Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU - NGUYỄN DU (1943) NGUYỄN VĂN VĨNH

Vào giữa năm 1924, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương (Indochine films et cinémas) đã tiến hành nhanh các công đoạn cuối của việc làm bộ phim Kim Vân Kiều. Việc dàn dựng, quay hoàn tất bộ phim tại Hà Nội, còn làm hậu kỳ thì tại Pháp.

Trên nhiều báo và tạp chí đương thời đã giới thiệu rộng rãi với dân chúng cả nước: Hãng phim và cinéma Đông Dương trình bày phim Kim Vân Kiều… Truyện cổ An Nam trích từ tiểu thuyết nổi tiếng, quen thuộc của Nguyễn Du… Bộ phim Đông Dương đầu tiên được thực hiện với diễn viên, trang trí, phục trang hoàn toàn bản xứ. Diễn viên do Đoàn tuồng của “Hãng khai thác sân khấu An Nam Quảng Lạc” ở Hà Nội…

Trong cuốn sách Nhớ và ghi (NXB Tác Phẩm Mới, 1978), nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng viết về sự kiện làm phim Kim Vân Kiều ở Hà Nội như sau: “… Các vai đóng đều là đào, kép rạp tuồng Quảng Lạc. Bảy Tắc đóng vai Hoạn Thư, Tư Lê đóng vai ông Phú. Phong cảnh là cảnh thật chung quanh Hà Nội. Sân chùa Láng là dinh Từ Hải, cổng Sanh làng Thọ là cửa vào nhà Tú Bà, bãi tha ma làng Yên Thái là chỗ Kiều viếng Đạm Tiên…”.

Như vậy, có thể ghi nhận rằng, phim Kim Vân Kiều là bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam, ra đời năm 1924! Xin lưu ý bạn đọc rằng, tại Pháp, năm 1895 Điện ảnh mới ra đời với những cuốn phim ghi cảnh sống thực dài chừng 1 phút. Ví dụ, bộ phim nổi tiếng thuở ban đầu ấy: Người tưới vườn bị tưới có thời lượng 38 giây. Và, mươi năm đầu, điện ảnh chỉ là phim tài liệu, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mới có phim truyện.

Như thế mới biết, việc Việt Nam làm phim truyện năm 1924 là rất tân kỳ! Trước đó, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu. Cho đến đầu năm 1923, Hãng mới lên kế hoạch thực hiện bộ phim truyện đầu tiên ở Việt Nam, và đã chọn Truyện Kiều để đưa lên màn ảnh. Đó là tác phẩm tiêu biểu của văn học dân tộc Việt Nam, mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh vừa dịch ra tiếng Pháp để giới thiệu với Tây Âu.

Về việc chọn Truyện Kiều đưa lên phim, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng cổ vũ rất nhiều trên báo chí. Ông cũng là người đi đầu trong việc giới thiệu, dàn dựng những vở kịch nổi tiếng của phương Tây trên sân khấu Việt Nam khi đó.

Trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 9/6/1923, Nguyễn Văn Vĩnh nêu ý kiến của mình về việc làm phim Kim Vân Kiều:

“Nay tôi lại muốn rủ đồng nhân làm một việc thí nghiệm như thế nữa, mà kết quả có lẽ còn hay hơn cuộc diễn kịch Bệnh tưởng, Trưởng giả học làm sang.

Vì nếu chúng ta đóng nổi tích Kim Vân Kiều cho khéo theo cái phương pháp nhà nghề chớp bóng là một kỹ nghệ tối tân trong xã hội Âu Mỹ thì, trước nữa chúng ta tỏ được cho người Âu biết rằng không có điều gì mới cho sức hiểu của chúng ta.

Sau nữa, nếu chúng ta làm ra được phim hay, nổi tiếng cho hiệu Indochine film để cho khách cinéma trong thế giới thưởng thức một cuộc vui thi vị đặc biệt, ai nấy phải khen văn chương, khen tư tưởng Việt Nam, ấy có phải ta cũng làm được một việc quảng cáo chung cho nước ta với toàn cầu…”.

Ngay sau đó, trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 11/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh còn viết bài giới thiệu về điện ảnh thế giới đã trở thành một thực nghiệp của cuộc làm giàu. Và ông nhìn nhận: “… Người Việt Nam ta doanh nghiệp rất khó khăn, về đường công thương thực nghiệp thật là thua thiệt, thì tưởng nghề gì dễ kiếm tiền thiên hạ cũng nên đem bá cáo cho bao kẻ có khiếu tự nhiên bắt chước đó mà làm, ấy cũng là một cách giúp đồng chủng trong buổi cạnh tranh khó khăn này”.

Tiếp nữa, trên tờ Trung Bắc Tân văn ngày 13/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh cổ vũ cho cuộc làm phim Kim Vân Kiều: “Bộ phim cả thảy hơn ba mươi vai. Vị đào nào đóng nổi vai Kiều tức là thuỷ tổ của nghề đóng cinema ở đất Việt Nam này. Bởi vì, hễ vai Kiều mà đóng được thật tài, người ngoại quốc xem cinéma phải nghĩ: “Bên họ, một Thuý Kiều hồng nhan bạc mệnh, một kiếp long đong như thế, mà con người trong truyện còn đáng kính đáng vì, tất nhiên những người đàn bà khác trong dân tộc ấy phải hay, phải giỏi, phải thuần thục nết na biết dường nào…”.

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh không những quan tâm sâu sắc về nghề nghiệp cinéma có vai trò quan trọng trong thực nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, mà còn nêu ra những chi tiết nghề làm phim cụ thể: “… Có vài điều cần dặn trước là người đóng cinéma phải có một tư cách riêng là nước da phải ăn ảnh (photogénique). Điều thứ hai là răng phải để trắng. Những người răng đen mà đóng cinéma thì khi chớp ra, nó hoá như không có răng, miệng rỗng toác coi không đẹp…”.

Được sự cổ vũ nhiệt thành, sâu sắc của báo chí cũng như của học giả Nguyễn Văn Vĩnh như vậy, khiến việc làm phim Kim Vân Kiều trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người Việt Nam đương thời.

Khi bắt tay vào thực hiện, đoàn làm phim gặp một khó khăn lớn nhất là: không tìm được diễn viên đáp ứng nổi các số phận nhân vật trong truyện phim này. Những đào, kép của rạp tuồng Quảng Lạc thời đó không thể là những diễn viên của nghệ thuật điện ảnh tân kỳ. Do vậy, khi phim làm xong, đem trình chiếu, những công chúng mong muốn có được một thành công của điện ảnh Việt Nam đã rất thất vọng.

Ngày 19/9/1924, phim Kim Vân Kiều được công chiếu buổi đầu tiên ở rạp Casino tại Sài Gòn. Ngay sau đó, trên tờ Đông Pháp thời báo do ông Trần Huy Liệu làm chủ bút, có bài Chớp bóng Kim Vân Kiều của Công Luận, viết: “…Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Kim Vân Kiều, Kim Trọng và Hoạn Thư. Vai Kim Trọng thì chẳng khác gì một thằng ngốc, diện mạo chẳng ra chi, thái độ lại khả bỉ làm sao chẳng khác chi cái thái độ của mấy anh bôi nhọ mặt ở rạp Quảng Lạc. Nhất là lúc đi tìm nhà trọ… Đến lúc đối diện với Kiều coi thái độ chàng Kim đối với nàng Kiều chả khác gì cái tư cách một bác lính “chào mào” ngồi lần khân với một gái giang hồ… Tóm lại, cuộc chớp bóng vừa rồi thiệt không có giá trị gì, chả lột được đôi chút tinh thần Truyện Kiều, chớp bóng có lẽ lại làm giảm mất cái chân giá trị đối với thế giới…”. (Đông Pháp thời báo số ra ngày 24/9/1924).

Có lẽ, như chính ông Nguyễn Văn Vĩnh đã viết về việc làm phim Kim Vân Kiều: “… Làm một việc thí nghiệm”, bộ phim đã như một cuộc thử sức của các nghệ sĩ Việt Nam khi bước vào Nghệ thuật thứ bảy.

Dù vậy, phim Kim Vân Kiều cũng là dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Điện ảnh nghệ thuật Việt Nam, gây nên một ấn tượng mạnh trong đời sống văn hoá đương thời với việc đưa tích truyện quen thuộc là Truyện Kiều lên màn ảnh – một loại hình nghệ thuật còn mới mẻ ngay cả đối với Âu Mỹ.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

THI TÙ TÙNG THOẠI - MINH-VIÊN HUỲNH THÚC KHÁNG
Ngày 15-8-1911, gần 100 năm trước, tại nhà ngục Côn Đảo của thực dân Pháp đã xảy ra một sự kiện hiếm có: Tù quốc sự là các nhà khoa bảng đã tổ chức một cuộc vịnh thơ lấy đề là “Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn” (Ngày này năm trước đến Côn Lôn) để kỷ niệm tròn ba năm ngày bị  đày với án “lưu biệt xứ; ngộ xá bất nguyên” (lưu đày vĩnh viễn khỏi xứ; gặp dịp ân xá cũng không được tha). Chuyện làm thơ hy hữu ấy cùng nhiều chuyện khác trong tù đã được cụ Huỳnh Thúc Kháng ghi lại  trong tác phẩm “Thi tù tùng thoại”. Ngày 15-8-1911, gần 100 năm trước, tại nhà ngục Côn Đảo của thực dân Pháp đã xảy ra một sự kiện hiếm có: Tù quốc sự là các nhà khoa bảng đã tổ chức một cuộc vịnh thơ lấy đề là “Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn” (Ngày này năm trước đến Côn Lôn) để kỷ niệm tròn ba năm ngày bị  đày với án “lưu biệt xứ; ngộ xá bất nguyên” (lưu đày vĩnh viễn khỏi xứ; gặp dịp ân xá cũng không được tha). Chuyện làm thơ hy hữu ấy cùng nhiều chuyện khác trong tù đã được cụ Huỳnh Thúc Kháng ghi lại  trong tác phẩm “Thi tù tùng thoại”. Cụ Huỳnh đề tựa cho cuốn “sử tù” của mình như sau: “Bản này là ký giả chép góp thi (thơ) và chuyện của một ít bạn chính trị phạm đồng tội trong thời gian 13 năm bị đày ở Côn Đảo (Poulo Condore) mà ký giả là một người trong đồng bọn ấy, tai nghe mắt thấy toàn là chuyện thật khởi đầu năm 1908 đến năm 1921”. (Mính Viên, Thi tù tùng thoại, NXB Nam Cường, Sài Gòn, tháng 10-1951, tr.7).Cuốn sử ấy bắt đầu bằng bài thơ của cụ Phan Châu Trinh ứng khẩu trên đường bị giải ra đảo: “Luy luy già tỏa xuất đô môn/ Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn/ Quốc thổ trầm luân dân tộc tụy/ Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn”. Cụ Huỳnh dịch: “Xiềng gông cà kệ biệt Đô môn/ Khẳng khái ngâm nga lưỡi vẫn còn/ Đất nước đắm chìm nòi giống mỏn/Thân trai nào sợ cái Côn Lôn” ( Sđd, tr.12; từ đây trở đi, chỉ ghi các câu thơ dịch của cụ Huỳnh – NV).Nhưng, theo cụ Huỳnh thì cụ Ngô Đức Kế mới là người làm thơ tù đầu tiên. Năm 1907, một năm trước ngày bị giải ra Côn Lôn, tại nhà ngục Hà Tĩnh, cụ nghè Ngô đã viết “Ham học văn minh đà mấy lúc/ Mão tù đâu khéo cấp cho ông?” (sđd tr.13) Người thứ ba được nhắc đến là cụ nghè Trần Quý Cáp. Nghe tin cụ Trần bị xử chém ở Khánh Hòa, nhớ lại lúc chia tay ở Tourane, cụ Huỳnh khóc mấy vần thảm thiết “Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng/ Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng/ Chia tay chén rượu còn đương nóng/ Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền” (tr.17).Nhờ cuốn sử tù của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người đời sau biết được diễn tiến cái chết bi tráng ngoài đảo của cụ Tiểu La Nguyễn Thành, của ông tú tài làng Chiên Đàn (Tam Kỳ) là Dương Thạc, của ông hương chức làng Hà Lam (Thăng Bình) là Nguyễn Quần cùng nhiều vị khác.Bị đày ra Côn Lôn cùng cụ Huỳnh chuyến ấy, ngoài các đồng hương như các cụ Phan Thúc Duyện, Lê Bá Trinh, Lê Bá Huy, Nguyễn Cảnh, còn có các văn thân, sĩ dân Nghệ Tĩnh, Bình Định, Quảng Ngãi: “Kể cả thân sĩ cùng dân mấy tỉnh cùng đày đi chuyến tàu ấy là 27 người. Mà văn hào chiếm gần 20 người. Cái họa khoa giáp cùng mạt kiếp Hán học rõ là một đoạn thảm kịch trên sử Hồng Bàng xưa nay chưa từng có!”(tr.33).Các người tù có chữ nghĩa đó, cùng với các văn thân bị đày ra các năm sau, được bọn cai ngục gọi chung là “tù quan to” và bị đối xử một cách “đặc biệt”. Cụ Huỳnh kể một câu chuyện cười ra nước mắt: “Một ngày nọ, có một chú ma tà nhỏ tuổi coi xâu đập đá thấy “tụi quan to” đập đá ươn quá, tay cầm cây roi mây đi tự đầu này đến đầu kia hỏi từng người: Mày cái gì? – Bẩm cử nhân. Chú cho một roi”. Rồi cụ cho biết lúc chú lính gặp một người mà “khi bẩm có bộ cười, chú ta cũng cho một roi khá đau và bảo: “Mày ăn nói vô lễ, cho một roi từ này về sau biết tay tao!” Rồi ấm sanh, tú tài đều được ngọn roi ấy, duy có người xưng chánh tổng được khỏi roi” (tr.48).Cụ Huỳnh còn ghi lại nhiều chuyện rất sinh động như cuộc đối đáp giữa cụ Phan Châu Trinh và viên thống soái Sài Gòn đại diện phái bộ Pháp ra Côn Lôn điều tra về hành tung của cụ Phan trong quá khứ (tr.104-107); hoặc như chuyện vượt ngục Côn Lôn bằng bè về đất liền rồi bị bắt trở lại của các ông Cửu Cai, Hy Cao và Kim Đài (tr.213-222). Câu chuyện vượt ngục ly kỳ của các ông này cùng rất nhiều chuyện về sinh hoạt của người tù trong nhà ngục Côn Lôn thời Pháp thuộc có thể giúp cho các nhà làm phim thời nay tái hiện một cách sinh động bộ mặt của chốn “địa ngục trần gian” giữa biển khơi vào đầu thế kỷ XX này.Cụ Huỳnh ghi lại “Thi tù tùng thoại” bằng trí nhớ; bởi trong tù, bọn thực dân cấm viết chữ Tây, chữ quốc ngữ mà chỉ cho viết bằng chữ Hán; đến khi ra tù thì mọi tài liệu chữ Hán – kể cả bản gốc “Thi tù tùng thoại” – chúng đều tịch thu. Vì thế, theo cụ, tất cả trứ tác của tù nhân đã đều “mất tích đáng tiếc” (tr.271). Bản “thi tù” hiện lưu hành là bản được cụ Huỳnh nhớ lại và dịch ra quốc ngữ. Xin giới thiệu trích lời mở đầu và một số bài thơ Tết ở Côn Lôn, Bảy mươi tuổi tự thọ, và các tác giả khác được trích từ tác phẩm “Thi tù tùng thoại”.(Trích)I. Lời mở đầu"Thi có cùng mà sau mới hay “tin như lời nói xưa, thì trên đời mà gọi là “cùng” không chi cùng hơn cảnh tù, đáng lẻ thơ của kẻ tù, lưu truyền khá nhiều mới phải vậy mà xét trên lịch sử phương đông, trên dưới ngàn năm, duy có mấy bài của Lý Bạch lúc dày có Gia Lạng, bài “ở trong ngục vịnh con ve”của Lạc Tân Vương (1) bài “chính khi ca “ của Văn Thiên Tường(2), bài thi “Vịnh lúc gần hành chính” của Dương Kế Thạnh (3) cùng ở nước ta thì bài trần tình của Cao Ba Nhạ, tờ khai của Đoàn Trưng…. Còn có truyền lại, ngoài ra không thấy thi văn tù bao nhiêu.Trái lại, những lối uống rượu ngắm hoa, trông trăng thưởng gió, cùng lối thi ứng thú tiêu khiển của bọn văn sĩ phong lưu, thôi thì đầy kho chật tủ, làm họa cho bàn in không biết là bao!Trên thi sử xưa nay, thừa bên này mà thiếu bên kia, nghĩa là thi phong lưu nhiều mà thi tù ít, là vì lẽ gì ? không phải trái với cái thuyết “cùng mới hay” kia sao?Như nói trong đám tù tội không có bọn văn nhân thì ngục Đảng có nhà Hán, ngục Thanh lưu đời đường, án Ngụy học đòi Tống, án Đông Lâm Phục Xá đời Minh, bọn văn hào thi bá mấy đời co tay bó chân làm bạn với gông cùm xiềng bộng, cúi đầu nín tiếng, ngồi than thở cái oai quyền vô thượng của bọn ngục quan và lính gác ngục, trước sau nối gót, biết bao nhiêu người ! Ai bảo rằng trong đám tù không có hạng văn hào thi bá ở phương Đông về thời đại quân chủ chuyên chế, tù là tội cả, không có hạng tù quốc sự (chánh trị phạm) như phương tây. Bởi thế nên đã vào tù, vô luận nhân cách lưu phẩm thế nào, người đời đều xem như vật ghê gớm đáng sợ, đã là vật đáng sợ trong xã hội, tự nhiên cái người đã mang cái huy hiệu “tù”. Công chúng đều tránh xa, với người đó còn không  dám lại gần, huống chi thi với văn, dù có nghe thấy thi văn của họ, không dùng dậy hũ tương thì phú cho ngọn lữa. Thi kẻ tù ít truyền là vì thế.Âu triều truyền sang, phong khí đổi mới, chế độ về thời đại chuyên chế bị triều lưu văn minh dội quét gần tàn, trên sử tấn hóa của loài người, trong đám tù tội có cái tên gọi là “tù quốc sự” khác với hạng tù thường, không những xã hội không bài xích như ngày xưa, mà trong có hạng chí sĩ chân nhân, trở được người tỏ lòng sùng bái và khen ngợi, từ đó mà thi tù mới truyền.Ở Âu Mỹ không nói, nói riêng về phương đông như sử duy Tân khẳng khái của Nhật Bản, cách mạng -  sử của Trung Hoa sau cuộc Mậu Tuất chánh biến, ở trong có nhiều chi của bọn tù, không sao kể hết. Nước ta sau cuộc dân biến năm 1908 về sau có nhiều thi của bọn tù, chính là theo lệ chung đời mới nói trên.Chuẩn theo lẽ ấy, tức gọi rằng thi tù mở một cái màn mới trong văn giới cùng đi với công lệ tấn hóa cũng không phải là quá đáng. Độc giả để ý xem                                                                                                                                                  Minh Viên                                                                                                                                             Huỳnh Thúc Kháng
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TRÍCH YẾU - NGHIÊM TOẢN
Cuốn sách "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại. Cuốn sách "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại.
BÀI CA KIÊM THỜI (THẬP NHỨT TÀI TỬ) - HUỲNH VĂN NGÀ & HUỲNH KIM DANH
BÀI CA KIÊM THỜI 1916 - (THẬP NHỨT TÀI TỬ) - HUỲNH VĂN NGÀ & HUỲNH KIM DANH
SÀO NAM ẤN TẬP
 SÀO NAM ẤN TẬP