Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- (Dorothy Hoobler)

“Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ Kim tự tháp.” - Ngạn ngữ Ả Rập

Cùng khám phá bộ sách Tri thức phổ thông - Những địa danh làm nên lịch sử để hiểu hơn về những công trình, kiến trúc trường tồn theo thời gian. Đằng sau những biểu tượng của thế giới là cả một lịch sử huy hoàng, hãy cùng quay trở lại 2500 trước công nguyên để làm sáng tỏ sự ra đời của Đại Kim Tự Tháp hay bôn ba đến đất nước Ấn Độ để cùng chiêm ngưỡng sự lung linh và tráng lệ của ngôi đền TAJ MAHAL. Đặc biệt mỗi cuốn sách sẽ đi kèm bản đồ được in màu vô cùng đặc biệt dẫn lối bạn tới các di tích lịch sử.

***

Đại Kim tự tháp Ai Cập là công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thế giới. Chúng sừng sững bên ngoài Cairo, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Ai Cập. Gần như ai cũng từng xem qua tranh ảnh về chúng. Kim tự tháp nằm trong số những công trình kỳ vĩ, cổ xưa nhất còn trường tồn đến ngày nay và là đối tượng được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Vào thời cổ đại, chúng là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại Tìm mua: Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- TiKi Lazada Shopee

Vào thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên, lữ khách Hy Lạp có thể tìm mua cẩm nang hướng dẫn du lịch liệt kê những điểm tham quan ấn tượng. Bảy địa danh trong số này trở nên nổi tiếng với tên gọi bảy kỳ quan thế giới. Ngoài Đại Kim tự tháp còn có:

1) Vườn treo Babylon. Quốc vương Babylon kết hôn với một người con gái đến từ xứ sở trồng nhiều cây cối. Nàng thương nhớ quê nhà da diết. Để làm vui lòng nàng, nhà vua cho xây dựng một vườn treo vĩ đại tại đây.

2) Đền thờ Artemis ở Ephesus. Đức vua Lydia nổi tiếng giàu có đã cho xây dựng đền thờ Artemis nguy nga ở Ephesus, thành phố nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

3) Tượng thần Zeus ở Olympia. Bức tượng khổng lồ này được khảm ngà voi, vàng và đá quý.

4) Lăng mộ Mausoleum ở Halicarnassus. Mausolus, người cai trị giàu có của đế quốc Ba Tư ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ cho mình và hoàng hậu. Ngày nay, từ mausoleum được dùng để chỉ những ngôi mộ lớn.

5) Tượng thần Mặt trời trên đảo Rhodes. Để ăn mừng chiến thắng, người dân Rhodes đã xây dựng bức tượng thần Mặt trời Helios khổng lồ tại bến cảng.

6) Ngọn hải đăng Alexandria. Người kế vị Alexander Đại đế cho xây dựng ngọn hải đăng khổng lồ ở bến cảng thành phố Alexandria, Ai Cập để dẫn đường cho những con tàu trên Địa Trung Hải.

Ngày nay, tất cả những kỳ quan này đều đã biến mất, ngoại trừ kim tự tháp.

Kim tự tháp không dành cho người sống. Đó là ngôi mộ của pharaoh, người cai trị Ai Cập. Pharaoh là người kết nối giữa nhân dân Ai Cập và các vị thần. Chính các pharaoh cũng tự xem mình là thần linh. Bất kỳ việc gì pharaoh muốn thì thần dân đều phải hoàn thành. Vì vậy, khi pharaoh lệnh cho hàng nghìn người làm việc cực nhọc suốt nhiều năm ròng để xây dựng mộ thất, họ đều vâng lệnh.

Hơn một trăm kim tự tháp hiện vẫn tồn tại ở Ai Cập nhưng nhiều nơi chỉ còn là phế tích đổ nát, hoang tàn. Ba kim tự tháp lớn nhất được biết đến với tên gọi Đại Kim tự tháp. Kim tự tháp cổ nhất trong số đó được xây dựng cách đây khoảng 4.500 năm.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng sau khi băng hà, pharaoh sẽ tái sinh trong một thế giới khác. Đó là lý do vì sao việc gìn giữ thi thể ngài và đặt nó ở những nơi an toàn như bên trong kim tự tháp lại quan trọng đến vậy.

Trải qua quá trình ướp xác, thi thể biến thành xác ướp. Nó khô lại, được bảo quản và bọc trong các dải vải lanh trước khi đặt vào quách. Người hầu của pharaoh đặt thức ăn, đồ trang sức, đồ dùng và cơ man của báu vào kim tự tháp.

Pharaoh muốn đảm bảo ngôi mộ của họ không bị quấy rầy. Vì vậy, những người xây dựng kim tự tháp cẩn thận che giấu đoạn đường dẫn đến căn phòng chôn cất. Họ giăng bẫy bất kỳ ai cố gắng đột nhập. Dẫu vậy, kẻ trộm mộ vẫn tìm được cách lẻn vào bên trong và đánh cắp kho báu.

Trải bao thế kỷ, Ai Cập dần suy tàn nhưng Đại Kim tự tháp vẫn tồn tại. Khi tới đây, du khách sửng sốt trước những điều trông thấy. Chưa ai từng thấy điều gì như vậy. Herodotus là sử gia người Hy Lạp từng đến Ai Cập vào thế kỷ 5 trước Công nguyên. Khi ấy, kim tự tháp đã hàng ngàn năm tuổi. Như bao người khác, ông tự hỏi: “Ai có thể xây nên những kim tự tháp này? Họ đã làm cách nào?”

Ngày nay, giới khoa học vẫn mải miết đi tìm lời giải đáp. Chúng ta biết nhiều điều về Ai Cập hơn Herodotus nhưng bức màn bí ẩn vẫn chưa được vén lên. Các nhà khoa học ngày càng có thêm nhiều khám phá mới nhưng kim tự tháp vẫn ẩn chứa vô vàn bí mật.

Herodotus

Sử gia người Hy Lạp Herodotus sinh ra vào khoảng năm 480 trước Công nguyên. Ông là người châu Âu đầu tiên tới thăm và ghi chép lại về Ai Cập. Ông đánh giá kỳ quan của Ai Cập “nhiều hơn bất kể xứ nào”. Ông miêu tả lại quá trình ướp xác vẫn đang tồn tại khi ghé thăm nơi này. Ông cũng thuật lại cách xây dựng kim tự tháp nhưng các nhà khoa học hiện đại cho rằng một số phần chưa chính xác. Bởi thời điểm xây dựng kim tự tháp đã quá lâu.

Ông ghi chép lại chân thực về cuộc sống của người Ai Cập. Ông sửng sốt khi lối sống đó khác biệt với người Hy Lạp. “Người Ai Cập dường như đảo ngược lại hoàn toàn nguyên tắc thông thường của nhân loại.” Ông viết: “Phụ nữ chợ búa và buôn bán còn đàn ông ở nhà và dệt vải! Đàn ông Ai Cập vác hàng hóa bằng đầu còn phụ nữ đặt trên vai. Phụ nữ đứng khi tiểu tiện còn đàn ông lại ngồi thụp.”

Herodotus ghi chép lại toàn bộ những điều ông có thể tìm thấy về lịch sử các đất nước ông ghé qua. Ngày nay, ông được biết đến với biệt danh là “Cha đẻ của sử học”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- PDF của tác giả Dorothy Hoobler nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Liệu Phù Nam (Lê Hương)
Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Tìm mua: Sử Liệu Phù Nam TiKi Lazada Shopee Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau: - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng: « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép: « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Liệu Phù Nam PDF của tác giả Lê Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Liệu Phù Nam (Lê Hương)
Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Tìm mua: Sử Liệu Phù Nam TiKi Lazada Shopee Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau: - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng: « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép: « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Liệu Phù Nam PDF của tác giả Lê Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Tử Bảy Lời (Huỳnh Quan Thư)
Vợ cậu Bảy Lời một va-ly tiền trong đó chứa toàn giấy bạc bộ lư (loại 100đ tiền có mệnh giá cao nhất thời bấy giờ) nhiều lần chuộc tội cho chồng Nỗi nhọc nhằn của người cha Công tử Lời - Châu Văn Sanh - gốc người Hoa. Cha là Châu Xuyên quê Phúc Kiến (Trung quốc), định cư nhiều đời ở Gò Công. Sau đó gia đình chuyển về Măng Thít (Vĩnh Long). Vốn là một phú hộ, ông Châu Xuyên rất giàu có nhưng không may sau khi có với ông 3 người con vợ ông qua đời. Trong một chuyến đi buôn ở Mỹ Tho ông gặp bà Đào Thị Bòi là một góa phụ 2 con. Hai người kết duyên ăn ở với nhau hạ sinh được một cậu con trai vào năm ông bước vào ngưỡng tuổi 60. Người con chung này là Châu Văn Sanh. Ông từng nói với bà, hai dòng con có đủ trai và gái. Nay có thêm một con chung thì quả là lời (lãi) lắm rồi. Thế là từ đó, Châu Văn Sanh có thêm cái tên Lời, công tử Lời hay cậu Bảy Lời. Tìm mua: Công Tử Bảy Lời TiKi Lazada Shopee Chuyện kể rất nhiều về cách làm ăn của ông Châu Xuyên. Là người có duyên buôn bán từ thuở nhỏ, ông Xuyên ngay từ lúc thiếu thời đã từng bán đậu phộng rang, lục lạc, các loại thú như gà, mèo, chó làm bằng đất sét tô màu xanh đỏ gắn trên que tre. Lời lãi từ bán buôn ông tích cóp dần lâu ngày có được số vốn lớn. Cứ thế mà phát triển. Vận may đến với ông, bán cái gì cũng được, cũng hết. Cuộc sống cứ thế khá dần lên ông cùng mẹ mua đất xây một căn nhà ngay trong nhà lồng chợ Cái Nhum. Có nhà ông mở một tiệm thuốc bán các loại thuốc thông thường phục vụ bà con. Nhiều cụ già ở chợ Cái Nhum kể lại, nhiều người bán ế, nhiều ghe thương hồ không bán được hàng, ai nấy đều đến gặp ông nhờ ông giúp đỡ. Ông mua lại tất cả các mặt hàng đó rồi chất ngay trong nhà mình để bán. Ông bán rất nhanh hết và lãi rất khá. Có lần, một ghe đến chợ Cái Nhum bán đá mài. Bán mấy ngày mà chẳng được bao nhiêu. Chủ ghe chán nản định bỏ đi nơi khác. Trước khi đi, họ đến gặp ông nhờ ông mua giúp. Ông đồng ý lấy hết ghe. Hàng chất đầy nhà nhưng cũng chỉ mấy ngày sau người mua đến nườm nượp và mua sạch ngay sau đó. Vốn liếng càng ngày càng tăng. Ông Xuyên mua thêm ruộng cho tá điền thuê. Mỗi năm, lúa ông thu được lên đến hàng chục ngàn giạ. Cậu Bảy Lời chào đời đúng vào giai đoạn cực thịnh của cha. Cậu sinh năm 1911 tại làng Chánh Hội quận Cái Nhum nay là thị trấn Cái Nhum huyện Măng Thít (Vĩnh Long). Theo lời kể của bà Huỳnh Quan Thư nay đã ngoài 70 tuổi - người cháu gọi cậu Bảy Lời bằng dượng - thuở thiếu thời của công tử Lời được cha thương yêu chiều chuộng. Mới 16 tuổi ông đã được sắm cho xe hơi chạy khắp Vĩnh Long. Mỗi tuần ông ngồi xe hơi lên tận Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Dương để đi săn. Sẵn xe, công tử Lời ngao du khắp nơi. Cả vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh không nơi nào không có dấu chân của ông. Không như những thanh niên con nhà giàu khác ném tiền vào những cuộc vui, công tử Lời dùng những đồng tiền có được từ gia đình để giúp đỡ, cưu mang những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn bi đát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Tử Bảy Lời PDF của tác giả Huỳnh Quan Thư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nữ Hoàng Ai Cập (Thế Anh)
Nữ hoàng Cleopatra - nữ hoàng Ai Cập, người đàn bà nổi tiếng bậc nhất thế giới. Cho đến nay mọi sử sách, bách khoa thư, văn học nghệ thuật thế giới đều cho rằng nàng là người phụ nữ có nhan sắc và tài năng tuyệt vời của mọi thời đại. Theo truyền thuyết, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, định mệnh đã dự báo cho thấy cuộc đời nàng sẽ vô cùng gian truân và huyền bí. Giống như những người phụ nữ cầm quyền khác của vương triều Ptolemy, ngay từ nhỏ Cleopatra đã có ước mơ hoài bão làm cho Ai Cập trở thành một vương quốc hùng mạnh và huy hoàng. Nàng đã nguyện sẵn sàng trả giá bằng cả thanh xuân và sắc đẹp xác thịt của mình, quyến rũ hai người anh hùng cái thế - Caesar và Antonius, những chúa tể của đế chế La Mã hùng mạnh. Trong một thế giới đầy loạn lạc và biến động, Cleopatra đã bảo vệ cho nền hòa bình của vương quốc cổ kính Ai Cập suốt 22 năm. Hàng ngàn năm nay, người đời vẫn trăn trở trước những dấu hỏi lớn. Vì sao Cleopatra mới hai mốt tuổi có thể quyến rũ và chinh phục được vị hoàng đế Caesar, một bạo chúa La Mã gần 60 tuổi. Rất nhiều người vẫn còn tò mò trong lòng về sự ra mắt ấn tượng có tính đột phá của nàng với Caesar và những thành quả vĩ đại biến đế quốc Rome của La Mã phải quỳ gối trước sắc đẹp của nàng. Tuy nhiên, Cleopatra khác với các vị tiền bối của vương triều Ptolemy, dù tham vọng quyền lực nhưng nàng vẫn mạnh mẽ và quyết đoán theo đuổi tình yêu riêng. Bất chấp mọi phản đối của các quần thần và thần dân Ai Cập, bất chấp những dị nghị đàm tiếu của người La Mã, nàng vẫn đến với tình yêu của mình - Antonius. Trong mối tình say đắm này, hai người đã có một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc, hưởng lạc nhưng cũng không ít những sóng gió, thậm chí có những lúc thất bại thảm hại. Cũng chính vì mối tình này, Cleopatra đã đốt cháy những năm thang cuối đời mình bằng ngọn lửa tình yêu rực sáng. Qua từng trang sách, bạn đọc sẽ được giải đáp những vương vấn giữa tình và lý, những uẩn khúc toan tính cuộc đời, những hiềm kỵ trong tình chị em, những tham vọng tột độ về quyền lực trong thế giới vương quyền và hoan lạc... Xin trân trọng giới thiệu. Tìm mua: Nữ Hoàng Ai Cập TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Ai Cập PDF của tác giả Thế Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.