Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)

Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ.

Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa.

Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ.

Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí.

Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee

Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo:

“Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”.

Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm:

“Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”.

Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm.

Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống).

Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức….

Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte Bộ sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte nói về cuộc đời và sự nghiệp của vị hoàng đế lừng danh thế giới Napoleon Bonaparte. Napoléon Bonaparte – Nã Phá Luân là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông là một chính khách và nhà lãnh đạo quân sự người Pháp, người lãnh đạo nhiều chiến dịch thành công trong cuộc Cách mạng Pháp và Chiến tranh Cách mạng Pháp. Napoleon sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc. Ông phục vụ như một lính pháo binh trong quân đội Pháp khi Cách mạng Pháp nổ ra năm 1789. Ông nhanh chóng thăng tiến qua các cấp bậc của quân đội, nắm bắt những cơ hội do Cách mạng Pháp tạo ra và trở thành một vị tướng lĩnh cấp cao ở tuổi 24. Hội đồng đốc chính Pháp cuối cùng đã cho phép Napoleon lãnh đạo một đội quân Pháp tấn công Ý sau khi ông đã dẹp tan quân đội nổi dậy phe Bảo hoàng trong trận 13 Vendémiaire chống lại Chính phủ. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới. Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hồi Ký Lý Quang Diệu Ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình. Những di sản của Napoléon đối với thế giới hiện đại là thực hiện những cải cách tự do tại nhiều vùng lãnh thổ mà ông đã chinh phục và kiểm soát, chẳng hạn như Hà Lan, Thụy Sĩ và một phần lớn của nước Ý và Đức hiện nay. Ông đã thực hiện các chính sách tự do cơ bản ở Pháp và khắp Tây Âu. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte. Hãy gieo mầm tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Các cụ Trạng Việt Nam
Các cụ Trạng Việt Nam Các cụ Trạng Việt Nam Trải qua thăng trầm của các thời đại, Các cụ Trạng Việt Nam liên tục xuất hiện, tạo dựng nên một nền học vấn Đại Việt huy hoàng. Mặc dù nền khoa bảng hoàn toàn dựa vào kinh sách của Nho gia nhưng ở mỗi vị Trạng nguyên, ý chí độc lập về tinh thần, về tri thức luôn thức tỉnh mạnh mẽ. Tuy xuất thân từ những hoàn cảnh, thời đại khác nhau nhưng ở họ đều có một điểm chung vượt lên trên nghèo khó là sự ham học hỏi. Họ là những người hiền tài, muốn đem hết tài năng và đức hạnh của mình phục vụ cho Tổ Quốc. Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Cũng nhờ đó, họ đã để lại cho nước nhà một nền học vấn uyên thâm, đã và đang được các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Các cụ Trạng Việt Nam. Hãy gieo mầm tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này đến bạn bè và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Những khám phá về hoàng đế Quang Trung
Những khám phá về hoàng đế Quang Trung Những khám phá về hoàng đế Quang Trung Những khám phá về hoàng đế Quang Trung là bộ sách lịch sử hé mở những khám phá mới lạ về vị Hoàng Đế Quang Trung của Việt Nam. Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. Trạng Trình Sấm Và Ký 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Các Triều Đại Việt Nam Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sử Những khám phá về hoàng đế Quang Trung. Đừng quên chia sẻ cuốn sách này đến bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Chết Bởi Trung Quốc
Chết Bởi Trung Quốc Chết Bởi Trung Quốc Chết Bởi Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Quyển sách dày 320 trang này đã thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc đã làm mất đi hàng triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng với 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. GS. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết “Thế giới phẳng”. Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc không phải là trường hợp này. Người Trung Quốc Xấu Xí Không Khoan Nhượng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Trong vài tuần gần đây, chính trường Canada nóng bỏng bởi những sự kiện ký kết Hiệp ước Đầu tư Canada – Trung Quốc và việc CNOOC mua Nexen, cũng như an ninh quốc gia liên quan đến Huawei, ZTE, CNOOC, mà đằng sau là chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ. Trong khi đó, chính khách và thương gia Canada thì thiếu kinh nghiệm làm ăn với các nước đang phát triển nhất là Trung Quốc. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Chết Bởi Trung Quốc. Hãy gieo mần tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này và đừng quên đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.