Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đối Cực (Trần Đức Tĩnh)

Câu chuyện trong “Đối cực” mở đầu bằng một cuộc đụng độ giữa các nhóm xã hội đen và cái chết bí ẩn của nhân vật chính tên Thạch Sơn. Chuyên án khép lại, nhưng Trung úy Hưng quyết tâm tìm cho ra sự thật…

Không cố gắng làm mệt mỏi độc giả bằng những ngôn từ hoa mỹ, không lảng tránh những chi tiết vụn vặt của đời sống hằng ngày, Đối cực kể hành trình phiêu lưu của bóng ma Thạch Sơn khám phá quá khứ của mình và bản thể người với những nhu cầu nguyên thủy nhất. Cuốn tiểu thuyết dẫn ta qua mê lộ của thế giới ngầm cùng các tầng địa ngục, và mở ra một diễn ngôn rộng hơn về triết học nhân sinh. Cuộc đời các nhân vật và bí mật chuyên án dần hé lộ qua từng chương đan xen giữa hiện thực và hoang đường, với một ngòi bút tỉnh táo đến lạnh lùng và một cái nhìn bao quát khiến người đọc có cảm giác như đang xem một bộ phim.

Đối cực- Trần Đức Tĩnh cuốn sách đậm phong cách và lôi cuốn tới từng trang cuối cùng.

Sơ lược về tác phẩm:

Đối cực là một tác phẩm mang nhiều “cái khác”. Tiểu thuyết này vừa có chất suy tư, chiêm nghiệm, nhưng lại không nặng nề và thuyết lý, lại được viết dưới hình thức một tác phẩm hình sự với không ít những thủ pháp, “gia vị”, “chiêu trò” ăn khách thời thượng như bạo lực, tính dục, phi lý, thế giới ngầm, xã hội đen. Tìm mua: Đối Cực TiKi Lazada Shopee

Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả những “gia vị” ấy chỉ là cái vỏ bọc hình thức bên ngoài, nhằm giúp tác giả triển khai cấu trúc và quan niệm nghệ thuật sâu xa về những thế giới song hành, những thế giới khác, hiện thực khác, tồn tại dưới cái thế giới và hiện thực mà chúng ta đang sống. Cái thế giới ấy là siêu thực, là hư vô, nhưng nó mang ý nghĩa cho thực tại, giúp chúng ta truy tầm bản ngã và chiêu tuyết cho những giá trị nhân bản bị đánh mất trong thực tại. Ai dám vượt qua ranh giới thực tại siêu thực ấy, sẽ được đắm mình trong thế giới mà Plutarque từng miêu tả: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là vùng đất của những con quái vật và những truyền thuyết, nơi trú ngụ của các thi sĩ và các nhà viết huyền thoại, không thể chắc chắn về điều gì hết”.

Hẳn chúng ta khi đọc cuốn tiểu thuyết này sẽ ấn tượng với những hình tượng siêu thực, phi lý như: đàn sâu nhiều khủng khiếp đến nỗi khi chết đi biến thành nước suýt ngập chết Thạch Sơn trong hang đá, lũ quỷ hút máu người, con trăn đứt làm đôi vẫn nuốt chửng được người để rồi nạn nhân chui ra từ phía thân bị đứt. Đối cực là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc, có thể vượt ngưỡng tâm lý của một số người đọc thông thường, nhưng lại là một tác phẩm dung hợp nhiều thể loại khác nhau, một tác phẩm nằm trên những lằn ranh thể loại.

Tác giả Trần Đức Tĩnh có cái nhìn nhân đạo về hiện thực. Tác giả từ chối chấp nhận sự thất bại của con người trước cái ác, bởi đằng sau nó là giấc mơ thoát ra khỏi vòng danh lợi, sự sám hối luôn thường trực trong Sơn. Cuối cùng Sơn đã chấp nhận chết nhằm cứu vớt thiện ngã cuối cùng trong lòng mình.

Đối cực dù thế nào vẫn luôn thấm đẫm chất nhân văn, có thể dẫn dắt con người làm quen cái thiện.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Cực PDF của tác giả Trần Đức Tĩnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đồi gió hú
Tiểu thuyết Đồi Gió Hú Đồi Gió Hú là câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng huỷ diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng. Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily Bronte, là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847, một năm trước khi nữ tác giả qua đời ở tuổi ba mươi. Tiểu thuyết Đồi gió hú – Emily Bronte Là một trong những Tiểu thuyết kinh điển cùng Rừng Na-uy, Suối nguồn… Đồi Gió Hú được coi là một tiểu thuyết kinh điển với cấu trúc rất sáng tạo. Cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau. Nhiều người đánh giá tác phẩm Jane Eyre của người chị Charlotte Brontë là sáng tác tốt nhất, tuy vậy sau này người ta cho rằng chính Đồi gió hú mới là tác phẩm xuất sắc hơn cả của 2 chị em nhà Charlotte Brontë. Bố Già – The Godfather Hai Số Phận Tiếng gọi nơi hoang dã Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff,  Đồi Gió Hú tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết ra.
Rừng Na-uy
Tiểu thuyết Rừng Na-uy Tiểu thuyết Rừng Nauy – Haruki Murakami Rừng Na-Uy là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, là dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Tōru. Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy. (Rừng Nauy còn là tác phẩm được Tony Buổi Sáng khuyên đọc trong cuốn Trên Đường Băng của mình). Có thể bạn sẽ thích: Hai Số Phận Tiếng gọi nơi hoang dã Những người khốn khổ Câu chuyện xảy ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định. Rừng Na-Uy được dịch sang tiếng Việt và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 do Kiều Liên và Hải Thanh thực hiện, Bùi Phụng hiệu đính. Năm 2006 bản dịch mới của Trịnh Lữ được xuất bản. Cả hai bản dịch đều được dịch từ tiếng Anh.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh vẽ lên một bức tranh của tuổi thơ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Từng câu chuyện trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh như viết cho chính bạn, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo. Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối. Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh Cuốn sách viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,… Xem thêm: Những bộ truyện hay của Nguyễn Nhật Ánh Giết Con Chim Nhại Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.”
Xách ba lô lên và đi - Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc
Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm hay còn được gọi là phong trào Xách ba lô trên vai và đi. Cô bé quyết chí làm “Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc – Huyền Chip Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền. Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt. Cô bé ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng. Bạn đã bao giờ ước mình sẽ đi vòng quanh thế giới chưa, chắc là có rồi. Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, chắc hẳn đã từng 1 lần đã nghĩ “viển vông” như thế, nhưng cái điều bạn nghĩ đến đầu tiên là phải có tiền, bởi đi nhiều như thế thì cần rất nhiều tiền, rồi thì sau đó sẽ không dám nghĩ đến nữa. Nhưng Huyền đã đi mà chỉ có 700usd thôi. Chính những thiếu thốn đó đã thôi thúc Huyền lên đường, cô bé không “đợi đủ đầy để đi”. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip. Sau khi được báo chí rầm rộ về chuyến đi “ngông” của mình, Huyền bỗng trở nên nổi tiếng, nhiều nhà xuất bản đã tìm đến Huyền để đặt hàng em viết sách. “Xách ba lô trên vai và đi” đã ra đời đơn giản như thế. Nhưng để có được những trang viết, những sự kiện xuất hiện như trên sách thì không phải là điều đơn giản. Huyền nói: “động lực khiến tôi lao vào viết ngay quyển sách này không gì khác ngoài việc tôi muốn truyền cảm hứng khám phá, phiêu lưu mạo hiểm đến những bạn trẻ, hãy mạnh dạn vác ba lô đến những vùng đất xa xôi mà bạn chưa một lần được đặt chân đến”.