Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- (Dorothy Hoobler)

“Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ Kim tự tháp.” - Ngạn ngữ Ả Rập

Cùng khám phá bộ sách Tri thức phổ thông - Những địa danh làm nên lịch sử để hiểu hơn về những công trình, kiến trúc trường tồn theo thời gian. Đằng sau những biểu tượng của thế giới là cả một lịch sử huy hoàng, hãy cùng quay trở lại 2500 trước công nguyên để làm sáng tỏ sự ra đời của Đại Kim Tự Tháp hay bôn ba đến đất nước Ấn Độ để cùng chiêm ngưỡng sự lung linh và tráng lệ của ngôi đền TAJ MAHAL. Đặc biệt mỗi cuốn sách sẽ đi kèm bản đồ được in màu vô cùng đặc biệt dẫn lối bạn tới các di tích lịch sử.

***

Đại Kim tự tháp Ai Cập là công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thế giới. Chúng sừng sững bên ngoài Cairo, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Ai Cập. Gần như ai cũng từng xem qua tranh ảnh về chúng. Kim tự tháp nằm trong số những công trình kỳ vĩ, cổ xưa nhất còn trường tồn đến ngày nay và là đối tượng được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Vào thời cổ đại, chúng là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại Tìm mua: Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- TiKi Lazada Shopee

Vào thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên, lữ khách Hy Lạp có thể tìm mua cẩm nang hướng dẫn du lịch liệt kê những điểm tham quan ấn tượng. Bảy địa danh trong số này trở nên nổi tiếng với tên gọi bảy kỳ quan thế giới. Ngoài Đại Kim tự tháp còn có:

1) Vườn treo Babylon. Quốc vương Babylon kết hôn với một người con gái đến từ xứ sở trồng nhiều cây cối. Nàng thương nhớ quê nhà da diết. Để làm vui lòng nàng, nhà vua cho xây dựng một vườn treo vĩ đại tại đây.

2) Đền thờ Artemis ở Ephesus. Đức vua Lydia nổi tiếng giàu có đã cho xây dựng đền thờ Artemis nguy nga ở Ephesus, thành phố nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

3) Tượng thần Zeus ở Olympia. Bức tượng khổng lồ này được khảm ngà voi, vàng và đá quý.

4) Lăng mộ Mausoleum ở Halicarnassus. Mausolus, người cai trị giàu có của đế quốc Ba Tư ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ cho mình và hoàng hậu. Ngày nay, từ mausoleum được dùng để chỉ những ngôi mộ lớn.

5) Tượng thần Mặt trời trên đảo Rhodes. Để ăn mừng chiến thắng, người dân Rhodes đã xây dựng bức tượng thần Mặt trời Helios khổng lồ tại bến cảng.

6) Ngọn hải đăng Alexandria. Người kế vị Alexander Đại đế cho xây dựng ngọn hải đăng khổng lồ ở bến cảng thành phố Alexandria, Ai Cập để dẫn đường cho những con tàu trên Địa Trung Hải.

Ngày nay, tất cả những kỳ quan này đều đã biến mất, ngoại trừ kim tự tháp.

Kim tự tháp không dành cho người sống. Đó là ngôi mộ của pharaoh, người cai trị Ai Cập. Pharaoh là người kết nối giữa nhân dân Ai Cập và các vị thần. Chính các pharaoh cũng tự xem mình là thần linh. Bất kỳ việc gì pharaoh muốn thì thần dân đều phải hoàn thành. Vì vậy, khi pharaoh lệnh cho hàng nghìn người làm việc cực nhọc suốt nhiều năm ròng để xây dựng mộ thất, họ đều vâng lệnh.

Hơn một trăm kim tự tháp hiện vẫn tồn tại ở Ai Cập nhưng nhiều nơi chỉ còn là phế tích đổ nát, hoang tàn. Ba kim tự tháp lớn nhất được biết đến với tên gọi Đại Kim tự tháp. Kim tự tháp cổ nhất trong số đó được xây dựng cách đây khoảng 4.500 năm.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng sau khi băng hà, pharaoh sẽ tái sinh trong một thế giới khác. Đó là lý do vì sao việc gìn giữ thi thể ngài và đặt nó ở những nơi an toàn như bên trong kim tự tháp lại quan trọng đến vậy.

Trải qua quá trình ướp xác, thi thể biến thành xác ướp. Nó khô lại, được bảo quản và bọc trong các dải vải lanh trước khi đặt vào quách. Người hầu của pharaoh đặt thức ăn, đồ trang sức, đồ dùng và cơ man của báu vào kim tự tháp.

Pharaoh muốn đảm bảo ngôi mộ của họ không bị quấy rầy. Vì vậy, những người xây dựng kim tự tháp cẩn thận che giấu đoạn đường dẫn đến căn phòng chôn cất. Họ giăng bẫy bất kỳ ai cố gắng đột nhập. Dẫu vậy, kẻ trộm mộ vẫn tìm được cách lẻn vào bên trong và đánh cắp kho báu.

Trải bao thế kỷ, Ai Cập dần suy tàn nhưng Đại Kim tự tháp vẫn tồn tại. Khi tới đây, du khách sửng sốt trước những điều trông thấy. Chưa ai từng thấy điều gì như vậy. Herodotus là sử gia người Hy Lạp từng đến Ai Cập vào thế kỷ 5 trước Công nguyên. Khi ấy, kim tự tháp đã hàng ngàn năm tuổi. Như bao người khác, ông tự hỏi: “Ai có thể xây nên những kim tự tháp này? Họ đã làm cách nào?”

Ngày nay, giới khoa học vẫn mải miết đi tìm lời giải đáp. Chúng ta biết nhiều điều về Ai Cập hơn Herodotus nhưng bức màn bí ẩn vẫn chưa được vén lên. Các nhà khoa học ngày càng có thêm nhiều khám phá mới nhưng kim tự tháp vẫn ẩn chứa vô vàn bí mật.

Herodotus

Sử gia người Hy Lạp Herodotus sinh ra vào khoảng năm 480 trước Công nguyên. Ông là người châu Âu đầu tiên tới thăm và ghi chép lại về Ai Cập. Ông đánh giá kỳ quan của Ai Cập “nhiều hơn bất kể xứ nào”. Ông miêu tả lại quá trình ướp xác vẫn đang tồn tại khi ghé thăm nơi này. Ông cũng thuật lại cách xây dựng kim tự tháp nhưng các nhà khoa học hiện đại cho rằng một số phần chưa chính xác. Bởi thời điểm xây dựng kim tự tháp đã quá lâu.

Ông ghi chép lại chân thực về cuộc sống của người Ai Cập. Ông sửng sốt khi lối sống đó khác biệt với người Hy Lạp. “Người Ai Cập dường như đảo ngược lại hoàn toàn nguyên tắc thông thường của nhân loại.” Ông viết: “Phụ nữ chợ búa và buôn bán còn đàn ông ở nhà và dệt vải! Đàn ông Ai Cập vác hàng hóa bằng đầu còn phụ nữ đặt trên vai. Phụ nữ đứng khi tiểu tiện còn đàn ông lại ngồi thụp.”

Herodotus ghi chép lại toàn bộ những điều ông có thể tìm thấy về lịch sử các đất nước ông ghé qua. Ngày nay, ông được biết đến với biệt danh là “Cha đẻ của sử học”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- PDF của tác giả Dorothy Hoobler nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam (Bình Nguyên Lộc)
Không có nền văn hóa nào nên tự thẹn, cũng không có nền văn hóa nào được phép khinh bỉ các nền văn hóa khác. Cũng như các sinh vật, các nhóm dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn tiến triển y hệt như nhau. Đôi khi chỉ nhờ những nguyên nhơn địa phương và ngẫu nhiên nó giúp vài dân tộc trội hẳn các dân tộc khác. Nhưng luôn luôn, ở tỷ độ lịch sử, những thành tích ấy, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn hạn, không bao giờ ổn cố, và những nền văn minh tàn lụn, không còn làm sao mà đếm cho xiết nữa.Vậy, người ta đi đến cái quan niệm là có một sự đồng đẳng căn bản nào ban đầu, chung cho cả nhân loại, đó là cái thực thể hạ tầng của những chênh lệch phụ thuộc khác.Ở đây, cũng như ở các vấn đề khác, tự ty hoặc tự tôn mặc cảm đều không chính đáng. Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam Nguyên văn: Tìm mua: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam TiKi Lazada Shopee Aucune culture ne doit avoir honte d’elle-même, pas plus qu’elle ne saurait mépriser les autres. Comme les êtres vivants, les groupes ethniques ont passé par les mêmes phases de développement. Souvent, ce sont des causes locales et fortuites qui ont permis à certains de dépasser franchement les autres. Presque toujours, à l’échelle historique, cette performance, plus ou moins réussie, ou plus on moins longue, ne s’est jamais definitivement stabilisée et on ne compte plus les civilisations mortes.On arrive donc à la notion d’une certaine égalité de base, commune à tous les hommes, substrat sous-jacent à une foule d’inégalités.Le complexe d’infériorité, ici comme ailleurs, n’est donc pas plus justifié que le complexe de supériorité.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":Cõi Âm Nơi Quán Cây DươngĐò DọcGieo Gió Gặt BãoQuán Tai HeoLữ Đoàn Mông ĐenNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt NamNửa Đêm Trảng SụpTỳ Vết Tâm LinhSau Đêm Bố RápThầm LặngTruyện Ngắn - Bình Nguyên LộcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu (Đào Trinh Nhất)
Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được nỗi lòng của nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu khi bước vào đường cách mạng. Tác phẩm được viết bằng Hán văn và ghi lại những năm tù đầy ở Quảng châu và hồi ức của cụ Sào Nam từ khi còn là thanh niên cho tới khi Tổng đốc Quảng Đông là Long Tế Quang, bị toàn quyền Pháp mua chuộc, đã tống cụ vào nhà giam vào 1913. Đào Trinh Nhất tên tự là Quán Chi, gốc Thái Bình, sinh ở Huế 1900, xuất thân từ một gia đình nho học có xu hướng ái quốc nổi danh. Thân phụ là Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, có lập trường chống Pháp tới chết, thân mẫu là cháu của cử nhân Lương Văn Can trong nhóm Đông kinh nghĩa thục. Ông nổi tiếng về Nho học lại sang Pháp học về báo chí nên có kiến thức kiêm thông Âu-Á và nhìn xa thấy rộng.Vào nghề văn bút ông là một ký giả có tiếng từng viết cho Hữu Thanh, Trung bắc chủ nhật, Tri Tân…ngoài Bắc và cộng tác với Đông pháp, Thần chung, Phụ nữ tân văn và Đuốc nhà nam… trong Nam.Ông còn là một dịch giả với ngòi bút tài hoa và bút pháp phong phú với Liêu trai chí dị và Ngục trung thư. Đào Trinh Nhất cũng viết tiểu thuyết và được hậu thế biết tiếng với những bộ như Cô Tư Hồng và Con quỷ phong lưu… Tìm mua: Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu TiKi Lazada Shopee Đào Trinh Nhất còn được biết là một cây viết quan tâm tới tiền đồ dân tộc qua những tác phẩm giới thiệu về Nhật bản duy tân (Nhật bổn 30 năm duy tân) về nạn khách trú bành trướng ở Nam phần (Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ), và về lịch sử cận đại như Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam Tây thuộc sử…Ông tạ thế tại Sài gòn vào năm 1951 và cái chết của ông đã khiến độc giả ái mộ, báo chí toàn quốc xúc động và bày tỏ lòng thương cảm. Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng của cụ Sào Nam cũng như cuốn Tự phán sau này, không những giúp hậu thế tìm hiểu tác giả mà còn là những chi tiết về lịch sử quý giá mà những ai muốn biết thêm về các phong trào Duy tân và Đông du phải đọc. Ngục trung thư còn có một tác dụng quan trọng khác. Dưới dạng “thư” quen thuộc mà cụ Sào Nam hay dùng như Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư… chúng ghi lại những lời tâm huyết, chân thực của một nhà cách mạng tiền bối gửi cho quốc dân, kêu gọi mọi người thức tỉnh và dấy lên bầu máu nóng giải phóng và xây dựng đất nước.Bản dịch của Đào Trinh Nhất lấy tên: Đời cách mệnh Phan Bội Châu, do nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội xuất bản năm 1938.***Tháng 2 năm Tân-hợi, tôi lại qua Xiêm. Lúc bấy giờ người trong đảng ta kiều-ngụ nương-náu ở nước Xiêm, có bọn các ông Tử Kính, Vĩnh-Long, Ngọ-Sanh và Minh-Chung, rủ nhau chịu khó cày-cấy ruộng-nương, chăn-nuôi gà vịt, để làm kế trử-sức lâu ngày. Các ông viết thư sang Hương-cảng kêu tôi qua. Tôi suy-nghĩ muốn bắt-chước Ngũ-Tử-Tư ngày xưa cày ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu sang Xiêm. Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-thầm, tắm gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu-niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt nông-nỗi đau-thương, ăn không ngồi rồi. Tôi sống cái đời nông-phu cực-nhọc trước sau 8 tháng. Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình vui-vẻ thơ-thới lạ lùng. Lúc khát gặp có suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái cây thì ăn, cái ngày giờ cảm-khái vô-liêu của tôi lúc nầy, chôn đứt ở trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là một cách sống thú-vị của anh tráng-sĩ đang cơn túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu chuyện đáng ghi-chép là phải. Hồi nầy rảnh-rang nhàn-thích, tôi soạn ra được nhiều bài văn quốc-ngữ. Nào truyện Lê Thái-Tổ, nào truyện Trưng nữ-vương. Nào là những khúc hát bài ca cổ-võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc lòng, sớm tối họ thường nghêu-ngao ca hát làm vui. Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách-mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậy. Tháng 10 năm ấy (Tân-hợi, 1911) Phan-quân Bá-Ngọc ở Hương-cảng sang Xiêm, dem cái tin Võ-Xương khởi-nghĩa nói cho tôi nghe. Tôi lấy làm động-tâm hết sức. Hồi trước tôi còn ở bên Nhật, từng có cơ-hội kết-giao với bọn lãnh-tụ cách-mạng Tàu như Hoàng khắc-Cường, Chương-thái-Viêm. Lại cùng bọn Trương-Kế và chí-sĩ các nước Triều-tiên, Nhật-bản, Ấn-độ và Phi-luật-tân, tổ-chức ra hội « Đồng-Á Đồng-Minh ». Chúng tôi với họ cũng là một hạng người đau lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn-chỉ vốn là tương-hợp. Nay nghe tin quân cách-mạng Trung-hoa dấy lên, khiến tôi có cái cảm-giác « tiếng đồng reo tiếng chuông ứng ». Nhân đó Bá-Ngọc khuyên tôi nên trở về nước Tàu. Tôi liền từ-giã sở ruộng ở Xiêm mà đi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đào Trinh Nhất":Bùi Thị XuânCô Tư HồngNgục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội ChâuPhan Đình Phùng Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1886-1895) Ở Nghệ TĩnhThế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam KỳĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu PDF của tác giả Đào Trinh Nhất nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Chu Văn An người làng Quang Liệt nay là xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ, An sớm là người có nghị lực, ngày đêm chuyên cần học tập, lại chăm sửa mình cho trong sạch, không cầu danh lợi. Lớn lên đi thi, Chu Văn An đậu Thái học sinh (tiến sĩ) đời Trần. Vốn là người ham đọc sách hơn ham mũ cao áo rộng nên ông không chịu ra làm quan mà lui về mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, giáp làng Quang Liệt. Cái học của ông chủ ở thực hành, cốt xét cho rõ lẽ, giữ ngay chính lòng mình, trừ gian tà, bỏ thói bậy. Học trò trong nước nghe danh đổ về theo học ông đông lắm. Trọng đạo làm thầy, giữ mình ngay thẳng, ông rất nghiêm nghị với học trò. Nhiều người sau này thành đạt rồi, như Phạm Sư Mạnh người ở Hiệp Sơn (Hải Dương) và Lê Quát người huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đều đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) mà khi về thăm thầy cũng phải quỳ lạy dưới giường. Hễ được thầy bảo ban cho mấy lời thì lấy làm hân hạnh lắm. Bằng có điều gì không phải, thầy liền quở trách ngay, có khi còn quát mắng đuổi đi, không cho vào gặp. Khắp thiên hạ từ quan đến dân đều tôn quý ông, kính trọng ông như bậc thầy. Tiếng tăm ông lừng lẫy động đến tận cung cấm. Vua Trần Minh Tông hâm mộ, liền vời ông ra làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, giảng sử sách cho thái tử. Đáp lại thành lý của vua, ông đành rời Huỳnh Cung vào kinh thành nhận chức. Khanh tướng trong triều, nho sĩ bốn phương hay tin ấy đều hoan hỉ. Quan tư đồ Chương Túc Hầu Trần Nguyên Đán làm bài thơ mừng ông, trong có câu: Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Học hải hồi lan tục tái thuần Thượng trường Sơn Đẩu đắc tư nhân. (Bể học xoay chiều sáng, phong tục trở lại thuần hậu. Trường cao cấp nhất nước mời được ông thầy sáng như sao Bắc Đẩu, vững tựa núi Thái Sơn).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Tục truyền, một hôm ở cửa tam quan chùa Dận (Phù Lưu) có đứa trẻ sơ sinh ai đem vứt bỏ. Sư tu ở chùa là Lý Khánh Văn thấy tiếng trẻ thơ khóc mới động lòng thương bèn ra nhặt vào nuôi, đặt tên đứa bé là Lý Công Uẩn. Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Lý Công Uẩn lớn lên trông rất rắn rỏi, mặt mũi khôi ngô, tinh anh khác người. Sư Văn rất yêu quý, hết lòng trông nom dạy dỗ. Công Uẩn tuy còn nhỏ nhưng đã sớm thông minh sáng dạ. Mới sáu tuổi, bao nhiêu kinh kệ sư Văn dạy cho, Uẩn chỉ đọc một lần là nhớ hết. Duy chỉ phải mỗi tội là hay tinh nghịch. Một hôm, sư Văn sai Uẩn đem oản lên chùa cúng ông Hộ Pháp. Chú bé liền khoét hết ruột ăn rồi bày vỏ ngoài lên cúng. Đêm hôm ấy, Hộ Pháp hiện về phàn nàn với sư. Sáng ra, sư Văn gọi Uẩn ra hỏi chuyện và mắng cho một trận. Uẩn tức lắm, lẳng lặng lẻn lên chùa đánh ba cẳng tay vào tượng Hộ Pháp rồi viết vào sau lưng tượng bốn chữ “Đồ tam thiên lý” (đày đi xa 3.000 dặm). Đến đêm, sư Văn lại thấy Hộ Pháp hiện về. Mặt buồn rượi, Hộ Pháp nói với sư rằng: - Chào thầy ở lại, tôi đi. Hoàng đế đày tôi xa khỏi chùa này ba ngàn dặm. Tỉnh dậy, sư Văn vội lên chùa xem, quả thấy sau tượng rành rành nét chữ Công Uẩn: “Đồ tam thiên lý”. Nhà sư sai tiểu lấy nước để rửa. Lạ thay, kì cọ thế nào chữ cũng không đi! Sư phải gọi Công Uẩn lên bắt xoá. Uẩn chỉ di di tay là hết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.