Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Nikola Tesla (Nikola Tesla)

Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Nikola Tesla là quyển sách có nội dụng về cuộc đời đầy thăng trầm nhưng vô cùng ý nghĩa của tác giả, một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, người đã góp phần thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới Thế kỹ XX.

Ông được mệnh danh là "nhà khoa học điên" của thé giới vật lý, Tesla là người đi tiên phong đưa kỹ thuật điện, điện từ vào đời sống. Với cách tư duy kỳ lạ của mình, ông đã có đến khoảng 300 bằng phát minh, tiêu biểu như động cơ điện không đồng bộ hay lõi Tesla. Rất nhiều phát minh của ông đang được ứng dụng trong các thiết bị điện xung quanh ta ngày nay.

***

Nikola Tesla (1856-1943), nhà khoa học kiệt xuất người Mỹ gốc Serbia. Trong cuộc đời mình, Tesla đã có đến khoảng 300 bằng phát minh, trong đó, đóng góp quan trọng nhất cho nhân loại của Tesla là việc góp phần đưa dòng điện xoay chiều vào đời sống.

Tuy cuộc đời Tesla không bằng phẳng, phải chịu nhiều đợt bệnh thập tử nhất sinh, bị cộng sự chơi xấu, và cuối đời phải sống trong thiếu thốn và mất đi không một người thân thích bên cạnh, nhưng ông đã để lại một di sản khổng lồ cho nhân loại. Để tri ân, giới khoa học đã đặt tên đơn vị đo cường độ cảm ứng từ là tesla. Tìm mua: Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Nikola Tesla TiKi Lazada Shopee

***

Lời Nói Đầu

Quyển sách các bạn đang xem là câu chuyện về cuộc đời đầy thăng trầm nhưng vô cùng ý nghĩa của Nikola Tesla, một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, người đã góp phần thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới Thế kỷ XX-được viết bởi chính Tesla.

Được mệnh danh là “nhà khoa học điên” của giới vật lý, Tesla là người đi tiên phong đưa kỹ thuật điện, điện từ vào đời sống. Với cách tư duy kỳ lạ của mình, ông đã có đến khoảng 300 bằng phát minh, tiêu biểu như động cơ điện không đồng bộ hay lõi Tesla. Rất nhiều phát minh của Tesla đang được ứng dụng trong các thiết bị điện xung quanh ta ngày nay.

Thật không dễ để hiểu thấu hết những gì đang diễn ra trong đầu Tesla, một thiên tài với trí nhớ hình ảnh, biết 8 thứ tiếng* có tầm nhìn vượt thời đại. Những gì ông đã viết trong quyển sách này có thể kỳ lạ và khó tin, nhưng hãy nhớ rằng, người ta đã mất gần một thế kỷ để biết những gì Tesla đề xuất là chính xác và khả thi!

Larry Page - đồng sáng lập Google - đã được truyền cảm hứng sau khi đọc tự truyện của Tesla vào năm 12 tuổi.* Hy vọng quý bạn đọc có thể nhìn ra được điều gì đó mới mẻ trong những câu chữ của Tesla, bởi đó có thể là những hiểu biết giúp ta thay đổi cả thế giới này.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

Ecoblader

***

Sự phát triển không ngừng của con người phụ thuộc sống còn vào các phát minh. Nó là sản phẩm quan trọng nhất của bộ não sáng tạo. Mục đích cuối cùng của việc phát minh là để trí tuệ làm chủ hoàn toàn thế giới vật chất, khai thác các lực lượng thiên nhiên phục vụ nhu cầu của con người. Các nhà phát minh phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn ấy, nhưng lại thường bị hiểu lầm và không được tưởng thưởng xứng đáng. Tuy nhiên, họ lại cảm thấy được bù đắp trong quá trình luyện tập phát triển quyền uy của mình. Họ biết rằng mình là một thành viên của một tầng lớp đặc biệt: Nếu không có các nhà phát minh, nhân loại có lẽ đã tiêu tùng từ lâu trong cuộc đấu tranh gay gắt chống lại các tác nhân bạo tàn của Mẹ Tự Nhiên.

Riêng tôi mà nói, tôi cũng đã hưởng quá nhiều niềm vui tinh tế như vậy. Nhiều lắm, nhiều năm qua cuộc sống của tôi ít khi thiếu vắng niềm vui. Tôi được ghi nhận là một trong những người làm việc tích cực nhất. Nếu nói suy nghĩ là lao động thì có lẽ đúng vậy thật, bởi hầu như mỗi thời khắc còn thức, tôi đều tập trung tư duy hết mình. Nhưng nếu xem lao động là một hoạt động rõ ràng trong một thời gian nhất định theo một quy tắc cứng nhắc, thì có lẽ tôi phải tự xếp mình vào danh sách những kẻ lười nhất trong những kẻ lười.

Khi làm việc dưới sức ép, vì bắt buộc, ta luôn phải hy sinh một lượng năng lượng sống. Tôi chưa bao giờ phải trả giá như vậy. Ngược lại, cuộc sống của tôi ngày càng tràn đầy năng lượng trong quá trình tư duy. Trong quá trình cố gắng liên kết và kể lại một cách trung thực chuyện đời mình, dù miễn cưỡng thì tôi vẫn phải nói rằng những trải nghiệm thời trẻ chính là những thứ đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp của tôi sau này. Những nỗ lực đầu tiên của con người khi còn nhỏ hoàn toàn mang tính bản năng, tạo nên trí tưởng tượng sống động và không bị gò bó trong khuôn khổ. Khi lớn lên, lý trí khẳng định địa vị của mình, dần dần ta trở nên hệ thống và tư duy có kế hoạch hơn. Tuy vậy, những xung động ban đầu, dù không cho ngay kết quả, lại chứa đựng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất tạo nên định mệnh cả cuộc đời. Thật vậy, bây giờ tôi thấy hơi tiếc: Nếu hồi đó tôi hiểu và nuôi dưỡng trí tưởng tượng trẻ thơ thay vì cố gắng đàn áp nó, thì chắc tôi đã gia tăng đáng kể đóng góp của mình cho nhân loại.

Dù là thế, nhưng cho đến tuổi trưởng thành tôi mới nhận ra mình là một nhà phát minh. Điều này là do một số nguyên nhân. Trước tiên, tôi có một người anh tài năng xuất chúng, một trong những hiện tượng tâm lý hiếm hoi mà sinh học không thể giải thích được. Anh mất sớm khiến cha mẹ tôi buồn lắm. Hồi đó, nhà tôi có một con ngựa do bạn thân của cha mẹ tôi tặng. Con ngựa giống Ả Rập, đẹp tuyệt, khôn như người. Cả nhà cưng nó lắm, vì có một dịp nó đã cứu sống cha tôi.

Lần đó, cha tôi được triệu tập vào một đêm đông để thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Khi băng qua núi, cha bị đàn sói bu lại. Con ngựa sợ hãi bỏ chạy, quăng mạnh ông xuống đất. Nó chạy về đến nhà, máu me đầy người và gần như kiệt sức. Thế nhưng, sau khi chuông báo động vang lên, ngay lập tức nó lại lao đi quay lại chỗ cha tôi. Đoàn tìm kiếm chưa đi được bao xa thì đã gặp cha. Lúc này, ông đã tỉnh và ngồi lại trên lưng ngựa. Ông không biết rằng mình đã nằm vùi trong tuyết nhiều giờ.

Thế nhưng, chính con ngựa này đã làm anh Dane* bị thương rồi mất. Tôi đã phải tận mắt chứng kiến cảnh tượng bi thảm đó. Mặc dù nhiều năm đã trôi qua, mọi chuyện ngày hôm ấy vẫn rõ mồn một trong đầu tôi. Những hồi ức về thành tựu của anh Dane khiến mọi thứ tôi làm trở nên mờ nhạt. Mọi thành tựu của tôi không làm cha mẹ hãnh diện, mà trái lại, càng khiến họ cảm thấy mất mát và buồn khổ hơn. Vì lý do đó, trong cả quãng đời thơ ấu, tôi không hề tự tin chút nào.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tôi cũng không phải là đần độn. Ít ra là không đần trong những câu chuyện mà tôi vẫn còn nhớ về thuở nhỏ của mình. Ngày nọ, khi tôi và mấy đứa bạn đang chơi trên đường thì mấy người có chức có quyền đi ngang qua. Quý ông đáng kính nhất…một công dân giàu có… cho mỗi đứa một đồng bạc. Đến chỗ tôi, ông ấy đột nhiên dừng lại và ra lệnh, “Nhìn vào mắt ta đây.” Tôi gặp cái nhìn của ông, định đưa tay ra nhận đồng bạc quý giá, thì mấy lời sau của ông làm tôi thất vọng não nề: “Không, không được. Nhóc không được lấy tiền của ta. Nhóc quá thông minh.”

Người ta cũng hay kể một câu chuyện vui về tôi. Chả là tôi có hai người cô già mặt mày nhăn nheo. Một người còn có mấy cây răng chìa ra như ngà voi. Mỗi khi cô ấy hôn là răng cỏ nó đâm vô má. Không gì làm tôi ớn hơn là việc được những người họ hàng không mấy xinh đẹp này âu yếm. Lần đó, khi đang được mẹ bồng trên tay, tôi bị hai cô hỏi ai đẹp hơn. Sau khi chăm chú nghiên cứu, ngắm nghía khuôn mặt của họ, tôi trả lời một cách đầy thông minh: Tôi chỉ vào một cô, bảo: “Cô này không xấu bằng cô kia.”

Lại nói một chuyện khác. Ngay từ khi sinh ra tôi đã được định sau này làm giáo sĩ. Ý nghĩ này ám tôi suốt. Tôi muốn trở thành kỹ sư, nhưng cha tôi tính cứng nhắc lắm. Ông là con trai một sĩ quan phục vụ trong quân đội của Napoleon Đại đế. Cha và bác tôi (một giáo sư toán học tại một trường nổi tiếng) đã được giáo dục theo kiểu quân đội từ nhỏ. Nhưng thật lạ, sau đó cha tôi lại chuyển qua làm giáo sĩ. Dù vậy, ông vẫn rất thành công với nghề này. Cha tôi là một người rất uyên bác, một nhà triết học tự nhiên, nhà thơ và nhà văn thực sự. Bài giảng của ông được đánh giá ngang ngửa với tu sĩ nổi tiếng Abraham a-Sancta-Clara. Cha có một trí nhớ phi thường và thường xuyên trích dẫn những đoạn rất dài từ các tác phẩm bằng nhiều ngôn ngữ. Ông thường nói vui rằng nếu lỡ như có mất vài cuốn sách kinh điển, ông vẫn có thể nhớ và viết lại dễ dàng. Phong cách viết của ông rất được ngưỡng mộ. Ông viết ngắn gọn nhưng dí dỏm và đầy tính châm biếm. Các nhận xét hài hước của ông luôn luôn độc đáo và đặc trưng.

Để minh họa, tôi sẽ kể vài chuyện. Trong số những người giúp việc, có một người lé mắt tên là Mane, được thuê làm việc lặt vặt quanh trang trại. Ngày nọ, ông ta chẻ củi. Khi ông vung rìu, cha tôi đứng gần đó và cảm thấy không êm. Cha cảnh báo một cách hài hước: “Vì Chúa, Mane à, đừng có bửa vào những gì anh đang nhìn mà hãy bửa vào những gì anh định bửa ấy nhé.” Một lần khác, khi đang đi xe, một người bạn vô ý để cái áo lông thú đắt tiền của mình chà trên bánh xe. Cha tôi nhắc: “Kéo áo khoác lên, anh đang làm hư bánh xe của tôi đấy!”

Cha tôi có một thói quen kỳ lạ: Ông thường nói chuyện với chính mình, nói rất hăng say và tranh luận rất sôi nổi. Những lúc như thế ông thường đổi giọng nói. Ai đó mà tình cờ nghe được chắc tưởng rằng nhiều người đang ở trong phòng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Nikola Tesla PDF của tác giả Nikola Tesla nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu (Thomas L. Friedman)
“Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang”. Chiếc Lexus Và Cây Ôliu là cuốn sách kinh tế đặc sắc về Toàn cầu hoá, nhưng xa hơn, nó còn là những mô tả cặn kẽ với đầy đủ ưu, khuyết điểm, được, mất của một quá trình tất yếu trong quy luật phát triển. Sau chiến tranh lạnh, Toàn cầu hoá bắt đầu. Và suy cho cùng, Toàn cầu hoá là xung đột giữa “nhiều điều mới mẻ” với “những thứ cũ xưa”. Thomas L.Friedman đã dùng hình tượng “chiếc Lexus” hiện đại của hãng Toyota - nằm ở phía nam Tokyo và “cây Ôliu” già cỗi bên bờ sông Jordan để ẩn dụ. Thomas L.Friedman đã viết với sự tỉnh táo của một nhà báo về vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng đang phải đối mặt khi thế giới đang dần trở nên phẳng. Toàn cầu hoá biến thành một trò chơi mà những ai không tham gia sẽ bị dẫm nát dưới chân "bầy thú điện tử", những người tham gia buộc phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt lấy cạnh tranh làm trung tâm. Rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo gỡ, thay vào đó là những định chế quốc tế và những tiến bộ thần tốc về công nghệ thông tin và viễn thông, để đạt đến sự hoàn hảo của một hệ thống quốc tế lý tưởng. Nền kinh tế toàn cầu luôn luôn vận động theo vòng xoáy “mới, mới nhất và mới hơn”, sẽ không có chỗ cho ai “Chân muốn đặt lên chiếc Lexus nhưng tay vẫn khư khư ôm cây Ôliu bản ngã”. Tìm mua: Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu TiKi Lazada Shopee Chiếc Lexus Và Cây Ôliu đặt ra vấn đề về phát triển trong thời đại "phẳng" được thể hiện qua những mẩu chuyện minh hoạ cụ thể. Thomas L.Friedman đã đặt ra những câu hỏi và tự mình giải đáp chúng bằng chứng cứ và luận điểm vững chắc thay vì chấp nhận những đáp án hiển nhiên sơ sài. Chính điều đó đã khiến Chiếc Lexus Và Cây Ôliu - một cuốn sách kinh doanh đầy chất học thuật, trở nên gần gũi và dễ hiểu với người đọc. Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, Thomas L.Friedman, người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times, đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia - hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này - đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó. Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu - tượng trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Trong ấn bản lần này, Friedman đã mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi của mình, khiến cuốn sách trở nên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay. *** “Một cuốn sách kinh tế đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của một trật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman) “Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách kinh tế không thể thiếu của thiên niên kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News) “Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ - điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách kinh doanh vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc” (The New York Times) *** Tác giả Thomas L. Friedman, người từng ba lần đoạt giải Pulitzer, là niềm tự hào của The New York Times nói riêng và của toàn nước Mỹ. Thomas Friedman chủ yếu viết về đề tài đối ngoại bao gồm thương mại toàn cầu, Trung Đông và các vấn đề môi trường. Con số những bài viết và các cuốn sách của Friedman được phát hành lên tới hàng triệu bản trên toàn thế giới. Thường các bài viết của ông được đăng trên khoảng 700 tờ tạp chí. Thậm chí có nhiều bài còn được dịch ra tiếng Ả rập và đăng tải trên các tờ báo hàng đầu của quốc gia này. Tên tuổi của Friedman đã trở nên rất nổi tiếng ở Trung Đông. Gail Collins, biên tập của The New York Times ví von rằng: “Đi cùng với Thomas đến Trung Đông chẳng khác nào được đi mua đồ cùng Britney Spear”. Trong khi đó, Ernesto Zedillo, cựu tổng thống Mehico ca ngợi: "Fried không chỉ là một người có tư duy thiên tài, một nhà quan sát nhạy bén mà còn là một cây viết xuất chúng”. *** Thế giới sinh ra khi Bức tường sụp đổ vào năm 1989. Không ngạc nhiên gì khi nền kinh tế non trẻ nhất của thế giới - nền kinh tế toàn cầu - vẫn đang tìm cách định hướng. Cơ chế kiểm tra, điều chỉnh tinh vi để ổn định các nền kinh tế chỉ có thể hoàn chỉnh theo thời gian. Nhiều thị trường thế giới chỉ mới được tự do hóa gần đây, lần đầu tiên bị chi phối bởi tâm lý con người thay vì nắm đấm của nhà nước. Từ chỗ chúng ta đang đứng, không có điều gì có thể làm suy giảm hứa hẹn được đưa ra một thập kỷ trước khi thế giới bị chia cắt đã bị tiêu diệt… Sự phát triển của thị trường tự do và dân chủ khắp thế giới đang cho phép nhiều người khắp nơi chuyển hoài bão thành thành tựu. Công nghệ được làm chủ đúng cách và phân phối tự do sẽ có sức mạnh xóa bỏ không chỉ biên giới địa lý mà còn biên giới dân tộc. Chúng tôi cảm thấy một thế giới chỉ vừa tròn mười tuổi vẫn tiếp tục có những hứa hẹn to lớn. Xin nhớ cho trưởng thành bao giờ cũng là một quá trình đầy khó khăn. Thật ra, quảng cáo của Merrill Lynch sẽ chính xác hơn nếu nói kỷ nguyên toàn cầu hóa này đã tròn mười tuổi. Bởi vì từ giữa những năm 1800 đến cuối thập niên 1920, thế giới cũng đã trải qua một kỷ nguyên toàn cầu hóa tương tự. Nếu so sánh khối lượng thương mại và dòng chảy đồng vốn qua biên giới, tương quan với GNP và dòng chảy lực lượng lao động qua biên giới, tương quan với dân số thì giai đoạn toàn cầu hóa trước Thế chiến thứ nhất rất giống giai đoạn chúng ta đang sống ngày nay. Anh quốc lúc ấy là một cường quốc toàn cầu, là nhà đầu tư lớn vào các thị trường mới nổi và những tay tài phiệt giàu sụ ở Anh, châu Âu và Mỹ thường bị khánh kiệt vì các vụ khủng hoảng tài chính bởi một sự cố nào đó tác động lên trái phiếu đường sắt Argentina, trái phiếu chính phủ Latvia hay trái phiếu chính phủ Đức. Không có kiểm soát tiền tệ cho nên ngay sau khi dây cáp xuyên đại dương được kết nối vào năm 1866 thì khủng hoảng ngân hàng và tài chính ở New York nhanh chóng lan truyền sang London hay Paris. Có lần tôi được xếp cùng nhóm thảo luận với John Monks, người đứng đầu Đại hội Liên đoàn Lao động Anh. Ông ta nhận xét chương trình nghị sự của Đại hội đầu tiên tại Manchester, Anh vào năm 1968 có liệt kê trong số những vấn đề cần thảo luận: “Nhu cầu cần giải quyết sự cạnh tranh từ các thuộc địa châu Á” và “Nhu cầu cần đạt chuẩn mực giáo dục và đào tạo của Hoa Kỳ và Đức”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu PDF của tác giả Thomas L. Friedman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu (Thomas L. Friedman)
“Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang”. Chiếc Lexus Và Cây Ôliu là cuốn sách kinh tế đặc sắc về Toàn cầu hoá, nhưng xa hơn, nó còn là những mô tả cặn kẽ với đầy đủ ưu, khuyết điểm, được, mất của một quá trình tất yếu trong quy luật phát triển. Sau chiến tranh lạnh, Toàn cầu hoá bắt đầu. Và suy cho cùng, Toàn cầu hoá là xung đột giữa “nhiều điều mới mẻ” với “những thứ cũ xưa”. Thomas L.Friedman đã dùng hình tượng “chiếc Lexus” hiện đại của hãng Toyota - nằm ở phía nam Tokyo và “cây Ôliu” già cỗi bên bờ sông Jordan để ẩn dụ. Thomas L.Friedman đã viết với sự tỉnh táo của một nhà báo về vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng đang phải đối mặt khi thế giới đang dần trở nên phẳng. Toàn cầu hoá biến thành một trò chơi mà những ai không tham gia sẽ bị dẫm nát dưới chân "bầy thú điện tử", những người tham gia buộc phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt lấy cạnh tranh làm trung tâm. Rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo gỡ, thay vào đó là những định chế quốc tế và những tiến bộ thần tốc về công nghệ thông tin và viễn thông, để đạt đến sự hoàn hảo của một hệ thống quốc tế lý tưởng. Nền kinh tế toàn cầu luôn luôn vận động theo vòng xoáy “mới, mới nhất và mới hơn”, sẽ không có chỗ cho ai “Chân muốn đặt lên chiếc Lexus nhưng tay vẫn khư khư ôm cây Ôliu bản ngã”. Tìm mua: Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu TiKi Lazada Shopee Chiếc Lexus Và Cây Ôliu đặt ra vấn đề về phát triển trong thời đại "phẳng" được thể hiện qua những mẩu chuyện minh hoạ cụ thể. Thomas L.Friedman đã đặt ra những câu hỏi và tự mình giải đáp chúng bằng chứng cứ và luận điểm vững chắc thay vì chấp nhận những đáp án hiển nhiên sơ sài. Chính điều đó đã khiến Chiếc Lexus Và Cây Ôliu - một cuốn sách kinh doanh đầy chất học thuật, trở nên gần gũi và dễ hiểu với người đọc. Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, Thomas L.Friedman, người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times, đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia - hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này - đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó. Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu - tượng trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Trong ấn bản lần này, Friedman đã mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi của mình, khiến cuốn sách trở nên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay. *** “Một cuốn sách kinh tế đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của một trật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman) “Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách kinh tế không thể thiếu của thiên niên kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News) “Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ - điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách kinh doanh vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc” (The New York Times) *** Tác giả Thomas L. Friedman, người từng ba lần đoạt giải Pulitzer, là niềm tự hào của The New York Times nói riêng và của toàn nước Mỹ. Thomas Friedman chủ yếu viết về đề tài đối ngoại bao gồm thương mại toàn cầu, Trung Đông và các vấn đề môi trường. Con số những bài viết và các cuốn sách của Friedman được phát hành lên tới hàng triệu bản trên toàn thế giới. Thường các bài viết của ông được đăng trên khoảng 700 tờ tạp chí. Thậm chí có nhiều bài còn được dịch ra tiếng Ả rập và đăng tải trên các tờ báo hàng đầu của quốc gia này. Tên tuổi của Friedman đã trở nên rất nổi tiếng ở Trung Đông. Gail Collins, biên tập của The New York Times ví von rằng: “Đi cùng với Thomas đến Trung Đông chẳng khác nào được đi mua đồ cùng Britney Spear”. Trong khi đó, Ernesto Zedillo, cựu tổng thống Mehico ca ngợi: "Fried không chỉ là một người có tư duy thiên tài, một nhà quan sát nhạy bén mà còn là một cây viết xuất chúng”. *** Thế giới sinh ra khi Bức tường sụp đổ vào năm 1989. Không ngạc nhiên gì khi nền kinh tế non trẻ nhất của thế giới - nền kinh tế toàn cầu - vẫn đang tìm cách định hướng. Cơ chế kiểm tra, điều chỉnh tinh vi để ổn định các nền kinh tế chỉ có thể hoàn chỉnh theo thời gian. Nhiều thị trường thế giới chỉ mới được tự do hóa gần đây, lần đầu tiên bị chi phối bởi tâm lý con người thay vì nắm đấm của nhà nước. Từ chỗ chúng ta đang đứng, không có điều gì có thể làm suy giảm hứa hẹn được đưa ra một thập kỷ trước khi thế giới bị chia cắt đã bị tiêu diệt… Sự phát triển của thị trường tự do và dân chủ khắp thế giới đang cho phép nhiều người khắp nơi chuyển hoài bão thành thành tựu. Công nghệ được làm chủ đúng cách và phân phối tự do sẽ có sức mạnh xóa bỏ không chỉ biên giới địa lý mà còn biên giới dân tộc. Chúng tôi cảm thấy một thế giới chỉ vừa tròn mười tuổi vẫn tiếp tục có những hứa hẹn to lớn. Xin nhớ cho trưởng thành bao giờ cũng là một quá trình đầy khó khăn. Thật ra, quảng cáo của Merrill Lynch sẽ chính xác hơn nếu nói kỷ nguyên toàn cầu hóa này đã tròn mười tuổi. Bởi vì từ giữa những năm 1800 đến cuối thập niên 1920, thế giới cũng đã trải qua một kỷ nguyên toàn cầu hóa tương tự. Nếu so sánh khối lượng thương mại và dòng chảy đồng vốn qua biên giới, tương quan với GNP và dòng chảy lực lượng lao động qua biên giới, tương quan với dân số thì giai đoạn toàn cầu hóa trước Thế chiến thứ nhất rất giống giai đoạn chúng ta đang sống ngày nay. Anh quốc lúc ấy là một cường quốc toàn cầu, là nhà đầu tư lớn vào các thị trường mới nổi và những tay tài phiệt giàu sụ ở Anh, châu Âu và Mỹ thường bị khánh kiệt vì các vụ khủng hoảng tài chính bởi một sự cố nào đó tác động lên trái phiếu đường sắt Argentina, trái phiếu chính phủ Latvia hay trái phiếu chính phủ Đức. Không có kiểm soát tiền tệ cho nên ngay sau khi dây cáp xuyên đại dương được kết nối vào năm 1866 thì khủng hoảng ngân hàng và tài chính ở New York nhanh chóng lan truyền sang London hay Paris. Có lần tôi được xếp cùng nhóm thảo luận với John Monks, người đứng đầu Đại hội Liên đoàn Lao động Anh. Ông ta nhận xét chương trình nghị sự của Đại hội đầu tiên tại Manchester, Anh vào năm 1968 có liệt kê trong số những vấn đề cần thảo luận: “Nhu cầu cần giải quyết sự cạnh tranh từ các thuộc địa châu Á” và “Nhu cầu cần đạt chuẩn mực giáo dục và đào tạo của Hoa Kỳ và Đức”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu PDF của tác giả Thomas L. Friedman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chăn Nuôi Dê (Th. S Hồ Quảng Ðồ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chăn Nuôi Dê PDF của tác giả Th. S Hồ Quảng Ðồ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Về Cơ Thể Con Người (Tạ Văn Hùng)
Thế kỉ XX là thế kỉ có rất nhiều phát hiện khoa học và phát minh kĩ thuật. Việc phát minh ra máy bay, công nghiệp sản xuất ô tô, phát triển trên quy mô lón, việc xây dựng những con đường cao tốc... đã thu hẹp rất lớn khoáng cách giữa các quốc gia và khu vực. Việc phát minh ra thuốc kháng sinh, thuốc vắcxin tiêm chủng cho nhiều loại bệnh đã giúp con người loại bỏ những căn bệnh truyền nhiễm, đe dọa sinh mệnh con người từ hàng ngàn năm nay. Việc phát minh và phổ cập máy diều hòa không khí, máy giặt, tủ lạnh, ti vi... đã cài thiện và dem lại rất nhiều thuận lợi cho cuộc sống vật chất cùa con ngưỏi. Việc phát minh ra điện thoại, điện thoại di dộng, sự xuất hiện của mạng Internet đã giúp hiện thực hoá nguyện vọng tốt đẹp "bốn phư(mg trời là bạn tri âm cùng kề vai sát cánh"của con người. Việc hoàn thành công trên bản đồ gen, sự xuất hiện của kĩ thuật nhân bản đã mở rộng hơn nữa kiến thức của con ngưòi về thân thể mình. Các chuyến bay của tàu vũ trụ, việc xây dựng trạm không gian đã giúp con người vươn rộng tầm mắt và xa hơn nửa trong vũ trụ bao la... Tất cả những điều ấy không nhĩmg thav dổi phưong thức sán xuất, thay đổi lối sống của loàingười, thay dổi kết cấu nền kinh tế mà còn thay đổi toàn bộ nhận thức của con người về thế giới khách quan, xây dựng nên một nền tảng lí luận khoa học hoàn toàn mới. Xét trên một phương diện nào đó, quy mô sản xuất và sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong 100 năm của thế k ỉ XX đã vượt qua sự phát triển trong hàng ngàn năm lịch sử của con người, tính từ khi con người phát minh ra chữ viết. nhưng đồng thời chúng cũng đem lại một hậu quà nghiêm trọng nlur mất cân bằng sinh thái, nhiều loài sinh vật bị diệt chủng, ô nhiễm môi trường... Tìm mua: Bí Mật Về Cơ Thể Con Người TiKi Lazada Shopee Cuối cùng loài người cũng dã nhậnthức được: rằng nếu khai thác vô độ dộ, tàn phá tự nhiên nhiên trừng phạt. Chỉ có thể cư xử hài hoà vói tự nhiên con người mới đạt được mục tiêu phát triển lâu bền của mình, vừa không làm hại môitrường, vừa không gây nguy hiểm tái cuộc sống của mình và sự phát triển của các thế hệ sau này.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tạ Văn Hùng":Bí Mật Về Cơ Thể Con NgườiNhững Điều Bạn Nên Biết Về Khí Hậu Và Thời TiếtNhững Điều Bạn Nên Biết Về Khoa Học Và Công NghệNhững Điều Bạn Nên Biết Về Không GianNhững Điều Bạn Nên Biết Về Thực VậtNhững Điều Bạn Nên Biết Về Trái ĐấtNhững Điều Bạn Nên Biết Về Văn MinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Về Cơ Thể Con Người PDF của tác giả Tạ Văn Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.