Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tịnh Không)

Chào quí vị đồng tu!

Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ.

Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.

Hôm nay xin giới thiệu bộ Tâm Kinh này với quí vị. Tâm kinh, bản dịch xưa nay tổng cộng có 14 bản, nhưng thường thấy có bảy bản. Hiện nay chúng ta chọn là bản dịch của đại sư Huyền Trang, cũng là bản dịch lưu thông rộng nhất. Bản kinh này ở Trung Quốc thường được các tông phái chọn làm khóa tụng sáng tối. Từ đó cho thấy, Tâm Kinh đã chiếm được địa vị trong toàn bộ Phật giáo. Do thời gian của chúng ta có hạn, lần này tuy không thể nói tường tận, nhưng nhất định sẽ nêu ra chỗ tinh yếu nhất để báo cáo đơn giản cùng quí vị.

Trước tiên, chúng ta xem đề kinh: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”. Toàn bộ đề kinh có 8 chữ, có thể phân nó làm bốn đoạn để xem. Bát nhã là đoạn thứ nhất, Ba La Mật Đa là đoạn thứ hai, Tâm là đoạn thứ ba, Kinh là đoạn thứ tư. Bát Nhã là tiếng Phạn, cũng chính là ngôn ngữ của Ấn Độ xưa, dịch qua ý nghĩa của tiếng Tìm mua: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh TiKi Lazada Shopee

Trung Quốc là trí tuệ. Tại sao năm xưa chúng ta dịch kinh không dịch trực tiếp nó thành trí tuệ vậy? Đây là do trong thể lệ phiên dịch có cái gọi là năm điều không thể dịch. Năm điều không thể dịch này là:

- Điều thứ nhất là bí mật. Chúng ta thấy rất nhiều câu chú trong kinh Phật đều là dịch âm, không hề dịch ý nghĩa của nó ra, đây là loại thứ nhất.

- Điều thứ hai là chứa nhiều nghĩa, trong từ vựng Trung Quốc tìm không ra từ thích hợp, vậy là chúng ta bèn dùng âm dịch, sau đó dùng cách giải thích thêm. Như từ

Bạc Già Phạn, cái ý ở trong danh từ này chứa đựng rất nhiều nghĩa.

- Điều thứ ba là từ Trung Quốc không có. Như trong kinh nói Diêm Phù Đề, Diêm

Phù Đề là danh xưng của cây, là tên gọi của cây, loại cây này ở Trung Quốc không có, cho nên bèn dùng âm dịch này.

- Điều thứ tư là thuận theo xưa.

- Điều thứ năm là thuộc về tôn trọng. Bát nhã ba la mật là thuộc về tôn trọng nên không dịch. Ở trong giảng nghĩa này có một biểu giải, giải thích đơn giản hàm nghĩa danh tướng này của bát Nhã.

Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu

Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã.

Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ

Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không, v.v… Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực. Trong Trí Độ Luận đã nói một bài kệ rất hay:

Bát nhã thị nhất pháp

Phật thuyết chủng chủng danh

Tùy chư chúng sanh loại

Vi chi lập danh tự.

Nghĩa là:

Bát nhã là một pháp

Phật nói nhiều danh từ

Tùy vào loài chúng sanh

Vì họ lập danh tự.

Bài kệ này vô cùng quan trọng, để cho chúng ta hiểu được nguyên do Phật nói kinh là vì tất cả chúng sanh mà dựng lập nên rất nhiều danh từ, thuật ngữ. Thông thường chúng ta dùng từ trí tuệ để dịch chữ Bát Nhã này. Trí có nghĩa là chiếu kiến, Tuệ có nghĩa là biện biệt. Cho nên trí có tính quyết đoán, trí có khả năng quyết đoán;

Tuệ có khả năng hiểu, chiếu soi thấy tất cả pháp quả thực là không thể được, thông đạt tất cả pháp quả thực không hề chướng ngại. Đây là trí tuệ chân chánh. Bát Nhã

Ba La Mật Đa, câu Ba La Mật Đa phía sau này cũng là âm dịch từ tiếng Phạn. Ba

La dịch là bờ kia, Mật Đa dịch là đến, hợp chung lại là bờ kia đến. Đây là văn phạm nước ngoài, theo như văn phạm của Trung Quốc mà nói thì phải nói ngược lại tức là đến bờ kia, họ thì nói bờ kia đến. Ý nghĩa của câu này so với từ đáo gia mà trong thành ngữ Trung Quốc chúng ta thường nói, thì ý nghĩa này rất gần nhau.

Người Trung Quốc phàm là một việc gì khi làm được rất thành thạo, vô cùng viên mãn đều gọi là đáo gia. Thí dụ vẽ tranh, công phu vẽ tranh thành thục rồi chúng ta gọi là họa gia, công phu của họ đáo gia rồi. Nấu nướng, chúng ta gọi là xào thức ăn, thức ăn họ xào cũng đáo gia rồi, công phu đáo gia rồi. Hay nói cách khác, ý nghĩa của Ba La Mật Đa này chính là cứu cánh viên mãn mà chúng ta thường nói.

Bát Nhã Ba La Mật Đa hợp chung lại mà nói thì chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn.

Có thể thấy được điều này so với trí tuệ thông thường là có sai khác.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn (Tuyên Hóa)
Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 - 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Hòa thượng Tuyên Hóa được đông đảo người dân yêu mến, tôn thờ như một vị bồ tát sống. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, luôn giúp đỡ mọi người, mà những gì mà ngài để lại cho thế hệ sau này thực sự vô cùng quý giá. Sư chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia theo sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Một trong những hành động khoáng đạt là sư đã nỗ lực hàn gắn lại sự phân chia hơn hai ngàn năm của hai truyền thống Phật Giáo, Nam Tông và Bắc Tông. Sư thường cung thỉnh danh tăng Nam tông đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng. Suốt cuộc đời, Sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. Sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màn vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. Sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới. "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!"Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp (Ajahn Chah)
Thú thật, chúng tôi chọn dịch quyển sách này vì nghĩ rằng chắc sẽ dễ dịch và cũng dễ đọc đối với nhiều người. Tuy nhiên vì là văn nói nên có nhiều câu, nhiều ý trùng lặp, dễ khiến ta mất kiên nhẫn. Bạn nên đọc sách này khi thanh thản, không bận rộn để tưởng tượng vị lão sư đáng kính đang dạy ta những bài học thâm thúy, bằng những lời rất ư gần gủi, rất ư chân chất. Tuy nhiên vì một số đoạn là trích từ các bài pháp thoại dài hơi hơn, nên có những đoạn văn mở đầu dường như bất chợt, những ẩn dụ hơi khó hiểu. Nhưng có ai bảo, đọc sách thiền là mình phải hiểu hết mọi điều trong đó. Có những bài, có những điều có lẽ mình cần thêm thời gian để thẩm thấu, cần thêm trải nghiệm để nắm bắt. Cũng xin đừng nghĩ rằng người dịch là phải hiểu hết ngọn ngành… Công việc dịch đối với chúng tôi chỉ là một cách học Pháp, còn hành thì phải tự nhận rằng mình chỉ mới thấy được biển khơi trước mặt, còn chạm tới được mặt nước biển, hẳn còn phải bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp nữa! Nhưng thôi, hãy vui mừng, hãy biết ơn rằng mình còn có duyên lành được nghe, được đọc chánh pháp từ một vị trưởng lão thiền sư quá ư đạo hạnh. Hiểu được một chút gì đó trong trùng điệp hiểu biết của ngài cũng đã là phước báu trong kiếp này, cũng sẽ làm hành trang cho kiếp tái sinh của ta thêm đủ đầy. Lần nữa xin cảm niệm công đức cao thượng của ngài thiền sư Ajahn Chah về những lời dạy quý báu, tỳ kheo Thanissaro về công phu chuyển ngữ, Ajahn Karunadhammo, sư trụ trì thiền viện Abhayagiri đã cho phép chúng tôi được dịch tác phẩm này, cô Huỳnh Như đã góp ý về việc dịch thuật, các đạo hữu gần xa đóng góp về vật chất cũng như tinh thần để sách được đến tay người đọc dưới dạng ấn tống như bao lần trước. Nếu có chút công đức nào trong Pháp thí này, xin hồi hướng cho tất cả. Mong tất cả chúng ta đều tìm được niềm vui, hạnh phúc trong việc chia sẻ, có được duyên lành với Phật pháp trong nhiều đời, nhiều kiếp. Nguyện cho chánh pháp của Đức Phật luôn trường tồn và phát triển đến mọi con tim. Tìm mua: Pháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp TiKi Lazada Shopee Diệu Liên Lý Thu Linh 11-2019 Lời Giới Thiệu Thiền sư Ajahn Chah rất thiện xảo trong việc sử dụng các ẩn dụ vừa chính xác và vừa lạ để giải thích các Pháp. Đôi khi ngài làm rõ một điều trừu tượng với một hình ảnh thật đơn giản, sống động; khi thì ngài ‘tiếu lâm’ hóa sự ám chỉ trong một hình ảnh khiến ta có thể nhận ra nhiều tầng ý nghĩa bên trong đó, giúp ta nắm được ý nghĩa tiếp theo đó. Nói cách khác, đôi khi các ẩn dụ cho ta lời giải đáp, đôi khi chúng đặt ra những vấn đề cho ta suy gẫm. Kể từ khi thiền sư viên tịch, nhiều sưu tập về các bài giảng ẩn dụ đã được gom góp từ các bài thuyết pháp của ngài. Bản dịch từ tiếng Thái này được tập hợp phần lớn từ bộ sưu tập của các đệ tử của ngài xuất bản năm 1995, có tựa tiếng Thái là Myan kab cai, klaai kab cit (Giống như Tâm, Tựa như Trí). Tôi nói “phần lớn” là vì tôi có chỉnh sửa một số chỗ như sau: -Có ba ẩn dụ trong bộ sưu tập gốc đã được thay thế, dựa trên bài Pháp, “Hãy nhàm chán điều mình ưa thích” (Byya khawng thii chawb). Đó là: “Nước đóng chai, Nước ở suối nguồn”; “Hàng rào”; và “Trong khuôn hình tròn”. Hai trong ba ẩn dụ được thay là do các ẩn dụ gốc trùng lặp với các ẩn dụ khác trong bộ sưu tập. Ẩn dụ thứ ba được thay thế do nó có ý nghĩa lịch sử nhiều hơn là sự thực dụng. -Một số tựa của các ẩn dụ được thay thế cho phù hợp với ngôn ngữ tiếng Anh. -Thứ tự của các ẩn dụ được thay đổi để tạo ra cảm giác cân bằng, thống nhất và rõ ràng. Ngoài ra, trong phần biên soạn có chỉnh sửa này, tôi cũng đã thêm vào hai thay đổi khác: + Vì một số ẩn dụ gốc dựa trên các bản thảo đã được biên tập từ các pháp thoại của ngài Ajahn Chah, tôi đã cố gắng -ở bất cứ đâu mà tôi nhận ra như thế- chỉnh sửa lại để có được các bản thảo mới từ các pháp thoại và dịch lại các ẩn dụ để chúng gần gũi hơn với những lời dạy gốc của ngài Ajahn Chah. Ngoài các đề từ, các ẩn dụ được chỉnh sửa bao gồm: “Ly bể”; “Giọt nước, dòng nước”; “Khỉ”; và “Lặng yên, nước chảy”. + Tôi đã thay bản gốc của “Lò Nung” (The Kiln) với một bản đầy đủ hơn của cùng một ẩn dụ có trong bộ sưu tập, Khwaam Phid Nai Khwaam Thuuk (Cái Sai trong cái Đúng) - What’s Wrong in What’s Right). Khi chuyển ngữ các ẩn dụ này, tôi đã cố gắng không trau chuốt chúng nhiều, vì chính tính chất thô sơ, mộc mạc của chúng lại bộc lộ đúng nhiều tầng lớp ý nghĩa chứa đựng trong đó, khiến chúng thật ấn tượng. Tôi mong là công trình dịch thuật sang tiếng Anh này thành công trong việc phản ảnh cùng tính chất ấy khiến người đọc phảl tiếp tục suy gẫm. Nhiều vị xem qua bản thảo gốc, đã cho tôi nhiều lời góp ý để chỉnh sửa tốt hơn. Tôi đặc biệt biết ơn Ajahn Pasanno, Ginger Vathanasombat và Michael Zoll. Mong là tất cả mọi độc giả khi đọc bản dịch này sẽ nhận ra chủ ý của ngài Ajahn Chah là luôn giảng Pháp bằng những điều đơn giản và đầy hình ảnh. Tỳ khưu Thanissaro Tháng Năm, 2013Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trong Vòng Sinh Diệt (Ajahn Chah)
Được sinh ra trong thế giới này, chúng ta đều phải đối mặt với nhiều đau khổ đến từ sinh, lão, bệnh, tử. Bởi mọi sự vật trên đời không tồn tại mãi. Có xuất hiện thì sẽ có kết thúc. Kết thúc rồi lại xuất hiện. Vạn sự vô thường. Do vậy, Đức Phật dạy chúng ta không nắm giữ bất cứ điều gì. Nếu giác ngộ điều đó, chúng ta sẽ có thể có được sự yên bình. Yên bình đến từ sự buông bỏ, buông bỏ đến từ sự thông tuệ, và sự thông tuệ đến từ giác ngộ chân lý vô thường và vô ngã, khi chúng ta trải nghiệm và nhận ra chân lý này trong tâm mỗi người. “Trong vòng sinh diệt” tập hợp những bài thuyết giảng của Ajahn Chah do Paul Breiter biên tập sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về các ý niệm vô thường và vô ngã trong Phật giáo. Theo Ajahn Chah, hiểu về lẽ vô thường là trọng tâm ban đầu của quá trình tu tập. Đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa dẫn dắt chúng ta qua những khía cạnh khác của đời sống tâm linh.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trong Vòng Sinh Diệt PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Tại Tâm (Ajahn Chah)
“Đức Phật và hàng môn đệ đã du hành khắp miền thôn dã và những khu rừng rậm Ấn Độ kêu gọi mọi người hãy cùng Ngài trau giồi trí tuệ, mở rộng tình thương, sống đời giản dị của một khất sĩ, hi sinh tất cả cho sự bình an tỉnh thức. Nếu bạn muốn thấy nếp sống giản dị trong rừng, muốn tìm những người hành thiền với chiếc y vàng khiêm nhường và chiếc bát đơn giản như Đức Phật, bạn phải rời phố thị náo nhiệt, bỏ lại sau lưng những ngôi chùa đồ sộ, những ngọn tháp cao vút ấy. Nếu đất nước bạn đến là Thái Lan, một nôi có nhiều chùa và nhà sư nhất, bạn phải đáp xe lửa gần nhà ga Hualampang đông đúc, đón chuyến xe sớm nhất đi lên miền cực Bắc rừng núi âm u hay xuống tận miền Nam đất bằng hoang dã. Chỉ vài giờ sau bạn đã ra khỏi phố thị ồn ào, xa rời những khu thương mại sầm uất và không còn nhìn thấy những căn nhà lụp xụp nằm dài hai bên đường xe lửa. Bạn đi xuyên qua những cánh đồng lúa hình bàn cờ được phân chia một cách đều đặn và nhịp nhàng bằng những bờ ruộng, những con lạch và những đường dẫn nước nhỏ. Ở tận chân trời của biển lúa ấy, cứ ba dặm bạn lại thấy những hòn đảo nổi, đó là khóm kè hay khóm chuối rậm rạp. Nếu xe hoả đến gần hơn một trong những hòn đảo ấy, bạn sẽ thấy ẩn hiện trong khóm cây um tùm một mái chùa màu cam và những ngôi nhà gỗ đơn sơ. Đó là hình ảnh những ngôi làng Đông Nam Á. Mỗi ngôi làng chừng năm trăm đến hai ngàn dân là đã có ít nhất một ngôi chùa. Chùa là nơi cầu nguyện, lễ bái, hội họp, đồng thời cũng là ngôi trường làng. Đây là nơi phần lớn thanh niên trai tráng đến tuổi hai mươi vào xuất gia trong khoảng thời gian một năm hay ba tháng, học hỏi Đạo Pháp hầu trở nên một thành viên trưởng thành của xã hội. Chùa được điều hành bởi một vài nhà sư lớn tuổi, giản dị và thiện chí. Những nhà sư này học hỏi một số kinh sách cổ, hiểu biết nghi lễ và giáo lý căn bản để đảm nhận vai trò như một giáo sĩ của làng. Chùa là một thành phần cũng là một đơn vị tô điểm thêm cho nét đẹp của làng. Nhưng đấy không phải là nơi mà bạn phải tìm. Xe hoả của bạn phải đi thẳng mãi lên miền Bắc, đến kinh đô cũ của xứ Auddhaya, với di tích những ngôi đền lộng lẫy đã bị sụp đổ và những lâu đài cổ kính hoang tàn vì bị cướp phá hàng thế kỷ trước đây trong trận chiến tranh với vương quốc lân cận. Lưu lại trong đám hoang tàn đổ nát ấy là những ngôi tượng Phật khổng lồ, điềm nhiên qua sương gió của thời gian. Tìm mua: Phật Tại Tâm TiKi Lazada Shopee Bây giờ xe lửa của bạn rẽ về hướng Đông đến tận biên giới Lào, xuyên qua cao nguyên Korat. Bạn phải mất vài giờ nữa để băng qua bình nguyên với ruộng lúa và làng mạc, nhưng dần dần ruộng đồng và làng mạc trở nên thưa thớt và nghèo nàn hơn. Ở đây bạn không còn thấy những rạch nước và những ngôi vườn cây trái sum sê của miền Trung Thái. Cảnh vật trở nên hoang dã, nhà cửa có vẻ nhỏ nhắn và đơn sơ hơn. Những ngôi chùa làng vẫn còn lấp ló, nhưng cũng nhỏ bé và đơn giản hơn. Ở đây lối sống cổ xưa tự túc được duy trì. Bạn có thể nhìn thấy những phụ nữ khoác mình bằng chiếc khăn dệt tay, nép bên ngưỡng cửa e thẹn nhìn khách lạ. những nông dân đang chăm chỉ làm việc ngoài đồng dưới ánh nắng thiêu đốt và bọn trẻ con chăn trâu trong những con mương nước đục ngầu dọc theo đường xe lửa….” (Trích “Đường về với Phật”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Tại Tâm PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.