Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Người Đàn Bà Mù Chữ (Agota Kristof)

Người Đàn Bà Mù Chữ - L’Analphabète - là quyển tự truyện đầu tiên.

Mười một chương là mười một khoảng khắc đời của một cô bé đi từ thuở thơ ấu mê sách ở Hung đến thời viết những quyển sách đầu tiên bằng tiếng Pháp. Tuổi thơ ấu hạnh phúc, nạn nghèo khổ sau chiến tranh, những năm tháng cô quạnh ở nội trú, cái chết của Staline, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thù nghịch là tiếng Đức và tiếng Nga, cuộc đào trốn qua nước Áo và định cư ở Lausanne-Thụy Sĩ với con còn nhỏ.

Những câu chuyện này không buồn bã nhưng buồn cười. Câu ngắn, chữ đúng, sáng suốt một cách thẳng thừng, khôi hài. Đúng là thế giới của Agota Kristof ở đó, trong câu chuyện đời bà cũng như trong tiểu thuyết của bà.

***

Agota Kristof sinh năm 1935 tại Hungary, rời bỏ quê hương năm 1956 khi quân đội Liên-Xô tràn vào đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên và công nhân ở Budapest. Cùng chồng và đứa con gái 4 tuổi, bà sang tỵ nạn ở Neuchâtel, Thụy-sĩ. Sau 5 năm sống với cảm thức cô đơn và đau đớn của một người lưu vong, bà quyết định từ bỏ việc làm của một công nhân, ly dị với chồng, rồi bắt đầu học tiếng Pháp và viết truyện, viết kịch, viết tiểu thuyết và làm thơ. Sau nhiều năm vật vã với ngòi bút, Agota Kristof cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay Le Grand Cahier [Cuốn sổ lớn] năm 1986. Tác phẩm này là một thành công, đoạt giải "Prix du Livre Européen", và thúc đẩy bà tiếp tục viết thêm hai cuốn tiểu thuyết nữa để hoàn tất một bộ ba. Cuốn thứ nhì La Preuve [Bằng chứng] được xuất bản năm 1988, và cuốn cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết là Le Troisième Mensonge [Lời nói dối thứ ba] được xuất bản năm 1991 và đoạt giải "Prix du Livre Inter" năm 1992. Sau đó, bà xuất bản tiểu thuyết Hier [Hôm qua] năm 1995, rồi tiểu thuyết L'Analphabète [Người Đàn Bà Mù Chữ] năm 2004. Tìm mua: Người Đàn Bà Mù Chữ TiKi Lazada Shopee

Hoàng Ngọc-Tuấn

Sydney, 14/08/2006

***

Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí, sách học, phích quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.

Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.

Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.

Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cửa sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cửa sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.

Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.

Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vật bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con nít, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.

Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

Chúng tôi ra khỏi nhà. Anh tôi ngừng ở nhà kho nơi chất củi để sưởi:

- Anh thích ở đây. Anh sẽ chẻ mấy thanh củi nhỏ.

- Đúng rồi. Mẹ sẽ bằng lòng.

Tôi băng ngang sân, đi vào căn phòng lớn, tôi đứng gần cánh cửa, mắt ngó xuống.

Cha tôi nói:

- Con đến gần đây.

Tôi đến gần. Tôi nói nhỏ vào tai cha:

- Bị phạt... Mẹ...

- Không có chuyện gì khác à?

Cha hỏi “không có chuyện gì khác” vì thỉnh thoảng tôi chạy qua đem cho cha một mẩu giấy nhỏ của mẹ mà không nói gì hoặc đôi khi chỉ nói một tiếng: “bác sĩ”, “gấp lắm”, đôi khi lại vài con số: 38 hay 40. Tất cả chỉ vì em bé lúc nào cũng có những loại bệnh con nít.

Tôi nói với cha tôi:

- Không. Không có gì khác.

Cha đưa tôi một quyển sách hình:

- Ngồi xuống.

Tôi đi xuống cuối lớp, ở đó, đàng sau các anh chị lớn, lúc nào cũng có những chỗ trống.

Và như thế, ngay từ lúc còn rất nhỏ, chưa kịp nhận thức và hoàn toàn bất ngờ, tôi mang vào người chứng bệnh không bao giờ chữa lành được: chứng bệnh đọc sách.

Khi chúng tôi đi thăm ông bà ngoại ở làng kế cận, căn nhà đầy ánh sáng và nước, ông ngoại hay cầm tay tôi dắt tôi đi một vòng các nhà quen.

Ông lôi một tờ nhật báo trong túi áo khoác và nói với các ông bà hàng xóm:

- Nhìn đây, nghe đây!

Và nói với tôi:

- Cháu đọc đi.

Và tôi đọc. Ông vừa nói là tôi đọc ngay. Trôi chảy, không vấp.

Ngoài lòng tự hào của ông ngoại, chứng bệnh đọc sách cũng làm cho tôi bị trách cứ và khinh chê:

- “Nó không làm gì cả. Nó đọc cả ngày.”

- “Nó không biết làm cái gì khác.”

- “Nó thụ động quá đi.”

- “Nó lười quá đi.”

Và nhất là: “Nó đọc thay vì...”

Thay vì gì?

“Có rất nhiều chuyện khác hữu ích hơn, phải không?”

Và ngay cả bây giờ, buổi sáng khi căn nhà vắng lặng, khi hàng xóm đã đi làm, tôi có một chút mặc cảm không tốt khi tôi ngồi xuống cái bàn trong bếp, tôi đọc báo hàng giờ thay vì... làm việc nhà, rửa chén, đi chợ, giặt đồ, ủi đồ, làm mức, làm bánh...

Và, nhất là, nhất là! Viết!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Mù Chữ PDF của tác giả Agota Kristof nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Từ Rừng Thẳm Amazon Đến Quê Hương Bolero (Nguyễn Tập)
Cuốn sách này như một bộ phim tài liệu đặc biệt, ghi chép lại hành trình dấn thân khám phá, thâm nhập Nam Mỹ của tác giả. Như trong lời mở sách (Tại sao Nam Mỹ?), tác giả viết đại ý, Nam Mỹ với những cô hoa hậu nóng bỏng, với những cầu thủ bóng đá mạnh mẽ, tài năng như Maradona từng hấp dẫn anh từ ngày thơ ấu. Nhưng giấc mơ chinh phục Nam Mỹ lại bùng lên khi anh xem cuốn phim Motocycle Diaries kể về chuyến du hành xuyên Mỹ Latinh của chàng sinh viên y khoa năm cuối Che Guevara. Vậy là vác balô lên đường cho những chuyến đi dài ngày: năm 2008, Nguyễn Tập có 2 tháng ăn dầm nằm dề ở xứ sở của người Quechua - hậu duệ dân Inca; 2009, lại có hai chuyến đi Mexico; cuối năm 2011, anh dành 4 tháng thâm nhập vào những bộ lạc thổ dân vùng Amazon, Peru và Bolivia. Và gần đây nhất, anh trở lại đó với những ngày làm cư dân Cuba. Chuyến khám phá Cuba - quê hương xì gà và Bolero kết thúc chỉ trước khi ông Fidel Castro qua đời vài ba hôm. Chất liệu thực tế đi vào cuốn du ký này ngồn ngộn. Những câu chuyện từ bùa chú, ma thuật, bói toán còn sót lại nơi những đô thị song trùng đời sống văn minh - hoang dã, những phong tục lạ lùng của những bộ lạc trong rừng thẳm, những thành phố đá, hòn đảo trôi dạt, đảo búp bê… được viết lại chân xác, vắn gọn cùng với các tranh ký họa cho thấy tác giả có một cách tiếp cận thực tế rất riêng, không hề giống những người viết hồi ký kiểu “tô vẽ” như thường gặp ở những cuốn du ký của các tác giả trẻ mới nổi gần đây. Ở mỗi vùng đất tác giả đi qua, anh cũng dành mối quan tâm đặc biệt đến thân phận những người Việt lang thang, lưu lạc, đôi chỗ dành mối liên tưởng đến sự tương đồng văn hóa với quê hương mình. Chính điều này làm cho cuốn du ký có nhiều cơ tầng liên tưởng. Cuốn du ký này gồm 4 phần: Amazon (Trong rừng thẳm Amazon), Mexico (Xứ sở của những chiếc đầu lâu pha lê, Peru (Bay trên thành phố đá) và Cuba (Lang thang trên quê hương Bolero). Chất du ký bụi bặm, phiêu lãng và mạnh mẽ truyền cảm hứng đủ để những độc giả trẻ sau khi gấp sách lại, có thể thu xếp những hành trình kỳ thú của riêng mình. Tìm mua: Từ Rừng Thẳm Amazon Đến Quê Hương Bolero TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Rừng Thẳm Amazon Đến Quê Hương Bolero PDF của tác giả Nguyễn Tập nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dựa Lưng Nỗi Chết (Phan Nhật Nam)
Dựa lưng nỗi chết là nhan đề một trường thiên tiểu thuyết do tác giả Phan Nhật Nam xuất bản tại Sài Gòn năm 1973. Đây là thiên truyện thứ nhì sau Ải trần gian (1970), vẫn lấy đề tài quen thuộc với tác giả là chiến tranh. Tác phẩm gồm 7 chương và một đoạn kết nằm ngoài cấu trúc chung, những lần tái bản ở hải ngoại về sau còn thêm bài tựa của bạn văn Đào Vũ Anh Hùng. Ở thời điểm Dựa lưng nỗi chết vừa công bố, tác giả Phan Nhật Nam đã được đánh giá là một trong những cây bút thượng hạng trong giới văn chương về đề tài chiến tranh. Vì trước hết trong khoảng 10 năm ông đã đi hết những chiến trường khốc liệt nhất Việt Nam với tư cách người lính, sau rốt, ông cũng là một cây bút có “chân tài” (chữ của Đào Vũ Anh Hùng). Trong tác phẩm này, quê hương Thừa Thiên hiện lên vừa bi tráng vừa khắc khoải, cũng là văn phẩm hiếm mà tác giả Phan Nhật Nam đề cập đến tình cảm lứa đôi. Không khí trong truyện là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang đà khốc liệt, thế giới trong truyện là thế giới của đàn ông: Người lính, người trí thức trong cơn lửa loạn, người thanh niên bất mãn, nhà tu hành. Cái chết bi thảm của những người bị hệ tư tưởng chia rẽ đưa đến những dấu hỏi về khái niệm thuận nghịch và anh hùng. Rồi trong cảnh chiến tranh tương tàn, đâu là chỗ đứng của một nhà chân tu. Truyện của Phan Nhật Nam được dựng lên trong một không gian gắn thiết thân với tâm trạng của mỗi nhân vật. Sau cùng, thế giới cảm tính của tác giả dần được biểu lộ. Đào Vũ Anh Hùng (Tựa): “Lần cuối cùng, tôi gặp Phan Nhật Nam, vào một sáng Chủ Nhật, đâu khoảng hơn tháng trước ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Nam đang đứng nói chuyện với nhà văn Vũ Bằng và nhà văn Mặc Thu trên lề đường trước nhà ông Chu Tử và vợ chồng Đằng Giao, 104 đường Công Lý. Thấy Nam trẻ trung tươi sáng trong bộ quân phục Nhảy Dù vải kaki vàng thẳng cứng nếp hồ với đầy đủ lon lá, huy chương và sợi giây Bảo Quốc rực rỡ, tôi thoáng ngạc nhiên vì lần gặp gỡ trước Nam đã nói với tôi rằng vừa giải ngũ. Tôi hỏi đùa: “Bạn tôi quân cách rềnh ràng đi lãnh thưởng?”. Tôi có ý trêu Nam về số tiền một triệu ông Chu Tử đề nghị báo Sóng Thần tặng Nam về tác phẩm Tù Binh Và Hòa Bình để bỉ thử giải Văn học Nghệ thuật bần tiện của [Nguyễn Văn] Thiệu. Nam cười lớn: “Cái giải thưởng của bố già cậu sài mẹ nó hết rồi, có cụ Vũ Bằng biết đấy”. Rồi Nam tự giải thích khi thấy tôi hóm hỉnh nhìn Nam với bộ quân phục: “Cậu Nam giải ngũ nhưng cậu Nam vẫn là lính Nhảy Dù hợp lệ. Nhưng mà giải ngũ rồi chán quá mi ơi, buồn cóc biết làm gì và thèm mặc lại quân phục”. Xong Nam dịu giọng nói như than thở: “Có lẽ tao lại phải làm đơn xin tái ngũ, giải ngũ mà tao có cảm tưởng xấu hổ như một thằng đào ngũ”. Tôi có chuyện cần, vội gặp ông Chu Tử nên không nán lại góp chuyện với ba người và tìm hiểu chuyện Nam giải ngũ là đùa hay thật. Tôi chào và leo lên gác. Lúc trở xuống thì Nam đã không còn đấy nữa, và đó là lần cuối cùng tôi gặp Phan Nhật Nam, cho đến ngày di tản và cho đến bây giờ là sáu năm chia biệt”. Tìm mua: Dựa Lưng Nỗi Chết TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dựa Lưng Nỗi Chết PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Binh Lửa (Phan Nhật Nam)
Dấu binh lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 02 năm 1970 tại Tây Ninh, gửi in nhà Đại Ngã (Sài Gòn) cùng năm. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo, tác giả đã ở tiểu đoàn nhảy dù được 8 năm (1963 - 1970) và đây là trứ tác đầu tay của ông, mà ông gọi là cuốn “bi kí” về đời lính chiến. Tác phẩm phác đôi nét về 8 năm “ở lính”, kể sơ lược từ thời điểm tháng 11 năm 1963 khi nhân vật Tôi vừa tất nghiệp khóa 18 Võ Bị Quốc Gia với hàm thiếu úy, được cử đi căn cứ không quân Biên Hòa trình diện Tiểu đoàn 07 Nhảy Dù. Sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn “nguy hiểm” ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị “lột lon” vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn cộng quân thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng. Bản ấn loát tác phẩm Dấu binh lửa được chia thành 25 chương, kèm bài phi lộ. Tìm mua: Dấu Binh Lửa TiKi Lazada Shopee Tác phẩm đặt nhân vật Tôi ở vị trí người quan sát, giống như một gã du đãng phiêu lưu khắp nẻo đường quê hương thời chiến loạn. Tuy nhiên, hình ảnh quê hương trong cơn binh lửa không bi hùng như các sản phẩm tuyên truyền chính trị, mà hiện lên bỏng gắt. Những con người trong tác phẩm hiện lên với đầy toan tính lạnh lùng, những sai lầm tuổi trẻ, sự bất chấp mọi luân lý để giữ cái mạng và cả nhu cầu tâm sinh lý tối thiểu giữa làn đạn. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không bỏ qua những giá trị vĩnh cửu của văn hóa và tinh thần đã hun đúc nên xứ sở mang tên Việt Nam, và ngầm coi là cái tồn tại sau cùng trong chiến thắng vinh quang.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Binh Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Binh Lửa (Phan Nhật Nam)
Dấu binh lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 02 năm 1970 tại Tây Ninh, gửi in nhà Đại Ngã (Sài Gòn) cùng năm. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo, tác giả đã ở tiểu đoàn nhảy dù được 8 năm (1963 - 1970) và đây là trứ tác đầu tay của ông, mà ông gọi là cuốn “bi kí” về đời lính chiến. Tác phẩm phác đôi nét về 8 năm “ở lính”, kể sơ lược từ thời điểm tháng 11 năm 1963 khi nhân vật Tôi vừa tất nghiệp khóa 18 Võ Bị Quốc Gia với hàm thiếu úy, được cử đi căn cứ không quân Biên Hòa trình diện Tiểu đoàn 07 Nhảy Dù. Sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn “nguy hiểm” ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị “lột lon” vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn cộng quân thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng. Bản ấn loát tác phẩm Dấu binh lửa được chia thành 25 chương, kèm bài phi lộ. Tìm mua: Dấu Binh Lửa TiKi Lazada Shopee Tác phẩm đặt nhân vật Tôi ở vị trí người quan sát, giống như một gã du đãng phiêu lưu khắp nẻo đường quê hương thời chiến loạn. Tuy nhiên, hình ảnh quê hương trong cơn binh lửa không bi hùng như các sản phẩm tuyên truyền chính trị, mà hiện lên bỏng gắt. Những con người trong tác phẩm hiện lên với đầy toan tính lạnh lùng, những sai lầm tuổi trẻ, sự bất chấp mọi luân lý để giữ cái mạng và cả nhu cầu tâm sinh lý tối thiểu giữa làn đạn. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không bỏ qua những giá trị vĩnh cửu của văn hóa và tinh thần đã hun đúc nên xứ sở mang tên Việt Nam, và ngầm coi là cái tồn tại sau cùng trong chiến thắng vinh quang.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Binh Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.