Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tư Duy Vượt Giới Hạn
Tư Duy Vượt Giới HạnBạn đã bao giờ suy nghĩ vượt qua giới hạn của bản thân và đạt được kết quả đặc biệt?Bạn có thường tự đặt ra một cái bẫy giam cầm chính mình với niềm tin rằng mình đang làm tốt nhất có thể, và đạt được kết quả tốt nhất có thể?Cuốn sách “Tư duy vượt giới hạn” của Andy Andrews sẽ giúp bạn có được câu trả lời thấu đáo!Trong cuốn sách tác giả đã đề cập đến những người “chỉ đơn giản là không muốn suy nghĩ nhiều” và tuyên bố rằng chúng ta phải tận hưởng những lợi ích của khoảng thời gian dành cho việc suy nghĩ, cân nhắc, động não, hay tưởng tượng. Khi đó bạn sẽ khai thác được sức mạnh của sự tưởng tượng mà mình có để khám phá đáy bể bơi.Cuốn sách không chỉ có mục đích giải trí, nó còn bồi dưỡng kiến thức và giúp độc giả mở rộng trái tim về một điều gì đó lớn lao hơn nhiều. Nó chỉ ra sức mạnh của sự sự khôn ngoan đôi khi gần hơn chúng ta nghĩ, nhưng nó thường bị cài cắm trong những nền tảng tạo thành nguyên tắc. Nó chìm sâu, chỉ được nhận ra một cách có chủ ý, và hàm chứa khả năng thay đổi thế giới nếu được trao cơ hội. Thực tế của nó tồn tại vượt lên trên tất cả những gì chúng ta vẫn đơn thuần cho là chính xác. Và đó chính là chân lý.Tác giả có cách kể chuyện hấp dẫn, như một cuộc đối thoại mạnh mẽ, chứa đựng những câu chuyện và sự kiện thú vị, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho người đọc hành động. Tác giả đã chia sẻ triết lí độc đáo về tư duy vượt ra ngoài ranh giới được thiết lập theo tiêu chuẩn có sẵn, giúp bạn khám phá con đường dẫn đến kết quả phi thường mà thậm chí bạn không biết điều đó là có thể.
Dám Ước Mơ
Dám Ước MơRất nhiều người ngỡ rằng ước mơ là những gì xa xôi, ngoài tầm tay với; là những viễn cảnh xa rời thực tại; là những viễn cảnh xa rời thực tại; là kết quả của sự thăng hoa từ cảm xúc và trí tưởng tượng của những người có tâm hồn lãng mạn. Thậm chí, có người còn cho rằng ước mơ chỉ là suy nghĩ viển vông của những ai không có động lực phấn đấu, của những người ngồi đung đưa trên chiếc xích đu ở cổng nhà mà cứ ngỡ mình đang rong chơi cùng các vì sao, của những kẻ xem bói với hy vọng được nghe những điều phán tốt lành cho tương lai, của những người sống trong mộng ảo khi luôn phân tích và tin vào số phận của mình qua giấc mơ, hoặc của những người mua vé số và mòn mỏi đợi đến ngày con số may mắn kia được xướng lên trong bản tin chiều…Có vẻ như ước mơ không phải là bạn đồng hành thân thiết của chúng ta, mà lại sánh đôi cùng sự Mơ Tưởng hoặc niềm May Mắn. Liệu ước mơ có chút liên quan nào đến những con người trong thế giới thực tại – những người không lãng mạn cùng các vì sao, mây trời; không sống trong tháp ngà của những câu chuyện cổ tích; mà là người luôn phải bôn ba với cuộc sống, nỗ lực tìm kiếm những điều rất thực tế như sự vững chắc trong sự nghiệp, sự thành công trong kinh doanh, niềm hạnh phúc với mai ấm gia đình?Thật ra, ước mơ trong đời thực chính là những mục tiêu mà bạn khao khát đạt được trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, vẫn có một chút khác biệt giữa mục tiêu và ước mơ. Mục tiêu thường cụ thể và rõ ràng. Mục tiêu có thể theo dõi và đánh giá. Mục tiêu thường cụ thể và rõ ràng. Mục tiêu có thể theo dõi và đánh giá. Mục tiêu có thể kiểm tra và thẩm định quá trình tiến triển. Còn ước mơ sẽ làm tăng thêm cảm xúc sáng tạo cho mục tiêu, mở rộng tầm nhìn cho những định hướng và làm chúng ta thêm hy vọng ở tương lai. Ước mơ sẽ làm cho thực tế cuộc sống thêm phần tốt đẹp và sinh động hơn.Đó cũng là nội dung của cuốn sách Dám Ước Mơ của nữa tác giả Florence Littaucer. Cuốn sách được dẫn dắt xuyên suốt bằng câu chuyện về cuộc đời và sự thành công của một phát thanh viên – em trai tác giả. Hy vọng với cuốn sách này, những ai chưa từng ước mơ sẽ nhanh chóng tìm thấy ước mơ của riêng mình; những ai đang nuôi dưỡng ước mơ sẽ củng cố thêm quyết tâm để biến ước mơ trở thành hiện thực; và những ai đã hoàn thành, đã chinh phục được ước mơ của mình sẽ tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm một ước mơ mới.
Cú Hích - Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt
Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác BiệtMỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ. Lý do, theo các tác giả, là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn. Thaler và Sunstein mời chúng ta bước vào thế giới của những lựa chọn, một thế giới xem nhân tính là một vật phẩm được ban tặng. Các tác giả cho thấy bằng cách tìm hiểu suy nghĩ của người khác, chúng ta có thể thiết kế các môi trường lựa chọn giúp họ dễ dàng tìm được những gì tốt nhất cho mình. Sử dụng nhiều ví dụ sống động từ những mặt quan trọng nhất trong đời sống, Thaler và Sunstein cho chúng ta thấy làm thế nào một” kiến trúc lựa chọn” tinh tường có thể hích con người theo những hướng có lợi mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta. Đây là một trong những cuốn sách hấp dẫn và kích thích tư duy sáng tạo nhất trong những năm gần đây. “Cú hích” rất có giá trị và tạo nên sự khác biệt sâu sắc. Một cuốn sách mà theo Steven Levitt – đồng tác giả cuốn Kinh tế học kỳ quái – Freakonomics “là tác phẩm đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan của tôi”. “Bạn đã từng đọc một cuốn sách nhiều ý tưởng cảm hứng, thú vị và thực tế chưa? Đây chính là một cuốn sách như vậy! Bên trong quyển sách này là viên ngọc sáng nhất của kinh tế học hành vi. Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ những ai muốn tạo nên sự khác biệt và làm cho những sự việc xung quang chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn thông minh hơn và làm cho cuộc sống chính bạn sáng tạo, tốt đẹp hơn.”
Đừng Để Nước Đến Chân Mới Nhảy
Đừng Để Nước Đến Chân Mới NhảyBạn có từng bị phân tâm, quá tải, hay choáng ngợp trước khối lượng công việc? Bạn từng hùng hục làm việc, nhưng tới cuối ngày khi chuẩn bị rời khỏi văn phòng, bạn chợt nhận ra phần quan trọng nhất trong danh sách việc cần làm vẫn chưa hoàn thành. Thế giới đã thay đổi. Cách chúng ta làm việc cũng phải thay đổi. Với sự khôn ngoan có được từ 20 bộ óc sáng tạo hàng đầu, từ Dan Ariely đến Seth Godin, từ Mark McGuinness đến Tiffany Shlain, cuốn sách này mang đến cho bạn những kiến giải sâu sắc và giá trị của việc tối ưu hóa nhịp điệu hàng ngày. Bạn sẽ thấy rằng thói quen làm việc của mình đã bị phó mặc thích nghi với môi trường xung quanh, hơn là đáp ứng sở thích của chính bạn. hãy sử dụng cuốn sách này như một cơ hội để đánh giá mọi thứ. hãy dừng lại giữa dòng công việc không ngừng nghỉ để đánh giá cách bạn thực hiện nó. Chỉ bằng cách có trách nhiệm về thói quen hàng ngày của mình bạn mới có thể thực sự tác động tới những gì quan trọng nhất đối với mình.