Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nội Tâm Bí Ẩn (Robert Fulghum)

Lời mở đầu

Đời sống nội tâm

Bí mật - Bật mí

Hoa trạng nguyên

Hai thái cực Tìm mua: Nội Tâm Bí Ẩn TiKi Lazada Shopee

Học cách ủi quần áo

Khai báo: 1. Họ tên

Khai báo: 2. Nơi sinh

Khai báo: 3. Địa chỉ nhà

Những chuyến đi thực tế

Truyền khẩu

Lễ Tình nhân

Một dịp phá cách

Phát huy tinh thần phá cách

Một tình yêu vĩ đại

Đố kỵ

Tận dụng

Thực hành… truyền khẩu

Chuyện đoàn thể

Những vị tiền nhân đáng kính

“Mừng anh còn sống trở về!”

Leo xuống lưng voi

Huấn luyện bán hàng

Trò giành ghế

Kho lưu trữ một đời người

Lão Dugan “chó đẻ”

Những chuyện thú vị hy hữu trong đời

Giai thoại… đi vệ sinh

Bản xô-nát số 9 của Beethoven

Tôi là một tấm gương xấu!

“Making Love”

Câu chuyện về cái ngoái đầu định mệnh

Trà nắng

Một phần của dàn nhạc

May mắn

Hy sinh con hậu hay chuyện về sự phá cách

Nước tiểu không hề dơ bẩn

Tôi được gì khi đi câu cá?

Cái rốn

Bí ẩn của số Pi vô tận

Tiếng xen-lô nguyện cầu và hy vọng

Lời mở đầu rong một buổi vừa chơi khúc côn cầu vừa đàm đạo, tôi và một giáo sĩ Do Thái đã thử tìm một từ có thể gói gọn sự thông thái của con người. Anh ấy đề nghị từ timshel trong tiếng Do Thái, vốn xuất nguồn từ sách Sáng Thế Ký - quyển đầu của kinh Cựu Ước.

Sau khi bị đuổi khỏi vườn địa đàng, Adam và Eva sinh được hai người con trai. Người con trai lớn tên là Cain. Đây chính là người đầu tiên được sinh ra bên ngoài thiên đường.

Thời gian trôi qua, Cain lớn lên và cấy cày trồng trọt rồi mang tặng Thượng Đế những quả ngọt đầu mùa. Món quà bị từ chối. Đức Jehovah giải thích với Cain rằng đó là do cuộc sống của anh đang bị quỷ dữ quấy phá - chúng lởn vởn ngay cửa nhà anh. “Nhưng con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”, Đức Jehovah nói.

Câu cuối cùng đó của Chúa có ý nghĩa hết sức quan trọng: “Con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”.

Từ cốt lõi ở đây chính là “có thể”.

Đây là timshel trong tiếng Do Thái.

Từ này đã khiến bao học giả và các nhà thần học đau đầu trong suốt một thời gian dài.

Từ này nằm ở giữa đoạn được xem là một trong năm đoạn khó dịch và khó hiểu nhất của Kinh Thánh. Tùy theo ngữ cảnh mà từ này có nhiều nghĩa khác nhau, đặc biệt là trong cuộc trò chuyện trên giữa Cain và Jehovah.

Timshel được dịch thành “con phải”, tức là một chỉ thị, một mệnh lệnh. Timshel được dịch thành “con sẽ” hàm ý muốn nói đến sự tiền định. Thậm chí timshel còn được hiểu là “con không thể”, cho thấy một sự bất lực đầy tuyệt vọng. Tất cả những cách dịch đó đều thể hiện một mối quan hệ ràng buộc không mấy tự do với Thượng Đế.

Anh bạn giáo sĩ của tôi thì cảm thấy nghĩa thiết thực của đoạn Kinh Thánh kia gắn liền với sự sống, nghĩa là “Đừng chết” hoặc “Đừng thụ động để rồi thành nạn nhân - phải chủ động - phải sống”. Và anh đọc thấy trong đó một lời khuyên hữu ích: quỷ dữ đang quấy rối, bạn nên đấu tranh với chúng.

Hay nói xa thêm một chút nữa thì, nếu bạn nên, bạn sẽ có thể.

Khi hiểu từ timshel theo nghĩa “có thể” là ta muốn nói đến một khả năng chọn lựa nhất định. Thế là không cần phải vò đầu bứt tóc nữa. Theo tôi, cứ hiểu theo nghĩa “ít nhất thì loài người cũng có thể hành động theo khả năng của mình” là hợp lý nhất, tức là hành động như thể chúng ta hoàn toàn có thể nắm giữ số phận trong tay mình.

Cho dẫu có nghĩ gì, tin gì thì chính những điều chúng ta làm đã tạo nên số phận của chúng ta.

Bạn không cần phải là nhà thần học hay thuộc một nhóm tôn giáo đặc biệt nào mới được phép tham gia vào cuộc trao đổi này, bởi hẳn đâu đó trong đời mình, bạn đã từng đối diện vấn đề này. Và tôi tin rằng bằng cách này hay cách khác, bạn đã từng trải nghiệm chân lý đó.

Trong ngôn ngữ hiện đại, timshel mang nghĩa “có thể”, hay “chắc vậy”, “biết đâu đấy”.

Có thể.

Chúng ta chọn từ này.

Bởi đó là câu trả lời khôn ngoan nhất đối với hầu hết mọi câu hỏi.

Bởi đó là từ đưa chúng ta đến những cánh cửa rộng mở, những chân trời bao la.

Tôi không tin rằng ý nghĩa cuộc sống là một câu đố hóc búa mà chúng ta phải đi tìm lời giải.

Cuộc sống tồn tại. Bản thân tôi tồn tại. Và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tôi tin rằng tôi có thể tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời mình. Còn điều có thể không kia hóa ra lại là một phước lành.

Nếu tôi hoàn toàn chắc chắn về mọi thứ, tôi sẽ sống một cuộc đời đầy đau khổ lo âu, lúc nào cũng sợ bị lạc lối. Nhưng bởi mọi thứ và mọi việc đều có thể xảy ra nên cuộc sống mới luôn chứa đựng những điều kỳ diệu bất tận.

Tôi tin rằng sự tự do của loài người có thể được tóm gọn trong một từ, vốn là viên gạch nhỏ giữ cho cánh cửa của sự tồn tại luôn rộng mở: từ “có thể”. iả sử có thể ghi hình lại mọi thứ diễn ra trong đầu mình suốt hai mươi bốn giờ, vậy thì cuộn băng video đó sẽ bao gồm những giấc mơ đêm, các mộng tưởng ban ngày, những lời bạn thầm nói với chính mình, những điều bạn cầu nguyện, những bài hát, ký ức trôi nổi bồng bềnh, cùng tất cả những chuyện vặt vãnh dở hơi cứ bám riết tâm trí bạn.

Lại giả sử toàn bộ tư liệu này có thể được chiếu trong rạp hát, trên hệ thống đa màn hình, đa âm thanh. Hẳn sẽ là một buổi trình diễn gây chấn động đây, tôi đoán vậy. Ngay cả những chương trình ca nhạc MTV, các bộ phim khoa học viễn tưởng, phim tình cảm dành cho người lớn… cộng lại cũng không thể sánh kịp với những gì đang diễn ra đằng sau cánh cửa đóng chặt dẫn đến gian phòng bí mật trong tâm trí chúng ta.

Từ khóa ở đây chính là từ “bí mật”.

Đời sống xã hội của chúng ta xoay quanh công việc và cuộc sống, nơi những nguyên tắc, pháp luật và các tục lệ khiến chúng ta cứ phải răm rắp tuân theo.

Trong khi đó, đời sống riêng tư của chúng ta lại gắn với sự hiện diện của gia đình, bạn bè và hàng xóm, vốn là những người mà chúng ta phải quan tâm, tôn trọng, tuy những nguyên tắc, lề thói được đặt ra không chặt chẽ bằng đời sống xã hội.

Thế nhưng trong đời sống bí mật của mình, tức là những gì diễn ra trong tâm trí mỗi người, hầu như mọi thứ đều có thể xảy ra.

Khi chẳng còn ai khác ở xung quanh, chính mỗi người mới có thể trả lời cho những điều mình suy nghĩ và hành động. Phân chia thành “thực tế” hay “hư cấu” không còn thích đáng ở đây nữa. Liệu những giấc mơ có là hiện thực không? Liệu những gì bạn tưởng tượng có thật hay không?

Bên trong những giới hạn chật chội của khối thịt xương là cả một không gian bất tận.

Trong khoảng không rộng mở đó có thể là công viên giải trí, một sở thú, rạp xiếc, một thư viện, bảo tàng, nhà hát hoặc một khung cảnh nào đó còn lạ lẫm hơn Sao Hỏa.

Chúng ta đề cập đến chính mình bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít - “tôi” - nhưng bên trong đó có lẽ luôn tồn tại nhiều hơn một cá thể. Dường như lúc nào trong tâm trí tôi cũng có những cuộc đối thoại bất tận giữa tôi và một bản thể khác. Và kỳ quặc thay, bản thể đó lại thường thông minh hơn tôi.

Có vẻ tôi và bản thể đó có rất nhiều bạn đồng hành. Cả một đám đông nhốn nháo bên cạnh chúng tôi: một đứa trẻ và cha mẹ nó, một cụ già thông thái, một người thợ máy, một gã thâm hiểm, một gã ngốc, một nhà khoa học, một diễn viên hài, một nhạc sĩ, một vũ công, một vận động viên, một nhà ảo thuật, một vị giáo sư, một chàng Romeo, một lão giám thị, một viên cảnh sát, một người lính cứu hỏa, vân vân và vân vân, cùng vô vàn bản thể khác nữa. Tất cả bấy nhiêu con người cùng sinh sống tại một thị trấn nhỏ ngay trong chính con người tôi. Và lúc nào người dân của cả cái thị trấn ấy cũng hội họp sôi nổi.

Tôi có thể khiến bạn liên tưởng đến các nhân vật đa tính cách thỉnh thoảng bắt gặp trên mấy câu chuyện đăng báo. Tôi thì thấy chuyện đó cũng chẳng có gì mới. Tôi lui về một bệnh viện tâm thần, theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này - chốn ẩn náu an toàn ngay trong tâm trí mình. Và thế là chẳng có vấn đề gì nữa cả. Miễn là tôi buông rèm và đóng chặt cửa, không cho ai thâm nhập nơi ấy, mọi việc sẽ ổn thôi. Miễn là tôi tự chịu trách nhiệm lấy đời sống nội tâm bí mật đó của mình, thế giới bên ngoài kia sẽ thấy tôi là một con người sáng suốt đang có cuộc sống bình thường. Nhưng liệu tôi có như vậy không?

Đôi khi cũng khó mà nói được.

Những người nghiên cứu chuyên sâu về thế giới bí mật của con người như Freud và Jung đã dùng các hình ảnh ẩn dụ để mô tả cách chúng ta duy trì đời sống nội tâm mà không gây ra những xáo trộn trong đời sống xã hội và cuộc sống riêng tư của mình. Họ đề cập đến nào là người gác cổng, siêu ngã, rồi người răn dạy và cha mẹ nội tâm.

Hình ảnh ẩn dụ của riêng tôi là “hội đồng”.

Và bản thể thông thái kia hình như là vị Chủ tịch.

Tôi hay nghĩ về cái hội đồng của tôi như những kẻ chuyên đặt cược khi họ cứ luôn nói những câu đại loại như: “Nếu anh cướp ngân hàng, cá mười ăn một là cảnh sát sẽ gô cổ anh và rồi anh tha hồ bóc lịch trong tù”. Hoặc, “Nếu anh kể rằng anh thường nói chuyện với Chúa, mọi người sẽ nghĩ anh là một con chiên ngoan đạo. Nhưng nếu anh nói Chúa đáp lời anh, cá mười ăn một rằng thiên hạ sẽ nghĩ anh điên”.

***

Đa số chúng ta dành phần lớn thời gian để dồn lực làm những điều cực kỳ hấp dẫn, tuy vẫn thực hiện một cách an toàn những công việc xã hội và trong cuộc sống riêng tư. Hầu hết những gì diễn ra trong nội tâm bí mật đó không hề sai quấy. Đôi khi chúng thú vị thật, nhưng thường thì cũng trần tục và bình thường thôi - không kịch tính hay ma quái gì. Chỉ giống như hoạt động bảo trì hậu trường cần thiết, giúp chúng ta phân loại thông tin, dữ liệu để xếp chúng lại với nhau: những thứ nào còn dùng được và thứ nào không, thứ nào còn hữu ích và thứ nào không.

Trong tiếng Pháp có thuật ngữ rất hay để chỉ một khía cạnh của đời sống nội tâm.

Đó là la perruque.

Nó có nghĩa là “bộ tóc giả” và là một từ lóng để ám chỉ sự giả đò. Thuật ngữ này được dùng trong trường hợp bạn làm chuyện riêng trong khi lại làm bộ như đang làm công việc mà bạn được trả lương. Nếu bạn là một nhân viên đánh máy nhưng thay vì gõ văn bản, bạn lại ngồi viết thư tình trong giờ làm việc thì đó chính là la perruque. Khi bạn dùng điện thoại công ty để gọi vài cuộc vào mục đích riêng, tranh thủ mua sắm vài thứ lặt vặt trong lúc đi công tác, mơ mộng giữa lúc làm việc hoặc thậm chí là dùng thời gian làm việc để ghi ra những việc cần làm cuối tuần, tất cả đều là la perruque - dành thời gian cho cuộc sống riêng tư, núp dưới cái mác tiến hành việc công sở. Đó không phải là hành vi ăn cắp. Đó chỉ là sự thừa nhận rằng đời sống xã hội, đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của bạn diễn ra đồng thời và song song. La perruque trong giờ làm việc lại được “trả về” bằng khoảng thời gian bạn nghĩ đến công việc lúc bạn đang đi nghỉ mát đấy thôi.

***

Chuyện gia đình thường ngày cũng không thiếu đời sống nội tâm.

Con trai cả của tôi giờ đã trưởng thành. Ba mươi hai tuổi, chững chạc lắm rồi. Nó hiểu biết về tiền bạc, tình dục, tình yêu, công việc - cả thành công lẫn thất bại. Trong nhiều khía cạnh, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau.

Mới đây chúng tôi đi uống bia với nhau và nó thú nhận với tôi về những điều nó từng nghĩ, và giấu tôi làm hồi còn bé. Rồi tôi cũng khai thật với nó chuyện tôi biết hết những suy nghĩ và hành động lén lút đó của nó mà vẫn không làm gì cả, vì tôi không thể giải quyết được, bởi lẽ hồi bằng tuổi nó tôi cũng y như thế, có khi còn tệ hại hơn.

Dẫu trong con mắt xã hội tôi là một người cha, tận trong sâu thẳm tôi vẫn bí mật làm một cậu trai nổi loạn và một đứa trẻ sợ sệt. La perruque - sự giả đò lúc nào cũng có.

Hay một câu chuyện về bí mật gia đình.

Cha của bạn tôi qua đời đột ngột ở tuổi tám mươi hai. Bạn tôi là người con duy nhất, đã ly dị, các con anh lại sống quá xa nên không về dự tang lễ được. Quả là hiu quạnh!

Cả đời cha anh là một kỹ sư cơ khí nghiêm trang, ít bông đùa và có đầu óc thực tế. Ông không phải là người giàu trí tưởng tượng hay tình cảm. Tuy kính trọng cha mình nhưng mối quan hệ giữa hai cha con họ lại khá trịnh trọng và có phần xa cách. Và giờ đây, khi ông qua đời thì anh là người duy nhất thừa kế gia sản.

Theo pháp lý thì tài sản thừa kế là những thứ như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ… tóm lại là tất cả những thứ gì hiện hữu mà ta có thể định giá và đánh thuế. Tuy nhiên, vẫn luôn có những thứ nhỏ bé - những thứ linh tinh - những món đồ lặt vặt - những thứ không biết dùng vào việc gì - được lưu giữ, thậm chí đôi khi là cất giấu ở những nơi mà bạn sẽ không bao giờ bén mảng đến khi bố mẹ bạn còn sống. Nhưng giờ thì bạn phải xem xét qua tất cả.

Và quyết định xem cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ. Vậy là cái chết đã cho phép bạn thâm nhập đời sống nội tâm của bố mẹ mình.

Thường thì đó sẽ là một ngăn tủ, ngăn trên cùng của cái tủ nhiều ngăn kéo đặt trong phòng ngủ.

Người cha trong câu chuyện này là người ngăn nắp. Ở một đầu trong ngăn kéo trên cùng là toàn bộ vớ mà ông có, tất cả được gấp và phân loại cẩn thận theo màu - nâu hoặc đen. Ở đầu bên kia là vài cái hộp nhỏ và một hộp thiếc đựng xì gà.

Trong một cái hộp bé xinh, bạn tôi tìm thấy phù hiệu của lực lượng không quân Mỹ được gỡ ra từ bộ quân phục và nón. Trong chiếc hộp khác là những món trang sức lộn xộn - kẹp cà vạt, nẹp dựng cổ áo, mấy chiếc khuy áo, vài đồng xu tiền nước ngoài và ba cái chìa khóa. Trong chiếc hộp độc đáo do thợ kim hoàn chế tác, ông để chiếc nhẫn cưới của người vợ quá cố cùng một lọn tóc đỏ của bà.

Và trong cái hộp phẳng đựng xì gà, được gói kỹ trong tờ giấy ăn, là mười cái răng bé xíu được dán rất khéo lên một tấm thiệp, bên dưới mỗi chiếc răng là dòng ghi ngày tháng bằng nét chữ viết tay của người cha. Những chiếc răng thật.

Phát hiện này khiến anh bất ngờ.

Hóa ra cha anh chính là tiên răng (1).

Vậy mà bấy lâu nay anh cứ nghĩ đó phải là mẹ mình.

Thế mới hay không phải bí mật gia đình nào cũng tồi tệ cả!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nội Tâm Bí Ẩn PDF của tác giả Robert Fulghum nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cha Mẹ Độc Hại (Susan Forward Ph. D)
Lời Mở Đầu Ừ thì, đúng là bố tôi đã từng đánh tôi, nhưng ông ấy chỉ làm vậy để đưa tôi vào khuôn phép. Tôi không nghĩ nó có liên quan đến thất bại hôn nhân của mình. -Gordon Gordon, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình 38 tuổi thành công, đến gặp tôi sau khi người vợ cùng anh chung sống sáu năm bỏ đi. Anh đã níu kéo trong tuyệt vọng, xong vợ anh nói rằng cô sẽ không trở về nhà cho đến khi anh tìm được cách kiểm soát tâm trạng thất thường của mình. Cô hoảng sợ trước những cơn giận bất thình lình và khổ sở bởi những lời mắng nhiếc của anh. Gordon biết mình nóng tính và thường hay cằn nhằn, nhưng anh vẫn sốc khi vợ bỏ đi. Tôi đã gợi ý để Gordon nói về bản thân và định hướng anh bằng một số câu hỏi. Khi tôi hỏi về cha mẹ, Gordon mỉm cười và vẽ ra một bức tranh tươi sáng, đặc biệt là về cha của mình, một bác sĩ chuyên khoa tim mạch nổi tiếng miền trung tây: Nếu không phải vì ông ấy, tôi sẽ không thể trở thành bác sĩ. Ông ấy là người tuyệt vời nhất. Tất cả bệnh nhân đều coi ông ấy như thần y tái thế. Tìm mua: Cha Mẹ Độc Hại TiKi Lazada Shopee Tôi hỏi anh về mối quan hệ với cha trong hiện tại. Anh cười gượng và nói: Quan hệ rất tốt…cho đến khi tôi nói với ông tôi đang suy nghĩ về việc tham gia nghiên cứu holistic medicine (quan niệm y học cho rằng cơ thể là một khối thống nhất). Hẳn cô nghĩ tôi muốn làm một kẻ giết người hàng loạt. Tôi nói chuyện đó với ông cách đây ba tháng, và bây giờ mỗi lần nói chuyện ông lại khoa trương lên rằng ông không cho tôi đi học y để trở thành người chữa bệnh bằng niềm tin. Mọi chuyện trở nên tồi tệ vào ngày hôm qua. Ông vô cùng giận dữ và nói tôi không còn là người trong nhà nữa. Có lẽ holistic medicine không phải là một ý hay. Khi Gordon miêu tả cha mình, một người rõ ràng không tuyệt vời như những gì anh muốn tôi nghĩ, tôi để ý thấy anh bắt đầu siết chặt tay rồi lại bỏ ra với vẻ bồn chồn. Khi nhận thấy việc mình đang làm, anh kìm lại bằng cách đan các ngón tay vào nhau để trên bàn giống như các giáo sư thường làm. Có lẽ đó là một cử chỉ mà anh học được từ cha mình. Tôi hỏi Gordon xem liệu cha anh có phải lúc nào cũng tàn nhẫn như vậy không. Không, không hề. Ý tôi là ông ấy thường rầy la tôi nhiều, thỉnh thoảng còn đánh đòn tôi nữa, giống như bao đứa trẻ khác. Nhưng tôi không cho đó là tàn nhẫn. Có điều gì đó trong cách anh nói từ “đánh đòn”, một vài cảm xúc tinh tế thay đổi trong giọng nói của anh khiến tôi chú ý. Tôi đã hỏi sâu hơn. Hóa ra, người cha thường “đánh đòn” anh hai hoặc ba lần một tuần bằng dây thắt lưng. Không cần nhiều lý do để khiến Gordon phải chịu những trận đòn roi: một câu nói khiêu khích, một phiếu báo điểm thấp, hoặc quên không làm công việc nhà nào đó, tất cả đều đủ lớn để trở thành “trọng tội”. Cha của Gordon cũng không đánh đòn vào những vị trí cụ thể; Gordon nhớ lại những lúc bị đánh vào lưng, chân, cánh tay, bàn tay và mông. Tôi hỏi Gordon mức độ tổn thương về mặt vật lý của những trận đòn roi đó. Gordon: Tôi không bị chảy máu hay gì cả. Ý tôi là, mọi thứ đều ổn. Ông ấy chỉ muốn tôi vào khuôn phép Susan: Nhưng anh đã rất sợ ông ấy, phải vậy không? Gordon: Tôi sợ phát khiếp, nhưng chẳng phải đó là đó là cảm giác thông thường đối với cha mẹ hay sao? Susan: Gordon, đó có phả là cách anh muốn con mình cảm nhận về mình không? Gordon lảng tránh ánh mắt của tôi. Điều này khiến anh cực kỳ khó chịu. Tôi kéo ghế lại gần và nhẹ nhàng tiếp tục: Vợ anh là bác sĩ nhi khoa. Nếu cô ấy nhìn thấy một đứa trẻ tại phòng khám của mình mang những dấu vết trên người giống như những dấu vết anh có từ những trận đòn của cha, có phải cô ấy được luật pháp yêu cầu phải báo cho chính quyền không? Gordon không cần phải trả lời. Đôi mắt anh ngấn nước trước hiện thực. Anh thì thầm: Tôi cảm thấy khó chịu quá. Hàng rào phòng thủ của Gordon đổ gục. Mặc dù đang phải chịu đựng nỗi đau cảm xúc cực kỳ lớn, lần đầu tiên trong đời Gordon hé lộ nguồn cơn cốt yếu dai dẳng đằng sau nỗi giận dữ của mình. Anh mang trong mình một ngọn núi lửa phẫn nộ đối với cha từ khi còn nhỏ, và bất cứ khi nào áp lực trở nên quá lớn, anh sẽ phun trào vào bất cứ ai thuận tiện cho việc đó, mà thường là vợ anh. Tôi biết điều chúng tôi cần phải làm: nhận thức và chữa lành cậu bé bị tổn thương trong anh. Trở về nhà tối hôm đó, tôi không ngừng nghĩ đến Gordon. Tôi nhớ đến đôi mắt ngấn nước khi anh nhận ra mình đã bị ngược đãi. Tôi nghĩ đến hàng ngàn người trưởng thành, cả nam và nữ, mà tôi đã làm việc cùng, những người có cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng - thậm chí là bị điều khiển - bởi những khuôn mẫu trong thời kỳ thơ ấu do các bậc cha mẹ bị tổn thương cảm xúc gây nên. Tôi nhận ra rằng có đến hàng triệu người không hề biết tại sao cuộc sống của họ không như ý muốn, và tôi có thể giúp họ. Đó là lúc tôi quyết định viết cuốn sách này. Vì sao cần nhìn lại? Câu chuyện của Gordon không hề hiếm gặp. Tôi đã tiếp hàng ngàn bệnh nhân trong suốt 18 năm với tư cách bác sĩ trị liệu, cả riêng tư lẫn theo nhóm trong bệnh viện, và đa số đều phải chịu đựng cảm giác tổn thương lòng tự trọng vì cha mẹ thường xuyên đánh đập, mắng mỏ, “đùa cợt” về sự ngu ngốc hay xấu xí của họ, làm họ ngợp trong lỗi lầm của bản thân hay lạm dụng tình dục, ép họ nhận quá nhiều trách nhiệm hay bảo vệ họ quá mức. Giống như Gordon, một số người đã tạo liên kết giữa cha mẹ và các vấn đề của họ. Đây là điểm mù cảm xúc phổ biến. Người ta thường gặp rắc rối trong việc nhìn nhận quan hệ giữa họ và cha mẹ đóng một vai trò lớn ảnh hưởng lên cuộc đời họ. Các xu hướng điều trị, vốn thường chủ yếu dựa vào phân tích những trải nghiệm đầu đời, đã dịch chuyển từ “hồi đó” sang “bây giờ và ở đây”. Hướng tập trung chuyển sang kiểm tra và thay đổi hành vi, các mối quan hệ và vai trò hiện tại. Tôi cho rằng sự chuyển đổi này là do khách hàng từ chối dành ra một lượng lớn thời gian và tiền bạc cần cho nhiều liệu pháp trị liệu truyền thống, mà thường cho kết quả tối thiểu. Tôi là một người cực kỳ tin tưởng vào các liệu pháp ngắn hạn tập trung vào thay đổi những khuôn mẫu hành vi không có lợi. Song kinh nghiệm dạy tôi rằng việc chữa trị các triệu chứng là không đủ; ta phải xử lý triệt để nguồn gốc của những triệu chứng đó. Liệu pháp có hiệu quả nhất khi nó giải quyết được hai thứ: thay đổi hành vi không có lợi hiện tại và ngắt kết nối khỏi những tổn thương trong quá khứ. Gordon phải học những kỹ thuật giúp điểu khiển cơn phẫn nộ của mình, song để tạo nên những thay đổi lâu dài, thứ có thể đứng vững sau những căng thẳng, anh ta cũng phải nhìn lại và xử lý những vết thương thời thơ ấu. Cha mẹ là những người gieo hạt giống tinh thần và cảm xúc trong ta - những hạt giống sẽ trở thành chính ta sau này. Trong một số gia đình, có những hạt giống yêu thương, tôn trọng và độc lập. Nhưng trong nhiều gia đình khác, có những hạt giống sợ hãi, bổn phận hay tội lỗi. Nếu bạn nằm trong nhóm thứ hai, cuốn sách này dành cho bạn. Vào giai đoạn trưởng thành, những hạt giống nảy mầm thành những bụi cỏ dại vô hình ảnh hưởng xấu đến cuộc đời bạn theo cách bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Chúng có thể làm hại các mối quan hệ, sự nghiệp hay gia đình bạn; chúng hạ thấp sự tự tin và lòng tự trọng của bạn. Tôi sẽ giúp bạn tìm ra đám cỏ dại đó và nhổ chúng đi. Cha mẹ độc hại là gì? Mọi bậc cha mẹ thỉnh thoảng đều có những thiếu sót. Tôi đã gây ra nhiều lỗi lầm kinh khủng với lũ trẻ nhà mình, mang đến cho chúng (và cả tôi) những nỗi đau lớn. Không bậc cha mẹ nào có thể dồi dào yêu thương mọi lúc. Sẽ là hoàn toàn bình thường khi thỉnh thoảng la mắng bọn trẻ. Phụ huynh nào cũng đôi khi trở nên kiểm soát quá mức. Và hầu như các cha mẹ đều đánh đòn con mình, dù là rất hiếm khi đi chăng nữa. Liệu những lần mất kiểm soát ấy có khiến họ trở thành những người cha người mẹ tàn nhẫn hay không đủ tư cách không? Dĩ nhiên là không. Cha mẹ cũng là con người, và họ có hàng tá những vấn đề của riêng mình. Hầu hết con trẻ đều có khả năng đương đầu với đôi ba cơn giận của cha mẹ, miễn là chúng có được tình yêu thương và thấu hiểu đủ để bù đắp lại. Song có nhiều bậc cha mẹ mà những khuôn mẫu hành vi tiêu cực của họ đóng vai trò chính yếu và chủ đạo trong đời sống con trẻ. Đó là những bậc phụ huynh gây hại cho con mình. Khi nghiên cứu một cụm từ nhằm mô tả nền tảng phổ biến mà các bậc cha mẹ gây hại đều có, có một từ liên tục xuất hiện trong đầu tôi đó là “độc hại”. Giống như chất độc hóa học, những thiệt hại cảm xúc gây ra bởi cha mẹ sẽ lây lan suốt tuổi thơ đứa trẻ, cho đến khi trưởng thành, và nỗi đau cũng vậy. Có từ ngữ nào tốt hơn “độc hại” để mô tả những bậc cha mẹ đã giáng xuống đầu con mình những chấn thương, lạm dụng, những lời chê bai, và gần như họ còn tiếp tục làm điều đó khi con cái đã trưởng thành? Có một số ngoại lệ trong khía cạnh “liên tục” hay “lặp lại” của định nghĩa này. Lạm dụng tình dục hay thể xác có thể gây tổn thương vô cùng sâu sắc mà chỉ cần một lần thôi cũng đủ. Đáng tiếc là nuôi dạy con cái, một trong những kỹ năng quan trọng nhất của chúng ta, lại vẫn chỉ là những cố gắng dựa trên kinh nghiệm của người đi trước. Cha mẹ chúng ta học được nó từ những người không hẳn thành công lắm trong việc này: cha mẹ của họ. Rất nhiều cách thức được vinh danh qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác đều là những lời khuyên tồi giả mạo sự khôn ngoan (bạn còn nhớ câu “yêu cho roi cho vọt” chứ?) Cha mẹ độc hại làm gì với bạn? Dù những đứa trẻ trưởng thành trong gia đình có cha mẹ độc hại bị đánh đập khi còn nhỏ hay bị bỏ mặc qua nhiều lần, bị lạm dụng tình dục hay đối xử như một đứa ngốc, bị bảo vệ thái quá hay đè nặng bởi tội lỗi, thì họ gần như đều cùng chịu đựng những triệu chứng giống nhau đến kinh ngạc: lòng tự trọng bị tổn thương, dẫn đến những hành vi tự hủy hoại. Cách này hay cách khác, họ gần như đều cảm thấy mình vô dụng, không được yêu thương và không đủ tốt. Những cảm xúc này xuất phát từ một thực tế là trẻ em có cha mẹ độc hại thường tự trách mình vì sự lạm dụng của cha mẹ, đôi khi có ý thức, đôi khi không. Sẽ dễ khiến một đứa trẻ phụ thuộc cảm thấy có lỗi vì đã làm điều gì đó “tồi tệ” đáng phải chịu đựng cơn giận của cha, hơn là khiến nó chấp nhận sự thật khủng khiếp rằng cha, người bảo hộ của nó, không thể tin tưởng. Khi những đứa trẻ này trưởng thành, chúng tiếp tục mang gánh nặng tội lỗi và cảm giác không đủ tốt, khiến chúng gặp khó khăn lớn trong việc tạo dựng hình ảnh tích cực của bản thân. Hậu quả của việc thiếu tự tin và tự trọng có thể lần lượt nhuốm lên mọi khía cạnh cuộc đời họ. Nhận ra mạch tâm lý của bản thân Không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện ra cha mẹ bạn có độc hại, hay đã từng độc hại hay không. Rất nhiều người gặp khó khăn trong mối quan hệ với cha mẹ. Chỉ riêng điều đó không có nghĩa cha mẹ bạn là kẻ hủy hoại cảm xúc. Nhiều người cảm thấy sức chịu đựng của họ lên tới đỉnh điểm, và tự hỏi không biết mình bị ngược đãi hay chỉ là “quá nhạy cảm”. Tôi đã thiết kế bảng câu hỏi dưới đây để giúp bạn bước những bước đầu tiên trong quá trình tháo gỡ khó khăn. Một số câu hỏi trong đó có thể khiến bạn lo âu hoặc không thoải mái. Điều đó hoàn toàn bình thường. Thành thật với bản thân về việc cha mẹ ta đã khiến ta tổn thương như thế nào chưa bao giờ là việc dễ dàng. Dù nó có đau đớn đi chăng nữa, một phản ứng cảm xúc vẫn hoàn toàn lành mạnh. Để đơn giản hóa, những câu hỏi dưới đây đại diện cho cha mẹ ở số nhiều (có cả cha lẫn mẹ), xong câu trả lời của bạn cũng có thể áp dụng cho cha mẹ số ít (chỉ cha hoặc mẹ) I. Mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ khi còn nhỏ: 1. Cha mẹ bạn có nói rằng bạn tồi tệ hay vô tích sự không? Họ có gọi bạn bằng những cái tên xúc phạm không? Họ có liên tục bình phẩm bạn không? 2. Cha mẹ có thường xuyên sử dụng đau đớn thân thể để kỷ luật bạn không? Họ thường đánh bạn bằng thắt lưng, bó cây hay những đồ vật khác? 3. Cha mẹ bạn có say xỉn hay sử dụng thuốc không? Bạn có cảm thấy bối rối, không thoải mái, sợ hãi, đau đớn hay xấu hổ vì điều đó không? 4. Cha mẹ bạn có bị trầm cảm nặng nề vì những khó khăn về mặt cảm xúc hay tâm thần hay ốm đau thể chất không? 5. Bạn có phải chăm sóc cho cha mẹ vì những vấn đề của họ không? 6. Cha mẹ bạn có làm mọi thứ để bắt bạn giữ bí mật không? Bạn có bị quấy rối tình dục theo bất cứ cách thức nào không? 7. Bạn có sợ hãi cha mẹ trong một khoảng thời gian dài không? 8. Bạn có sợ phải bộc lộ sự giận dữ trước mặt cha mẹ không? II. Cuộc sống trưởng thành 1. Bạn có đang ở trong những mối quan hệ hủy hoại hay lạm dụng không? 2. Bạn có tin rằng nếu ở quá gần một ai đó, họ sẽ khiến bạn tổn thương và/hoặc bỏ rơi bạn không? 3. Bạn có mong đợi những điều tồi tệ nhất từ người khác không? Trong cuộc sống nói chung? 4. Bạn có từng có khoảng thời gian khó khăn trong việc nhận biết bản thân là ai, cảm xúc như thế nào và điều mình mong muốn là gì không? 5. Bạn có e sợ rằng nếu mọi người biết con người thật của bạn, họ sẽ không thích bạn nữa không? 6. Bạn có lo lắng khi đạt được thành công và sợ rằng ai đó sẽ phát hiện ra bạn là kẻ lừa đảo không? 7. Bạn có thường giận dữ hay buồn một cách vô cớ không? 8. Bạn có phải là người cầu toàn không? 9. Bạn có gặp khó khăn trong việc thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ không? 10. Mặc cho mọi ý muốn của bản thân, bạn có nhận ra mình đang hành xử “giống hệt cha mẹ” không? III. Mối quan hệ với cha mẹ khi đã trưởng thành 1. Có phải cha mẹ vẫn đối xử với bạn giống như khi còn nhỏ? 2. Có bao nhiêu quyết định chính trong cuộc sống của bạn dựa trên sự cho phép của cha mẹ? 3. Bạn có những cảm xúc hay phản ứng vật lý căng thẳng khi dành thời gian hoặc đoán trước là sẽ dành thời gian cùng cha mẹ không? 4. Bạn có e ngại bất đồng quan điểm với cha mẹ không? 5. Cha mẹ có thao túng bạn bằng đe doa hay tội lỗi không? 6. Cha mẹ có thao túng bạn bằng tiền không? 7. Bạn có thấy mình có trách nhiệm trong việc cha mẹ cảm thấy thế nào không? Nếu họ không vui, bạn có cảm thấy đó là lỗi của bạn không? Có phải việc của bạn là khiến họ vui lên không? 8. Bạn có tin rằng dù mình làm gì chăng nữa, sẽ không bao giờ là đủ với cha mẹ không? 9. Bạn có tin rằng một ngày nào đó, bằng cách nào đó cha mẹ sẽ thay đổi tốt hơn không? Nếu bạn trả lời “có” dù chỉ một phần ba trong số những câu hỏi trên, thì khả năng cao cuốn sách này có thể giúp bạn. Dù rằng một vài chương có thể không liên quan đến tình trạng của bạn, song quan trọng hãy nhớ rằng mọi cha mẹ độc hại, bất kể bản chất lạm dụng của họ là gì, về cơ bản đều để lại những vết sẹo giống nhau. Ví dụ, cha mẹ bạn có thể không phải những kẻ nghiện rượu, song những hỗn loạn, sự mất ổn định và mất mát thời thơ ấu biểu hiện trong các gia đình có kẻ nghiện rượu cũng thực tế đối với trẻ em của tuýp cha mẹ độc hại khác. Các nguyên tắc và kỹ thuật phục hồi đều tương tự nhau với mọi đứa trẻ trưởng thành, do vậy, tôi khuyến khích bạn đừng bỏ lỡ bất cứ chương nào. Giải phóng bản thân khỏi những tổn thương từ cha mẹ độc hại Nếu bạn là một đứa trẻ trưởng thành từ gia đình có cha mẹ độc hại, sẽ có nhiều điều bạn có thể làm để giải phóng bản thân khỏi tội lỗi hay nghi ngờ bản thân. Tôi sẽ thảo luận nhiều chiến lược đa dạng xuyên suốt cuốn sách này. Tất cả những gì tôi muốn là bạn hãy thực hành với một niềm hi vọng lớn lao. Không phải niềm hi vọng giả dối rằng cha mẹ bạn sẽ bất ngờ thay đổi, mà một hi vọng thực tế rằng bạn có thể thoát khỏi tâm lý bị ảnh hưởng mạnh mẽ và phá hoại từ cha mẹ mình. Bạn chỉ cần tìm thấy sự can đảm. Nó nằm ngay bên trong bạn. Tôi sẽ dẫn bạn đi theo một chuỗi những bước giúp bạn nhìn ra sự ảnh hưởng một cách rõ ràng và xử lý nó, bất chấp việc hiện tại bạn đang có những mâu thuẫn với cha mẹ, hay chỉ có quan hệ bề nổi, hay bạn đã không gặp họ hàng năm trời, hay thậm chí cả hai đều đã mất. Kỳ lạ thay, nhiều người vẫn bị cha mẹ kiểm soát ngay cả khi họ đã mất. Bóng ma ám ảnh có thể không có thật theo giác quan siêu nhiên, mà nó thực sự tồn tại theo cảm nhận tâm lý. Những yêu cầu, kỳ vọng và cảm giác tội lỗi của cha mẹ có thể vương vấn rất lâu sau khi họ qua đời. Bạn có lẽ đã nhận ra sự cần thiết phải giải phóng bản thân khỏi sự ảnh hưởng của cha mẹ. Có thể bạn đã từng đương đầu với nó. Một trong những khách hàng của tôi đã hào hứng nói rằng, “cha mẹ tôi không còn kiểm soát đời tôi được nữa…tôi ghét họ và họ cũng biết điều đó.” Song cô nhận ra rằng bằng cách thổi lên ngọn lửa giận dữ trong mình, cha mẹ cô vẫn đang thao túng cô, và cô đang bòn rút năng lượng từ các khía cạnh khác trong cuộc sống để đổ vào cơn giận. Đương đầu là một bước quan trọng trong việc loại trừ bóng ma ám ảnh của quá khứ và quỷ dữ của hiện tại, song nó không bao giờ được thực hiện trong ngọn lửa giận dữ. “CHẲNG PHẢI TÔI NÊN TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO CON NGƯỜI MÀ TÔI TRỞ THÀNH Ư?” Cho đến giờ phút này, có thể bạn đang nghĩ, “Đợi một chút, Susan. Trong hầu hết các cuốn sách và các chuyên gia đều nói rằng tôi không thể đổ lỗi cho bất cứ ai về những vấn đề của mình.” Nhảm nhí. Cha mẹ bạn có trách nhiệm với những gì họ đã gây ra. Dĩ nhiên, bạn chịu trách nhiệm cho cuộc sống trưởng thành của mình, song cuộc đời phần lớn được định hình bởi những trải nghiệm khi bạn còn chưa có quyền kiểm soát. Sự thật là: Bạn không chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra khi bạn vẫn còn là một đứa trẻ không có khả năng tự vệ. Bạn chịu trách nhiệm trong việc bước những bước đi tích cực để làm gì đó ngay bây giờ! CUỐN SÁCH NÀY CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN? Chúng ta đang bắt đầu bước vào một hành trình quan trọng cùng nhau. Đó là hành trình của sự thật và khám phá. Tới cuối con đường bạn sẽ phát hiện ra mình chịu trách nhiệm với đời mình hơn bao giờ hết. Tôi không đưa ra một bảo đảm chắc chắn rằng các vấn đề của bạn sẽ biến mất một cách kỳ diệu chỉ sau một đêm. Song nếu bạn có can đảm và sức mạnh để làm theo những chỉ dẫn trong cuốn sách này, bạn sẽ có khả năng đòi lại từ cha mẹ quyền lực với tư cách là một người trưởng thành, và nhân phẩm với tư cách một con người. Công việc này đòi hỏi một cái giá về mặt cảm xúc. Khi bạn gỡ bỏ hàng rào phòng thủ xuống, bạn sẽ khám phá ra những cảm xúc giận dữ, lo âu, đau đớn, bối rối và đặc biệt là buồn bã. Việc phá hủy hình tượng để đời của cha mẹ có thể khiến bạn cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi. Tôi muốn bạn tiếp cận những tài liệu trong cuốn sách này với nhịp độ của riêng mình. Nếu có bài tập nào khiến bạn khó chịu, hãy cho nó thêm thời gian. Điều quan trọng ở đây là quá trình, không phải tốc độ. Để giải thích những khái niệm trong cuốn sách này, tôi đã đào sâu vào lịch sử nghề nghiệp của mình. Một số được phiên âm trực tiếp từ băng ghi âm, một số khác được xây dựng từ những ghi chú. Tất cả những lá thư trong cuốn sách này đều lấy từ tài liệu của tôi và được sao chép chính xác từ bản gốc. Các buổi trị liệu không được ghi chép lại vẫn còn sống động trong trí nhớ của tôi, và tôi đã nỗ lực viết lại nó theo đúng như cách nó đã xảy ra. Chỉ có tên và hoàn cảnh sự việc được thay đổi vì lý do pháp lý. Không có trường hợp nào được “kịch tính hóa”. Các câu chuyện nghe có vẻ giật gân, song thực tế chúng lại khá điển hình. Tôi không cố đào xới tài liệu cốt tìm cho ra những trường hợp khiêu khích hay kịch tính nhất, thay vào đó tôi chọn những trường hợp có thể đại diện rõ nhất cho những câu chuyện tôi vẫn thường nghe hàng ngày. Các vấn đề tôi nêu trong cuốn sách không phải là những lầm lạc của con người, đó chỉ là một phần của họ. Cuốn sách được chia làm hai phần. Trong phần đầu chúng ta sẽ phân tích cách thức mà các loại cha mẹ độc hại khác nhau thực hiện. Ta sẽ khám phá ra vô số cách thức cha mẹ có thể làm tổn hại ta và có thể vẫn đang làm điều đó mỗi ngày. Hiểu biết này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho phần thứ hai, nơi tôi sẽ cung cấp cho bạn những kỹ thuật hành vi đặc biệt để đảo chiều cán cân quyền lực trong mối quan hệ của bạn và cha mẹ độc hại. Quá trình giảm dần ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ cần nhiều thời gian. Song đến cuối cùng nó sẽ giải phóng sức mạnh bên trong bạn, thứ đã bị che giấu sau nhiều năm, một con người độc đáo và đầy tình yêu thương mà bạn từng là. Cùng nhau, chúng ta sẽ giúp giải phóng con người đó và cuộc sống này cuối cùng cũng nằm trong tay bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Độc Hại PDF của tác giả Susan Forward Ph. D nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công (Deepak Chopra)
NỘI DUNG VỀ TÁC GIẢ LỜI CẢM ƠN LỜI GIỚI THIỆU 1 QUY LUẬT TIỀM NĂNG THUẦN KHIẾT Tìm mua: Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công TiKi Lazada Shopee 2 QUY LUẬT CHO 3 QUY LUẬT NGHIỆP QUẢ: HAY NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ 4 QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU 5 QUY LUẬT MỤC ĐÍCH VÀ KHÁT VỌNG 6 QUY LUẬT BUÔNG BỎ 7 QUY LUẬT “DHARMA” HAY MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI NHỮNG ẤN PHẨM CỦA DEEPAK CHOPRA VỀ TÁC GIẢ Deepak Chopra sinh ngày 22 tháng Mười năm 1946 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp Viện Khoa học Y khoa Toàn quốc Ấn Độ năm 1969, Chopra di cư sang Mỹ năm 1970, làm bác sĩ thực tập nội trú tại bệnh viện ở New Jersey, rồi thực tập nhiều năm tại phòng khám Lahey Clinic, thị trấn Burlington, bang Massachusetrs và Bệnh viện của Đại học Virginia. Ông được công nhận rộng rãi trong y học nội khoa và khoa nội tiết. Chopra từng giảng dạy tại Đại học Tufts và Đại học Boston chuyên khoa Y, trở thành Viện trưởng Viện New England Memorial và thành lập một phòng khám tư lớn. Năm 1981, ông trở thành người tiên phong trong phong trào Thiền Thăng hoa (Transcendental Meditation), nhưng sau đó ông tách khỏi phong trào để theo đuổi những mục tiêu lớn hơn trong điều trị tâm-thể. Năm 1993, ông trở thành giám đốc điều hành Trung tâm Y khoa Tâm-Thể và Tiềm năng Con người tại San Diego. Năm 1996, Chopra cùng bác sĩ David Simon đồng sáng lập Trung tâm Chopra tại La Jolla. Năm 2002, Trung tâm Chopra chuyển trụ sở chính tới Khu nghỉ dưỡng La Costa tại Carlsbad, California, ông hiện giữ vai trò lãnh đạo trong Liên minh vì Nhân loại Mới. Bên cạnh đó, Chopra cũng là nhà văn chuyên viết về tâm linh và y khoa tâm-thể. Chopra cho biết, ông chịu ảnh hưởng từ giáo huấn của trường phái triết học Vedanta, văn bản cổ Bhagavad Cita viết bằng tiếng Phạn gồm 700 câu nằm trong bộ trường ca Mahabharata, từ Jiddu Krishnamurti, triết gia Ấn Độ, tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về triết học và tâm linh, cũng như từ lý thuyết vật lý trường lượng tử. Năm 2004, Chopra được mời viết chung kịch bản với đạo diễn Shekhar Kapur cho một bộ phim về cuộc đời của Đức Phật Tất Đạt Đa cổ Đàm. Năm 2006, Chopra cùng con trai là Gotham Chopra và doanh nhân nổi tiếng Richard Branson mở công ty Virgin Comics LLC với mục đích quảng bá văn hóa Nam Á thông qua truyện tranh. Cũng trong năm đó, Deepak cùng Mike ‘Zappy’ Zapolin và Alys Yablon viết cuốn Ask the Kabala, một bộ gồm 22 thẻ, mỗi thẻ tượng trưng cho một câu chuyện hay nhân vật trong Kinh Cựu ước và một bài học cuộc sống dựa trên câu chuyện ấy xét từ góc độ huyền học Do thái giáo. Ông là tác giả những cuốn sách rất bán chạy như Quantum Healing (tạm dịch: Chữa bệnh bằng lượng tử), Ageless Body (tạm dịch: Cơ thể không già), Timeless Mind (tạm dịch: Tâm trí phi thời gian) và Creating Affluence (tạm dịch: Tạo lập sự giàu có); cũng như hơn 41 đầu sách và 100 chương trình ghi âm, thu hình và đìa CDROM nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc con người. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn năm mươi ngôn ngữ, bản thân ông đi thỉnh giảng khắp nơi ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ân Độ, châu Âu, Nhật Bản và Úc. Deepak Chopra được tạp chí Time bình chọn là một trong một trăm nhân vật của thế kỷ hai mươi. Bạn chính là khát vọng thôi thúc sâu kín bên trong bạn. Gieo khát vọng, gặt ý chí. Gieo ý chí, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt số phận. Kinh Brihadaranyaka Upanishad.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công PDF của tác giả Deepak Chopra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công (Deepak Chopra)
NỘI DUNG VỀ TÁC GIẢ LỜI CẢM ƠN LỜI GIỚI THIỆU 1 QUY LUẬT TIỀM NĂNG THUẦN KHIẾT Tìm mua: Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công TiKi Lazada Shopee 2 QUY LUẬT CHO 3 QUY LUẬT NGHIỆP QUẢ: HAY NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ 4 QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU 5 QUY LUẬT MỤC ĐÍCH VÀ KHÁT VỌNG 6 QUY LUẬT BUÔNG BỎ 7 QUY LUẬT “DHARMA” HAY MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI NHỮNG ẤN PHẨM CỦA DEEPAK CHOPRA VỀ TÁC GIẢ Deepak Chopra sinh ngày 22 tháng Mười năm 1946 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp Viện Khoa học Y khoa Toàn quốc Ấn Độ năm 1969, Chopra di cư sang Mỹ năm 1970, làm bác sĩ thực tập nội trú tại bệnh viện ở New Jersey, rồi thực tập nhiều năm tại phòng khám Lahey Clinic, thị trấn Burlington, bang Massachusetrs và Bệnh viện của Đại học Virginia. Ông được công nhận rộng rãi trong y học nội khoa và khoa nội tiết. Chopra từng giảng dạy tại Đại học Tufts và Đại học Boston chuyên khoa Y, trở thành Viện trưởng Viện New England Memorial và thành lập một phòng khám tư lớn. Năm 1981, ông trở thành người tiên phong trong phong trào Thiền Thăng hoa (Transcendental Meditation), nhưng sau đó ông tách khỏi phong trào để theo đuổi những mục tiêu lớn hơn trong điều trị tâm-thể. Năm 1993, ông trở thành giám đốc điều hành Trung tâm Y khoa Tâm-Thể và Tiềm năng Con người tại San Diego. Năm 1996, Chopra cùng bác sĩ David Simon đồng sáng lập Trung tâm Chopra tại La Jolla. Năm 2002, Trung tâm Chopra chuyển trụ sở chính tới Khu nghỉ dưỡng La Costa tại Carlsbad, California, ông hiện giữ vai trò lãnh đạo trong Liên minh vì Nhân loại Mới. Bên cạnh đó, Chopra cũng là nhà văn chuyên viết về tâm linh và y khoa tâm-thể. Chopra cho biết, ông chịu ảnh hưởng từ giáo huấn của trường phái triết học Vedanta, văn bản cổ Bhagavad Cita viết bằng tiếng Phạn gồm 700 câu nằm trong bộ trường ca Mahabharata, từ Jiddu Krishnamurti, triết gia Ấn Độ, tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về triết học và tâm linh, cũng như từ lý thuyết vật lý trường lượng tử. Năm 2004, Chopra được mời viết chung kịch bản với đạo diễn Shekhar Kapur cho một bộ phim về cuộc đời của Đức Phật Tất Đạt Đa cổ Đàm. Năm 2006, Chopra cùng con trai là Gotham Chopra và doanh nhân nổi tiếng Richard Branson mở công ty Virgin Comics LLC với mục đích quảng bá văn hóa Nam Á thông qua truyện tranh. Cũng trong năm đó, Deepak cùng Mike ‘Zappy’ Zapolin và Alys Yablon viết cuốn Ask the Kabala, một bộ gồm 22 thẻ, mỗi thẻ tượng trưng cho một câu chuyện hay nhân vật trong Kinh Cựu ước và một bài học cuộc sống dựa trên câu chuyện ấy xét từ góc độ huyền học Do thái giáo. Ông là tác giả những cuốn sách rất bán chạy như Quantum Healing (tạm dịch: Chữa bệnh bằng lượng tử), Ageless Body (tạm dịch: Cơ thể không già), Timeless Mind (tạm dịch: Tâm trí phi thời gian) và Creating Affluence (tạm dịch: Tạo lập sự giàu có); cũng như hơn 41 đầu sách và 100 chương trình ghi âm, thu hình và đìa CDROM nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc con người. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn năm mươi ngôn ngữ, bản thân ông đi thỉnh giảng khắp nơi ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ân Độ, châu Âu, Nhật Bản và Úc. Deepak Chopra được tạp chí Time bình chọn là một trong một trăm nhân vật của thế kỷ hai mươi. Bạn chính là khát vọng thôi thúc sâu kín bên trong bạn. Gieo khát vọng, gặt ý chí. Gieo ý chí, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt số phận. Kinh Brihadaranyaka Upanishad.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công PDF của tác giả Deepak Chopra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
1000 Từ Làm Thay Đổi Số Phận Của Bạn (Humanity’S Team)
1000 từ sau đây, nếu bạn nghiền ngẫm và hành động theo chúng, có thể thay đổi mọi thứ trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn, chỉ trong một thế hệ: Bạn nghĩ mình đang bị những người khác khủng bố, song sự thật là bạn đang bị khủng bố bởi niềm tin của chính mình. Trải nghiệm của bạn với bản thân và thế giới sẽ thay đổi ngoạn mục nếu bạn thực hiện Năm bước đến Hoà bình: (1) Cho phép mình chấp nhận là một số niềm tin trước đây của bạn vào Thượng đế và về Cuộc đời không còn đúng nữa. (2) Khám phá là có khả năng là, một số điều bạn hiểu không đầy đủ về Thượng đế và Cuộc đời, và điều này sẽ thay đổi mọi thứ. (3) Thông báo rằng bạn sẵn sàng để những hiểu biết mới về Thượng đế và Cuộc sống được phổ biến, đó là những hiểu biết có thể tạo ra một cách sống mới trên hành tinh này. (4) Can đảm xem xét những hiểu biết mới này và, nếu chúng gắn với những sự thật và hiểu biết bên trong bạn, hãy mở rộng hệ thống niềm tin của bạn để nhận chúng vào đó. (5) Thể hiện cuộc sống của bạn như sự biểu đạt những niềm tin cao nhất của bạn, chứ không phải như một sự từ chối những niềm tin này. Đây là một số Hiểu biết mới mà bạn có thể ước mong được tìm hiểu: - Chúng ta là Một. Tất cả mọi thứ là Một. Chỉ có Một, và tất cả mọi thứ là các phần của Cái Toàn thể này. Điều đó nghĩa là bạn là Thần Thánh. Bạn không phải là cơ thể của bạn, trí óc của bạn, hay tâm hồn của bạn. Mà bạn là sự kết hợp của cả ba điều trên, chúng tạo thành Cái Toàn Thể của bạn. Bạn là một sự biểu lộ của Cái Thần Thánh trên Trái đất. - Có đủ mọi thứ cho mọi người. Không cần phải cạnh tranh, càng không cần phải đánh nhau, để giành lấy các tài nguyên cho mình. Tất cả điều bạn cần làm là chia sẻ. Tìm mua: 1000 Từ Làm Thay Đổi Số Phận Của Bạn TiKi Lazada Shopee - Bạn không phải làm bất kỳ điều gì. Bạn sẽ làm nhiều điều, nhưng trong đó không có bất kỳ điều gì bạn phải làm. Thượng đế của chúng ta là một Thượng đế tràn đầy tình yêu thương. Ngài không đòi hỏi gì, không ra lệnh điều gì, và cũng không trừng phạt điều gì. - Thượng đế nói chuyện với tất cả mọi người, vào mọi thời điểm. Câu hỏi không phải là: “Thượng đế nói chuyện với ai?” mà là “Ai lắng nghe Thượng đế?” - Không có điều gì như là tuyệt đối Đúng hay tuyệt đối Sai, chỉ có Điều gì hoạt động hiệu quả và Điều gì hoạt động không hiệu quả, cho dù bạn đang cố làm cái gì. Thách thức của nhân loại là đồng thuận trên cái mà chúng ta đang cố làm, về mặt cá nhân hay như một giống loài. - Cuộc đời sẽ trở thành lời mời tuyệt vời để thay đổi ý thức con người từ trạng thái tâm lý Nạn nhân - Người xấu sang tâm lý Thắng - Thắng hay Của chúng ta - Của chúng ta. Điều này sẽ hoàn thành khi chúng ta hiểu mối quan hệ thật sự của chúng ta với nhau và với Thượng đế. - Không ai làm điều gì không hợp lý, cho dù mô hình thế giới của họ là như thế nào. Đây là nhận thức bên trong đầy quyền năng, mà về sau cùng xác định được giải pháp để chấm dứt sự độc ác của loài người và những hành vi tự phá hoại: thay đổi những niềm tin tạo nên ý tưởng của con người về thế giới và cảm giác ghét bỏ, giận dữ; và bạo lực sẽ biến mất. - Không có nơi nào là địa ngục, và khái niệm hoả ngục đời đời không tồn tại. - Không có cái chết. Cái bạn gọi là “chết” chỉ đơn giản là một quá trình Tái - khẳng định (tái sinh). - Tình yêu là tất cả những gì tồn tại. - Bạn là đấng sáng tạo cho thực tế của chính mình, sử dụng ba công cụ của Đấng sáng tạo: Suy nghĩ, Từ ngữ và Hành Động. - Cuộc đời của bạn không có việc gì để làm với bạn. Nó là về những người mà cuộc đời của bạn chạm vào, và cách thức mà bạn chạm vào cuộc đời mình. - Mục đích cuộc đời của bạn là tái sinh bản thân một lần nữa trong phiên bản vĩ đại tiếp theo của phiên bản vĩ đại nhất mà bạn có được về Người mà bạn là. - Thời khắc mà bạn tuyên bố bất kỳ điều gì, mọi thứ không giống với nó sẽ đi vào không gian. Đó là Luật của những Sự đối lập, tạo ra một trường ngữ cảnh mà trong đó, cái mà bạn mong ước biểu lộ có thể được trải nghiệm. Hiểu được điều này cho phép bạn đáp lại một cách tích cực với những biến cố thách thức nhất của cuộc đời. - Mọi sự thật là chủ quan. Trong khuôn khổ này có 5 cấp độ của việc nói lên sự thật: Nói sự thật của bạn cho bản thân về bản thân. Nói sự thật của bạn cho bản thân về một người khác. Nói sự thật của bạn về bản thân với một người khác. Nói sự thật của bạn về một người khác cho một người khác. Nói sự thật của bạn cho mọi người về mọi điều. - Mười ảo ảnh của con người là: Cái Cần có tồn tại, Sự Thất bại có tồn tại, Sự không Đoàn kết có tồn tại, Sự Thiếu thốn có tồn tại, Sự Yêu cầu có tồn tại, Phán xét có tồn tại, Lên án có tồn tại, Tính điều kiện có tồn tại, Sự Ưu việt có tồn tại. Sự Thiếu Hiểu biết có tồn tại. - Có 3 khái niệm Cốt lõi của Sống Toàn thể: Trung thực, Nhận thức, Trách nhiệm. Sống theo những giới luật này và việc tranh đấu sẽ biến mất khỏi cuộc đời bạn. - Cuộc đời vận hành trong mô thức Là-Làm-Có. Hầu hết mọi người đang hiểu theo hướng ngược lại, tưởng rằng một người hạng nhất phải “có” mọi thứ để “làm” mọi thứ, để có thể “là” cái mà họ mong ước trở thành. Đảo ngược mô thức này là cách nhanh nhất để trải nghiệm việc làm chủ trong việc sống. - Có ba cấp độ của Nhận thức: Hy vọng, Niềm tin và Hiểu biết. Mức độ thứ ba tạo ra sự bình an ở bên trong. - Có 5 sai lầm về Thượng đế mà tạo ra khủng hoảng, bạo lực, giết chóc và chiến tranh. Thứ nhất, là ý tưởng cho rằng Thượng đế cần điều gì đó. Thứ hai, ý tưởng rằng Thượng đế có thể thất bại trong việc có được cái Thượng đế muốn. Thứ ba, ý tưởng là Thượng đế đã cô lập bạn ra khỏi Thượng đế bởi bạn không hiến dâng cho Thượng đế cái Thượng đế muốn. Thứ tư, ý tưởng là Thượng đế vẫn quá muốn cái mà Thượng đế cần đến mức bây giờ Thượng Đế yêu cầu bạn, khi bạn đang ở vị trí bị tách khỏi Thượng đế, để bạn phải đưa điều đó cho Thượng đế. Thứ năm, ý tưởng là Thượng đế sẽ tàn phá bạn nếu bạn không đáp ứng các yêu cầu của Thượng đế. - Ngoài ra, còn có 5 Sai lầm về cuộc đời mà cũng như vậy, tạo ra khủng hoảng, bạo lực, giết chóc và chiến tranh. Thứ nhất, ý tưởng là con người tách biệt với nhau. Thứ hai, ý tưởng là không có đủ cái con người cần để được hạnh phúc. Thứ ba, ý tưởng là để có đủ điều mình cần trong khi không có đủ, con người phải cạnh tranh với nhau. Thứ tư, ý tưởng là một số người tốt hơn những người còn lại. Thứ năm, ý tưởng là con người giải quyết những khác biệt nghiêm trọng tạo ra bởi các sai lầm khác bằng cách giết chóc lẫn nhau là phù hợp. - Một Tin Mừng Mới có thể chữa lành mọi sự giận dữ trên Trái đất: Chúng ta là một. Cách của chúng ta không phải là cách tốt hơn hay không, cách của chúng ta chỉ đơn thuần là một cách khác. ================================================== Tài liệu này đã được đưa ra với tình yêu thương bởi một thành viên của Humanity’s Team (Đội Nhân loại) như một phần của chương trình hoạt động tâm linh, với tên gọi The Revolution Evolution (Cuộc Cách mạng tiến hoá). Những lời này là một tổng kết của các thông điệp trong loạt sách Đối thoại với Thượng đế. Bạn đang được mời bởi cuộc đời để tham gia với hàng ngàn người khắp thế giới trong quá trình tiến hoá ngay bây giờ. Thời khắc đang kêu gọi toàn bộ nhân loại. Chúng ta không thể tiếp tục theo cách mà chúng ta đang đi. Bạn có thể không đồng ý với mỗi điều trong các tuyên bố trên đây, song bạn có thể đồng ý là chúng ta ít nhất cần bắt đầu một cuộc thảo luận mới, với một vài tư tưởng cách mạng, về cách kết thúc tình trạng rối loạn của nhân loại toàn cầu? Hay bạn tin là chúng ta có thể tiến lên với những ý tưởng cũ về Thượng đế và Cuộc đời? Nếu bạn ở trong nhóm đầu tiên, xin hãy nhớ trang web này, và quyết định vào xem nó thật sớm:Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 1000 Từ Làm Thay Đổi Số Phận Của Bạn PDF của tác giả Humanity’S Team nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.