Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Điện Biên Phủ Từ Góc Nhìn Của Người Lính Pháp (Roger Bruge)

Kỷ niệm lần thứ 50 Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Thông Tấn ra mắt bạn đọc cuốn "Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người lính Pháp" được dịch từ bản Pháp văn "Lee hommes de Dien Bien Phu” (Những con người của Điện Biên Phủ) do Nhà xuất bản Perrin (Paris) ấn hành năm 1999.

Sinh năm 1926, gia nhập quân đội và đã từng tham chiến ở Đông Dương, trở về Pháp làm báo và viết sách chuyện về đề tài chiến tranh, tác giả Rô giê Bruýtgiơ (Roger Bruge) đã vận dụng thủ pháp điều tra, tiếp cận và mô tả trận Điện Biên Phủ bằng cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá của chính người trong cuộc.

Tận dụng các nguồn tư liệu có thể khai thác, những thông tin thu thập qua thư từ, lời kể, bản đồ tác chiến, biên bản ghi chép của Ủy ban điều tra về Điện Biên Phủ, tìm tới những nhân chứng quan trọng, trong đó có các tướng lĩnh, chính khách Pháp như Nava (Hen ri Navarre), người vạch kế hoạch "bình định Đông Dương trong vòng 18 tháng - cha đẻ của tập đoàn cứ điểm; Đờ Caxtơri (De Castries), tư lệnh trực tiếp chỉ huy mặt trận và nhiều tướng tá, binh sĩ khác cùng thân nhân của họ, tác giả đã tái hiện sinh động và chân thực những sự kiện đã từng xảy ra tại Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm, các trạm cứu thương, tiểu đoàn chiến đấu và cả trên máy bay thả dù tiếp tế..., kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Có thể coi cuốn sách là một ký sự chiến trường, với sự ra đời và thất thủ của lần lượt các cứ điểm Him Lam (Béatrice), đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie), đồi A1 (Éliane 2), C1 (Éliane 1)... cho đến ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtơri phải ra hàng, Nava bị triệu hồi vội vàng về nước thực hiện việc rút quân. Bộ đội ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.

Điều hấp dẫn và thú vị của cuốn sách còn được thể hiện ở những chất liệu sống mà tác giả đã chắt lọc qua thư trao đổi, hồi ức, tâm sự, phản ảnh cách xử sự, phản ứng, sự bất đồng, trong đó có cả những lời cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau giữa những sĩ quan quân đội và chính khách, làm rõ tiến trình, ý đồ chiến lược, chiến thuật từ phía quân đội Pháp, giúp người đọc không chỉ thấy rõ sự thất bại nặng nề cả về quân sự và chính trị của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tại Đông Dương sau sự kiện Điện Biên Phủ, mà còn hiểu biết, cảm thông hơn về nỗi bất hạnh của những quân nhân Pháp bị đẩy tới Điện Biên, vì mưu đồ thực dân xâm lược. Lợi ích bất chính của giới cầm quyền đã biến họ thành thủ phạm, mà cũng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Thiết nghĩ, những trang sách tự nó đã gián tiếp chỉ ra nguyên nhân thất bại của quân đội Pháp và thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam..

Tất nhiên, do tác giả và các nhân vật trong sách là những người bên kia chiến tuyến, khó tránh khỏi những hạn chế trong cách nghĩ, tầm nhìn, chưa thể lý giải sâu xa nguồn gốc thắng lợi của quân và dân ta là nhờ đường lối đúng đắn, độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng, sự kết hợp chặt chẽ giữa Trí và Dũng của cả dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp, đánh thắng mọi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tìm mua: Điện Biên Phủ Từ Góc Nhìn Của Người Lính Pháp TiKi Lazada Shopee

Về mặt biên dịch, hiệu đính và in ấn, dẫu đã cố gắng ở mức cao nhất mà khả năng có thể vẫn khó tránh khỏi thiếu sót, mong được sự thông cảm, góp ý và hy vọng cuốn sách sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu bạn đọc muốn tìm hiểu sâu và toàn diện về Điện Biên Phủ - chiến sử vàng bất hủ của dân tộc. NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN

***

Là học sinh cũ của trường Thiếu sinh quân, Alanh Gămbiê, tính đến tháng 7-1954 thì 23 tuổi, đã chọn đội quân lê dương, nơi rèn đúc tính cách con người tốt nhất. Alanh là con trai của tướng Phécnăng Gămbiê, Tham mưu trưởng của tướng Na va, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Anh thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh ngoại quốc. Khi tiểu đoàn rời vùng châu thổ sông Hồng ngày 3-1-1954 để được không vận lên Điện Biên Phủ, không một người sĩ quan nào có thể hình dung rằng trang sử cuối của chiến tranh Đông Dương sẽ viết ở đây trong cái thung lũng nhỏ bé của xứ Thái mà dòng sông Nậm Rốm uốn quanh đã cắt làm đôi.

Từ cuộc tiến công của Việt Minh ngày thứ bảy, 13-3-1954, đánh vào tập đoàn cứ điểm, ván bài đã thay đổi, Alanh Gămbiê tin rằng anh đang ở một nơi lý tưởng với một sự kiện đặc biệt. Nhưng anh không phải là người duy nhất. Ở cụm cứ điểm Isaben phía nam Điện Biên Phủ, trung úy bác sĩ Êminlơ Pông thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn Angiêri, viết thư cho vợ là Giôgiét: "Anh muốn già thêm vài ngày để biết rốt cuộc mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, kết thúc ra sao. Anh nghĩ mình đã đến đúng lúc, đúng chỗ (18-3)".

Tuy nhiên, trận đánh đã mở đầu không hay ho gì và vào tối ngày 13-3, kẻ thù đã chiếm Bêatơrít và loại tiểu đoàn lê dương phòng ngự cụm điểm tựa ra khỏi vòng chiến. Đêm sau, Gabrien và những người lính Angiêri bảo vệ cứ điểm lại biến mất. Alanh Gămbiê là trung đội trưởng ở đại đội 12 của đại úy Mi sô. Mỗi buổi sáng, từ Isaben, một hoặc hai đại đội xuất phát đi mở đường còn một đơn vị khác rời Điện Biên Phủ. Hai đội tuần tiễu gặp nhau ở giữa đoạn đường đi đến An nơ Mari.

Ngày thứ bảy 20-3, đại đội 11 của đại úy Phuốcniê và đại đội 12 của đại úy Mi sô lại đi tuần tra về phía bắc. Đại đội 12 đã bị ghìm chân, chỉ thoát được khi có sự can thiệp của xe tăng. Tuy nhiên, kết quả thật nặng nề: năm người bị giết, năm người bị thương và hai người mất tích. Alanh Gămbiê bị thương lúc 17 giờ 15: một viên đạn xuyên vào đầu gối của anh.

Vào buổi tối, trung tá Lalăng đến thăm người sĩ quan trẻ và hứa sẽ đưa anh rời khỏi nơi này nhanh chóng. Những chiếc trực thăng ở Lào đã đợi, sẵn sàng chờ lệnh. Tuy vẫn nuôi hy vọng đó, Alanh từ chối mọi sự thiên vị; dẫu là con tướng anh cũng chỉ đi khi đến lượt. Thiên hạ cũng đã xì xào khá nhiều khi Gia nhin, cô vợ trẻ của anh, đã sang Đông Dương gặp anh, và được bổ nhiệm làm thư ký y tế tại Bệnh viện Lanetxăng ở Hà Nội. Alanh ít viết thư cho vợ, vì lấy tin ở những người bị thương sơ tán về, cô còn hiểu tình hình mặt trận nhiều hơn anh. Dẫu sao thì ngày 14-3, sau hôm Việt Minh tấn công, anh cũng đã viết vội cho cô một bức thư.

"Chắc em sợ hãi vì thấy những người bị thương trở về. Việt Minh có quấy rối chút ít và vài kẻ khinh suất, thường đó lại là những kẻ mạnh hơn người, đã bị quở mắng gay gắt. Hiện nay chẳng có gì trầm trọng cả đâu, em hãy yên tâm. Tinh thần là điều tuyệt vời và là cái chủ yếu nhất. Một lần nữa, anh xin em đừng nghe những điều thiên hạ kể lại. Nói chung, việc định vị là không chính xác và về thiệt hại thì ít ra họ cũng nói tăng gấp mười. Con người cũng dã man lắm. Có lúc anh hơi sợ và anh đã cảm ơn Chúa. Sau này người ta sẽ hiểu hơn...”

Hai tháng trước, vào ngày 13-1, Alanh đi đến Gabrien thăm trung úy Giăng Phốc, con trai của đại tá Phốc đã từng là phó chỉ huy của tướng Gãmbiê ở trường Xanh Mai xen. Hai chàng trai thân nhau và trong bức thư ngày 15-1 Phốc kể lại với cha anh, chỉ huy trưởng trung đoàn 4 lính Tuynidi, về cuộc gặp Alanh:

"Anh ấy đến để tự giới thiệu. Rất đáng mến! Bà Gămbiê (Chú thích: Mẹ của Alanh Gămbiê (BT). đã đến Sài Gòn ở với chồng. Vợ Alanh làm thư ký ở Hà Nội. Cả gia đình sẽ sum họp ở đây trừ đám con gái. Con gặp Alanh có vài phút, anh ở binh đoàn lê dương. Con nghĩ sẽ có dịp gặp lại anh ấy”.

Bận công việc, hai sĩ quan không được gặp lại nhau. Ngày 15-3, hai ngày sau cuộc tấn công của quân địch, Gianhin nhận được bức thư nhỏ của Alanh: "Tối nay anh không viết thư cho em vì anh muốn tranh thủ ngủ một lát trước khi đi trực. Ngày mai anh sẽ viết sớm cho em. Hôn em triệu lần và chúc em ngủ ngon"..

Nhưng anh đã báo một tin buồn cho bố mẹ mà anh muốn giấu Gianhin: "... Mẹ hỏi con tin tức về Giăng Phốc. Buồn thay, anh ấy đã bị giết sáng nay trong lúc đi sang phòng tuyến của quân ta. Con đã gặp đại đội trưởng của anh ấy. Theo lời ông ấy, Phốc đã bị hai viên đạn trung liên, một ở bụng, một ở ngực, có lẽ trúng tim. Chúng con cũng biết tin về cái chết của đại tá Gô sê, của trung úy Đờ Bréttờvin và của trung úy Bayi (người lái xe Jeep đưa cha về hôm mồng 3-1 đấy mẹ ạ)...”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ Từ Góc Nhìn Của Người Lính Pháp PDF của tác giả Roger Bruge nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc (Tabata Seiichi)
I. Khương Thượng - Vị Thỉ Tổ Các Mưu Lược Gia Trung Quốc II. Phạm Lãi - Mưu Lược Gia Biết Tự Rút Lui Đúng Lúc III. Tôn Tẩn - Một Nhà Mưu Lược Quân Sự Nhẫn Nhục Bất Khuất IV. Tô Tần - Mưu Luợc Gia Về Thuật “Tung Hoành Bài Hợp” V. Trương Nghi - Nhà Tung Hoành Đưa Nước Tần Trở Thành Cường Quốc Tìm mua: 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc TiKi Lazada Shopee VI. Phạm Thư - Nhà Mưu Lược Giúp Tần Hoàn Thành Đế Nghiệp VII. Trương Lương - Bậc Thầy Của Đế Vương VIII. Quách Gia - Một Mưu Lược Gia Không Bao Giờ Tính Toán Sai IX. Lưu Cơ - Nhà Mưu Lược Xây Dựng Triều Minh X. Phạm Văn Trình - Nhà Mưu Lược Đã Giúp Triều Thanh Tiến Vào Quan Ải Trên đây là 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc chắc ít nhiều bạn đã biết đến. Cuốn sách ebook bày sẽ kể chi tiết từng người một từ xuất xứ đến các điển tích của họ. Chắc chắn sẽ giúp bạn có những phút giây thư giản, những kiến thức, những bài học bổ ích.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc PDF của tác giả Tabata Seiichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc (Tabata Seiichi)
I. Khương Thượng - Vị Thỉ Tổ Các Mưu Lược Gia Trung Quốc II. Phạm Lãi - Mưu Lược Gia Biết Tự Rút Lui Đúng Lúc III. Tôn Tẩn - Một Nhà Mưu Lược Quân Sự Nhẫn Nhục Bất Khuất IV. Tô Tần - Mưu Luợc Gia Về Thuật “Tung Hoành Bài Hợp” V. Trương Nghi - Nhà Tung Hoành Đưa Nước Tần Trở Thành Cường Quốc Tìm mua: 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc TiKi Lazada Shopee VI. Phạm Thư - Nhà Mưu Lược Giúp Tần Hoàn Thành Đế Nghiệp VII. Trương Lương - Bậc Thầy Của Đế Vương VIII. Quách Gia - Một Mưu Lược Gia Không Bao Giờ Tính Toán Sai IX. Lưu Cơ - Nhà Mưu Lược Xây Dựng Triều Minh X. Phạm Văn Trình - Nhà Mưu Lược Đã Giúp Triều Thanh Tiến Vào Quan Ải Trên đây là 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc chắc ít nhiều bạn đã biết đến. Cuốn sách ebook bày sẽ kể chi tiết từng người một từ xuất xứ đến các điển tích của họ. Chắc chắn sẽ giúp bạn có những phút giây thư giản, những kiến thức, những bài học bổ ích.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc PDF của tác giả Tabata Seiichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.