Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nghiệp Tình Yêu (Geshe Michael Roach)

Geshe Michael Roach đã viết cuốn sách Năng đoạn Kim cương. Nó được đặt theo tên của một bộ kinh nổi tiếng giải thích về nghiệp cùng khía cạnh kém quan trọng hơn của nó, đó là khái niệm “không” trong Phật giáo. Nó đã trở thành cuốn sách kinh doanh bán chạy trên khắp thế giới, được dịch ra khoảng 25 thứ tiếng, và được hàng triệu người đón nhận; nổi tiếng nhất là bản tiếng Trung và nó đã giúp nhiều người đạt được tự do tài chính. Từ đó, mọi người bắt đầu mời ông đến nói chuyện về cuốn sách. Kể từ khi cuốn sách ra đời, Geshe cùng các đồng nghiệp tại Học viện Năng đoạn Kim cương đã tiến hành các buổi hội thảo kinh doanh và khóa tu cho hàng ngàn người thuộc nhiều quốc gia. Trong những chương trình này, họ thường tổ chức những buổi thảo luận nhỏ có tên là “Trí tuệ cho cuộc sống hàng ngày,” và ở đó, những người tham gia sẽ có cơ hội đặt các câu hỏi có liên quan đến công ty cũng như sự nghiệp của họ. Một hôm, trong một chương trình ở Trung Quốc, một người phụ nữ đã hỏi rằng liệu Geshe có thể trả lời một câu hỏi không liên quan đến kinh doanh mà về mối quan hệ của cô với chồng được không. Liệu các Nguyên tắc Năng đoạn Kim cương - các nguyên tắc về hạt giống nghiệp - có áp dụng được vào cuộc sống gia đình không? Geshe trả lời rằng, tất nhiên là được; rằng những hạt giống nghiệp trong tâm chúng ta, chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ và tất cả mọi người xung quanh chúng ta.

Đột nhiên, như thể một con đập vừa bị vỡ, mọi người bắt đầu đưa ra những câu hỏi mà từ lâu bị dồn nén về những vấn đề tế nhị nhất liên quan đến mối quan hệ của họ với người bạn đời của mình. Lúc đó, ông nhận ra rằng quan tâm đến các nhu cầu tâm linh - cũng như các nhu cầu cơm áo gạo tiền - không thôi là chưa đủ. Những mối quan hệ thân mật có lẽ chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời; và chúng cũng có thể trở thành nguồn đau khổ lớn nhất. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, và nếu chúng ta muốn thế giới hạnh phúc, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề về mối quan hệ này!

Đáng ngạc nhiên là Phật giáo có rất nhiều lời khuyên dành cho chúng ta về mối quan hệ của chúng ta với người bạn đời. Có hàng ngàn quyển sách vô giá, chứa đựng mọi kiến thức về nguồn gốc của mọi sự vật trong cuộc sống của chúng ta, kể cả thông tin về người bạn đời của chúng ta. Chúng là những giáo lý về hạt giống nghiệp. Ngoài ra còn có một bí quyết khác, có tên là Đạo Kim cương, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Nó cung cấp cho chúng ta những phương cách mới vô cùng độc đáo để gắn kết với người bạn đời của mình và cùng với họ đạt được những đỉnh cao tuyệt đẹp không gì có thể so sánh được. Để đủ tiêu chuẩn viết một cuốn sách về Nghiệp tình yêu, Geshe cảm thấy rằng mình là người may mắn nhất so với những nhà sư đồng đạo vì ông ã trải qua nhiều mối quan hệ trước khi trở thành một nhà sư (phần lớn người Tây Tạng vào tu viện trong độ tuổi từ 7 đến 12). Ngài biết phụ nữ như thế nào - biết những niềm vui mà một mối quan hệ đem lại, cũng như những nỗi đau khổ tột cùng của tình yêu mang lại. Chính bố mẹ ngài Geshe cũng đã phải trải qua một cuộc li dị đầy tổn thương, một sự kết hợp tồi tệ giữa việc yêu nhau nhưng không thể ở cạnh nhau. Và ông nghĩ điều quan trọng nhất là ông đã có một mối quan hệ mà ông cho là thần thánh - ở đó ông biết được sơ qua về mối liên hệ giữa Đức Phật và bà Tilottama, giữa Dante và Beatrice. Trong những năm sau đó, Geshe đã làm vững mạnh thêm trải nghiệm này và đạt được một sự hiểu biết sâu hơn về nó, thông qua hàng ngàn giờ học các giáo lý dưới chân 12 vị thầy vĩ đại của Tây Tạng. Gehse đã được trao cánh cửa bí mật để đi vào những phương pháp tương tác với người bạn đời, và ông đã dành nhiều năm để dịch cũng như nghiên cứu hàng ngàn trang văn bản cổ nói về những phương pháp này.

Geshe đã nghiêm túc thử làm theo các phương pháp này và đôi khi thu hút sự chú ý không mong muốn của báo chí cũng như sự giận dữ của giới chức tu viện vì một vài người trong số đó cho rằng những kiến thức này không thể được chia sẻ cho đại chúng.

Nhưng ông tin rằng có một thế giới hoàn hảo, ông tin rằng chúng ta có thể, cùng nhau tạo ra nó, và ông tin rằng nó bắt đầu và kết thúc bằng một mối quan hệ hoàn hảo - bằng sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các cặp đôi. Vì vậy, Geshe muốn chia sẻ với bạn những gì ông đã học được để giúp bạn cải thiện mối quan hệ của riêng bạn. Qua nhiều năm, hàng ngàn người từ gần như tất cả mọi nơi trên thế giới đã hỏi Geshe những câu hỏi về những mối quan hệ của họ. Ngài đã chọn lọc ra 100 câu hỏi phổ biến nhất và trả lời chúng ở đây dựa theo tri thức và trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng, kèm theo lời chúc tốt lành đến từ trái tim lạt-ma của ngài. Hy vọng nó sẽ giúp được bạn và con người hoàn hảo kia trong cuộc đời bạn. Tìm mua: Nghiệp Tình Yêu TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghiệp Tình Yêu PDF của tác giả Geshe Michael Roach nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tiếng Nói Vô Thinh (H. P. Blavatsky)
TỰA Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng. Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái - tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo. Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều. Nguyên bản của “Kim Huấn Thư” khắc trong những hình chữ nhật, mỏng, còn những bản sao thường khắc trên những đĩa tròn. Thường người ta cất những đĩa hay là bản sao đó trên bàn thờ của những đền chùa tùy thuộc những trung tâm có trường dạy “Thiền định” hay là Mahayana (Yogachàrya). Những bản đó viết nhiều cách khác nhau có khi bằng chữ Tây Tạng, nhưng phần nhiều là bằng chữ tượng hình. Tìm mua: Tiếng Nói Vô Thinh TiKi Lazada Shopee Thứ tiếng của tăng lữ dùng (senzar) ngoài thứ văn tự riêng của nó, có thể viết ra bằng nhiều lối chữ bí mật, và theo lối tượng hình văn tự, hơn là theo lối âm tiết văn tự. Một phương pháp khác nữa (Tây Tạng gọi là lug) dùng cách viết bằng số và màu, mỗi số tương ứng với một chữ trong bản mẫu tự Tây Tạng (30 chữ đơn và 74 chữ kép) và toàn bộ hợp thành một bản mẫu tự bí mật. Khi người ta dùng chữ tượng hình thì có một cách nhất định để đọc bản văn, thí dụ như trong trường hợp này những biểu tượng và những dấu hiệu của Chiêm tinh học tức là 12 con thú trong Hoàng đạo, và bảy màu nguyên thủy, mỗi màu có ba hạng: lợt, nguyên thủy và đậm, dùng thế cho 33 chữ của bản mẫu tự đơn, cho tiếng, cho câu. Ở đây 12 con thú lập lại năm lần, và cặp với ngũ hành và bảy màu, họp thành một bản mẫu tự đầy đủ, gồm có 60 chữ thánh và 12 dấu. Một cái dấu ghi ở đầu bản văn chỉ cho độc giả biết phải đánh vần theo lối Ấn Ðộ trong đó mỗi tiếng đều phỏng theo tiếng Sanskrit hay là phải đọc theo nguyên tắc chữ tượng hình của người Tầu. Tuy nhiên, cách dễ hơn hết là độc giả không dùng thứ ngôn ngữ nào hết hoặc dùng thứ ngôn ngữ nào tùy thích, bởi vì những dấu hiệu và những biểu tượng cũng giống như những số hay là hình Á rập, là sở hữu công cộng và quốc tế giữa những nhà thần bí đắc pháp và đệ tử của các Ngài. Một trong những lối viết chữ Tầu cũng có một đặc tính như thế, bất kỳ ai có biết chữ đó đều đọc được dễ dàng, thí dụ một người Nhật có thể đọc theo tiếng Nhật một cách dễ dàng như người Tầu đọc theo tiếng Tầu vậy. Kim huấn thư gồm có 90 quyển khái luận nhỏ và riêng biệt nhau, trong đó vài quyển đã có trước thời kỳ Phật giáo ra đời. Tôi học thuộc lòng 39 quyển từ nhiều năm qua. Muốn dịch mấy quyển kia tôi phải nhờ đến bút ký để rải rác trong vô số giấy tờ, và những bút ký thu thập chưa sắp xếp lại trong hai mươi năm chót, như thế công việc không phải dễ. Hơn nữa, tất cả không thể nào đem ra dịch hết cùng trao truyền cho một thế giới quá ích kỷ và quá mê trần, chưa chuẩn bị chút nào để xứng đáng thọ lãnh một luân lý cao siêu như thế. Bởi vì chỉ có người nào thành thật bền chí theo đuổi sự tự tri mới sẵn lòng để tai nghe những lời khuyên bảo có tính cách như thế. Tuy nhiên, loại luân lý này đầy rẫy trong những sách văn học phương Ðông, nhất là trong kinh Upanishads, Ðức Krishna nói với Arjuna: “Hãy diệt lòng tham sống”. Tham vọng này chỉ dính liền với hình hài, là dụng cụ của cái Ta biểu hiện, chớ không phải của cái Ta “trường cửu, bất hoại, không giết mà cũng không bị giết” (kinh Katha Upanishads). Kinh Sutta Nipãta dạy: “Hãy diệt trừ cảm giác, vui, khổ, được, mất, thành, bại, coi cũng như nhau” và còn dạy thêm rằng: “Chỉ tìm nơi trú ẩn trong cái bất sinh, bất diệt thôi”. Krishna lập đi lập lại đủ cách: “Hãy tiêu diệt cảm nghĩ chia rẽ”: “Cái trí manas mà còn chạy theo những giác quan vẩn vơ, vô định thì sẽ làm cho Linh Hồn (Buddhi) dật dờ như chiếc thuyền bị gió nhồi trên lượn sóng” (Bhagavadgitã II. 70). Bởi thế chúng tôi nghĩ, chỉ nên lựa chọn thật kỹ lấy một ít bài thích hợp nhất, cho một số ít người thật có tâm hồn thần bí trong Hội Thông Thiên Học, và các bài này chắc chắn đúng với nhu cầu của họ. Chỉ những kẻ đó mới ưa thích những lời này của Krishna-Christos, cái “Ta cao siêu”. “Bực hiền giả không than thở cho người sống hoặc kẻ chết. Trong dĩ vãng tôi, anh, và những kẻ lập qui tắc cho người đời không khi nào là không tồn tại, và tất cả chúng ta sẽ tồn tại ở tương lai” (Bhagavadgitã II.27). Trong bản dịch này, tôi cố gắng để bảo tồn vẻ đẹp của câu văn đầy thi vị và bút pháp có nhiều gợi ý của nguyên văn. Ðộc giả sẽ phán đoán xem sự cố gắng này đã thành công được đến đâu. H. P. BDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "H. P. Blavatsky":Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 1Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 2Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 3Tiếng Nói Vô ThinhChìa Khóa Minh Triết Thiêng LiêngThiên Nhiên Huyền BíBí Quyết Thông Thiên HọcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiếng Nói Vô Thinh PDF của tác giả H. P. Blavatsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thực Hành Lửa Tím (Đang Cập Nhật)
Tổng hợp về các bài lệnh: NHỮNG BÀI LỆNH VÀ NHỮNG SỰ HÌNH DUNG Lưu ý khi đọc: - Đọc bài lệnh: Ống ánh sáng là bắt buộc trước khi đi bắt đầu mỗi lần kêu gọi ánh sáng tím. Ý nghĩa là tạo nên bức tường ánh sáng bảo vệ, cách lý chúng ta khỏi năng lượng tiêu cực bên ngoài. - Đọc tối thiểu mỗi bài lệnh 3 lần. Đọc càng nhiều sẽ tăng sức mạnh nhiều hơn nữa. Tối thiểu 15 phút mỗi ngày. Đọc bài lệnh chậm rãi lúc ban đầu sau đó tăng tốc độ khi bạn lặp lại nhiều lần. Tìm mua: Thực Hành Lửa Tím TiKi Lazada Shopee Lặp lại bài lệnh 3 hoặc 9 lần để bắt đầu. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu tăng số lần lặp lại. (Lặp lại một bài lệnh 36, 40, 108 hoặc thậm chí 144 lần có khả năng thâm nhập nhiều hơn vào sức mạnh của Thượng đế và các nguồn tài nguyên tâm linh của chính bạn ) - Thượng Đế ở đây hiểu là đấng sinh thành nền tất cả mọi thứ, vạn vật trong vũ trụ. Thượng Đế cũng ở ngay bên trong chúng ta, Người luôn kết nối với chúng ta và nuôi chúng ta mọi lúc mọi nơi. - Các bài lệnh này cũng chính là sự yêu cầu của những người con trai con gái của Thượng Đế gửi đến người. “Bài lệnh” là những lời cầu nguyện có vần điệu gọi ra những năng lượng tâm linh đầy sức mạnh. Năng lượng ánh sáng này, kết hợp với sự hình dung, có một phẩm chất đặc biệt là xóa bỏ và chuyển hóa những khía cạnh tiêu cực của chúng taDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đang Cập Nhật":Thực Hành Lửa TímHãy Có Lý Trí Để Nhận BiếtChân Phật Pháp Trung PhápMục Đích Đời Sống Con Người499 Điều Cấm Kỵ Trong Phong ThủyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Hành Lửa Tím PDF của tác giả Đang Cập Nhật nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phương Pháp Môn Kriyâ Yoga (Sưu Tầm)
Phương Pháp Môn Kriyâ Yoga Môn Kriyâ Yoga, thường được đề cập đến trong quyển sách này, đã từng được phổ biến rộng rãi ở xứ Ấn Độ nhờ bởi đức Lahiri Mahâsaya, vị tôn sư của thầy tôi. Danh từ Kriyâ do Phạm Ngữ Kri, có nghĩa là hành động, và cùng một gốc rễ với danh từ Karma, nguyên lý tự nhiên về nhân quả. Kriyâ Yoga có nghĩa là"Hợp nhất với đấng Vô Cùng do sự trung gian của một nghi thức hay hành động". Người Yogi thực hành đúng đắn pháp môn này sẽ lần lần tự giải thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp quả. Theo một nguyên tắc cổ xưa có tự nghìn đời về trước, tôi không thể tiết lộ trọn cả pháp môn Kriyâ Yoga trong một quyển sách dành cho đại chúng. Chỉ có người đạo sĩ Kriyâ Yogi mới có thẩm quyền truyền dạy pháp môn này, mà tôi sẽ trình bày dưới những nét đại cương. Pháp môn Kriyâ Yoga là một phương pháp giản dị về cả hai mặt tâm linh và thể chất, giúp cho con người bài tiết chất thán khí của cơ thể ra ngoài và tiếp thêm dưỡng khí vào máu. Những nguyên tử dưỡng khí phụ trội sẽ chuyển thành một luồng sinh khí phục hồi sinh lực cho bộ phận kinh tủy não. Bác sĩ George W. Crile, nhà Bác học Mỹ nổi tiếng, năm 1940 có trình bày trong một phiên họp của Hội Phát Triển Khoa Học Mỹ, những cuộc thí nghiệm đã giúp cho ông chứng minh rằng tất cả những tế bào trong cơ thể con người đều chứa âm điện, trừ ra những tế bào của óc và thần kinh hệ chứa dương điện bởi vì những tế bào này tiêu thụ chất dưỡng khí mau lẹ hơn.) Tìm mua: Phương Pháp Môn Kriyâ Yoga TiKi Lazada Shopee Người Yogi có thể trì hoãn, hoặc ngăn ngừa sự già cỗi của các tế bào bằng cách ngăn chặn sự tích tục của máu đen, những nhà đạo sĩ tiến hóa cao có thể thay đổi các tế bào của họ thành chất tinh lực thuần túy. Elie, Jesus, Kabir và các nhà tiên tri khác đều biết rõ pháp môn Kriyâ hay một pháp môn tương tự có thể giúp các ngài biến thể hay tàng hình tùy theo ý muốn. Kriya Yoga là một pháp môn rất cổ, mà Lahiri Mahâsaya đã thụ giáo của tôn sư Babâji, vị này đã phát hiện và chấn chỉnh lại pháp môn ấy sau nhiều thế kỷ bị đắm chìm trong quên lãng. Babâji đã nói với Lahiri Mahâysaya. - Pháp môn Kriyâ Yoga mà Thầy dùng con làm trung gian để truyền bá cho đời vào giữa thế kỷ mười chín này, chính là cái pháp môn mà cách đây nhiều ngàn năm, đức Krishna đã truyền dạy cho Arjuna. Đạo sư Phantanjali, đấng Christ, tháng Jean, tháng Paul và những vị thánh tông đồ khác cũng đã từng biết rõ pháp môn ấy. Krishna, đấng tiên tri lớn nhất Ấn Độ, đã đề cập đến pháp môn Kriyâ Yoga trong một câu thánh kinh Byhagavad gita: "Những người khác vận chuyển luồng sinh khí bằng cách điều chỉnh hơi thở ra hít vào, và tập luyện phép khí công Pranâyama". Câu ấy có nghĩa là: "Người Yogi ngăn chận sự già nua của thể xác bằng cách tiếp thêm luồn sinh khí, và ngăn sự trưởng thành bằng phương tiện bài tiết. Bằng cách hóa giải sự già nua và trưởng thành của thể xác, và điều hòa nhịp độ của quả tim, người Yogi nắm vững cái bí quyết của vấn đề sanh tử". Krishna cũng nói rằng trong một tiền kiếp, ngài đã truyền dạy pháp môn Yoga bất tử này cho Vivasvat, bật giác ngộ của thời đại cổ, việc này truyền lại cho đức Manu, nhà sáng lập nên luật pháp Ấn Độ. Đức Manu truyền lại cho Ixvâku, nhà sáng lập nên triều đại vương tướng của Ấn Độ. Được truyền khẩu từ thể kỷ này qua thế kỷ khác, pháp môn Yoga này được các đấng chân Sư gìn giữ trải qua thời gian cho đến kỷ nguyên duy vật. Nhưng vì các vị tăng lữ thời xưa bao trùm nó trong một bức màn bí mật và cũng do bởi sự thản nhiên của người đời, nên rốt cuộc khoa pháp môn Thiên liêng này đã lần lần biến mất. Đạo sư Pâtanjali viết như sau: "Pháp môn Kriyâ Yoga gồm có: Kỷ luật của xác thân, kiểm soát tư tưởng, và tham thiền về thánh ngữ AUM". Pâtanjali cho rằng Thượng Đế, tức là sự rung động trong vũ trụ của tháng ngữ AUM mà người hành giả nghe được trong cơn tham thiền. AUM tức là danh từ sáng tạo, là tiếng động cơ của vũ trụ. Người hành giả tu luyện Yoga sẽ có lúc nghe được âm thanh văng vẳng của thánh ngữ AUM vang lên từ chỗ sâu thẳm của nội tâm mình. Trong khi y nhận được một sự khích lệ tâm linh như thế, người hành giả biết rằng y đã tiếp xúc với cõi thiêng liêng. Trong trạng thái tiếp xúc sơ khởi với Thiêng Liêng như vừa kể trên (Savikalpa Samâdkhi), tâm thức của người hành giả đắm chìm trong tâm thức của vũ trụ, nguyền sinh lực thoát ra khỏi xác thân y, làm cho xác thân y có vẻ như chết, cứng đơ, bất động. Người Yogi hoàn toàn ý thức được sự sống chậm lại của thể xác y. Khi y đạt tới trạng thái cao siêu hơn (Nirvikalpa samâdlhi), tâm thức của y hòa hợp với Thiêng Liêng trong khi y vẫn tỉnh táo và hoàn toàn ý thức được mọi việc xảy ra chung quanh mình. Sri Yukteswar giảng giải cho các đệ tử như sau: - Pháp môn Kriyâ Yôga là một phương pháp hối thúc sự tiến hóa của con người. Từ thời cở xưa, các nhà đạo sĩ Yogi đã khám phá ra điều bí mật này, là tâm thức vũ trụ được nối liền chặt chẽ với sực kiểm soát hơi thở, đó là sự góp phần bất hủ và độc đáo của Ấn Độ vào cái kho tàng kiến thức của nhân loại. Nguồn sinh lực của con người, lúc bình thường bị hao tán do bởi sự náo động hằng ngày, phải được gom lại để dùng trong những hoạt động tâm linh cao siêu hơn bằng cách thực hiện hành pháp Yoga làm lắng dịu nhịp độ của hơi thở.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phương Pháp Môn Kriyâ Yoga PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn (Alice Bailey)
ĐẠI THỈNH NGUYỆN (THE GREAT INVOCATIONS) Khấn xin Quang Minh Lực đem giác ngộ cho muôn người. Khấn xin Tinh Quân Hòa Bình trải rộng khắp muôn phương. Mong cho thiện nhân nơi nơi đáp ứng bằng tinh thần hợp tác. Mong cho chủ âm của mọi người nay là thứ dung. Tìm mua: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn TiKi Lazada Shopee Mong cho quyền năng đi kèm nỗ lực của Đấng Cao Thâm. Mong cho như nguyện, giúp chúng con hoàn tất vai trò thế nhân 1935 Khấn xin Tinh Quân Giải Thoát giáng trần. Mong đến cứu độ cho vô vàn con dân. Khấn xin Đấng Kỵ Mã Chốn Cao Thâm giáng thế, Đến cõi này để hộ độ thế nhân, Hỡi Đấng Đại Hùng, xin hãy giáng lâm. Mong sao hồn nhân thế tỉnh thức trước Diệu Quang. Mong sao thế gian có được chủ tâm kết đoàn. Khấn xin thiên lệnh Đấng Chí Tôn được ban xuống: Đã đến lúc kết thúc ưu phiền cho thế nhân! Hỡi Đấng Đại Hùng, xin hãy giáng lâm. Giờ phụng sự với Diệu Lực Cứu Độ nay đã đến, Hỡi Đấng Đại Hùng, xin cho Diệu Lực lan toả khắp nhân gian. Xin cho Linh Quang, Bác Ái, Diệu Lực,Tử Vong Hoàn thành viên mãn mục tiêu của Đấng Tái Lâm. Sự hiển lộ của Thánh Đoàn Thiên Ý cứu độ ở nơi này, Tình Thương phụng sự tràn đầy nơi kia. Tích cực trợ giúp kẻ nào, Tri ra Chân Lý ẩn tàng nơi đây, Hỡi Đấng Đại Hùng xin hãy hiện ra, Mong sao Ngài phối hợp cả ba, Tạo dựng bức tường che chở bao la Tà luật giờ đây đến ngày kết thúc. 1940 Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí. Cầu xin Linh Quang tràn ngập trí người. Cầu xin Linh Quang giáng xuống dương trần Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm, Mong cho Bác Ái tràn ngập tâm người. Mong sao Đấng Christ trở lại trần gian. Từ trung tâm mà Thiên Ý được thấu triệt. Xin Thiên Ý dắt dẫn tiểu chí con người, Thiên Ý mà Chân Sư biết rõ và phụng hành. Từ trung tâm mà chúng ta gọi là con người. Mong Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động. Và mong Thiên Cơ phong toả hết tà môn. Cầu xin Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ tại cõi trầnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn ThànhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.