Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phía Sau Nghi Can X

Phía Sau Nghi Can X

“Việc nghĩ ra một bài toán vô cùng khó và việc giải bài toán đó, việc nào khó hơn?” Khi nhấn chuông cửa nhà nghi can chính của một vụ án mới, điều tra viên Kusanagi không biết rằng anh sắp phải đương đầu với một thiên tài ẩn dật. Kusanagi càng không thể ngờ rằng, chỉ một câu nói vô thưởng vô phạt của anh đã kéo người bạn thân, Manabu Yukawa, một phó giáo sư vật lý tài năng, vào vụ án. Và điều làm sững sờ nhất, đó là vụ án kia chẳng qua cũng chỉ như một bài toán cấp ba đơn giản, tuy nhiên ấn số X khi được phơi bày ra lại không đem đến hạnh phúc cho bất cứ ai…

Với một giọng văn tỉnh táo và dung dị, Higashino Keigo đã đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Mô tả tội ác không phải điều hấp dẫn nhất ở đây, mà còn là những giằng xé nội tâm thầm kín, những nhân vật bình dị, và sự quan tâm sâu sa tới con người. Tác phẩm đã đem lại cho Higashino Keigo Giải Naoki lần thứ 134, một  giải thưởng văn học lâu đời sánh ngang giải Akutagawa tại Nhật.

***** “Cuốn tiểu thuyết độc đáo ở chỗ ngay từ đầu nó đã vẽ ra toàn cảnh câu chuyện, bạn có thể dễ dàng biết ai là thủ phạm, nhưng cách thức phạm tội của thủ phạm mới là vấn đề. Liệu bạn có dám chắc mình không sa vào cái bẫy của tư duy logic?”- Richard Lim Jr – Xclusive.com

“Dẫu không có những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở nhưng người đọc chắc chắn sẽ thấy thỏa mãn với cuốn sách này. Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám thông thường, Phía sau nghi can X còn là một câu chuyện về tình yêu, về mối quan hệ khăng khít nhưng vô cùng khắc nghiệt giữa lý trí và tình cảm trong một con người. Qua đó, ta cũng tự đặt ra cho chính mình một câu hỏi, ‘Vì tình yêu, con người ta có thể đi xa đến đâu?’”- Stefan S – A Nutshell Review

“Phía sau nghi can X gây hứng thú cho người đọc bởi nó khác rất nhiều so với những cuốn trinh thám thông thường. Thay vì tập trung miêu tả tội ác, cuốn tiểu thuyết chú trọng hơn vào con người, những mối quan hệ kỳ lạ và hoàn cảnh éo le của từng nhân vật. Càng thú vị hơn nữa, câu chuyện đầy tính nhân văn này lại được mô tả dưới góc nhìn đầy lý trí của toán học và vật lý.”- Sophia Lee – Phoenix Plume

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Con Mèo Trời (Elizabeth Coatsworth)
Câu chuyện ngụ ngôn cảm động “Con mèo trời” đã trở thành một tác phẩm kinh điển kể từ khi được xuất bản năm 1930 và được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Người đọc sẽ không khỏi bất ngờ, khi Elizabeth Coatsworth, một tác gia phương Tây, lại có thể viết một câu chuyện cảm động mang đậm chất Á châu đến vậy. “Con mèo trời” là một tiểu thuyết của nhà văn Elizabeth Coatsworth, giành giải thưởng Newbery cho các tác phẩm thiếu nhi của Mỹ vào năm 1931. Câu chuyện xảy ra tại Nhật Bản cổ xưa, về một người họa sĩ nghèo và một chú mèo trắng…***Elizabeth Coatsworth Sinh ngày 31 tháng Năm năm 1893 ở Buffalo, New York, Mỹ. Bà tốt nghiệp Vassar College năm 1915, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Columbia năm 1916. Thuở niên thiếu và sau khi tốt nghiệp, bà đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, bà đang ở Anh; trong khoảng 1916-1918, bà đã dành 13 tháng chu du khắp châu Á. Tinh thần ham xê dịch cùng những trải nghiệm của bà ở nhiều quốc gia khác nhau đã đóng một vai trò quan trọng trong các sách và thơ của Coatsworth. Coatsworth bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1914 và có thơ được đăng trên nhiều tạp chí khác nhau. Cuốn sách đầu tay của bà, tập thơ Dấu chân cáo, được phát hành năm 1923. Năm 1927, bà xuất bản cuốn Con mèo và thuyền trưởng, cuốn sách sau đó được chỉnh sửa và tái bản năm 1974. Năm 1930, bà ra mắt cuốn Con mèo trời, câu chuyện dựa trên một truyện ngụ ngôn Nhật Bản nói về lòng từ bi của Phật dành cho tất cả các loài vật. Cuốn sách được Newbery Award năm 1931 này là minh chứng cho thấy sự ngưỡng mộ văn hóa phương Đông và tình yêu thiên nhiên của tác giả, chủ đề còn trở đi trở lại nhiều lần trong các sáng tác của bà. Năm 1955, bà nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Maine.*** Tìm mua: Con Mèo Trời TiKi Lazada Shopee Ngày xửa ngày xưa, ở nước Nhật xa xôi, trong một căn nhà nhỏ có một chàng họa sĩ nghèo ngồi mộc mình. Chàng đang đợi bữa tối. Bà lão giúp việc đã đi chợ, còn chàng thì ngồi thở dài, mơ tưởng đến những món ăn bà sẽ mang về. Bà đi đã lâu và chàng ngóng bà từng giây từng phút, tưởng bà sẽ xuất hiện ngay nơi cửa, cúi chào rồi mở chiếc giỏ nhỏ ra đế khoe với chàng bà đã khéo tiêu tiền như thế nào. Nghe tiếng chân bà, chàng bật dậy. Chàng đói mốc meo rồi! Nhưng bà vẫn nấn ná ở cửa với chiếc giỏ đậy kín. “Thôi nào,” chàng trai van vỉ, “bác mua gì thế?” Bà lão run rẩy, hai tay giữ chặt lấy chiếc giỏ. “Thưa cậu chủ,” bà lão nói, “tôi thấy nhà ta cô quạnh quá.” Khuôn mặt nhiều nếp nhăn của bà trông vừa đáng thương vừa ương bướng. “Cô quạnh ư!” chàng họa sĩ nói. “Cháu cũng nghĩ vậy! Ta chẳng có gì đãi khách thì khách nào đến nhà ta? Cháu còn quên mất cả mùi bánh gạo rồi. Lâu lắm chả được miếng nào!” Và chàng lại thở dài, bởi vì chàng thích bánh gạo nếp, và bánh xếp, rồi cả bánh thạch đậu ngọt nữa. Chàng thích được uống trà trong nhũng chiếc tách sứ tinh xảo cùng bạn bè, hay ngồi trên nệm êm, cùng đàm đạo về cành hoa anh đào đang nở trong góc phòng, trông như một nàng công chúa nhỏ nhắn. Nhưng lâu nay chẳng ai đoái hoài tới tranh của chàng. May là thỉnh thoảng vẫn còn có tép vụn mà ăn. Nếu không sớm bán được một bức tranh, thì tép vụn cũng chẳng còn. Chàng lại đưa mắt nhìn chiếc giỏ. Có lẽ bà lão đã mua đưọc một hay hai củ cải, hay một trái đào chín nẫu quá nên người ta không buồn mặc cả. “Cậu chủ,” bà lão nói khi thấy chàng nhìn chiếc giỏ, “dạo gần đây tôi thường hay bị lũ chuột phá làm mất ngủ.” Nghe vậy chàng cười phá lên. “Chuột hả?” chàng lặp lại. “Chuột sao? Bác ơi, chuột nào vào nhà nghèo như nhà ta? Đến hạt tấm cũng chả có mà ăn.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Mèo Trời PDF của tác giả Elizabeth Coatsworth nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Lớn Nhanh Bên Cha Mỗi Ngày (Nhiều Tác Giả)
Bìa sách in hình một chồi non nhú ra từ thân cổ thụ già cỗi hằn sâu vết cắt năm tháng. Bấy nhiêu cũng đủ nói lên chủ đề của tuyển tập này: từ trong tình yêu thương thâm trầm của cha chúng ta, một sự sống đã bắt đầu. Anne Taylor có nói một câu bất hủ: “Chỉ những kẻ biết tôn kính cha mẹ mới tìm thấy niềm vui trong con cái mình”. Câu nói này được dùng để làm thông điệp của tập sách. Con lớn nhanh bên cha mỗi ngày, đó là câu chuyện về một người công nhân cả ngày hun người trong xưởng dệt, để đến tối về lại bỏ những đồng xu quý báu vào chiếc bình nhỏ. Ông dành dụm từng xu một với mơ ước cho con vào đại học. Hình ảnh người cha dõng dạc cầm chiếc hộp đựng đầy tiền xu, bước vào và nói với nhân viên ngân hàng “đây là tiền để dành cho con trai tôi vào đại học...” cứ ngân lên trong tâm trí người đọc. Đó là hạnh phúc, là tất cả tấm lòng của một người cha. Hạnh phúc là khi hai cha con ăn mừng một chiếc bình đầy xu bằng những que kem rẻ tiền. Hạnh phúc là khi họ cùng nhau lắng nghe tiếng leng keng thiêng liêng của những đồng xu đẫm mồ hôi, là khi người con lớn lên và ngồi vào giảng đường đại học. Con lớn nhanh bên cha mỗi ngày, đó còn là đoạn kết đẹp khi tiếng leng keng lại trỗi lên bởi những đồng xu của người con tìm ra. Một thế hệ cha - con mới lại kể tiếp chuyện cổ tích về chiếc bình và tiếng leng keng... Đọc Con lớn nhanh bên cha mỗi ngày(*), chúng ta cảm nhận được những khoảnh khắc cảm xúc đâu đó trong sâu thẳm đời mình ùa về. Có khi chỉ vì một nhận thức bồng bột nào đó, những đứa con có thể đã mặc cảm về sự lam lũ, giản dị của cha mẹ; có khi vì sự hiếu thắng của tuổi trẻ, những đứa con sẵn sàng chọn những “giải pháp mạnh” trong bia rượu, tệ nạn... gieo vào lòng những người đã sinh thành, dưỡng dục ta ngần ấy sự lo âu, buồn khổ... Tìm mua: Con Lớn Nhanh Bên Cha Mỗi Ngày TiKi Lazada Shopee Con lớn nhanh bên cha mỗi ngày là những mảnh yêu thương của cha, của mẹ. Đọc để thấy sự bao dung dành cho con cái là không bến bờ. Đọc để biết mình còn quá vô tâm khi quên mất có người đang chờ mình giữa khuya...*** Tuyển tập truyện ngắn Con Lớn Nhanh Bên Cha Mỗi Ngày gồm có: Con lớn nhanh bên cha mỗi ngày “Cha rất yêu và chờ con” “Chúng con muốn giống cha” Cà rốt, trứng hay… cà phê? Giống dâu mới Chuyện kể về cha con Mary Louise Trường đại học Stanford Món quà Cú điện thoại vào lúc nửa đêm Chỉ mơ ước thôi sao? Trở thành triệu phú Ông lão gù đánh cá Chiếc cặp sách kỳ quặc của bé Nguyên Nguyên Túi sỏi Hai mươi đô la Lòng mẹ Miễn phí Trở về với mẹ “Người rừng” Bánh nướng của mẹ Những bó hoa tươi Cổ tích về sự ra đời của bà mẹ… Những viên ngọc vô giá Một ngày “may mắn” Ước mơ của mẹ Bà chủ bất đắc dĩ Vòng quay cuộc đời Lời khuyên của bác rái cá Thêm năm phút nữa Đời học của mẹ tôi Chiếc hộp đựng bánh mì vụn Chiếc bàn con Nụ cười của người mẹ Nối hai bờ yêu thương Anh trai Chơi chung Cục gạch Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Lớn Nhanh Bên Cha Mỗi Ngày PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Lắc Của Foucault (Umberto Eco)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Lắc Của Foucault PDF của tác giả Umberto Eco nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Kỳ Lân Cuối Cùng (Peter S. Beagle)
Đầu xuân năm nay, (1973), tôi được anh bạn thân trao cho cuốn THE LAST UNICORN với lời giới thiệu trước rằng đây là một trong những best-sellers hiện thời. Tôi vốn không tin cẩn những best-sellers nên cũng chỉ hững hờ đọc mươi trang đầu, nhưng rồi kế đó tôi đọc miết mải và đọc kỹ. Peter S. Beagle là một trong những tác giả Tây Phương hiếm hoi thấu hiểu tinh thần Dịch lý âm trung chi dương, dương trung chi âm, và tinh thần phá chấp, vô cầu cực kỳ thanh thoát của Thiền. Tôi dịch THE LAST UNICORN với một tinh thần tri kỷ. Hãy xin ghi chú rất nhanh quan điểm dịch của tôi. Tôi muốn tác phẩm được thật gần gũi với độc giả Việt Nam, nên chủ trương dịch thật thoát nghĩa. Rất nhiều khi tôi phải thêm lời vào cho tròn trịa ý của nguyên tác, và cũng đôi khi tôi tước bỏ đi một vài ý nhỏ xét ra chỉ làm rườm lời tối nghĩa với độc giả Việt Nam. Đặc biệt những bài thơ, những bài đồng dao trong tác phẩm, hầu hết tôi chỉ giữ lấy ý chính, còn hoàn toàn sáng tác lại theo lời Việt, tinh thần Việt. Tất cả những thay đổi nhào nặn nhỏ đó chỉ để phục vụ nguyên tác, luôn luôn theo sát nguyên tác về ý, cũng như về giọng điệu. Đặc biệt cách viết và trình bày đối thoại, tôi cố ý giữ đúng theo dáng dấp nguyên bản, vì đó là nét đặc biệt của văn chương Anh ngữ mà tôi muốn chúng ta làm quen dưới hình thức Việt ngữ. Còn về nội dung CON KỲ LÂN CUỐI CÙNG - THE LAST UNICORN ra sao đây? Tôi không dại gì tiết lộ trước tình tiết câu truyện ra đây để các độc giả mất thú bất ngờ, chỉ xin ghi mấy cảm nghĩ nhân đọc và dịch CON KỲ LÂN CUỐI CÙNG mà nẩy sinh. Những cảm nghĩ rất rời rạc, tôi cố ý vậy và cũng chẳng thể nào khác hơn, nhưng khi các bạn đọc xong tác phẩm những cảm nghĩ rời rạc đó sẽ kháp lại thành một hệ thống tô đậm mang nhiều ý nghĩa hơn. Xin được tuần tự nêu như sau đây: - Kỳ lân, lý tưởng chân thiện mỹ, nay với người đời chỉ còn là một huyền thoại thôi hay sao? Có thực người đời ngày nay sa đọa đến nỗi không những quay đi, mà còn cười mũi vào những gì là lý tưởng chân thiện mỹ, nhìn con kỳ lân cuối cùng mà cho là con ngựa cái trắng? Biết kính trọng kỳ lân, mỉa mai thay, lại là lũ gà, vịt, ngan, ngỗng, và bất kỳ con vật lớn nhỏ nào. Nhận được ra kỳ lân chỉ có mấy người: Schmendrick và Molly vốn yêu kỳ lân; Bà Má Định Mạng và Vua Haggard, kẻ thì muốn dùng kỳ lân như phương tiện, kẻ thì muốn độc quyền kỳ lân. Kể ra giữa đám người trần mắt thịt nhìn kỳ lân ra ngựa cái, thì kẻ nhận ra kỳ lân, dù với tâm trạng nào, cũng vẫn là những cặp mắt tri kỷ. Có điều Bà Má Định Mạng ở vào trường hợp tài bất cập chí, thực tội nghiệp, như đứa trẻ cố sử dụng cây trùy lớn hơn mình và bị trùy đè bẹp. Giá trị phù phép của Bà Bá Định Mạng nhẹ như hình nộm mà lại nhốt giữ hai trái núi Thái Sơn của Thiện (lân) và của Ác (ác điểu Celaeno). Bùa phép chỉ là thứ bụi phấn vô cùng mong manh phủ ngoài, khi được tự do, những thứ thiệt cỡ lớn đó chỉ sẽ rùng mình là phủi đi hết, có còn gì nữa đâu. Sự thực nung chảy tà thuyết. Bi kịch của những kẻ tài bất cập chí, đi vào tà đạo lừa người và tự lừa mình bằng ảo thuật là ở đó. Chúng ta há chẳng đương sống trong thời đại yêu thuật của tuyên truyền chính trị? Vua Haggard mới đích thực là phù thủy thứ thiệt đại diện cho Ác, kẻ muốn độc quyền kỳ lân, kẻ có một chính sách vô úy, dùng Con Bò Mộng Đỏ làm phương tiện khủng bố, đẩy hiệu năng tới mức vô tiền tuyệt hậu. Chỉ còn chút xíu nữa, bắt nốt con kỳ lân cuối cùng, là ông ta làm bá chủ, dìm cả thế giới vào vùng ảo thuật đen của ông, trong đó tất cả những vì sao lý tưởng đều bị dập tắt ngấm. Tìm mua: Con Kỳ Lân Cuối Cùng TiKi Lazada Shopee Trong thế cheo leo chỉ còn đường tơ kẽ tóc đó, phải làm thế nào để cứu mình và cứu người? Thực ra chẳng ai cứu nổi mình, nếu mình không có ý chí tự cứu mình trước. Điều này chẳng mới lạ gì, nhưng không vì thế, mà chúng ta không nhắc nhở luôn, khi có dịp. Trí nhớ con người nào hơn gì thỏ, dao năng mài mới sắc. Vai trò của chàng ảo thuật gia tưởng như nửa mùa, Schmendrick là ở đó. Chàng là hiện thân của nếp sống nghệ sĩ, chân thành trong thiên nhiên, tiên tri tiên giác dưới hình thức lẩm cà lẩm cẩm, đã dạy ta một cách trọn vẹn nhất về cái nhìn toàn diện và nếp sống vô cầu. Kỳ lân tiếc nuối khi phải trở về với bất tử, Schmendrick tràn trề hạnh phúc khi được trở lại kiếp phù du có sống có chết, nhưng chính vì có sống có chết mà trở thành sống động và quyến rũ muôn vàn, trong đó thiện ác đều có vai trò của chúng. Cái nhìn sâu sắc nhất của Peter S. Beagle chính là ở điểm này. Tình yêu tất nhiên có sự hiện diện và đóng giữ vai trò tích cực lớn lao của nó. Nếu như con kỳ lân cuối cùng không qua kinh nghiệm làm người có sống có chết, có tình yêu trong cõi vô thường, con kỳ lân tất cũng bị dồn nốt xuống biển để cho vua Haggard hoàn toàn làm chủ thế giới bằng thứ ảo thuật đen của ông, dưới trướng là thứ phương tiện vô biên, sự khủng bố của Con Bò Mộng Đỏ. Chính tình yêu là điểm le lói cuối cùng nổ tung thành cả một vùng hào quang cứu lấy thế giới chỉ còn cách sự diệt vong có đường tơ kẽ tóc. Lý tưởng đơn thuần cao vòi vọi của kỳ lân vẫn có thể bị con Bò Mộng Đỏ dễ dàng nhận chìm, nhưng tình yêu thì không, dù là chỉ là một điểm nhỏ. Tình yêu thắp bừng ngọn đèn bất úy, điều kiện cần và đủ để thắng Khủng Bố dưới mọi hình thức mà cứu lấy thế giới này. Cái Ác luôn luôn còn đó. Cái Ác không bao giờ bị tiêu diệt. Chỉ có chúng ta là có thể bị tiêu diệt nếu để mất tình yêu. Đó là bức thông điệp tác giả CON KỲ LÂN CUỐI CÙNG muốn để lại cho chúng ta. Tất cả tình tiết truyện, nhân vật truyện, đối thoại, đều như xuất hiện trong một giấc mộng bàng hoàng, không hẳn là ác mộng mà chìm đắm miên man trong suy tư cho tới khi bừng tỉnh giữa ánh sáng, âm thanh, và hình ảnh quen thuộc thường nhật. Thoạt vào truyện, quả tình, chúng ta có cảm tưởng như thế giới ngày nay hết chỗ cho kỳ lân, sau đó mới hay chẳng phải thế đâu. Mê có thể trải nhiều kiếp, nhưng ngộ có thể chỉ trong sát na liền. Thiện - Ác, Phúc - Tội chẳng hai! Như nước kia, gió thổi động thì thành sóng, gió dứt, sóng vẫn là nước, cũng là ý trong Pháp Bảo Đàn kinh mà ra. Nhưng tuổi trẻ nào cũng khao khát được chiêm ngưỡng lý tưởng tuyệt đối, được ôm ấp, được thờ phụng cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ tuyệt đối. Đành vậy chứ biết sao bây giờ. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mạng. Đường đời là thế, chẳng thể đốt giai đoạn được. Điều thành công - điểm cuối cùng tôi muốn ghi nhận nơi đây - của tác giả CON KỲ LÂN CUỐI CÙNG là đã khiến chúng ta phải lúng túng một cách đáng yêu khi đọc truyện này, lúng túng trong việc loay hoay tìm cách đặt những hình ảnh tượng trưng trong truyện sao cho khít khao với những hình ảnh ngoài đời. Ta cứ phải loay hoay hoài, nghĩa là phải suy nghĩ hoài, vì có cái gì trong lý tưởng tìm được chỗ nằm khít khao ngoài thế giới thực tai đâu. Tìm tòi, suy nghĩ hoài, thấy được một ít, tiếp tục tìm tòi suy nghĩ... Một tác phẩm mà đặt được những câu hỏi, những vấn đề vừa đứng đắn vừa ỡm ờ, vừa rõ ràng, vừa huyền ảo như vậy, ta còn đòi hỏi gì hơn? DOÃN QUỐC SỸ ***Peter S. Beagle sinh tại New York năm 1939. Ông tốt nghiệp Đại học Pittsburgh năm 1959 và hành nghề viết báo chuyên nghiệp. Suốt một thập niên viết báo và tiểu luận cho các tạp chí, ông chuyên trách nhiều lĩnh vực, từ đá gà tại Bắc Carolina cho đến Chiến dịch người nghèo ở Washington D.C. Từ giữa thập niên 1970, ông viết kịch bản cho điện ảnh và truyền hình, trong đó có một phần của bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Cuộc du hành giữa các vì sao (Star Trek) và phim hoạt hình dựa theo tiểu thuyết Chúa nhẫn (Lord of the Rings). Hai tiểu thuyết đầu tay của ông vẫn tiếp tục được in lại cho đến nay và xếp vào loại “kinh điển” của thể loại truyện bestseller. Tiểu thuyết Con kỳ lân cuối cùng (The Last Unicorn) được chuyển thành phim hoạt hình năm 1982, còn Một nơi đẹp đẽ riêng tư (A Fine and Private Place) được chuyển thành nhạc kịch. Năm 1993, vở opera Thiên thần nửa đêm (Midnight Angel) được dựng dựa theo truyện ngắn Khiêu vũ với thần Chết (nguyên tác: Come Lady Death) của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Kỳ Lân Cuối Cùng PDF của tác giả Peter S. Beagle nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.