Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN - SƠN-TÙNG HOÀNG THÚC TRÂM

PHÀM LỆ

1) Sách này có hai mục đích là giúp các bạn học sinh dùng trong các trường học và cung tài liệu cho bộ thuần túy Việt nam văn học sử sau này, nên tác giả cố gắng khảo cứu cho được kỹ và chú thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết điểm đáng tiếc. 2) Phàm những sách báo tham khảo để viết sách này, sẽ liệt kê ở cuối. Còn nội dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên âm ra, hoặc sao lục hay so sánh ở sách báo quốc ngữ nào, đều có chưa rõ xuất xứ để độc giả tiện kiểm điểm lại. 3) Phàm những bản phiên âm chữ nôm hay là những bản sao lục quốc ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao minh chỉ giáo. 4) Các tác giả đời Tây sơn, nhà nào có đủ tài liệu thì ở tiểu sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. 1 5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm vi quốc văn đời Tây sơn (1778 1802) nên mấy tác giả đời ấy, như Phan huy Ích, Nguyễn hữu Chỉnh, dầu có tác phẩm bằng Hán văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối tượng nghiên cứu. 6) Đối với các bài văn cổ đời Tây sơn, ngoài sự chú thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai tư vãn », v.v… tôi xin mạo muội chia phần và nêu tiểu đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét. 7) Vì phải thu gọn trong khuôn khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều văn đời Tây sơn buộc phải trích lược 2, hoặc chỉ dẫn được đầu đề 3, xin đọc giả lượng thứ. *** LỜI ĐẦU Nhà Tây sơn (1778 1802) 4, do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời đại, tiếng gọi của dân chúng, chỗi dậy với bao hào khí, hùng tâm, giữ vững được tự do, chủ quyền và lĩnh thổ của Việt nam, suốt từ Nam quan đến Gia định. Về chính sự cũng như về võ công, đời Tây sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn thanh, nam đuổi được Xiêm la, tây phục được Miên, Lào, thống nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt nam. Một triều đại dầu hưởng thụ ngắn ngủi, nhưng kinh tế có tổ chức, chính trị có tổ chức, quân sự có tổ chức, xã hội có tổ chức, không lẽ trên trang văn học lại không có nét gì đặc biệt đáng ghi ? Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo cứu đến đoạn lịch sử Tây sơn là một triều đại bị phe chiến thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru di giống nòi, rất đỗi niên hiệu Cảnh thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ khắc đời Tây sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích ! Thời gian khảo cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch sử Tây sơn, càng thấy có cái đặc điểm văn học : trọng dụng quốc văn. Phải, một triều đại đã có nhiều sáng kiến về kinh tế (như việc đòi lập nha hàng ở Nam ninh thuộc Quảng tây), về võ bị (như việc bắt buộc đầu quân), về chính trị (như việc làm thẻ tín bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú ý về văn học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng dụng quốc văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn học sử của thời đại ấy. Đã tìm được phương hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu thụ lâm » quốc văn Tây sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây sơn cũng trội về quốc văn và QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN đã chiếm được một địa vị quan trọng trên trang sử văn học thuần túy Việt nam cận đại. Nhà Tây sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc điểm về văn học ấy, cũng như các sáng kiến về mọi phương diện khác, tuy không kịp phát triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời gian, chống với gió sương, dạn cùng giông tố, vượt bao chật vật khó khăn để đến ngày nay, đi kịp tư trào thế giới, rèn thành một thứ lợi khí cho Việt nam xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng. Mồng sáu tháng giêng 1950 Tác giả *** Từ thế kỷ thứ XVII, Việt nam thành một cục diện địa phương cát cứ : từ sông Gianh (Linh giang) ra Bắc, gọi là Bắc hà, nhà Trịnh 5 vịn họ Lê, cầm quyền thống trị ; từ sông Gianh vào Nam, gọi là Nam hà, nhà Cựu Nguyễn 6 làm chúa ở Thuận, Quảng 7, riêng nắm chính quyền. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhất là từ năm kỷ sửu (1769) trở đi, suốt nước rối loạn, đói kém, nhân dân điêu đứng lầm than ; quốc nạn ngày một trầm trọng. Anh em Tây sơn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, với áo vải, cờ đào, nhân thời thế, nổi lên từ năm tân mão (1771). Qua năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế ở Qui nhơn, đặt niên hiệu là Thái đức. Ta nên nhớ rằng trong buổi loạn lạc, những người có thủ đoạn, thường bỏ bút nghiên, tập cung kiếm, chứ không mấy khi giữ lề lối, do khoa cử mà xuất thân. Cho nên từ anh em Tây sơn đến các tướng ở bên vua Thái đức bấy giờ hầu hết là những tay quân nhân thượng võ. Hán văn, đối với họ, có thể bị coi là những món xa lạ, không sát thực tế. Vậy nên quốc văn bấy giờ, vì nhu cầu của thời đại, vì sở năng của cá nhân, đã được đóng một vai trò lịch sử khá quan trọng. Chứng cớ là vua Thái đức từ khi lên ngôi (mậu tuất, 1778) đến năm mậu thân (1788) đã mười một năm đằng đẵng, rất có đủ thì giờ để tuyển dùng những nhà túc nho, những tay khoa bảng làm việc thảo sắc thư, viết chiếu chỉ ; nhất là Bình vương Nguyễn Huệ, bấy giờ đang làm đại nguyên súy, tổng quốc chính, rất có đủ điều kiện và quyền lực mà « động viên » hết cả những bậc thông nho ở khu « ảnh hưởng » của Tây sơn để nhờ giúp việc văn hàn từ lệnh. Vậy mà tờ chiếu do Bình vương Nguyễn Huệ gửi cho La sơn phu tử Nguyễn Thiệp (1) đề năm Thái đức thứ mười một (1788), cũng viết bằng chữ nôm. Nguyên văn như dưới đây : « Chiếu truyền La sơn phu tử Nguyễn Thiệp khâm tri 8 : Ngày trước ủy cho phu tử về Nghệ an tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự 9. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ ? 10. Nên hãy giá hồi Phú xuân kinh, hưu tức sĩ tốt 11. Vậy chiếu ban hạ, phu tử tảo nghi dữ trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi, doanh chi 12, tướng địa tu đô tại Phù thạch hành cung sao hậu cận sơn. Kỳ chính địa phỏng tại dân cư chi gian hay là đâu cát địa khả đô, duy phu tử dạo nhãn giám định, tảo tảo tốc hành 13. Ủy cho trấn thủ Thận tảo lập cung điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện giá ngự 14. Duy phu tử vật dĩ nhàn hốt thị 15. Khâm tai ! Đặc chiếu 16. Thái đức thập nhất niên 17 lục nguyệt, sơ nhất nhật ». 18 Vua Quang trung (1788 1792), trong năm năm trị vì, hai năm đầu còn phải đấu tranh bằng quân sự, rồi bằng ngoại giao để chiến thắng Mãn thanh về hai phương diện ấy mà giành lấy độc lập, giữ trọn tự do ; đến vài năm sau lại lo chấn chỉnh vũ bị, định đánh Mãn thanh, đòi đất Lưỡng Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tâm lực vua Quang trung hầu chuyên chú cả vào một việc đối ngoại. Dẫu vậy, công cuộc nội trị của ngài cũng có nhiều đặc sắc. Riêng một việc trọng dụng quốc văn đủ làm đại biểu cho những đặc điểm ấy. Ngoài cái chứng cớ chắc chắn bằng bức chiếu văn gửi cho La sơn phu tử như đã thấy rõ ở trên, các truyền văn và dã sử còn cho ta biết thêm : 1) Mỗi khoa thi, cứ đệ tam trường (kỳ thứ ba), các sĩ tử phải làm thơ phú bằng quốc âm. 19 2) Nhờ danh sĩ Nguyễn Thiệp dịch kinh, truyệnra tiếng nôm, nhưng Thiệp mới dịch được một ít, thì triều Tây sơn đổ, nên những dịch phẩm ấy đều bị tiêu hủy hết. Đến đời Cảnh thịnh (1793 1800), nhiều nhà khoa bảng rất giỏi Hán văn như Phan huy Ích, Ngô thì Nhậm, Nguyễn huy Lượng tuy vẫn đang đứng ở trong triều, thế mà những việc quan trọng như dụ quận Diệu, quận Dũng, dụ quân dân thành Qui nhơn và tế Hoàng thái hậu, v.v… cũng thường thấy viết bằng quốc văn cả, đủ biết đến triều Cảnh thịnh (1793 1800), Bảo hưng (1801 1802), quốc văn đã chiếm được địa vị lớn lao là thế nào rồi. Cái cớ quốc văn được trọng dụng, xu hướng quốc văn được bùng nổ ở đời Tây sơn như vậy, tưởng cũng dễ hiểu. Trong mấy lần Bắc thuộc, phe chiến thắng vì muốn giữ vững địa vị thống trị, bảo vệ quyền lợi của mình, thường dùng những thủ đoạn tàn khốc như tiêu diệt văn hóa của đối phương, xóa nhòa tinh thần dân tộc của nước bị trị, để một mặt thì dân bị trị ấy ngoan ngoãn thu hút lấy món giáo dục ngu dân, một mặt thì vất vưởng bấp bênh như cây đứt gốc, khó lòng cựa lên mà giành được cái quyền sống còn ở dươi ánh sáng mặt trời. Cho nên hồi Minh đô hộ (1414 1427), chúng đã cướp hết đồ thư điển tịch của ta từ Trần về trước, rồi chúng nhồi sọ cho ta bằng những TỨ THƯ ĐẠI TOÀN, TÍNH LÝ ĐẠI TOÀN ; đồng thời lại cấm dân ta không được cắt tóc, bắt đàn bà con gái ta phải mặc áo ngắn, quần dài, theo lối ăn mặc của người Minh. Mấy triều đại tự chủ tuy giữ được chủ quyền về chính trị và văn hóa, nhưng còn những dây liên lạc với Trung quốc rất khăng khít, chưa thể một sớm đã dễ phục hưng về mặt tinh thần, nên mãi đến cuối Lê thì tính chất dân tộc mới thật chớm nở. Đến đời Tây sơn, Nguyễn Huệ từ đám bình dân « áo vải » chỗi dậy, có tinh thần một nhà cách mệnh, đủ tư cách một tay lãnh đạo, nên về phương diện văn hóa, vua Quang trung đã sáng suốt hơn ai hết : trọng dụng quốc văn, vạch rõ con đường tiến tới : phải đi sát với thực tế, phải gần gũi với bình dân để thích hợp với nhu yếu của nhân dân và ăn nhịp với xu thế của thời đại. Sau năm năm trị vì, dẫu cá thể vua Quang trung đã mất đi, nhưng cái đà của quốc văn cứ do đó mà tiến triển. Vậy nên đến đời Cảnh thịnh, Bảo hưng thì cái xu hướng quốc văn đã lên cao, cứ việc nở bừng, lan rộng.

1) Sách này có hai mục đích là giúp các bạn học sinh dùng trong các trường học và cung tài liệu cho bộ thuần túy Việt nam văn học sử sau này, nên tác giả cố gắng khảo cứu cho được kỹ và chú thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết điểm đáng tiếc.

2) Phàm những sách báo tham khảo để viết sách này, sẽ liệt kê ở cuối. Còn nội dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên âm ra, hoặc sao lục hay so sánh ở sách báo quốc ngữ nào, đều có chưa rõ xuất xứ để độc giả tiện kiểm điểm lại.

3) Phàm những bản phiên âm chữ nôm hay là những bản sao lục quốc ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao minh chỉ giáo.

4) Các tác giả đời Tây sơn, nhà nào có đủ tài liệu thì ở tiểu sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. 1

5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm vi quốc văn đời Tây sơn (1778 1802) nên mấy tác giả đời ấy, như Phan huy Ích, Nguyễn hữu Chỉnh, dầu có tác phẩm bằng Hán văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối tượng nghiên cứu.

6) Đối với các bài văn cổ đời Tây sơn, ngoài sự chú thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai tư vãn », v.v… tôi xin mạo muội chia phần và nêu tiểu đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét.

7) Vì phải thu gọn trong khuôn khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều văn đời Tây sơn buộc phải trích lược 2, hoặc chỉ dẫn được đầu đề 3, xin đọc giả lượng thứ.

***

LỜI ĐẦU

Nhà Tây sơn (1778 1802) 4, do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời đại, tiếng gọi của dân chúng, chỗi dậy với bao hào khí, hùng tâm, giữ vững được tự do, chủ quyền và lĩnh thổ của Việt nam, suốt từ Nam quan đến Gia định.

Về chính sự cũng như về võ công, đời Tây sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn thanh, nam đuổi được Xiêm la, tây phục được Miên, Lào, thống nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt nam.

Một triều đại dầu hưởng thụ ngắn ngủi, nhưng kinh tế có tổ chức, chính trị có tổ chức, quân sự có tổ chức, xã hội có tổ chức, không lẽ trên trang văn học lại không có nét gì đặc biệt đáng ghi ?

Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo cứu đến đoạn lịch sử Tây sơn là một triều đại bị phe chiến thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru di giống nòi, rất đỗi niên hiệu Cảnh thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ khắc đời Tây sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích !

Thời gian khảo cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch sử Tây sơn, càng thấy có cái đặc điểm văn học : trọng dụng quốc văn.

Phải, một triều đại đã có nhiều sáng kiến về kinh tế (như việc đòi lập nha hàng ở Nam ninh thuộc Quảng tây), về võ bị (như việc bắt buộc đầu quân), về chính trị (như việc làm thẻ tín bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú ý về văn học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng dụng quốc văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn học sử của thời đại ấy.

Đã tìm được phương hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu thụ lâm » quốc văn Tây sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây sơn cũng trội về quốc văn và QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN đã chiếm được một địa vị quan trọng trên trang sử văn học thuần túy Việt nam cận đại.

Nhà Tây sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc điểm về văn học ấy, cũng như các sáng kiến về mọi phương diện khác, tuy không kịp phát triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời gian, chống với gió sương, dạn cùng giông tố, vượt bao chật vật khó khăn để đến ngày nay, đi kịp tư trào thế giới, rèn thành một thứ lợi khí cho Việt nam xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng.

Mồng sáu tháng giêng 1950

Tác giả

***

Từ thế kỷ thứ XVII, Việt nam thành một cục diện địa phương cát cứ : từ sông Gianh (Linh giang) ra Bắc, gọi là Bắc hà, nhà Trịnh 5 vịn họ Lê, cầm quyền thống trị ; từ sông Gianh vào Nam, gọi là Nam hà, nhà Cựu Nguyễn 6 làm chúa ở Thuận, Quảng 7, riêng nắm chính quyền.

Đến cuối thế kỷ XVIII, nhất là từ năm kỷ sửu (1769) trở đi, suốt nước rối loạn, đói kém, nhân dân điêu đứng lầm than ; quốc nạn ngày một trầm trọng.

Anh em Tây sơn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, với áo vải, cờ đào, nhân thời thế, nổi lên từ năm tân mão (1771).

Qua năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế ở Qui nhơn, đặt niên hiệu là Thái đức.

Ta nên nhớ rằng trong buổi loạn lạc, những người có thủ đoạn, thường bỏ bút nghiên, tập cung kiếm, chứ không mấy khi giữ lề lối, do khoa cử mà xuất thân. Cho nên từ anh em Tây sơn đến các tướng ở bên vua Thái đức bấy giờ hầu hết là những tay quân nhân thượng võ.

Hán văn, đối với họ, có thể bị coi là những món xa lạ, không sát thực tế. Vậy nên quốc văn bấy giờ, vì nhu cầu của thời đại, vì sở năng của cá nhân, đã được đóng một vai trò lịch sử khá quan trọng.

Chứng cớ là vua Thái đức từ khi lên ngôi (mậu tuất, 1778) đến năm mậu thân (1788) đã mười một năm đằng đẵng, rất có đủ thì giờ để tuyển dùng những nhà túc nho, những tay khoa bảng làm việc thảo sắc thư, viết chiếu chỉ ; nhất là Bình vương Nguyễn Huệ, bấy giờ đang làm đại nguyên súy, tổng quốc chính, rất có đủ điều kiện và quyền lực mà « động viên » hết cả những bậc thông nho ở khu « ảnh hưởng » của Tây sơn để nhờ giúp việc văn hàn từ lệnh. Vậy mà tờ chiếu do Bình vương Nguyễn Huệ gửi cho La sơn phu tử Nguyễn Thiệp (1) đề năm Thái đức thứ mười một (1788), cũng viết bằng chữ nôm. Nguyên văn như dưới đây :

« Chiếu truyền La sơn phu tử Nguyễn Thiệp khâm tri 8 : Ngày trước ủy cho phu tử về Nghệ an tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự 9. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ ? 10. Nên hãy giá hồi Phú xuân kinh, hưu tức sĩ tốt 11. Vậy chiếu ban hạ, phu tử tảo nghi dữ trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi, doanh chi 12, tướng địa tu đô tại Phù thạch hành cung sao hậu cận sơn. Kỳ chính địa phỏng tại dân cư chi gian hay là đâu cát địa khả đô, duy phu tử dạo nhãn giám định, tảo tảo tốc hành 13. Ủy cho trấn thủ Thận tảo lập cung điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện giá ngự 14. Duy phu tử vật dĩ nhàn hốt thị 15. Khâm tai ! Đặc chiếu 16. Thái đức thập nhất niên 17 lục nguyệt, sơ nhất nhật ». 18

Vua Quang trung (1788 1792), trong năm năm trị vì, hai năm đầu còn phải đấu tranh bằng quân sự, rồi bằng ngoại giao để chiến thắng Mãn thanh về hai phương diện ấy mà giành lấy độc lập, giữ trọn tự do ; đến vài năm sau lại lo chấn chỉnh vũ bị, định đánh Mãn thanh, đòi đất Lưỡng Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tâm lực vua Quang trung hầu chuyên chú cả vào một việc đối ngoại. Dẫu vậy, công cuộc nội trị của ngài cũng có nhiều đặc sắc. Riêng một việc trọng dụng quốc văn đủ làm đại biểu cho những đặc điểm ấy.

Ngoài cái chứng cớ chắc chắn bằng bức chiếu văn gửi cho La sơn phu tử như đã thấy rõ ở trên, các truyền văn và dã sử còn cho ta biết thêm :

1) Mỗi khoa thi, cứ đệ tam trường (kỳ thứ ba), các sĩ tử phải làm thơ phú bằng quốc âm. 19

2) Nhờ danh sĩ Nguyễn Thiệp dịch kinh, truyệnra tiếng nôm, nhưng Thiệp mới dịch được một ít, thì triều Tây sơn đổ, nên những dịch phẩm ấy đều bị tiêu hủy hết.

Đến đời Cảnh thịnh (1793 1800), nhiều nhà khoa bảng rất giỏi Hán văn như Phan huy Ích, Ngô thì Nhậm, Nguyễn huy Lượng tuy vẫn đang đứng ở trong triều, thế mà những việc quan trọng như dụ quận Diệu, quận Dũng, dụ quân dân thành Qui nhơn và tế Hoàng thái hậu, v.v… cũng thường thấy viết bằng quốc văn cả, đủ biết đến triều Cảnh thịnh (1793 1800), Bảo hưng (1801 1802), quốc văn đã chiếm được địa vị lớn lao là thế nào rồi.

Cái cớ quốc văn được trọng dụng, xu hướng quốc văn được bùng nổ ở đời Tây sơn như vậy, tưởng cũng dễ hiểu.

Trong mấy lần Bắc thuộc, phe chiến thắng vì muốn giữ vững địa vị thống trị, bảo vệ quyền lợi của mình, thường dùng những thủ đoạn tàn khốc như tiêu diệt văn hóa của đối phương, xóa nhòa tinh thần dân tộc của nước bị trị, để một mặt thì dân bị trị ấy ngoan ngoãn thu hút lấy món giáo dục ngu dân, một mặt thì vất vưởng bấp bênh như cây đứt gốc, khó lòng cựa lên mà giành được cái quyền sống còn ở dươi ánh sáng mặt trời. Cho nên hồi Minh đô hộ (1414 1427), chúng đã cướp hết đồ thư điển tịch của ta từ Trần về trước, rồi chúng nhồi sọ cho ta bằng những TỨ THƯ ĐẠI TOÀN, TÍNH LÝ ĐẠI TOÀN ; đồng thời lại cấm dân ta không được cắt tóc, bắt đàn bà con gái ta phải mặc áo ngắn, quần dài, theo lối ăn mặc của người Minh.

Mấy triều đại tự chủ tuy giữ được chủ quyền về chính trị và văn hóa, nhưng còn những dây liên lạc với Trung quốc rất khăng khít, chưa thể một sớm đã dễ phục hưng về mặt tinh thần, nên mãi đến cuối Lê thì tính chất dân tộc mới thật chớm nở.

Đến đời Tây sơn, Nguyễn Huệ từ đám bình dân « áo vải » chỗi dậy, có tinh thần một nhà cách mệnh, đủ tư cách một tay lãnh đạo, nên về phương diện văn hóa, vua Quang trung đã sáng suốt hơn ai hết : trọng dụng quốc văn, vạch rõ con đường tiến tới : phải đi sát với thực tế, phải gần gũi với bình dân để thích hợp với nhu yếu của nhân dân và ăn nhịp với xu thế của thời đại. Sau năm năm trị vì, dẫu cá thể vua Quang trung đã mất đi, nhưng cái đà của quốc văn cứ do đó mà tiến triển. Vậy nên đến đời Cảnh thịnh, Bảo hưng thì cái xu hướng quốc văn đã lên cao, cứ việc nở bừng, lan rộng.

Tags:

Facebook

Twitter

Mới hơn

Cũ hơn

Đăng bởi:

☯ Dân tộc KING hoạt động với tiêu chí phi tôn giáo, phi lợi nhuận, phi chính trị. Mục đích của dantocking.com là cung cấp thông tin quý giá từ các bậc tiền nhân, để hậu thế có thể dễ dàng tìm đọc. Không có mục đích nào khác!

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LỊCH SỬ VIỆT NAM (trọn bộ 15 tập)
Giới thiệu tới các bạn yêu môn lịch sử bộ sách Lịch sử Việt Nam trọn bộ 15 tập - tóm tắt các sự kiện theo dòng lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay) Giới thiệu tới các bạn yêu môn lịch sử bộ sách Lịch sử Việt Nam trọn bộ 15 tập - tóm tắt các sự kiện theo dòng lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay) Trong đó theo từng tập của bộ sách 15 tập này sẽ tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn cụ thể: Lịch Sử Việt Nam Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do PGS.TS. Vũ Duy Mền chủ biên. Tập sách được biên soạn công phu, với 9 chương. Cuốn sách trình bày một cách khách quan về lịch sử nước ta từ khi xuất hiện con người đứng thẳng khôn ngoan (Homo Erectus), đến sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hình thành nên Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đầu thời thời Hùng Vương; Văn hóa Sa Huỳnh hình thành nên Quốc gia Lâm Ấp – Champa cổ đại ở miền Trung; Văn hóa Đồng Nai – Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ là nền tảng của sự ra đời Vương quốc cổ Phù Nam – Chân Lạp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phản anh cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhiều hi sinh, gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Lịch Sử Việt Nam Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách gồm có 11 chương, viết về ba thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc: Thời kỳ thứ nhất ứng với các họ Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X); Thời kỳ thứ hai: Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII); Thời kỳ thứ ba: Đại Việt thời Trần (đầu thế kỷ XIII – cuối thế kỷ XIV), và một chương 12 viết về Vương quốc Champa (thế kỷ X-XIV). Với tập sách này, lịch sử đất nước được nghiên cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong năm thế kỷ (X – XVI) các thời họ Khúc, họ Dương, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần. Lịch Sử Việt Nam Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn chủ biên. Tập sách gồm 10 chương, trình bày một cách bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các Triều Hồ (1400 – 1407), Triều Lê (1428 – 1527), Triều Mạc (1527 – 1593) và Triều Lê sau khi thu phục kinh đô Thăng Long, tái thiết Vương Triều Lê, hoàn thành công việc trung hương đất nước. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu văn tắt tiểu sử các nhân vật trọng yếu của lịch sử trong hai thế kỷ này trong phần Phụ lục. Lịch Sử Việt Nam Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách được bắt đầu từ sau sự kiện triều Mạc bị lật đổ (1529) đến hết triều Tây Sơn, phản ánh diễn biến lịch sử của đất nước trên các mặt chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Cuốn sách được chia làm 3 phần, 12 chương, bao gồm: Phần thứ nhất: Thời kỳ đất nước bị chia cắt; Phần thứ hai: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và bùng nổ của phong trào nông dân; Phần thứ ba: Tình hình tư tưởng văn hóa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Lịch Sử Việt Nam Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 do TS. Trương Thị Yến chủ biên. Tập sách được chia làm 10 chương, với các nội dung: Triều Nguyễn thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế; Hệ thống quản lý hành chính các địa phương; Tổ chức hành chính, xã hội và chính sách của Nhà nước đối với làng xã; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp; Công nghiệp và thủ công nghiệp; Thương nghiệp; Quan hệ đối ngoại; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân; Văn hóa; Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Lịch Sử Việt Nam Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1896 do PGS.TS. Võ Kim Cương chủ biên. Tập sách gồm 5 chương, phản ánh tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (giai đoạn 1858 – 1873); Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ (giai đoạn 1873 – 1884); Phong trào kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1885 – 1896); Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Giáp Thân (1884) được nhóm biên soạn thể hiện trong phần Phụ lục. Lịch Sử Việt Nam Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được bố cục gồm 8 chương: Chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914); Tình hình văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 – 1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 – 1918. Lịch Sử Việt Nam Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được trình bày thành 9 chương: Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Thực dân Pháp củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thuộc địa; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam; Tình hình văn hóa- xã hội; Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh; Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam; Phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 thế kỷ XX; Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925 – 1929; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Lịch Sử Việt Nam Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945; Lịch Sử Việt Nam Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (9/1945 – 3/1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12/1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948 – 1950). Lịch Sử Việt Nam Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954; Lịch Sử Việt Nam Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965; Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975; Lịch Sử Việt Nam Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986; Lịch Sử Việt Nam Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000; Mời các bạn tải về và đón đọc! Trong đó theo từng tập của bộ sách 15 tập này sẽ tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn cụ thể:Lịch Sử Việt Nam Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do PGS.TS. Vũ Duy Mền chủ biên. Tập sách được biên soạn công phu, với 9 chương. Cuốn sách trình bày một cách khách quan về lịch sử nước ta từ khi xuất hiện con người đứng thẳng khôn ngoan (Homo Erectus), đến sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hình thành nên Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đầu thời thời Hùng Vương; Văn hóa Sa Huỳnh hình thành nên Quốc gia Lâm Ấp – Champa cổ đại ở miền Trung; Văn hóa Đồng Nai – Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ là nền tảng của sự ra đời Vương quốc cổ Phù Nam – Chân Lạp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phản anh cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhiều hi sinh, gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta.Lịch Sử Việt Nam Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách gồm có 11 chương, viết về ba thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc: Thời kỳ thứ nhất ứng với các họ Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X); Thời kỳ thứ hai: Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII); Thời kỳ thứ ba: Đại Việt thời Trần (đầu thế kỷ XIII – cuối thế kỷ XIV), và một chương 12 viết về Vương quốc Champa (thế kỷ X-XIV). Với tập sách này, lịch sử đất nước được nghiên cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong năm thế kỷ (X – XVI) các thời họ Khúc, họ Dương, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần.Lịch Sử Việt Nam Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn chủ biên. Tập sách gồm 10 chương, trình bày một cách bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các Triều Hồ (1400 – 1407), Triều Lê (1428 – 1527), Triều Mạc (1527 – 1593) và Triều Lê sau khi thu phục kinh đô Thăng Long, tái thiết Vương Triều Lê, hoàn thành công việc trung hương đất nước. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu văn tắt tiểu sử các nhân vật trọng yếu của lịch sử trong hai thế kỷ này trong phần Phụ lục.Lịch Sử Việt Nam Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách được bắt đầu từ sau sự kiện triều Mạc bị lật đổ (1529) đến hết triều Tây Sơn, phản ánh diễn biến lịch sử của đất nước trên các mặt chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Cuốn sách được chia làm 3 phần, 12 chương, bao gồm: Phần thứ nhất: Thời kỳ đất nước bị chia cắt; Phần thứ hai: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và bùng nổ của phong trào nông dân; Phần thứ ba: Tình hình tư tưởng văn hóa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.Lịch Sử Việt Nam Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 do TS. Trương Thị Yến chủ biên. Tập sách được chia làm 10 chương, với các nội dung: Triều Nguyễn thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế; Hệ thống quản lý hành chính các địa phương; Tổ chức hành chính, xã hội và chính sách của Nhà nước đối với làng xã; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp; Công nghiệp và thủ công nghiệp; Thương nghiệp; Quan hệ đối ngoại; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân; Văn hóa; Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.Lịch Sử Việt Nam Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1896 do PGS.TS. Võ Kim Cương chủ biên. Tập sách gồm 5 chương, phản ánh tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (giai đoạn 1858 – 1873); Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ (giai đoạn 1873 – 1884); Phong trào kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1885 – 1896); Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Giáp Thân (1884) được nhóm biên soạn thể hiện trong phần Phụ lục.Lịch Sử Việt Nam Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được bố cục gồm 8 chương: Chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914); Tình hình văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 – 1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 – 1918.Lịch Sử Việt Nam Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được trình bày thành 9 chương: Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Thực dân Pháp củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thuộc địa; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam; Tình hình văn hóa- xã hội; Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh; Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam; Phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 thế kỷ XX; Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925 – 1929; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.Lịch Sử Việt Nam Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945;Lịch Sử Việt Nam Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (9/1945 – 3/1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12/1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948 – 1950).Lịch Sử Việt Nam Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954;Lịch Sử Việt Nam Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965;Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975;Lịch Sử Việt Nam Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986;Lịch Sử Việt Nam Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000;Mời các bạn tải về và đón đọc!
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1620 - 1659) - LINH MỤC ĐỖ QUANG CHÍNH
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa. Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.G.S. NGUYỄN THẾ ANH Trưởng Ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon***Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay. Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo. Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này. Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972. ĐỖ QUANG CHÍNH