ban cho qua sự thống khổ, sự chết, và sự sống lại của Ðức Giêsu Kitô. Người Công Giáo cảm tạ Thiên Chúa vì đặc ân được mời gọi để trở nên một phần tử của quốc gia thánh thiện, là giáo hội.

Giáo Hội Tông Truyền

Giáo hội thánh thiện này không phải là một tổ chức riêng tư. Trước khi về trời, Ðức Giêsu truyền cho các môn đệ:

Anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em… (Mt. 28:19-20).

Ðức Giêsu không chỉ ra lệnh cho các môn đệ loan truyền tin mừng về sự phục sinh của Người cho người khác, nhưng Người còn ban Thần Khí (Thánh Thần) cho họ để thêm sức mạnh trong khi thi hành sứ vụ:

… anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất. (TÐCV 1:8).

“Giáo hội tông truyền” có nghĩa giáo hội ấy tiếp nối sứ vụ của các tông đồ để loan truyền tin mừng của Ðức Giêsu Kitô cho mọi quốc gia và dân tộc, để “tuyên xưng các kỳ công của Người, Ðấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1 Phêrô 2:9). Mỗi một Kitô Hữu được mời gọi để trở nên nhà truyền giáo, người rao giảng phúc âm, bởi vì chính giáo hội có tính cách truyền giáo và Phúc Âm hóa.

“Giáo hội tông truyền” còn có một ý nghĩa quan trọng khác. Thư gửi tín hữu Êphêsô khẳng định rằng giáo hội “được xây đắp trên nền tảng của các tông đồ và ngôn sứ, mà chính Ðức Giêsu Kitô là đá góc tường” (Eph. 2:20). Có tính cách “tông truyền” có nghĩa được xây đắp trên nền tảng của các tông đồ. Người Công Giáo nhận biết rằng các giám mục, kể cả giám mục Rôma, là đức giáo hoàng, đang tiếp tục việc lãnh đạo và quyền bính của các tông đồ trong lịch sử giáo hội. “Giáo hội tông truyền” có nghĩa thẩm quyền và sứ vụ của các tông đồ không chấm dứt với các chết của các đấng ấy; giáo hội tiếp tục xây đắp trên nền tảng của các tông đồ và ngôn sứ qua sứ vụ của các đấng kế vị, là các giám mục trong suốt dòng lịch sử. Người Công Giáo hiểu ơn gọi của một giám mục là sự kế thừa liên tục bắt nguồn từ chính các tông đồ. Do đó, các giám mục có một trách nhiệm đặc biệt để tiếp nối công trình của các tông đồ trong việc rao giảng, dạy dỗ, hướng dẫn, nuôi nấng, và chăn dắt dân Chúa, là giáo hội. Cũng như các tông đồ, các giám mục tìm cách nới rộng vương quyền của Ðức Giêsu Kitô qua việc thiết lập các “giáo hội” địa phương trên toàn thế giới.

Tóm Tắt Và Kết Luận

Sứ vụ của Ðức Giêsu Kitô được tiếp tục qua nhiệm thể của Người, qua dân Người — là giáo hội. Chúng ta không thể hiểu tại sao Ðức Giêsu lại chọn những người yếu đuối, tội lỗi như các tông đồ để tiếp tục sứ vụ thánh thiêng của Người. Chúng ta cũng không hiểu tại sao Ðức Giêsu vẫn tiếp tục chọn những người yếu đuối, tội lỗi — các giám mục, giáo hoàng, và mỗi một người chúng ta — để tiếp tục sứ vụ của Người trong trần gian. Ðó là một mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã làm.

Khi nhìn thấy những khiếm khuyết của giáo hội và sức mạnh của ma quỷ và Satan, mà nó vẫn là kẻ thù nguy hiểm của Ðức Kitô và giáo hội, nó “như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Phêrô 5:8), có lúc chúng ta cảm thấy tuyệt vọng và ngay cả muốn bỏ rơi giáo hội mà Ðức Giêsu đã thành lập.

Tuy nhiên, không có lý do gì để tuyệt vọng. Chúng ta là một dân tộc hy vọng, vì Thiên Chúa đã chiến thắng sự dữ, Satan, và tội lỗi qua cái chết của Ðức Giêsu trên thập giá. Khi Thánh Phaolô viết: “… trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta” (Rôma 8:37). Ðức Giêsu đã chiến thắng ma quỷ và ban cho dân của Người chiến thắng sau cùng sẽ được tỏ lộ khi Ðức Giêsu tái giáng thế trong vinh quang để phán xét kẻ sống cũng như kẻ chết. “Ðiều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là đức tin của chúng ta” (1 Gioan 5:4).

Khi chúng ta kể lại câu truyện của dân Chúa thời Tân Ước, là giáo hội, chúng ta nhận biết có những lúc thất bại và yếu đuối. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự trung thành và lòng thương xót của Thiên Chúa khi Người tiếp tục tha thứ, canh tân, và phục hồi giáo hội, nâng giáo hội khỏi vũng lầy của những khó khăn và tranh chấp mà đưa lên mức độ mới của đức tin, đức ái và bình an. Câu truyện của các vị thánh, là những người thánh thiện của Thiên Chúa được đi vào vương quốc của Người qua sự hy sinh và trung tín của họ, vẫn khích động chúng ta. Ðây là câu truyện của chúng ta, câu truyện cuộc đời chúng ta và dân tộc chúng ta.”

“Trước đây anh chị em chưa là một dân tộc, nhưng giờ đây anh chị em là dân tộc của Thiên Chúa” (1 Phêrô 2:10).

Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã chọn chúng ta làm dân của Người và vẫn tiếp tục chúc phúc và kiên cường Giáo Hội chúng ta qua Thần Khí của Người.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo PDF của tác giả Alan Schreck nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hỏi Hay Đáp Đúng (Thích Nguyên Tạng)
Ðạo Phật là gì? Hỏi: Ðạo Phật là gì? Ðáp: Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-Ðạt-Ða Cồ-Ðàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. Ðến nay Ðạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, Ðạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ. Hỏi: Như vậy, Ðạo Phật có phải là một triết học không? Ðáp: Danh từ triết học - philosophy - bắt nguồn từ hai chữ "philo" nghĩa là "tình thương" và "sophia" nghĩa là"trí tuệ". Vậy triết học là tình thương của trí tuệ hoặc tình thương và trí tuê. Cả hai ý nghĩa nầy đều diễn tả một đạo Phật toàn bích. Ðạo Phật khuyên dạy con người nên cố gắng phát triển khả năng tri thức của mình đến chỗ cùng tột để có thể hiểu biết một cách rõ ràng. Ðạo Phật cũng dạy chúng ta làm lớn mạnh lòng từ bi và lòng nhân ái để mình có thể trở thành một người bạn chân thànhĩ đối với tất cả chúng sanh. Vì thế Ðạo Phật là một triết học, nhưng không chỉ là một triết học mà là một triết học siêu việt. Tìm mua: Hỏi Hay Đáp Đúng TiKi Lazada Shopee Hỏi: Ðức Phật là ai? Ðáp: Vào năm 624 trước Tây Lịch, một hoàng nhi đã ra đời tại một vương quốc thuộc miền Bắc Ấn Ðộ. Vị hoàng nhi ấy đã lớn lên trong nhung lụa và xa hoa, nhưng cuối cùng sớm nhận ra rằng tiện nghi vật chất và sự yên bình của thế gian không đủ để bảo đảm hạnh phúc. Chàng đã xúc động sâu xa bởi những cảnh khổ đau mà chàng đã thấy ở khắp mọi nơi, và quyết tâm tìm một lời giải đáp đưa đến hạnh phúc cho nhân loại. Năm hai mươi chín tuổi, chàng từ giả vợ và con, và tìm học với các bậc đạo sư vĩ đại đương thời. Các vị này đã dạy cho chàng rất nhiều nhưng không có người nào thật sự biết rõ được nguyên nhân khổ đau của kiếp người và phương cách vượt thoát khổ đau. Cuối cùng, sau sáu năm tu học và hành thiền, chàng đã đạt được một kinh nghiệm mà tất cả mọi phiền não vô minh được đoạn trừ và ngài đã hoát nhiên giác ngộ. Kể từ ngày ấy, Ngài được tôn xưng là Phật-đà (Buddha), một bậc Giác Ngộ. Ngài tiếp tục ở lại thế gian trong 45 năm nữa, chu du khắp miền Bắc Ấn độ để truyền dạy cho mọi người những gì mà ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và đức tính kham nhẫn của Ngài là một sự kỳ diệu đã khiến cho hàng ngàn người theo làm đệ tử của Ngài. Ở tuổi tám mươi, tuy già và bệnh, nhưng vẫn hạnh phúc và thanh thản, cuối cùng ngài đã viên tịch. Hỏi: Ðức Phật vô trách nhiệm chăng khi Ngài rời bỏ vợ con của mình? Ðáp: Ðiều đó không dễ dàng chút nào khi Ðức Phật rời bỏ gia đình. Ngài đã phải lo lắng và do dự trong một thời gian dài trước khi quyết định ra đi. Lúc đó, Ngài có một sự chọn lựa, hoặc là hiến dâng đời mình cho gia đình, hoặc cho thế gian. Cuối cùng, với lòng từ bi rộng lớn đã khiến ngài hy sinh đời mình cho thế gian, và cả thế gian đều được lợi lạc từ sự hy sinh của ngài. Do vậy, đó không phải là vô trách nhiệm. Có thể nói đó là một sự hy sinh đầy ý nghĩa nhất từ trước đến nay. Hỏi: Ðức Phật đã nhập diệt thì làm sao Ngài có thể giúp đỡ chúng ta? Ðáp: Ông Faraday, người phát minh ra điện, đã mất nhưng những gì ông phát minh vẫn còn có ích cho chúng ta. Ông Luis Pasteur, người tìm ra phương pháp điều trị nhiều bệnh tật, đã qua đời, nhưng các khám phá y khoa của ông vẫn cứu được nhiều mạng sống. Ông Leonardo da Vinci, người sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật, cũng đã khuất bóng, nhưng tác phẩm của ông vẫn đem lại nhiều hứng khởi và niềm vui cho mọi người. Những thánh nhân và anh hùng đã từ giã cõi đời hàng thế kỷ nhưng khi chúng ta đọc lại những kỳ tích và thành tựu của họ, chúng ta vẫn có nhiều hứng khởi để noi theo những gì họ đã làm. Ðúng thế, Ðức Phật đã diệt độ, nhưng 2500 năm sau lời giáo huấn của Ngài vẫn giúp được nhân loại, gương lành của Ngài vẫn tạo nhiều cảm hứng cho mọi người, lời dạy của Ngài vẫn có thể cải tạo được cuộc sống. Chỉ có Ðức Phật mới có thể có một tiềm lực thu hút như thế qua nhiều thế kỷ sau khi Ngài đã nhập diệt. Hỏi: Ðức Phật có phải là một vị thần linh không? Ðáp: Không, Ngài không phải là một vị thần linh (god). Ngài cũng không tuyên bố rằng mình là thần linh, là con của thần linh, hoặc ngay cả là một sứ giả của thần linh. Ngài là một con người đã tự toàn thiện mình, và dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương Ngài, chúng ta cũng có thể tự hoàn thiện được như Ngài. Hỏi: Nếu Ðức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta thờ cúng Ngài? Ðáp: Có nhiều loại thờ cúng khác nhau, khi người ta thờ một vị thần, họ tán thán cung kính và cúng dường vị ấy, để cầu xin ân sủng. Họ tin tưởng rằng vị thần linh ấy sẽ nghe thấy sự tán dương, tiếp nhận sự cúng dường và đáp ứng lại lời cầu xin của họ. Người Phật tử không theo kiểu thờ cúng này. Cũng có các loại thờ cúng khác như khi chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với một người nào đó hay điều gì khiến chúng ta ngưỡng mộ. Khi vị thầy giáo bước vào lớp, chúng ta đứng lên; khi gặp một viên chức cao cấp, chúng ta bắt tay; khi một bài quốc ca được trổi lên, chúng ta nghiêm chào. Ðó là tất cả những cử chỉ cung cách tôn kính tỏ bày lòng khâm phục của chúng ta đối với người hay vật. Cách thờ cúng theo Phật giáo là thực hành. Một pho tượng Phật ngồi với bàn tay nhẹ nhàng trong mãnh y và nụ cười từ ái nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển sự an lạc và yêu thương trong mỗi chúng ta. Mùi thơm của hương trầm nhắc nhở chúng ta về sự ảnh hưởng của đức hạnh lan tỏa khắp nơi, ngọn đèn nhắc nhở chúng ta đến ánh sáng của hiểu biết, và những bông hoa sớm tàn úa nhắc cho chúng ta lẽ vô thường. Khi đảnh lễ cuối đầu, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Ðức Phật về những lời dạy của Ngài. Ðó là phương cách thờ cúng của người Phật tử. Hỏi: Nhưng tôi nghe người ta nói rằng nhiều Phật tử vẫn thờ cúng thần tượng? Ðáp: Những lời phát biểu như vậy chỉ phản ảnh sự hiểu lầm của người đang hành trì. Từ điển định nghĩa từ "idol" là "một hình ảnh hay một pho tượng được tôn thờ như một thần linh"( an image or statue worshipped as a god). Như chúng ta đã biết, người Phật tử không bao giờ tin rằng Ðức Phật là một vị thần linh. Vậy làm sao người Phật tử có thể tin rằng một khối gỗ hay một mảng kim loại kia lại là một vị thần? Mỗi tôn giáo đều dùng một biểu tượng nào đó để bày tỏ quan điểm và niềm tin của riêng họ. Trong Ðạo Lão (Taoism), Âm dương được dùng để làm biểu tượng hài hòa và đối kháng. Ðạo Sikh (1), thanh gươm được xem là biểu tượng cho sự đấu tranh tinh thần. Ðạo Cơ-đốc (Christianity), con cá dùng làm biểu tượng cho sự hiện hữu của Chúa và cây Thánh giá dùng làm biểu trưng cho sự hy sinh của Chúa. Và Phật giáo, tượng Phật được xem như những biểu tượng của sự hoàn thiện nhân cách con người. Tượng Phật cũng nhắc nhở ta về tính nhân bản trong giáo lý nhà Phật. Thật vậy, Phật giáo luôn xem con người là trung tâm chứ không phải là thần linh, điều đó nhắc nhở chúng ta phải tìm sự toàn hảo và hiểu biết ở bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài của hình tượng. Vì thế nói rằng người Phật tử tôn thờ hình tượng là không đúng. Hỏi: Tại sao người ta đốt giấy vàng bạc và làm những chuyện lạ trong chùa? Ðáp: Nhiều việc thấy lạ nếu ta không tìm hiểu về chúng. Tốt hơn nên gạt bỏ những chuyện lạ ấy mà nên cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi người Phật tử đã áp dụng những điều mê tín dị đoan và hiểu lầm hơn là lời dạy của Phật. Và những việc hiểu lầm như vậy không phải chỉ riêng ở Phật giáo mà thỉnh thoảng cũng được thấy ở những tôn giáo khác. Ðức Phật đã dạy rất rõ ràng và chi tiết và nếu không hiểu giáo lý của Ngài thì không thể đổ lỗi cho Ngài. Có lời dạy rằng: Nếu một người đau khổ vì bệnh hoạn mà không chịu để điều trị, thậm chí người ấy có người thầy thuốc trong tầm tay. Ðó không phải là lỗi của người thầy thuốc.. Cũng vậy, nếu một người bị hành hạ và đau khổ bởi phiền não mà không tìm sự giúp đỡ của Ðức Phật, thì đó cũng không phải là lỗi của Ngài.-- (JN 28-9) Không phải phật giáo mà bất cứ tôn giáo nào cũng không thể giúp cho họ nếu bản thân họ không thực hành đúng pháp. Nếu bạn muốn biết rõ ràng và chính xác về chân lý của Ðạo Phật, thì hãy đọc những lời dạy của Phật hoặc học hỏi với người hiểu đúng giáo lý này. Hỏi: Nếu Phật giáo quá tốt đẹp như vậy, tại sao vẫn còn nhiều quốc gia nghèo khổ? Ðáp: Ý bạn muốn nói nghèo khổ về kinh tế? Ðó là sự thật, vì vẫn còn nhiều quốc gia Phật giáo chưa phát triển về mặt này. Nhưng nếu nghèo mà ý bạn muốn ám chỉ về "phẩm chất của cuộc sống" thì có lẽ nhiều nước theo Phật giáo lại rất giàu. Chẳng hạn nước Mỹ, một quốc gia cường thịnh về kinh tế và quyền lực, nhưng lại là một trong những quốc gia có mức độ tội phạm cao nhất thế giới, hàng triệu người già bị con cái lãng quên và chết trong cô độc tại các viện dưỡng lão; nạn bạo lực ở trong gia đình và lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nóng bỏng. Cứ ba cặp cưới nhau có một cặp ly dị; sách báo đồi trụy dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, giàu theo nghĩa có tiền nhưng lại nghèo về "phẩm chất cuộc sống". Bây giờ chúng ta thử quay sang Miến Ðiện, một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nhưng cha mẹ được con cái tôn vinh và kính trọng; tỉ lệ tội phạm tương đối thấp; vấn đề ly dị và tự tử hầu như không nghe thấy; việc bạo lực trong gia đình, lạm dụng trẻ em, sách báo kích dục và nạn mãi dâm không thể có. Một nền kinh tế chậm tiến nhưng lại có một nền tảng đạo đức xã hội cao hơn một quốc gia như Hoa kỳ. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nhìn thấy những quốc gia Phật giáo theo cái nghĩa kinh tế như vậy, thì một trong những quốc gia giàu có nhất và có nền kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay là Nhật Bản, nơi có 93% dân số là tín đồ theo Phật giáo. Hỏi: Tại sao bạn không thường nghe người Phật tử làm công tác từ thiện xã hội? Ðáp: Có lẽ người Phật tử không cảm thấy cần thiết phải khoe khoang về những điều tốt của họ. Nhiều năm trước đây ông Nikkyo Niwano (2), vị lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản đã được trao giải thưởng Templeton qua việc ông vận động liên kết hòa hợp tôn giáo. Tương tự, một tăng sĩ người Thái đã nhận giải thưởng Magsaysay cho chiến dịch bài trừ tệ nạn ma túy. Năm 1987, Thượng tọa Kantayapiwat, người Thái Lan, cũng nhận một giải thưởng Nhi đồng Hòa Bình của Na Uy cho công việc từ thiện của ngài trong nhiều năm giúp đỡ trẻ bụi đời ở vùng nông thôn. Và hiện nay, các hội đoàn Phật giáo phương Tây đang thực hiện một số công tác từ thiện ở các vùng nông thôn Ấn Ðộ, họ đang xây dựng trường học, Trung tâm điều trị tâm thần thiếu nhi, trạm xá và những khu công nghiệp nhẹ. Người Phật tử thấy rằng việc giúp đỡ cho người khác như là một pháp môn tu tập của họ, nhưng họ cho rằng công việc ấy nên thực hiện trong thầm lặng, không cần phô trương. Chính vì thế mà bạn không nghe thấy nhiều về các hoạt động từ thiện của họ. Hỏi: Tại sao có nhiều tông phái khác nhau trong Phật giáo? Ðáp: Có nhiều loại đường khác nhau: đường vàng, đường trắng, đường kết tinh, đường cục, đường cát, đường phèn... nhưng tất cả chỉ là đường và chỉ có một vị ngọt. Nó được sản xuất từ nhiều hình thức khác nhau để nó có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Phật giáo cũng thế, Phật giáo Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ tông, Du già tông, Mật tông nhưng tất cả đều là Phật giáo và đều có chung một vị - vị giải thoát. Phật giáo quả thật đã phát triển qua nhiều hình thức khác nhau để nó hiện hữu và thích ứng với những nền văn hóa khác nhau. Qua nhiều thế kỷ Phật giáo có thể tồn tại phù hợp với mọi thế hệ. Ðứng trên phương diện bề mặt, Phật giáo dường như có khác nhau, nhưng tâm điểm dị biệt ấy vẫn là giáo lý Tứ đế và Bát chánh đạo. Tất cả những tôn giáo chính, kể cả Phật giáo, đã từng bị chia ra nhiều tông phái khác nhau. Như những tôn giáo chính khác, Phật giáo bao gồm những hình thái và tông phái. Những sự khác nhau của các tông phái ấy không bao giờ đưa tới xung đột nhau, và cho tới nay chưa bao giờ biểu lộ sự thù địch với nhau, họ đến với nhau ở những chùa viện khác và cùng cầu nguyện với nhau. Lòng bao dung, và hiểu nhau như thế quả thật là hiếm thấy. Hỏi: Bạn luôn nghĩ tốt về Ðạo Phật. Tôi cho rằng bạn nghĩ Ðạo của bạn đang theo là đúng còn các đạo khác là sai. Ðáp: Không có một Phật tử nào hiểu lời Phật dạy mà lại nghĩ các tôn giáo khác là sai. Không một ai có tâm hồn cởi mở lại để tâm phán xét các tôn giáo khác. Việc trước tiên bạn để tâm nghiên cứu những tôn giáo khác là để biết có bao nhiêu điểm tương đồng.Tất cả các tôn giáo đều thừa nhận rằng đời sống con người hiện tại không được thỏa mãn. Tất cả đều tin rằng nếu hoàn cảnh của con người phải cải thiện thì cách cư xử và quan điểm của họ cần phải được thay đổi. Tất cả đều truyền dạy về một nền đạo đức học về yêu thương, nhân ái, kiên nhẫn, rộng lượng và có trách nhiệm với xã hội, và tất cả đều chấp nhận có sự hiện hữu trong một vài hình thức tuyệt đối. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều tên gọi khác nhau và nhiều biểu tượng khác nhau để mô tả và giải thích những sự việc này. Và chỉ khi nào họ bám chặt vào đường hướng của mình bằng tâm lượng hẹp hòi để nhìn sự việc thì sự ích kỷ, ngạo mạn và tự tôn liền phát sinh. Cứ tưởng tượng một người Anh, một người Pháp, một người Trung quốc và một người Nam Dương. Tất cả đều nhìn vào một cái ly nước. Người Anh nói "Ðây là cái cup ", người Pháp nói "Không phải, nó là cái tasse ", người Hoa bảo "cả hai ông đều sai hết, nó chính là pei ". Và người Nam Dương cười lớn nói rằng: "Các anh ngớ ngẫn làm sao, nó là cái cawan ". Người Anh lật quyển từ điển ra và chỉ cho các người kia "Tôi có thể chứng minh đây là cái cup, quyển từ điển của tôi đã viết như thế". Người Pháp cãi lại "từ điển của tôi nói rõ đó là tasse. Người Hoa lớn tiếng cãi lại "Từ điển của chúng tôi mới chính xác, vì nó có hàng ngàn năm nay rồi, lâu hơn tất cả các từ điển của các anh, vả lại người nói tiếng Hoa nhiều hơn người nói ngôn ngữ của mấy anh, vì thế tôi nói nó là pei là chính xác nhất". Trong lúc những người này đang cãi cọ và tranh luận, một người Phật tử bước tới bưng lấy cái ly nước lên uống. Sau khi vị ấy uống xong, vị ấy nói: "Dù các anh có gọi nó là cup, tasse, pei hay cawan, mục đích của cái ly là dùng để uống nước, các anh hãy chấm dứt tranh luận và hãy uống nước để bớt cơn khát của các anh đi!". Ðây là thái độ của người Phật tử đối với các tôn giáo khác. Hỏi: Ðạo Phật có phải là khoa học không? Ðáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, tốt nhất chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của từ khoa học, theo từ điển giải thích khoa học là "Kiến thức có thể được hình thành theo một hệ thống, cái tuỳ thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác nhận được quy luật tự nhiên, một phần tùy thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác". Trong Phật giáo có nhiều phương diện không phù hợp với định nghĩa này. Nhưng giáo lý cốt lõi của Ðạo Phật, Tứ Diệu Ðế (Four Noble Truths) thì hẳn đã phù hợp. Chân lý thứ nhất khổ đau là một kinh nghiệm và có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng đau khổ có nguyên nhân tự nhiên của tham ái mà nó có thể định nghĩa, trải qua và đo lường được. Không cần cố gắng giải thích khổ đau theo thuật ngữ, quan điểm siêu hình hay huyền hoặc. Chân lý thứ ba, chấm dứt khổ đau không nương nhờ vào thần linh tối cao, vào niềm tin hay cầu nguyện mà đơn giản chỉ là loại bỏ nguyên nhân của khổ đau. Ðó là việc hiển nhiên. Chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, một lần nữa cũng không có gì siêu hình mà tùy thuộc vào việc thực hiện theo phương pháp đặc biệt. Và hơn nữa thái độ phải cởi mở để xét nghiệm. Phật giáo không thừa nhận quan điểm về một đấng cao cả, giống như khoa học và giải thích nguồn gốc và sự vận hành của vũ trụ theo quy luật tự nhiên. Hẳn những điều này là chứng minh theo tinh thần khoa học. Một lần nữa, chúng ta lại thấy tinh thần khoa học trong Phật giáo càng rõ ràng hơn qua lời khuyên của Ðức Phật, rằng chúng ta không nên tin tưởng một cách mù quáng mà ngược lại phải đặt vấn đề, tìm hiểu và thẩm tra, nhờ vào kinh nghiệm của chính mình rồi mới tin, có như thế tính chất khoa học mới được rõ ràng. Ðức Phật dạy: "Ðừng tin tưởng theo huyền bí hay truyền thống. Ðừng tin tưởng theo tin đồn đãi hay kinh điển, đừng tin tưởng theo lời đồn hay những gì hợp lý, đừng tin tưởng theo khuynh hướng của một ý niệm nào đó, hay do một ai đó có khả năng. Và đừng tin tưởng theo ý tưởng " vị ấy là thầy của ta". Nhưng khi chính các vị biết rằng điều ấy là tốt không làm tổn hại ai, đó là sự sáng suốt đáng tán dương và khi thực hành và theo dõi rằng nó sẽ mang đến hạnh phúc, rồi hãy tin tưởng theo". -- (A I 188) Vì thế chúng ta có thể nói rằng mặc dù Phật giáo không hoàn toàn khoa học, nhưng hẳn đã mang tính khoa học mạnh mẽ và có tính khoa học hơn các tôn giáo khác. Chính ông Albert Einstein (1879-1955) một nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi đã nói về tính khoa học của Phật giáo như sau: "Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi tinh thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Và nếu có bất cứ một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của nền khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo vậy." ----- Ghi chú: (1) Sikhism: một đạo phát triển từ Ấn giáo từ thế kỷ 16, chỉ tín ngưỡng một vị thần. (2) Pháp sư Nikkyo Niwano (1906-1999), người khai sáng Hội Phật Giáo Lập Chánh Giảo Thành (Rissho Kosei-kai, phát xuất từ phái Pháp Hoa Nhật Liên Tông của Nhật bản), là nhà lãnh đạo Hội Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới, Hiệp Hội Tự Do Tôn Giáo, Hiệp Hội Hòa Bình Niwano, Liên Ðoàn Tân Tôn Giáo Nhật Bản, là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học quan trọng. (Người dịch)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hỏi Hay Đáp Đúng PDF của tác giả Thích Nguyên Tạng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hào Quang Con Người (Dora Van Gelder Kunz)
Mục Lục Mục Lục...5 1. Bối cảnh của cuốn sách...8 I. Cấu trúc và Động lực của các Trường Năng Lượng của Con người.. 14 2. Các Chiều của Tâm thức. 15 Tìm mua: Hào Quang Con Người TiKi Lazada Shopee 3.Trường cảm xúc... 24 4. Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura)... 33 Kích thước... 33 Kết cấu và các hình thái (Texture and Patterns)... 38 Màu sắc của Hào quang. 39 Màu sắc của Các Cảm xúc. 39 Dải màu xanh. 41 Bán cầu trên và dưới của Hào quang... 42 Các hình thái cảm xúc. 43 Bạo lực. 44 Các cơ quan của việc trao đổi năng lượng cảm xúc.. 44 Sẹo cảm xúc. 46 Các Luân xa. 51 Các luân xa Cao hơn.. 53 Kundalini. 55 Sự Tích hợp cá nhân. 56 II. Chu Kỳ của Đời Sống. 58 5. Sự phát triển của cá nhân.. 59 Các Uẩn.. 59 Các Chỉ báo Nghiệp Quả. 60 Các Uẩn.. 61 “Tàng thức”. 62 Tiềm năng... 63 Dễ Bị Tổn thương cảm xúc.. 64 1. Một bà mẹ và đứa trẻ chưa sinh. 65 2. Một đứa trẻ bảy tháng tuổi... 71 3. Một bé gái bốn tuổi.. 76 4. Một cậu bé bảy tuổi. 81 5. Một thiếu nữ. 85 Trưởng thành... 89 6. Một nghệ sĩ ở độ tuổi ba mươi. 89 7. Một người đàn ông ở độ tuổi bốn mươi... 93 8. Tuổi già: Một phụ nữ ở độ tuổi chín mươi.. 99 6. Cuộc Sống đầy Cống Hiến... 104 9. Nghệ sĩ Piano/Nhà soạn nhạc.. 105 10. Nghệ sĩ Dương cầm (Piano). 110 11. Nhà Hoạt động Xã hội/Môi trường... 113 12. Một Họa sĩ. 120 13. Nhà thiết kế/ Kiến trúc sư... 125 14. Nhà lý tưởng trẻ tuổi... 129 Năm mươi sáu năm sau.. 134 7. Tác động của Bệnh tật... 138 15. Hậu quả của Bệnh Sốt Bại liệt... 138 16. Một Đứa trẻ sinh ra Bị hội chứng Down.. 143 17. Tình trạng lo âu thái quá.. 147 18. Tác động của Tham Thiền đối với Bệnh nhân Bệnh Tim Mãn tính151 8. Chữa bệnh và Thực hành kỹ thuật hình dung. 156 9. Thay đổi Hình Thái Cảm Xúc.. 163 Sự Cần thiết của Tính kỷ luật. 165 Ý thức về Mục đích. 166 Nhận thức về Bản thân... 167 Hình thái thói quen.. 169 Cội nguồn của sự thiếu tự tin.. 170 Xử lý các cơn Giận dữ... 170 Phá vỡ Các Hình thái Tiêu cực... 172 Chỗ đứng của Chủ nghĩa lý tưởng. 173 Lòng vị tha.. 174 10. Tham thiền và Sự Phát triển Trực giác.. 176 Chuyển hướng Tập trung.. 177 Mối lo về tự ảo tưởng... 178 Kích thích Các Năng lượng Cao hơn... 179 Các Kỹ thuật Tham thiền.. 180 Tham thiền trong Trái Tim.. 181 Buông Xả.. 181 Phóng chiếu Tình thương.. 182 Trực giác.. 183 Kinh nghiệm Hợp nhất... 185 Sự Hòa hợp của Tất cả các Cấp độ... 186Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hào Quang Con Người PDF của tác giả Dora Van Gelder Kunz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hào Quang Con Người (Dora Van Gelder Kunz)
Mục Lục Mục Lục...5 1. Bối cảnh của cuốn sách...8 I. Cấu trúc và Động lực của các Trường Năng Lượng của Con người.. 14 2. Các Chiều của Tâm thức. 15 Tìm mua: Hào Quang Con Người TiKi Lazada Shopee 3.Trường cảm xúc... 24 4. Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura)... 33 Kích thước... 33 Kết cấu và các hình thái (Texture and Patterns)... 38 Màu sắc của Hào quang. 39 Màu sắc của Các Cảm xúc. 39 Dải màu xanh. 41 Bán cầu trên và dưới của Hào quang... 42 Các hình thái cảm xúc. 43 Bạo lực. 44 Các cơ quan của việc trao đổi năng lượng cảm xúc.. 44 Sẹo cảm xúc. 46 Các Luân xa. 51 Các luân xa Cao hơn.. 53 Kundalini. 55 Sự Tích hợp cá nhân. 56 II. Chu Kỳ của Đời Sống. 58 5. Sự phát triển của cá nhân.. 59 Các Uẩn.. 59 Các Chỉ báo Nghiệp Quả. 60 Các Uẩn.. 61 “Tàng thức”. 62 Tiềm năng... 63 Dễ Bị Tổn thương cảm xúc.. 64 1. Một bà mẹ và đứa trẻ chưa sinh. 65 2. Một đứa trẻ bảy tháng tuổi... 71 3. Một bé gái bốn tuổi.. 76 4. Một cậu bé bảy tuổi. 81 5. Một thiếu nữ. 85 Trưởng thành... 89 6. Một nghệ sĩ ở độ tuổi ba mươi. 89 7. Một người đàn ông ở độ tuổi bốn mươi... 93 8. Tuổi già: Một phụ nữ ở độ tuổi chín mươi.. 99 6. Cuộc Sống đầy Cống Hiến... 104 9. Nghệ sĩ Piano/Nhà soạn nhạc.. 105 10. Nghệ sĩ Dương cầm (Piano). 110 11. Nhà Hoạt động Xã hội/Môi trường... 113 12. Một Họa sĩ. 120 13. Nhà thiết kế/ Kiến trúc sư... 125 14. Nhà lý tưởng trẻ tuổi... 129 Năm mươi sáu năm sau.. 134 7. Tác động của Bệnh tật... 138 15. Hậu quả của Bệnh Sốt Bại liệt... 138 16. Một Đứa trẻ sinh ra Bị hội chứng Down.. 143 17. Tình trạng lo âu thái quá.. 147 18. Tác động của Tham Thiền đối với Bệnh nhân Bệnh Tim Mãn tính151 8. Chữa bệnh và Thực hành kỹ thuật hình dung. 156 9. Thay đổi Hình Thái Cảm Xúc.. 163 Sự Cần thiết của Tính kỷ luật. 165 Ý thức về Mục đích. 166 Nhận thức về Bản thân... 167 Hình thái thói quen.. 169 Cội nguồn của sự thiếu tự tin.. 170 Xử lý các cơn Giận dữ... 170 Phá vỡ Các Hình thái Tiêu cực... 172 Chỗ đứng của Chủ nghĩa lý tưởng. 173 Lòng vị tha.. 174 10. Tham thiền và Sự Phát triển Trực giác.. 176 Chuyển hướng Tập trung.. 177 Mối lo về tự ảo tưởng... 178 Kích thích Các Năng lượng Cao hơn... 179 Các Kỹ thuật Tham thiền.. 180 Tham thiền trong Trái Tim.. 181 Buông Xả.. 181 Phóng chiếu Tình thương.. 182 Trực giác.. 183 Kinh nghiệm Hợp nhất... 185 Sự Hòa hợp của Tất cả các Cấp độ... 186Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hào Quang Con Người PDF của tác giả Dora Van Gelder Kunz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Thích Ca - Phần 3 (Hải Đảo)
Đức Phật Thích Ca - Phần 3 - Từ Thành Đạo Đến Nhập Niết Bàn Đức phật Thích ca một trong vài bậc vĩ nhân của loài người, đã nhập diệt hơn 25 thế kỷ, nhưng vẫn ảnh hương mạnh mẽ đến cuộc sống của khoảng một phần tư dân số toàn cầu. Trong khi Hán tự xây dựng chữ Phật bằng bộ phận Nhân (người) thêm chữ Phất (phủi); ngầm ý rằng "Phật phủi bỏ, giải thoát khỏi những đau khổ của con người". Phật hoàn toàn thoát khỏi những đau khổ của con người là do giải thoát, hiểu được "các khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, kết quả an lạc khi giải thoát, con đường thực hành để giải thoát".Giải được thì thoát! Bốn sự thật diệu kỳ đã được dãi bày, bốn chân lý tuyệt đối có công năng kỳ diệu có thể giúp mọi người thoát khỏi khổ đau. Tìm mua: Đức Phật Thích Ca - Phần 3 TiKi Lazada Shopee Truyện tranh "Đức phật Thích ca từ sơ sanh đến xuất gia" sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Bậc thầy vĩ đại Thích ca Mâu ni. Bạn cũng sẽ thành Phật, chúng ta sẽ thành Phật. Bây giờ chúng ta hãy lật từng trang sách để tìm hiểu hành trình của Đức phật Thích ca.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Thích Ca - Phần 3 PDF của tác giả Hải Đảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.