Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Nhờ (Mạnh Phú Tư)

Nhân vật chính trong tự truyện Sống nhờ (1942) là Dần gọi thế bởi cậu sinh vào giờ Dần. Dần sống ở nông thôn, một làng quê tỉnh Hải Dương; mồ côi cha từ lúc chưa sinh, lên sáu tuổi mẹ đi lấy chồng. từ ấy, Dần sống với bà nội và với các cô chú bên nội: rồi lại chuyển sang bên ngoại, với ông bà và các cậu, dì. Một thế giới họ hàng gồm cả hai bên nội ngoại thật là đông đúc, nhưng Dẫn vẫn rất thiếu tình thương. Chỉ vài ba tình cảm hiếm hoi của một người cô, một người mợ và hai phía ông - bà không thể làm ấm lên được bao nhiêu bầu không khí lạnh lẽo bao lấy một đứa trẻ mồ côi. Giữa những mắng mỏ, hắt hủi, đánh đạp. Dần chỉ còn tìm được nguồn an ủi và chỗ dựa là bà nội - người cho đến tuổi già còm cõi, gần đất xa trời vẫn còn góp nhặt từng đồng cho Dần đi học, và cố đỡ vực cho một đại gia đình trong suy sụp vì những đứa con phá tán cơ nghiệp bởi cờ bạc và rượu chè.

“Sống nhờ” trong thế giới người thân, bị đun đẩy qua lại giữa hai bên nội ngoại, Dần từ nhỏ đã quen cảnh sống vất vưởng, lang thang. Lớn lên một chút, Dẫn cũng được đi học, cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ, trước là ở trong làng, sau được gửi lên tỉnh. Nhưng thói quen lêu lổng và nỗi nhớ nhà khiến Dần chẳng thể nào chí thú trong việc kiếm chữ. Sao nhãng việc học, Dần tìm đến những đam mê của một tuổi trẻ cô đơn, buồn tẻ. Và, đến lúc mấp mé tuổi lớn, trong cảnh sa sút của gia đình và bao người thân lần lượt ra đi, Dần mới chợt giật mình thấy phải nuôi dần cái chí tự lập để thoát ra khỏi thân phận “sống nhờ”.

Trên mạch hồi ức của đứa trẻ từ tuổi lên sáu xa mẹ đến tuổi mười lăm chuẩn bị bước vào đời, luôn luôn in bóng hình ảnh người mẹ trong quyến luyến và cách xa.

Trên mạch hồi ức của đứa trẻ từ tuổi lên sáu xa mẹ đến tuổi mười lăm chuẩn bị bước vào đời, luôn luôn in bóng hình ảnh người mẹ trong quyến luyến và cách xa.

Đọc Sống nhờ để hiểu một tuổi thơ xót xa buồn khổ trong xã hội cũ. Xót xa không phải chỉ do tình cảnh mồ côi cha và mẹ đi lấy chồng. Mà vì cả một bối cảnh xã hội, do sự mưu sinh vất vả và sự mờ mịt của tương lai mà rất vắng thiếu tình yêu. Và để thấy, việc thay đổi trạng huống bơ vơ, buồn khổ, để cho mọi tuổi thơ được sống đầm ấm, êm vui dẫu có Cách mạng tháng Tám vĩ đại, vẫn không dễ chút nào. Tìm mua: Sống Nhờ TiKi Lazada Shopee

Đọc Sống nhờ, để thương cảm và chia sẻ với biết bao tuổi thơ bất hạnh; và để mong mỏi cho mỗi tuổi thơ như thế có được một chỗ dựa, một ý chí vươn lên tự lập mà thoát ra khỏi cảnh “sống nhờ”, dưới bất cứ hình thức nào.

Cuốn sách là kết đọng mười năm tuổi thơ của một người giàu nhận xét, giàu xúc cảm - nhà văn Mạnh Phú Tư. Phải đọc vào truyện, phải soi vào mỗi trang chữ mới sống hết được các cảnh đời, mới cảm nhận được hết cái dư vị chua xót nhưng cũng đầy chất thơ trong một hồi tưởng và hình dùng, theo tôi nghĩ, khó ai đạt được sự sắc nét và thiết tha đến thế.

Sống nhờ, dẫu trong dạng tự truyện xen hồi ức, nhưng Mạnh Phú Tư vẫn rất biệt tài trong tạo dựng các cảnh đời và khắc họa các chân dung - từ những ông chú, bà cô, ông cậu, bà mợ và hai phía ông bà nội ngoại trong gia đình Dần, đến những ông thầy: thầy lang, thầy phù thủy, thầy đồ Nho đồ Tây, rồi các loại bạn bè từ bé đến lớn của Dần, trong đó có đến ba cô… người yêu, đều chưa vượt tuổi vị thành niên. Có thể nói, Mạnh Phú Tư đã giúp cho người đọc hiểu, không kém Ngô Tất Tố, Nam Cao về đời sống làng quê Việt Nam xưa, trong cả bề mặt và bề sâu các vấn đề xã hội, phong tục và tâm lý dường như nghìn năm không đổi của nó.

Đọc Sống nhờ từ tuổi bé, rồi nhiều lần đọc lại Sống nhờ qua các lứa tuổi, niềm hứng thú trong tôi gần như không giảm. Có thể nói đó là một trong số ít cuốn sách tiêu biểu và sáng giá của văn học hiện thực Việt Nam trước 1945. Cuốn sách viết về tuổi thơ, nhưng là để cho tất cả mọi lứa tuổi, tất cả những ai đã qua tuổi thơ cùng đọc.

Giáo sư Phong Lê

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Nhờ PDF của tác giả Mạnh Phú Tư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Đường Núi Sông (Thời Câm)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Đường Núi Sông PDF của tác giả Thời Câm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Đứa Trẻ Vừa Chạy Trốn Khỏi Tôi (Nguyễn Nga)
Đó không phải là gia đình. Nơi mỗi ngày nhân vật "Tôi" cùng anh chị chạy trốn những cơn say rượu điên cuồng của cha. Thói bắt nạt "đàn anh" của những đứa trẻ ngày càng tàn nhẫn. Nhân vật “Tôi” đối mặt với đói, cô đơn, tổn thương và cái chết…khi cô bé chỉ mới 10 tuổi. *** Nguyễn Nga hiện là nhà văn, biên kịch, blogger sống và làm việc tại TP.HCM. Đọc những mẩu chuyện cực ngắn nhưng ý nghĩa, thú vị về tình yêu-hôn nhân-gia đình, cuộc sống trên instagram của cô ấy. INSTAGRAM: https://www.instagram.com/vietlach/ Tìm mua: Một Đứa Trẻ Vừa Chạy Trốn Khỏi Tôi TiKi Lazada Shopee Đọc miễn phí truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và bài viết chia sẻ kinh nghiệm viết cũng như hướng dẫn SEO sách, ebook tại blog cá nhân của cô ấy. BLOG: http://vietlachvn.com/ Lưu ý: Tất cả tác phẩm, bài viết của Nguyễn Nga tuy là miễn phí nhưng mong quý bạn đọc tôn trọng quyền tác giả. Chỉ sử dụng với mục đích cá nhân, việc chia sẻ lại nên ghi rõ nguồn của tác giả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Đứa Trẻ Vừa Chạy Trốn Khỏi Tôi PDF của tác giả Nguyễn Nga nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan (Nguyễn Công Hoan)
Trong truyện Một đứa con đã khôn ngoan, nhà văn giáo dục trẻ em đức tính yêu lấy tiếng Việt. "Ta có tiếng nói riêng. Bổn phận ta là phải giữ lấy tiếng ta, vì tiếng ta tức là tinh thần nước ta". Cậu bé Chỉ trong truyện này chỉ mê tiếng Pháp và cho rằng tiếng Việt không đủ để diễn tả hết mọi suy nghĩ và sự vật. Ngay cả lúc viết thư cho bạn, cậu cũng phải dùng thêm tiếng Pháp. Cậu (bố) của cậu bé Chỉ không đồng ý và phân tích cho cậu rằng: "Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó thiếu ở ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ vật cũ thì tiếng nước ta vẫn đủ như thường. Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu tiếng: kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, bác, cậu, mợ, dì, cô, thím, âu yếm, thân, hiếu, đễ, từ và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại nói như cách mang đồ đạc, ta có đội, gánh, xách, vác, cầm, khênh, ôm, cõng, bẽ, tải, cắp, khuân, bế, mỗi tiếng một nghĩa riêng" và "Cậu dám đánh cược với ông cử, ông nghè Tây dùng tiếng Pháp mà dịch nổi tiếng "lôi thôi" của ta đấy". Dù được phân tích thấu đáo như thế nhưng cậu bé Chỉ vẫn không tin. Và cậu chỉ thật sự tin khi mợ (mẹ) của cậu bị ốm và nhờ cậu đọc giùm tiểu thuyết tiếng Việt. Cậu bất ngờ là không ngờ nó lại hay đến thế! "Truyện Tây cũng đến thế là cùng". Thật bùi ngùi khi đọc lại những lời của người mẹ nói với con: "Mợ mua sách Quốc văn, được sách hay đã đành, dù phải sách dở mợ cũng vui lòng. Mình không có tài làm cho Quốc văn hay đẹp hơn lên, thì phải có chút khuyến khích những người có công quý hóa ấy vậy".*** Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hải Hưng, trong một gia đình Nho học. Chính nơi sinh cũng là quê hương ông. Ông bắt đầu viết văn rất sớm, ngay từ khi còn đương học ở trường Bưởi. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông là Kiếp hồng nhan xuất hiện năm 1923, khi ông tròn hai mươi tuổi. Từ đó ông viết nhiều truyện ngắn và truyện dài đăng trên các báo đương thời. Năm 1932 ông bắt đầu được bạn đọc chú ý khi cuốn truyện dài Những cảnh khốn nạn ra đời và nổi tiếng sau khi ra tập Kép Tư Bền (1935). Ông viết văn vừa dạy học cho đến Cách mạng tháng Tám. Do tham gia hoạt động trong phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học rồi Đảng xã hội Pháp, và bắt liên lạc được với những người cộng sản Đông Dương, ông luôn luôn bị Sở mật thám theo dõi. Hai lần ông bị bắt giữ rồi lại được thả vì không đủ chứng cớ kết tội. Lần cuối cùng, ông bị Nhật bắt giam cho đến ngày khởi nghĩa tháng Tám.*** Một buổi sáng, Tâm vừa ngủ dậy, chợt có hai người bịt mặt, lại gần Tâm. Một người giơ lưỡi dao sáng quắc, nói: Tìm mua: Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan TiKi Lazada Shopee - Hễ nói, ta đâm chết. Tâm sợ hết hồn, không dám nhúc nhích. Tức thì một người lại ôm lấy Tâm, lấy khăn buộc ngang mắt. Thế là Tâm không trông thấy gì nữa. Tâm hiểu biết rằng lần này ông Bẩy sai đem Tâm đi một nơi khác, mà không muốn cho Tâm biết đường. Tâm im lặng, thì thấy một người lấy cái gậy, gõ vào đầu Tâm, nghiến răng nói: - Bé mà bé hạt tiêu, liệu hồn! Đau nhưng Tâm không dám kêu. Một lát, Tâm ra dáng hiền lành, hỏi: - Các ông định đưa cháu đi đâu? Khốn nạn, Tâm chẳng được một câu trả lời; trái lại, một cái tay có năm ngón như năm quả chuối ngự đã tát mạnh vào má Tâm, khiến Tâm điếng người đi. Một người đắc chí, cười khanh khách, nói: - Rồi cháu đi đâu, cháu khắc biết. Cháu định đưa các ông đi chỗ nào, thì các ông cũng đưa cháu đi chỗ ấy. Tâm vơ vẩn nghĩ mãi câu ấy mà không hiểu. Nào Tâm có định đưa đảng Rổ Bẫy đi đâu đâu. Một người nói: - Kẻo rồi lại hiện làm ma về kêu oán nhé. Tâm giật nẩy mình. Rồi họ nói chuyện cùng nhau: - Tôi đã bảo cứ bẻ cổ nó đi có hơn là dìm xuống sông không? Tâm hết hồn. Đích là họ giết Tâm rồi. Tâm sực nhớ lại ngày trước ông Bẩy có giao hẹn với Tâm. Thì ra nay ông định cho Tâm chết, chứ không phải ông chỉ cho Tâm đi chỗ khác mà thôi. Bỗng Tâm rớt nước mắt, thút thít khóc, thì thình lình một cái bạt tai thật mạnh làm Tâm ngã dúi dụi. Nhưng may quá, Tâm đã nghe rõ ràng tiếng ông Bẩy quát: - Không được thế. Rồi ông Bẩy lại, nắm lấy tay Tâm, dắt đến ghế ngựa, bảo Tâm ngồi đó, rồi hỏi: - Con có oán gì thày không? Tâm không đáp, vì cho là đáp cũng vô ích. - Bất đắc dĩ thày mới xử con tàn nhẫn, con đừng oán thày nhé. Tâm cũng chẳng đáp, bởi vì Tâm cho rằng đến nông nỗi này thì còn mong gì sống nữa. Tâm có mỗi một mình, lại là trẻ con. Đảng Rổ Bẫy làm gì chẳng nổi. Thôi đành vậy, biết làm thế nào? Một lát, Tâm ngửi thấy mùi đồ ăn thơm ngào ngạt. Rồi dễ đến năm bảy người kéo nhau tới. Họ mời nhau ăn uống no say.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Chuyến Đi Xa (Đào Hiếu)
Những năm kháng chiến chống Mỹ đã để lại cho dân tộc Việt Nam nỗi đau khôn xiết, dân chúng cơ cực lầm than, biết bao cảnh chia ly đầy nước mắt, biết bao nỗi đau mất đi người ruột thịt đã diễn ra… Mẫn, một cậu bé mồ côi quê ở Bình Định đã phải tự lăn lộn kiêm sống từng ngày trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trải qua bao đắng cay tủi nhục, cộng với niềm căm phẫn bè lũ tay sai Mỹ tàn bạo, bất nhân, em đã tham gia cách mạng theo anh Tuấn. Truyện là bài ca về lòng yêu nước của một thế hệ trẻ những năm chống Mỹ, một thông điệp đầy ý nghĩa mà câu chuyện truyền tải đến các bạn nhỏ, các em hãy nhớ rằng: dù trong thời đại nào thì lòng yêu nước vẫn luôn là một thứ vũ khí mạnh, và nó luôn cần được gìn giữ, phát huy. *** Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tìm mua: Một Chuyến Đi Xa TiKi Lazada Shopee Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn. Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ. Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh. Truyện dài Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978. Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994. Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986. Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987. Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995. Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989. Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989. Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989. Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989. Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990. Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990. Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990. Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993. Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008. Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009. Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009. Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ Vua Mèo Nữ Quái ... Truyện ngắn và tạp văn Bầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982. Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999. Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003. Thơ Đường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004. *** Mẫn ngồi xếp các giấy bạc, vừa bạc một trăm, vừa bạc năm chục, bạc hai chục vào một gói lớn, hai mươi bảy ngàn. Số tiền nó dành dụm hơn một năm nay. Số tiền vắt ra từ mồ hôi nước mắt. Bao nhiêu ấy nếu xây một ngôi mộ cho mẹ nó cũng không phải là thiếu, nhưng biết làm sao bây giờ? Mẫn chưa thể trở về quê để thực hiện điều mong ước ngay được. Sự căm thù đã choán cả tâm hồn nó. Mẫn sẽ về xây cho mẹ ngôi mộ đẹp sau này, khi mà không còn một thằng giặc Mỹ nào trên đất nước thân yêu. Mẫn ngồi nhìn gói bạc rất lâu rồi quyết định viết một bức thư để lại. Nó cầm bút lên tay, suy nghĩ. Nó có nhiều điều muốn nói, muốn dặn dò gởi gắm lại. Nó muốn viết những lời cám ơn dì Tư, muốn diễn tả tình cảm của mình với Lý. Nó muốn giải thích tại sao nó ra đi nhưng không biết mở đầu thế nào, diễn ý ra sao. Nó bỏ bút xuống bàn, suy nghĩ giây lát rồi cầm bút lên hí hoáy viết: Con nhờ dì trao lại số tiền này cho chị Hợi đề chị ấy trả nợ, lo chôn cất anh Hợi và tìm cách buôn bán lặt vặt chi đó mà nuôi thằng Hà, nếu không nó sẽ trở thành một kẻ trộm cắp vì không có tiền để sống. Con xin cám ơn dì và em Lý Mẫn ký tên nguệch ngoạc rồi xếp thư lại, cột chung trong gói bạc và đem nhét vào vali dì Tư. Xong, nó trở ra chái nhà lấy trái lựu đạn nhét vô túi quần rồi bước ra cửa. Khi ra đến đường cái tự nhiên nó muốn ghé lại đằng chỗ Lý một lát. Nó đứng tần ngần chỗ trạm xe buýt khá lâu. Xế chiều, trời oi bức lạ lùng và cơn mưa giông ở đâu ập tới đột ngột trên mái nhà, trên những trần xe chạy ngang qua phố. Mẫn chạy vô núp dưới mái hiên. Cơn mưa kéo dài, sấm chớp giăng ngang khung trời đục ngầu, gió mạnh tạt qua mặt đường cuốn hơi nước thành từng mảng sương trắng như bông. Đường phố lấp lánh muôn ngàn vết đèn màu. Chiếc xe buýt dài thoòng ghé lại, hành khách đội mưa chạy ra, hấp tấp leo lên xe nhưng Mẫn vẫn đứng im. Có nên gặp Lý một lần trước khi đi không? Nếu biết mình ra đi chắc Lý buồn lắm. Nó sẽ khóc… Mẫn ngửa mặt nhìn vòm trời sáng như bạc. Một chiếc xe buýt nữa lại ghé vào trạm, lần này Mẫn chạy ra và lên xe. Lý ơi! Tạm biệt em, tạm biệt những kỷ niệm êm đềm giữa chúng ta. Chuyến xe đi thật nhanh qua thành phố. Khi cánh cửa căn nhà quen thuộc mở ra, Mẫn chậm rãi bước vào nhà, quần áo ướt sũng, nước chảy ròng ròng xuống sàn gỗ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đào Hiếu":Đào Hiếu - Truyện Ngắn Và ThơĐốt ĐờiDù Đến Rồi ĐiGiữa Cơn LốcKỷ Niệm Đàn BàLạc ĐườngMột Chuyến Đi XaNgười Đàn Bà Trên Đồi CỏNgười Lính Đơn ĐộcNgười Tình CũNữ QuáiQua SôngThung Lũng Ảo VọngVòng Tay Người KhácVùng Biển Mất TíchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Chuyến Đi Xa PDF của tác giả Đào Hiếu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.