Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ẩn Thế Hào Môn (Uyển Nguyệt)

Nhà họ Phạm bao đời nay làm ăn hưng thịnh, giàu có nức tiếng trong vùng. Nhắc đến Phạm Gia không ai là không biết đến, nhà họ có một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì khu vực phía bắc. Người ta đồn nhau rằng của cải của Phạm Gia nhiều đến mức con cháu ăn chơi ba đời cũng chẳng hết.

Với gia thế cùng sự giàu có như vậy, Phạm Gia thừa sức sống xa hoa ở một thành phố lớn, nhưng họ vẫn chọn ở lại trên đất ông bà tổ tiên, nơi một vùng quê yên bình. Căn nhà của họ không phải là biệt thự xa hoa lộng lẫy, cũng chẳng phải là biệt phủ rộng bao la, mà chỉ là một căn nhà 2 tầng đơn giản, xung quanh căn nhà được trồng những cây ăn quả quen thuộc.

Phạm Gia còn có lối sống vô cùng giản dị và hòa nhã với xóm làng, họ không phân biệt sang hèn, cao thấp, không tỏ vẻ ngạo nghễ, kiêu căng. Châm ngôn sống của Phạm Gia bao đời nay là " Dành cả một đời để đi theo lý tưởng", mà lý tưởng của họ chính là giúp đỡ những người nông dân nghèo, họ dạy người dân kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ, cung cấp thức ăn gia súc. Vì vậy mà Phạm Gia rất được lòng mọi người, ai ai cũng dành cho Phạm Gia sự tôn trọng và kính nể.

Người dân trong làng thường hay nói với nhau rằng, Phạm Gia thường xuyên làm việc thiện nên phúc đức sâu dày, vận khí gia đình ngày một tốt nên họ mới luôn may mắn trong chuyện làm ăn, con cháu thì đều giỏi giang xuất chúng, công ty thức ăn chăn nuôi PG của dòng họ ngày càng lớn mạnh.

Thế nhưng nào ai ngờ rằng, một năm trở lại đây Phạm Gia bỗng xảy ra biến cố lớn, đàn ông trong nhà lần lượt ch.ết một cách khó hiểu. Đầu tiên là ông nội bị đột tử, khi đó mọi người trong gia đình chỉ nghĩ rằng ông đã ở cái tuổi gần đất xa trời lại cộng thêm bệnh huyết áp cao nên không tránh khỏi một ngày ông rời xa cõi đời này. Tìm mua: Ẩn Thế Hào Môn TiKi Lazada Shopee

Dù cái ch.ết của ông nội không có gì đáng nghi ngờ nhưng người dân trong xóm vẫn khuyên người nhà nên đi coi bói xem người ch.ết có phạm giờ xấu hay không? Nhưng Phạm Gia trước nay không tin vào mấy chuyện bói toán mà cứ để mọi thứ thuận theo ý trời.

Ba tháng sau, nỗi đau ông nội mất còn chưa nguôi ngoai thì Phạm Gia lại nhận một tin dữ, con trai cùng cháu đích tôn đang trên đường đi gặp đối tác thì trời bỗng đổ cơn mưa to, do trời mưa nên đường trơn trượt, nước mưa lại làm khuất tầm nhìn nên chiếc xe của hai bố con mất lái đâm vào chiếc xe ở phía trước. Cuộc va chạm mạnh khiến hai bố con ch.ết luôn tại chỗ.

Một lúc mất hai người đàn ông trụ cột trong gia đình đối với Phạm Gia là một cú sốc vô cùng lớn, không những người trong Phạm Gia mà cả người dân trong vùng, ai nấy đều thương tiếc, đau xót vô cùng tận. Nỗi đau thấu tận tâm can, người trong gia đình không ai còn đứng vững nổi nữa, một màn tang thương bao phủ cả một vùng quê.

Niềm hy vọng duy nhất của Phạm Gia bây giờ chỉ còn một đứa cháu trai, nhưng đứa cháu này sống rất buông thả, ngày ngày tụ tập bạn bè, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng tại các quán bar. Tuy đã 27 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ nghiêm túc với chuyện làm ăn của gia đình, lúc nào cũng chỉ biết ỷ lại cho bố và anh trai. Không biết liệu rằng sau cú sốc lớn này, đứa cháu trai có thay đổi suy nghĩ để trưởng thành lên hay không?

Nghĩ đến gia cảnh hiện tại, bà nội phải nuốt nước mắt ngược vào trong, nén chặt nỗi đau buồn vào tận sâu trong đáy lòng. Lúc này bà cần phải giữ gìn sức khỏe của mình vì hơn ai hết, bà biết nếu bà xảy ra mệnh hệ gì nữa thì chắc chắn dòng họ Phạm Gia sẽ nổi sóng lớn, chuyện tranh quyền đoạt vị là không thể tránh khỏi.

Dù Phạm Gia không mê tín nhưng gần đây có quá nhiều chuyện xấu xảy ra khiến bà nội không thể ngồi yên được nữa, bà gọi con dâu lại rồi bảo:

_ Con vào nhà chuẩn bị đi, hôm nay mẹ con ta sẽ đi coi bói một chuyến.

Nói với con dâu xong, bà nội quay sang quản gia Tự đang đứng bên cạnh, bà hỏi:

_ Đường đến nhà thầy Vang đó khó đi lắm phải không? Chắc phải nhờ đến quản gia Tự dẫn đường rồi.

_ Vâng. Tôi đi chuẩn bị ngay đây ạ.

Nhà thầy Vang nằm sâu trong hẻm núi, đường vừa nhỏ vừa gồ ghề nên ô tô không thể vào được, phải đi bộ 2km mới đến căn nhà chòi của thầy. Bà nội vừa bước chân vào cửa thì đã nghe tiếng thầy Vang vọng ra:

_ Nhà bà mới có người mất, mà người này ch.ết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào kiếp sát nên mới dẫn đến trùng tang. Phải cần làm lễ cắt trùng tang ngay nếu không nhà bà sẽ không còn người nối dõi.

Nghe những lời thầy Vang nói, bà Kính bị hoảng sợ, bà phải bám chặt vào tay con dâu để giữ bình tĩnh. Cả một cơ ngơi lớn bà và ông đã nhọc công gìn giữ và phát triển, nếu không còn ai kế nghiệp thì cơ ngơi này sẽ chia năm sẻ bảy vào tay những người trong dòng họ, bà sao có thể đành lòng. Bằng bất cứ mọi giá, kể cả là đánh đổi cả tính mạng bà cũng phải bảo vệ đứa cháu trai duy nhất được an toàn.

Bà khẩn khoản nhờ thầy Vang nhanh chóng làm lễ cắt trùng tang, nhưng muốn làm lễ cắt trùng tang thì trước hết cần phải coi ngày và giờ đẹp, đâu có phải muốn làm là làm ngay được. Mà sau một hồi tính toán kỹ lưỡng thì cuối tháng này mới được ngày, tức là còn nửa tháng nữa mới có thể làm lễ cắt trùng tang.

Ngày nào còn chưa làm lễ là ngày đó trong lòng bà Kính lo lắng, thấp thỏm. Từ hôm ở nhà thầy Vang về, bà cấm cửa không cho đứa cháu trai của bà ra khỏi nhà nửa bước, bà còn thuê thêm cả chục vệ sĩ ngày đêm canh trừng, phòng đứa cháu trai bỏ trốn.

Sau bao ngày mất ăn, mất ngủ, cuối cùng bà cũng giữ được đứa cháu trai an toàn cho đến ngày làm lễ. Sáng hôm đó, bà cùng con dâu và quản gia Tự dậy thật sớm để đến chùa An Phúc như lời thầy Vang dặn.

Thế nhưng buổi hóa giải trùng tang vừa kết thúc, bà Kính còn chưa kịp thở phào thì liền nghe được tin dữ. Cháu trai duy nhất của bà trèo qua cửa sổ tầng hai định bỏ trốn nhưng không may trượt chân ngã xuống đất, bây giờ đang cấp cứu ở bệnh viện.

Con dâu của bà nghe tin con trai bị vậy liền ngất luôn tại chỗ, còn bà thì chân tay bủn rủn, đầu óc tối sầm lại, cảm tưởng như trời đất sụp đổ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, bà kêu lên đầy oán hận:

_ Ông trời ơi là ông trời ơi!!! Sao ông lại để con khổ tâm thế này, thà ông ɢɨết con đi con hơn….

Thầy Vang nhìn bà Kính đầy thương cảm, ông vỗ vai bà trấn an:

_ Bà yên tâm, tính mạng của cháu trai bà vẫn giữ được…

Cậu Khiêm bị chấn thương sọ não, sau một thời gian điều trị thì cậu vẫn giữ được tính mạng như lời thầy Vang nói, tuy nhiên cậu không thể đứng dậy đi lại, nói chuyện như người bình thường được nữa mà nằm bất động một chỗ. Bác sĩ nói cậu bị rơi vào trạng thái sống thực vật, để phục hồi được là rất khó.

Bầu không khí ảm đạm bao trùm cả căn nhà, Phạm Gia bây giờ chỉ còn lại toàn là phụ nữ vậy nên không tránh khỏi nhiều kẻ dòm ngó. Ở cái tuổi như của bà Kính, đáng lẽ ra là được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già thì bà lại phải đứng lên gánh vác cả một công ty lớn. Mấy năm nay bà đã rửa tay gác kiếm, không còn muốn lăn lộn, đấu đá trong thị trường kinh doanh đầy cạm bẫy này nữa. Thế nhưng bây giờ bà không đứng lên lãnh đạo thì chắc chắn vị trí này sẽ rơi vào tay kẻ khác, bà sao có thể đành lòng.

Bà đã có mấy chục này kinh nghiệm trên thương trường, vậy nên tài lãnh đạo của bà không phải là dạng vừa. Bà cố giữ chiếc ghế chủ tịch này với hy vọng cháu trai của bà sẽ sớm tỉnh lại, còn nếu không thể hồi phục lại được thì bà đã có cách khác.

Bà ngồi trong phòng làm việc trầm tư một hồi thật lâu, sau đó bà cầm điện thoại trên bàn rồi gọi cho thư ký Loan:

_ Cô lên phòng, tôi muốn gặp.

_ Dạ vâng, thưa bà…

Chưa đầy một phút sau thư ký Loan đã có mặt, bà lấp lửng:

_ Tôi muốn lấy vợ cho thằng Khiêm…..

Thư ký Loan nghe xong, trong lòng không khỏi sửng sốt nhưng ngoài mặt cô vẫn tỏ ra không cảm xúc để không làm phật lòng chủ tịch. Cô hỏi lại:

_ Bà muốn lấy vợ cho cậu Khiêm ạ?

_ Ừ. Nói đúng hơn là mua người về đẻ con nối dõi cho Phạm Gia. Nhưng tôi muốn chuyện này làm thật kín đáo, tuyệt đối không để lộ tin ra ngoài, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Phạm Gia. Hơn nữa tôi vừa đọc có một bản báo cáo ghi nhà ông Huyện ở làng Quan, cách đây không lâu trang trại của ông ta bị cháy lớn do chập điện, mấy ngàn con lợn bị ૮ɦếƭ cháy hết, mà số tiền cám ông ta nợ công ty đến cả chục tỷ, bây giờ không có khả năng để trả nợ nữa. Tôi muốn cô tìm hiểu xem nhà đó có con gái đến tuổi lấy chồng chưa, nếu có thì vừa hay, một bên cần tiền còn một bên cần người, sẽ dễ dàng thỏa thuận.

Ông Huyện thì Loan còn lạ gì nữa, nhà ông ấy sát vách nhà cô, hôm vụ cháy xảy ra cô cũng có mặt ở đó để chữa cháy giúp. Vợ chồng ông ấy quả thật rất đáng thương, bao năm vất vả phấn đấu làm ăn mãi mới khá giả lên chút thì trong một đêm lại mất sạch. Từ hôm đó đến nay, hai ông bà cứ như người mất hồn, chẳng còn thiết tha làm ăn gì nữa.

Cô khẽ nhìn bà Kính rồi nói:

_ Thưa bà, nhà ông Huyện ở gần nhà tôi. Nhà ông ấy có hai cô con gái đều đã đến tuổi lấy chồng. Cô con gái lớn tên Thu Quỳnh, năm nay 20 tuổi, đang học đại học y, còn cô con gái út tên Thu Đào, năm nay 19 tuổi, vì học hành không được tốt nên học hết cấp ba xong thì ở nhà phụ giúp việc chăn nuôi cho ba mẹ. Cả hai cô con gái đều thuộc vào dạng có nhan sắc, nhưng cô chị thì nhỉnh hơn một chút ạ.

Bà Kính gật gù nghe chừng hài lòng lắm, bà chậm rãi bảo:

_ Rõ ràng là cô chị hơn về mọi mặt nhỉ, lại còn đang học đại học y, sẽ giúp ích cho cháu trai của ta. Cô lập tức cho người xuống đó thỏa thuận, nếu họ đồng ý gả con gái lớn vào Phạm Gia thì ta sẽ trừ hết số tiền nợ cho họ. Bằng không ta đành phải siết nhà của bọn họ để trừ nợ thôi.

Ông Huyện nhận được lời đề nghị của Phạm Gia thì vừa mừng lại vừa lo, chỉ cần cô con gái của ông gả vào Phạm Gia thì ông không còn phải khổ sở vì nợ nần nữa, nhưng cái giá phải trả là hạnh phúc cả một đời của cô con gái. Mà đứa con gái này lại là đứa ông yêu thương nhất.

Ông còn chưa biết mở lời thế nào với cô con gái thì đã thấy bóng dáng nó từ ngoài cổng chạy vào, nó cương quyết:

_ Không đời nào con chịu lấy cái người sống mà như đã ૮ɦếƭ ấy đâu, con đường đường là sinh viên đại học y, tương lai rộng mở, bét nhất thì con cũng lấy được người làm cùng ngành mà…

Ánh mắt ông Huyện hiện lên đầy vẻ bất lực, ông cầm tay con gái, giọng nói nghèn nghẹn:

_ Con là người thông minh nên hiểu rõ tình cảnh của nhà mình lúc này mà, nhà mình vỡ nợ rồi, bây giờ tiền ăn còn phải chạy từng bữa nói gì đến chuyện có tiền cho con đi học nữa. Ba thương con nhưng ba hết cách rồi, ba không còn sự lựa chọn nào khác, ba thật sự bế tắc.

Dù ông có năn nỉ thế nào thì đứa con gái ngang ngược của ông nó cũng không chịu hiểu, nó hét lên:

_ Con không biết….. không biết…. con mặc kệ, con phải trở thành bác sĩ, con sẽ lấy người có đủ tay chân, đủ tỉnh táo để chăm sóc, bảo vệ con. Còn nếu ba cố tình ép con thì con sẽ nhảy sông tự vẫn cho ba xem…..

Nói đến đây, Thu Quỳnh liền chỉ tay vào người Thu Đào, cô nói tiếp:

_ Cái Đào nó không có ước mơ, cũng chẳng còn học hành gì, sao ba không gả nó đi để trừ nợ, sao nhất định phải là con.

Ông Huyện khổ sở giải thích:

_ Nhưng nhà họ không ưng ý em gái con, họ chê cái Đào nhà mình học vấn thấp, không xứng với nhà người ta.

Thu Quỳnh bĩu môi:

_ Lấy vợ cho một thằng cháu sắp ch.ết mà vẫn còn kén chọn, thật nực cười….

_ Ngậm miệng lại nếu không muốn nhà mình phải gặp rắc rối.

Bà Liễu từ nãy đến giờ nằm trong gian buồng đã nghe thấy hết cuộc nói chuyện của bố con Quỳnh, con gái của bà nói chuyện quá ngỗ ngược khiến bà đang ốm cũng phải bật dậy lên tiếng, bà quắc mắt lên nói tiếp:

_ Đào ra ngoài vườn cho mấy con gà ăn giúp mẹ, còn Quỳnh vào phòng mẹ nói chuyện.

Chẳng biết bà Liễu đã dạy bảo những gì mà khiến Quỳnh đồng ý gả cho Phạm Gia. Nhưng khi mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, đến ngày đón dâu thì một sự thật được phơi bày, Quỳnh không phải con gái ruột của ông bà Huyện.

Chuyện cách đây 20 năm, bạn ông Huyện cùng vợ vượt biên sang Mỹ, họ để lại đứa con gái mới sinh nhờ ông bà Huyện chăm sóc. Bẵng đi một thời gian dài không thấy người bạn đó quay về nên ông bà Huyện nghĩ rằng họ đã quên đứa con gái này rồi vậy mà bây giờ đột nhiên họ lại quay về nhận con vào đúng lúc quan trọng thế này khiến ông bà Huyện rối như tơ.

Bà Liễu phải nói khéo lắm thì bên Phạm Gia mới chịu nguôi giận, họ đồng ý cho Thu Đào thay thế Thu Quỳnh nhưng chỉ được trừ một nửa số nợ, số nợ còn lại để đến khi nào Thu Đào sinh được con nối dõi cho Phạm Gia thì lúc đó mới được trừ hết.

Trong một ngày Đào nhận đến hai cú sốc khiến cô sợ hãi chỉ biết nép vào một góc tường, cô không biết phải đối mặt với những chuyện này như thế nào nữa. Từ thuở bé đến giờ cô còn chưa ra khỏi cái lũy tre làng này, bây giờ đột nhiên phải đi lấy chồng, cô sao có thể thích ứng nổi.

Bà Liễu thấy con gái đang hoảng sợ thì liền tiến lại gần, bà ôm Đào vào lòng trấn an:

_ Không cần phải quá lo lắng đâu, Phạm Gia trước giờ nổi tiếng là tử tế và quý người, nên họ sẽ không làm khó dễ con, cứ an tâm về bên ấy. Còn về phần chồng con tuy là nằm bất động nhưng chỉ cần con sinh được cháu trai nối dõi cho nhà họ thì mẹ chắc chắn cả đời con sẽ là phu nhân cao sang, quyền quý. Người ta hay nói " Trong họa có phúc", vượt qua được giông bão thì mới có thể nhìn thấy ánh mặt trời.

Nói xong, bà Liễu đưa tay lên vuốt mái tóc đen dài của con gái một lần nữa rồi ngậm ngùi trao cho Phạm Gia. Giờ đẹp đã tới, không thể chậm trễ thêm, Đào lên xe về nhà chồng, trên xe ngoài bà nội chồng ra còn có cả chị Loan, chị ngồi bên cạnh nói chuyện với Đào để Đào bớt căng thẳng:

_ Trước giờ chị cứ thắc mắc sao em với cái Quỳnh là hai chị em mà lại khác nhau thế, giờ mới vỡ lẽ Quỳnh hóa ra là con nuôi. Mà kể ra thì gia đình kia cũng kỳ, đi biền biệt bao năm không thư từ, hỏi han hay có một chút chu cấp nào, giờ về đưa cho nhà em chút ít tiền rồi đòi nhận con. Nghĩ mà chị thấy tức dùm cho ba mẹ em luôn ấy. Để nuôi được một đứa con học đến đại học thì đó là cả một quá trình vất vả, công sinh thành lớn thật đấy nhưng công dưỡng dục còn lớn hơn.

Nói đến đây chị Loan liền quay sang Đào hỏi:

_ Mà cái Quỳnh cũng nhận ba mẹ ruột nó luôn à Đào?

Đào nhỏ nhẹ đáp:

_ Vâng.

Chị Loan thở dài:

_ Thế chắc là nó cũng muốn sang Mỹ rồi.

_ Ba mẹ ruột chị Quỳnh nói là không qua Mỹ nữa, hai bác ấy đi nhiều năm như vậy cũng đủ rồi, bây giờ có chút vốn ở nhà làm ăn buôn bán nhỏ để an dưỡng tuổi già thôi.

_ Vậy hả, vậy mà chị tưởng họ về nhận con để đón qua Mỹ.

Từ nãy đến giờ bà Kính chỉ ngồi yên lặng quan sát cháu dâu qua kính chiếu hậu, dù bà không ưng ý gì đứa cháu dâu này nhưng bà cũng không thể phủ nhận được rằng đứa cháu dâu này có khuôn mặt rất dễ mến, qua cách nói chuyện bà cũng đoán được nó là đứa hiền lành. Nhưng đối với bà, hiền lành quá tức là nhu nhược và ngu ngốc, sẽ chẳng thể làm lên cơm cháo gì, rồi nó sẽ lại vô dụng như mẹ chồng của nó.

Về đến Phạm Gia, Đào được một người làm trong nhà dẫn vào một phòng nhỏ, Đào được trang điểm nhẹ nhàng rồi mặc lên người chiếc áo tân thời màu đỏ. Sau đó người làm dẫn Đào lên nhà trên để làm lễ gia tiên. Khi đã làm xong xuôi các Nghi thức, Đào được đưa về phòng tân hôn để gặp chú rể. Lúc này là lúc Đào hồi hộp nhất, dù chỉ là một người chồng nằm bất động thôi nhưng cũng khiến tim Đào như muốn rớt ra ngoài, Đào rón rén theo mọi người lên tầng hai, thế nhưng vừa đi đến cửa phòng thì đột nhiên một con chim đen từ trong phòng cậu Khiêm bay ra, quản gia Tự nhìn thấy vậy liền trợn mắt hét lên:

_ Có điềm dữ rồi bà ơi, chim đen bay vào phòng người ốm, cậu Khiêm lành ít dữ nhiều rồi….

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ẩn Thế Hào Môn PDF của tác giả Uyển Nguyệt nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chết Ở Venice (Thomas Mann)
Chết ở Venice là một cuốn sách quyến rũ đến bệnh hoạn. Ánh mắt của kẻ si tình, đã trở thành cái gương soi chiếu tuyệt đối của cái đẹp. Chàng thiếu niên trẻ tuổi hiện lên qua đôi mắt mê mẩn của Aschenbach thì trở nên tuyệt mỹ, không gì có thể cưỡng lại được. Đó không phải là thứ ái tình đơn thuần, và Mann ngay từ đầu cũng không chỉ viết về một câu chuyện tình yêu đơn phương tuyệt vọng. Mann đeo đuổi cậu bé niên thiếu xinh đẹp kia qua hết các đường phố ổ Venice, cũng để ngắm vẻ xinh đẹp như thiên thần của cậu. Từng chi tiết, đường nét trên khuôn mặt, thân thể cậu đều được nhìn ra bằng ánh mắt mê mụ kỳ lạ. Chỉ có cái tình của một nghệ sĩ đắm đuối cái đẹp mới có thể nhìn thấy và nâng niu từng chút từng chút đẹp đẽ đến như thế. Và đoạn cuối của cuộc hành trình, với cái chết lặng lẽ của Aschenbach, Chết ở Venice đã đạt đến sự tuyệt hảo của câu chuyện, lúc người nghệ sĩ hoàn toàn quy phục cái đẹp, bước vào của sự dấn thân vào mê đắm, con người không thể nào thoát ra được, chỉ có cái chết mới là tận cùng. Cái kết đỉnh cao này, dễ khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của người đàn ông trong Tiếng cười trong bóng tối của Nabokov, khi đã đi đến tận cùng của si mê và cám dỗ. Ở cuốn sách mỏng này, người đọc có thể dễ dàng nhận ra cái chất đặc biệt của Mann, ấy là sự suy nghiệm đậm chất triết lý, với những quan điểm rõ ràng về nghệ thuật bằng lòng tôn sùng cái đẹp. Mann coi cái đẹp là nguồn cơn của sáng tạo, và vì thế cả đời mải miết đi tìm cái cùng sâu bản nguyên của cái đẹp. Ở kiệt tác đầu tay, Gia đình Buddenbrooks, là cái đẹp của sự những hào quang tàn lụi. Tới Núi thần lại là cái đẹp tuyệt đỉnh cô quạnh của thiên nhiên xa vắng, và lòng người mênh mang. Còn với Chết ở Venice, bên cạnh thành phố Venice xinh đẹp như hư ảo, chính Mann đã tìm ra cái con đường để phá hủy của những vòng vây triết lý khô cứng, nguyên tắc, để khai phá tận cùng bản năng thấm nhuần cái đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ. Chết ở Venice được xuất bản lần đầu vào năm 1912, cùng thời gian đó, ông bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ Núi thần. Hai cuốn sách này có nhiều điểm khá tương đồng, dù xét về mặt ngôn ngữ, Núi thần đưa lại cảm giác tươi sáng dễ chịu hơn, và những suy niệm về tình yêu, lòng ham muốn nhục dục cũng như cái chết đều được miêu tả rõ ràng, chi tiết hơn, khác với sự dồn nén, ngột ngạt cực độ mà tác phẩm mang lại. Nếu nhà văn Aschenbach vì cuồng si cậu bé Tadzio mà ở lại Venice, thì chàng trai Hans Castorp cũng vì ham muốn một thiếu phụ người Nga mà ở lại núi thần. Đặc biệt, trong cả hai cuốn sách, Mann đều chọn những nơi có bối cảnh tuyệt đẹp để kể câu chuyện của mình, ấy cũng được xem là cái duy mỹ vô cùng của nhà văn. Núi thần hoàn thành sau Chết ở Venice hơn chục năm với nhiều lần sửa chữa, bỏ dở. Thomas Mann được trao giải Nobel năm 1929. *** Tìm mua: Chết Ở Venice TiKi Lazada Shopee Paul Thomas Mann là nhà văn Đức đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 và Giải Goethe năm 1949. Ông được coi là nhà văn lớn nhất của Đức thế kỷ 20. Thomas Mann sinh ở Lübeck, Đức, là con trai thứ hai của Thomas Johann Heinrich Mann (thương gia và thành viên Hội đồng thành phố), và Júlia da Silva Bruhns (một người Brasil sang Đức năm lên 7 tuổi). Thomas có anh trai tên là Heinrich, cũng là một nhà văn nổi tiếng, một em trai và hai em gái. Thời nhỏ gia đình Mann sống sung túc, các con được học hành đến nới đến chốn. Năm 1891, cha Thomas Mann mất vì bệnh ung thư. Theo di chúc của cha ông, gia đình bán công ty và nhà ở Lübeck, mẹ ông và các con chỉ sống bằng tiền gửi tiết kiệm. Từ đây cả gia đình chuyển đến sống ở München - một trung tâm văn hóa và tri thức của nước Đức. Năm 19 tuổi Thomas Mann đã bắt đầu viết báo nhưng luôn mơ ước trở thành nhà văn như anh trai mình. Những truyện ngắn đầu tiên của ông in trong tập Der kleine Herr Friedemann (Ngài Friedemann bé nhỏ) xuất bản năm 1898. Năm 1901, Mann xuất bản tiểu thuyết đầu tiên Buddenbrooks - Verfall einer Familie (Gia đình Buddenbrooks) - kể về sự suy sụp của một gia đình ba đời buôn bán ở Lübeck trong bối cảnh cạnh tranh của chủ nghĩa đế quốc. Bộ tiểu thuyết đặc sắc này đã mang lại cho ông giải Nobel năm 1929. Thomas Mann là nhà văn có tư tưởng nhân đạo dân chủ tư sản, chống phát xít, đại diện cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đức. Ông tập trung miêu tả quá trình suy sụp của giai cấp tư sản với một ngòi bút hiện thực, mỉa mai, chú trọng phân tích tâm lý, đi sâu vào các khía cạnh bệnh hoạn, cái phù du và cái chết. Văn của Mann chính xác, từ ngữ gọt giũa kĩ lưỡng, đòi hỏi người đọc phải tập trung suy nghĩ, ông dùng nhiều từ ngữ nước ngoài, sử dụng nhiều kiến thức về triết học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, y học, xã hội học, phân tâm học.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chết Ở Venice PDF của tác giả Thomas Mann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chết Đi Cho Rồi, Leonard Peacock (Matthew Quick)
Trong cuốn tiểu thuyết Chết đi cho rồi, Leonard Peacock, tác giả của Về phía mặt trời kể về một cậu bé tài giỏi, nhưng gặp nhiều vấn đề ở trường và phải sống với một bà mẹ vô tâm chỉ quan tâm tới thời trang. Cậu đi đến quyết định tự sát, và trước khi tự sát, cậu đã tặng những người cậu yêu quý một món quà. Sử dụng biện pháp flashback (kể về những người bạn thân của cậu bé, về người bạn người Iran chơi violon thần sầu, về cô giáo dạy Anh văn và thầy giáo dạy lịch sử) xen lẫn những bức thư gửi từ tương lai (của bản thân cậu bé, của người vợ và con gái tưởng tượng), câu chuyện dần hé lộ về cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân của Leonard, qua đó đặt ra những câu hỏi thực tế, mang tính thời sự cao về cả một thế hệ trẻ, về hệ thống giáo dục và về cách người lớn nhìn nhận trẻ con, cũng như những ước mơ vô cùng bình dị. Một cuốn sách khiến người ta nhớ đến Catcher in the Rye, The Perks of Being a Wall Flower và Mysterious Skin.***Khẩu súng lục P-38 của phát xít Đức từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai trông thật kỳ cục gần cái tô ngũ cốc trên bàn. Một sự giao thoa đồ dùng công nghệ nhìn hết sức trật chìa. Nhưng nếu nhìn kỹ vào báng súng thì có thể thấy một cái dấu thập ngoặc nhỏ xíu và con đại bàng đậu trên đỉnh, trông thật vãi. Tôi lấy iPhone chụp một phát cho cái “cặp đôi hoàn hảo” đó, để lưu lại vật chứng kiêm tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Đến khi ngó vào màn hình điện thoại, tôi bò lăn ra mà cười, bởi cái “cục” tác phẩm nghệ thuật ấy nhìn gớm không thể tả. Tìm mua: Chết Đi Cho Rồi, Leonard Peacock TiKi Lazada Shopee Chứ gì nữa, cái tô ngũ cốc và một khẩu P-38 cứ như cái thìa nằm chình ình bên cạnh - một vụ “dàn cảnh” như thế lên khuôn hình trông có vẻ như nghệ thuật sắp đặt hiện đại đấy chứ? Nhảm vãi. Mà cũng nhí nhố ra phết. Hồi đi tham quan mấy bảo tàng nghệ thuật, tôi thấy lắm thứ còn kinh hơn, chẳng hạn như trên tấm toan trắng toát chỉ có mỗi một vạch đỏ bé tí quẹt qua. Có lần tôi đã đốp thẳng vào mặt Herr Silverman về cái bức tranh đó rằng vẽ vời kiểu thế thì tôi cũng làm được. Thế rồi bằng giọng điệu siêu tự tin, thầy vặc lại tôi thế này: “Nhưng mà em có làm đâu.” Phải thừa nhận là cái câu phản pháo đó hơi bị đúng. Biết vậy tôi ngậm quách miệng lại cho rồi. Đây, giờ thì tôi đang sáng tạo nghệ thuật hiện đại trước khi ngủm đây. Biết đâu sau này họ lại chả đặt cái iPhone này vào trong Viện bảo tàng nghệ thuật Philadelphia với bức hình khẩu súng phát xít và tô ngũ cốc vẫn còn trên đó ấy chứ. Họ có thể đặt cho nó một cái tên thật kêu như Bữa điểm tâm của sát thủ choai choai hay mấy cái tên vớ vẩn và gây sốc kiểu kiểu như vậy. Tôi cá là giới nghệ thuật và thông tấn sẽ khoái lắm đây. Họ sẽ khiến cho tác phẩm nghệ thuật hiện đại của tôi đùng một cái mà nổi như cồn. Nhất là sau khi tôi trừ khử xong thằng ôn con Asher Beal và tự khai tử tôi luôn. Giá trị các tác phẩm nghệ thuật lúc nào mà chả tăng vọt khi người ta phát hiện ra người nghệ sĩ đã làm vài việc dở hơi nào đó, chẳng hạn như ông họa sĩ Van Gogh cắt cụt cả tai mình, tác gia Poe thì cưới ngay cô em họ vị thành niên, ca sĩ Manson thì sai thuộc hạ đi ám sát người nổi tiếng, không thì cũng kiểu như ông nhà báo Dr. Thompson đòi người ta phải bỏ tro cốt của mình sau khi tự sát vào trong nòng pháo mà bắn, hoặc đòi mẹ mặc áo váy con gái như nhà văn Hemingway, hay diện nguyên cả bộ đồ làm bằng thịt sống như cô ca sĩ quái chiêu Lady Gaga, nói chung là lắm thứ khó nói xảy ra với một nghệ sĩ tới nỗi mà người này phải giết cả bạn cùng lớp rồi tương luôn một phát súng vào đầu mình như kiểu hôm nay tôi sẽ làm đây. Vụ việc ám sát lẫn tự sát của tôi sẽ khiến cho tác phẩm Bữa điểm tâm của sát thủ choai choai trở thành một kiệt tác vô giá bởi vì ai mà chả thích mấy kiểu nghệ sĩ điên điên lập dị. Anh mà cứ chán chán, xinh xinh, bình bình - giống tôi từng thế - thì anh rớt lớp nghệ thuật là cái chắc và suốt đời chỉ là một nghệ sĩ xoàng xĩnh mà thôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chết Đi Cho Rồi, Leonard Peacock PDF của tác giả Matthew Quick nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chênh Vênh Hai Lăm (Nguyễn Ngọc Thạch)
“Lòng chênh vênh giữa lưng chừng cuộc sống.”Xuất hiện một năm trước với truyện dài “Đời Callboy”, Nguyễn Ngọc Thạch nhanh chóng được biết đến như một tác giả trẻ thành công với những mảng đề tài gai góc như đồng tính, mại dâm, kinh dị hay chuyển giới.Nhiều người cho rằng, Nguyễn Ngọc Thạch mãi cũng chỉ đi quanh những thứ gai góc như vậy, không thể viết được những câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm hơn. Và thế là “Chênh vênh hai lăm” ra đời như một thể nghiệm mới, một bước làm mới mình của tác giả, như một câu trả lời cho nhận định trên.“Chênh vênh hai lăm” như cuốn sổ nhỏ ghi chép lại những điều vô chừng của cuộc sống một người trẻ giữa đất Sài Gòn. Những thứ được ghi lại không mới, nó bình dị và gần gũi đến mức đọc xong, người ta chợt nhận ra, ừ nhỉ, mình cũng đã từng trải qua cảm giác này, đã từng chứng kiến những việc này, chỉ là, mình không ngồi và viết lại chúng.Đó là câu chuyện về một chú nhân viên bảo vệ công ty, ngoài 50 nhưng mỗi ngày vẫn gọi điện thoại cho vợ, mẹ tụi nhỏ muốn ăn gì, để ba về mua cho ăn. Đó là chuyện của anh giữ xe quán café, sợ trời mưa nên lấy nón bảo hiểm của khách úp xuống xe. Đó là chuyện của thùng trà đá miễn phí đặt bên lề đường và thái độ của những người đi đường dành cho nó. Tìm mua: Chênh Vênh Hai Lăm TiKi Lazada Shopee Những câu chuyện tưởng chừng tủn mủn đó, lại góp cùng nhau để vẽ lên bức tranh cả một Sài Gòn nhiều mảng sáng tối.Không giống với những tản văn của những người trẻ khác, thường mang giọng văn nhẹ nhàng, êm mượt, “Chênh vênh hai lăm” được viết với đúng với phong cách Nguyễn Ngọc Thạch, thực tế, gần gũi, không hoa mỹ nhưng vẫn lưu lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.Có thể nói, “Chênh vênh hai lăm” là một tản văn lạ cho những người trẻ cần một góc nhìn mới từ những điều thân quen.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Thạch":Chênh Vênh Hai LămĐời Call BoyKhóc Giữa Sài GònNgười Cũ Còn ThươngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chênh Vênh Hai Lăm PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Thạch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chạy Trốn Mặt Trời (Minh Nhật)
Chạy trốn mặt trời là cuốn tản văn mới nhất của “anh Sky” Minh Nhật - chàng nhà văn của lứa tuổi 20 với hàng chục cuốn sách được độc giả trẻ yêu mến như: Sự lựa chọn của bầu trời, Bỗng một ngày đẹp trời, Hà Nội chờ, Một chút mỗi ngày, Nơi cơn gió ngừng chân, Những quân cờ Domino, Café yêu… Trong lời đề tựa cuốn sách, Minh Nhật đã bật mí về tên gọi Chạy trốn mặt trời: “Chạy trốn mặt trời là tên một ca khúc của Đa Sắc, Đen, JGKid và Thảo Phương. Bài hát được viết từ cảm hứng gợi lên từ một bộ phim của Nhật nói về cô gái mang một chứng bệnh kỳ lạ khiến cô không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.[…]. Trong bộ phim, cô gái thường ra đường khi đã khuya, chơi đàn guitar tại một bến tầu điện ngầm và trở về nhà trước bình minh. Tôi nghĩ trong cuộc đời này có những người như tôi - dù không mang căn bệnh quái ác kia - nhưng cũng sợ ánh sáng mặt trời như cô gái kia. Không phải cái mặt trời thật ngoài kia, mà cũng chính là cái mặt trời thật ngoài kia. Mỗi khi nó xuất hiện, người ta nháo nhào ra đường, chen chúc nhau trên những con đường chật hẹp, cố để có mặt đúng giờ tại công sở, cố để quẹt thẻ vào một cái máy trước khi bị trừ lương, và cố gắng chờ đợi cho đến khi nó biến mất, để lại được lao ra đường và hòa và đám đông kia, trở về nhà trong sự mệt mỏi tột cùng. Bản thân mặt trời đã trở thành một chiếc đồng hồ khổng lồ, một chiếc máy nhắc việc, một người giám sát hữu hình khiến cả thế giới này chạy theo, như chính Trái Đất vận động quanh sự kiểm soát của nó. […]Thời gian vốn đâu dừng lại cho riêng ai. Nhưng trong cái dòng chảy bắt buộc ấy, có lẽ ta được quyền chọn mình sẽ làm gì, với ai, ở đâu, và như thế nào. Ta không bắt buộc phải hòa mình vào đám đông, chỉ để chứng minh rằng mình cũng tồn tại.” Với lối viết văn giàu cảm xúc và chất chứa suy ngẫm của Minh Nhật, Chạy trốn mặt trời đã rấy lên trong lòng độc giả trẻ một nỗi trăn trở và thức tỉnh để nhìn lại cuộc sống của mình - suy nghĩ và đấu tranh lựa chọn giữa lối sống nhạt nhẽo, hòa mình vào đám đông và sự khác biệt, tách mình khỏi guồng quay xã hội tài chính để sống là mình, sống với ước mơ và đam mê riêng. Nhiều câu chuyện giản dị, ngẫu hứng nhưng lại khiến ta giật mình nhìn lại những mối quan hệ quan trọng nhưng lại bị bỏ quên giữa bộn bề cuộc sống. Đã lâu ta không về thăm nhà, vì bận. Đã lâu ta không ngồi café với đứa bạn thân, vì bận. Ta đã quên thói quen gọi điện cho bố mỗi ngày, vì bận. Những câu chuyện trong Chạy trốn mặt trời không đơn thuần là sự sẻ chia, mà còn thúc giục, khích lệ thế hệ trẻ hướng tới sự đổi thay trong cách nhìn về cuộc sống của chính mình.*** Tìm mua: Chạy Trốn Mặt Trời TiKi Lazada Shopee Chạy trốn mặt trời là tên một ca khúc của Đa Sắc, Đen, JGKid và Thảo Phương. Bài hát được viết từ cảm hứng gợi lên dựa trên một bộ phim của Nhật nói về cô gái mang một chứng bệnh kì lạ khiến cô không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Dù rất hiếm nhưng đây là một chứng bệnh có thật, tên y học là Xeroderma Pigmentosum. Làn da và cơ thể của những người mắc chứng bệnh này sẽ bị hủy hoại khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Trong bộ phim, cô gái thường ra khỏi nhà khi đã khuya, cô chơi đàn guitar tại một bến tàu điện ngầm và trở về nhà trước bình minh. Tôi nghĩ trong cuộc đời này có những người như tôi, dù không mang căn bệnh quái ác đó nhưng cũng sợ ánh sáng mặt trời như cô gái ấy. Không phải mặt trời thật ngoài kia, mà cũng chính là mặt trời ấy. Mỗi khi nó xuất hiện, người ta nháo nhào ra đường, chen chúc nhau trên những con đường chật hẹp, cố để có mặt tại công sở đúng giờ, cố để quẹt thẻ vào một cái máy trước khi bị trừ lương, và cố gắng chờ đợi cho đến khi nó biến mất để lại được lao ra đường và hòa mình vào dòng người hối hả, trở về nhà trong sự mệt mỏi tột cùng, không biết mình đã làm gì ngày hôm nay và tại sao. Bản thân mặt trời đã trở thành một chiếc đồng hồ khổng lồ, một chiếc máy nhắc việc, một người giám sát hữu hình khiến cả thế giới này phải chạy theo, như chính Trái Đất vận động quanh sự kiểm soát của nó. Tôi chỉ cảm thấy thật sự thoải mái khi nó đã lặn xuống hoàn toàn, quay sang "quấy rối" nửa bên kia địa cầu. Khi đó, thành phố trở lại yên tĩnh, nhịp sống chậm lại hoàn toàn, mọi người đã tản mát dần về những góc trú chân của họ. Sự yên tĩnh ấy gợi cho tôi nhiều cảm hứng hơn cái ồn ã của một ngày dài. Bản thân sự cô độc lặng lẽ ấy đang chơi một khúc nhạc riêng tràn đầy sinh khí và tự nhiên. Không hề gượng ép, khi ấy tôi làm mọi thứ mình muốn một cách tự do và yên ả. Có một lần, khi ngồi cà phê đêm trên phố, tôi gặp một nhóm bạn trẻ cùng quán. Mỗi người trong họ làm một việc khác nhau, chậm rãi và yên tĩnh. Người thì ngồi viết thứ gì đó trên một cuốn sổ da, người thì uống cà phê và nghe nhạc từ chiếc loa to của quán treo trên góc tường, người thì xem quyển tạp chí thời trang trước mặt một cách chăm chú, một người nữa đang lắp ngôi nhà đồ chơi bằng gỗ khá lớn từ hộp mô hình với thái độ nghiêm túc và cẩn thận... Tôi ngồi đọc sách, thi thoảng quan sát họ, không phải vì tò mò, mà vì thích thú. Tôi khó có thể diễn tả cảm giác đó cho bạn hiểu bằng từ ngữ hay những tấm ảnh, bởi có những thứ thuộc về cảm xúc con người sẽ chỉ có thể cảm nhận ở ngay thời điểm nó xảy ra mà thôi, não của chúng ta sinh ra để hoạt động theo cách ấy. Đêm ấy, với những con người cũng "chạy trốn mặt trời" ấy, tôi đã thấy được một phần của cuộc sống mà tôi yêu. Chúng ta cứ làm điều mình thích, theo cách đơn giản nhất, mọi thứ khác rồi sẽ xoay quanh điều ấy một cách tự nhiên. Đây không phải sự chạy trốn thực tại, bởi cái thực tại này vẫn sẽ xảy ra dù chúng ta có ở đó hay không. Thời gian vốn đâu dừng lại cho riêng ai. Nhưng trong cái dòng chảy bắt buộc ấy, có lẽ ta được quyền lựa chọn mình sẽ làm gì, với ai, ở đâu và như thế nào. Ta không bắt buộc phải hòa mình vào đám đông chỉ để chứng minh rằng mình cũng tồn tại. Một cơn mưa lớn ập đến nửa đêm vào lúc tôi quyết định để tên cuốn sách này như các bạn đang thấy. Từ cửa sổ, âm thanh lớn đều đều vang lên, khi tôi ngó ra thì trước mặt đã là một biển nước. Một biển nước của sự mệt mỏi kéo dài suốt những chiều nắng đang tan dần ra đầy dễ chịu. Hàng cây trước ngõ yên lành tiếp nhận những hạt nước ấy như đã chờ đợi từ lâu lắm. Cơn mưa ấy kéo dài đến sáng rồi tạnh khi ánh mặt trời đầu tiên ló rạng...Minh NhậtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Minh Nhật":Âm Thanh Của Im LặngChạy Trốn Mặt TrờiMột Chút Mỗi NgàyNhững Đêm Không NgủNhững Quân Cờ DominoNơi Những Con Gió Dừng ChânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chạy Trốn Mặt Trời PDF của tác giả Minh Nhật nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.