Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Ngôi Sao Eghe T1 (Gardonyi Geza)

Trong hơn ba trăm năm (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 17) chống lại những đạo quân viễn chinh và ách đô hộ của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân Hung đã bền bỉ chiến đấu và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc kháng chiến của quân dân thành Eghe năm 1552.

Eghe là cửa ngõ của vùng Thượng địa Đông bắc, đứng trấn giữ cho cả một vùng đất nước khá rộng lớn. Khi vòng vây của hai đạo quân Thổ khổng lồ, đầy nhuệ khí đã khép lại, trong thành chỉ có độ hai ngàn người già, trẻ, trai, gái. Quân Thổ không tính đến một sức kháng cự đáng kể. Viên pasa Ali, thống soái một đạo quân Thổ, cho thành này chỉ là một “cái chuồng cừu xộc xệch” và quân trong thành chỉ là một “bầy gia súc”. Nhưng cuộc chiến đấu chẳng bao lâu đã chỉ cho hắn thấy rõ ràng những người bảo vệ thành Eghe đại diện cho một sức mạnh mà đạo quân Thổ không tài nào đè bẹp nổi. Những chiến sĩ phần lớn là con em vùng Thượng địa Đông bắc đang bị chiếm đóng đe dọa và những nông dân các làng lân cận chạy vào thành tị nạn, đã nghiến chặt răng đánh lui tất cả mọi đợt công kích của quân Thổ. Sau năm tuần rưỡi sống mái với quân thù, thành Eghe đã tự giải phóng mình khỏi cuộc vây hãm khốc liệt và cứu miền đất nước phía sau khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Quân Thổ bị thiệt hại nặng nề dưới chân thành Eghe và phải bỏ dở kế hoạch hành quân xâm lược của chúng.

Cuộc chiến đấu của Eghe từ đó đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngay sau khi quân Thổ tháo chạy, Tinôđi Sebétchên, thi sĩ kiêm ca công nổi tiếng nhất của Hung trong thế kỷ 16, đã đến tận nơi sưu tầm tài liệu và sáng tác Truyện thơ về cuộc chiến đấu của thành Eghe. Nhưng tác phẩm thành công nhất về đề tài này là Những ngôi sao Eghe của Gardonyu Geza.

Gardonyu Geza (1863-1922) xuất thân từ một gia đình thợ rèn, là một nhà văn có tên tuổi ở Hung. Trước khi bước vào nghề viết văn, ông đã dạy học nhiều năm ở nông thôn. Thời kỳ này, ông có tinh thần chống lại nền thống trị của triều đình Hápxbua (Áo) và đã viết tác phẩm Ngọn đèn (1894) là một tác phẩm tốt. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đã vẽ nên một bức tranh đáng kinh ngạc về cuộc sống nghèo nàn và bị ngược đãi của lớp giáo học ở nông thôn, đã tấn công trào lưu tôn giáo hóa xã hội và tấn công vào ách thống trị của nền đế chế Áo - Hung phản dân tộc, phản tiến bộ; gợi lại những kỷ niệm vẻ vang về cuộc chiến đấu giành tự do của nhân dân Hung thời kỳ 1848. Nhưng dần dần về sau, con đường văn học của ông khuất khúc và đầy mâu thuẫn. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Những ngôi sao Eghe là tác phẩm tươi sáng và giàu sức sống nhất. Ở Hung không có một tiểu thuyết lịch sử nào khác lại được cả bạn đọc, người lớn lẫn trẻ em, yêu thích đến thế. Cuốn truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1901, và từ đó đến năm 1963 đã được tái bản hơn 21 lần, chỉ riêng từ 1945 đến 1963 đã được các nhà xuất bản khác nhau tái bản hơn 16 lần với số lượng hơn nửa triệu cuốn (trong một nước 11 triệu dân). Đó là chưa kể đến những bản dịch ở nước ngoài.

Trong quá trình sáng tác, Gardonyu Geza đã sưu tầm nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu, kể cả gia phả của các nhân vật chính trong truyện. Mùa xuân năm 1899, trước khi bắt tay vào viết, ông đã lên đường đi Côngxtăngtinốp để nghiên cứu tận nơi những phong tục, tập quán ở nước Th đã vào tận ngục Bảy Tháp, tham dự những ngày hội tôn giáo, bơi thuyền trên vịnh Bốtxpôrat, tham quan các viện bảo tàng v.v… Nhờ tác phong làm việc cẩn thận đó, tác giả đã để lại cho chúng ta nhiều trang sách chính xác và sinh động về những cuộc hành quân đầy nghi vệ của đội quân Thổ, về cuộc vây hãm thành Eghe, về nhiều cảnh sinh hoạt của xã hội thời xưa. Tìm mua: Những Ngôi Sao Eghe T1 TiKi Lazada Shopee

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là chú bé Bônemixo Gergey, đại biểu của tầng lớp nông dân nghèo, giàu lòng yêu nước và đa mưu túc trí, đã từ một chú bé chân đất làm lên đến chức đại úy, chủ tướng một thành trì. Qua bước trưởng thành của nhân vật chính, tác giả còn vẽ nên trước mắt người đọc cả một bức tranh xã hội rộng lớn từ thôn xóm đến cung đình. Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy tình hình chính trị rối như mớ bòng bong của nước Hung thời đó: “… và chúa công của bạn đang là Xopôlo Gianốt, hoặc quân Thổ, hoặc Pheđinan đệ nhất.”

Hồi đó giai cấp phong kiến ở Hung phân hóa nặng nề. Bọn quý tộc lãnh chúa và quý tộc giáo hội có những lãnh địa rộng lớn, có quân đội riêng, có thành quách trong tay, thực tế là đã trở thành những ông chúa cát cứ. Nhà vua ở Buđa không đủ sức để thâu tóm quyền bính, tổ chức đất nước thành một quốc gia vững mạnh. Nhân dân bị đè nén nặng nề dưới hai tầng tròng phong kiến và giáo hội, đời sống rất khổ cực. Họ oán ghét bọn quý tộc chẳng kém gì bọn ngoại xâm. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh nông dân do Đôjo Giơrgiơ lãnh đạo năm 1514 và chiến bại thảm hại ở Môhát năm 1526. Sau Môhát không còn ai tổ chức được cuộc kháng chiến chống quân Thổ trong phạm vi toàn quốc. Giai cấp thống trị vốn đã không thống nhất, giờ đây lại phân hóa thành hai phe đối địch. Một phe, gồm chủ yếu tầng lớp quý tộc trung và tiểu, bầu Xopôio Gianốt, công vương vùng Êrơđêi, lên làm vua; một phe khác, gồm phần lớn bọn đại quý tộc, lại tôn Pheđinan đệ nhất của triều đình Hápxbua (Áo) làm vua. Hai tên vua đó đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, mặc kệ quân Thổ ngấp nghé ở biên giới. Thậm chí Xopôio Gianốt, sau khi bị thua Pheđinan I và phải chạy sang Ba-lan, còn cầu cứu hoàng đế Thổ giúp hắn chiếm lại ngai vàng, và để đền ơn, hắn bỏ mặc vùng đất nước phía nam cho quân thổ tha hồ cướp bóc. Trước tình hình hai vua khuynh loát lẫn nhau như thế, bọn lãnh chúa hết theo phe vua này lại theo phe vua khác, tùy theo chỗ ở với vua nào có thể kiếm chác được nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy tình hình này được phản ánh một phần qua hai nhân vật Xexey và giáo sĩ Balin hoặc qua nhân vật Tơrơc Balin. Nhưng mặc dù tất cả những điều kiện bi thảm đó, nước Hung vẫn không dễ dàng lọt vào tay bọn ngoại xâm. Trước sự bất lực và phản bội của triều đình và giáo hội, nhân dân nhiều nơi đã vùng lên kháng chiến mạnh mẽ khi quân Thổ kéo đến. Những “kẻ nổi loạn” đó - như các sử gia của triều đình Thổ cũng phải thừa nhận - “trong tình thế tuyệt vọng cũngchiến đấu với súng hỏa mai và cung tên, với gậy gộc và đá”. Bên cạnh họ, tuy ít ỏi nhưng trong hàng ngũ tướng lĩnh vẫn có những người yêu nước chân thành, đặc biệt là những võ quan xuất thân từ những tầng lớp dưới. Những viên tướng này cùng những đội quân vốn là nông dân nghèo chạy nạn khỏi các vùng bị giặc Thổ tàn phá, chiếm đóng hoặc trốn khỏi cuộc sống khổ nhục ở các điền trang, đã lập nên cả một hệ thống biên thành dọc theo vùng giáp ranh với quân Thổ để báo tin và ứng cứu lẫn nhau. Họ đã đánh tan hết bao nhiêu đội quân Thổ kéo đi ăn cướp. Hơn nữa, những viên tướng này nhiều khi cùng với một đội quân nhỏ nhưng đồng lòng, trong một tòa thành đơn độc không có sự cứu viện của triều đình, đã có thể chặn đứng cả một đạo đại quân Thổ trong nhiều ngày, đôi khi còn giữ vững được đến cùng, bẻ gãy cả cuộc viễn chinh của địch. Những kỳ công đó nổi bật trên nền trời đen tối của xã hội Hung thời bấy giờ như những ngôi sao, trong đó Eghe là ngôi sao sáng nhất. Chúng ta thấy dường như tác giả đã dành doàn bộ tâm hồn mình cho việc mô tả lại toàn bộ cuộc chuẩn bị chiến đấu và hơn năm tuần quyết chiến ở Eghe. Có thể nói ít có cuốn tiểu thuyết lịch sử mô tả được tỉ mỉ, chính xác và sinh động như vậy. Gấp cuốn sách lại chúng ta vẫn như nghe vang trong tai lời thề quyết tử và tiếng đại bác vang rền, tiếng gương giáo chạm nhau, tiếng hô “Giết! Giết!”, và tự nhiên chúng ta liên tưởng đến khí phách anh hùng và lời thề “sát Thát” của quân dân đời Trần.

Chiến công của quân dân Eghe hồi đó đã vang lừng trong nước và cả ở nước ngoài. Sau ngày chiến thắng, biết bao chính khách ở châu Âu đã kéo đến Viên để chúc mừng Pheđinan I - kẻ không hề có chút công lao nào, thậm chí còn có tội với miền đất đai Hung mà hắn cai trị - và để ngắm nghía những lá quân kỳ cướp được của giặc Thổ mà quân dân Eghe đã gửi về triều. Nhưng chỉ với cuốn tiểu thuyết của Garđônhi, chiến tích Eghe mới thực sự trở thành một điển hình bất hủ, trước công luận, trước lịch sử, về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của nhân dân Hung hồi thế kỷ 16.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Ngôi Sao Eghe T1 PDF của tác giả Gardonyi Geza nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Chiến Không Kết Thúc (Anton La Guardia)
Cuộc Chiến Không Kết Thúc - Người Israel & Palestine Trong Cuộc Chiến Giành Vùng Đất Hứa. - Một vùng đất hứa ( Israel - Palestine) của ba tôn giáo lớn trên thế giới - Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo - lại là nơi lửa đạn như luôn rình rập bất cứ tín đồ nào của một trong ba tôn giáo ấy! - Chính ở miền đất thiên đó, một trong những dân tộc bản địa - người do Thái - phải lang thanh khắp thế giới hàng ngàn năm nay. Và cũng chính nơi đó - sau Thế chiến II - quốc gia Do Thái ra đời, cũng là lúc người Palestine lại phải rời bỏ nhà cửa, đất đai ra đi. - Cả hai dân tộc Do Thái - Palestine đều không muốn bánh xe lịch sử quay những vòng lịch sử quay những vòng nghiệt ngã để luân phiên nhau tồn tại, trên mảnh đất nhỏ đẹp như thế. Cả hai phải cùng tồn tại, cộng sinh. Nhưng tồn tại như thế nào? Đó là vấn đề nan giải làm cho cả thế giới phải quan tâm... - Một cuộc chiến vì chính nghĩa đối với cả hai dân tộc, nhưng nghịch lý thay, tại sao chẳng biết bao giời mới kết thúc!*** Tìm mua: Cuộc Chiến Không Kết Thúc TiKi Lazada Shopee Cuốn sách là một thiên phóng sự sinh động của nhà báo người Ý Anton La Guardia giới thiệu bao quát lịch sử và những biến động triền miên của Vùng đất hứa, hay còn gọi là “Kingdom of Heaven” giữa người Israel và người Palestine từ hàng ngàn năm trước Công nguyên cho tới ngày nay. Một dải đất ngang không quá 75 dặm và dài chưa tới 260 dặm, với dân số hơn 5 triệu người Do Thái và hơn 4 triệu người Palestine, nhưng là nơi mà hơn 1 tỉ người Hồi giáo, 1,7 tỉ người Kitô giáo và khoảng 13 triệu người Do Thái khắp thế giới hướng về. Làm thế nào để hai dân tộc Israel và Palestine có thể cùng tồn tại trong hoà bình? Đó vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp. ***Lúc đăng ký chuyến bay ở phi trường Ben-Gurion, một phụ nữ trẻ dẫn các hành khách vào những hàng cách nhau để khám xét về an ninh. Những người Do Thái đứng ở một hàng còn những người không phải Do Thái đứng ở hàng khác. Những người nói tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ) đọc lướt bảng câu hỏi. Những người còn lại thường đợi ở hàng để hướng về dãy câu thẩm vấn, từ thông thường đến gay gắt. Ông (bà) có mang đồ hộ ai không? Ông (bà) có quen ai ở Israel không? Tên của họ là gì? Ông (bà) có đi tới Bờ Tây không? Ông (bà) có người bạn Ả Rập nào không? Tên họ là gì? Và vân vân. Mặc dù có vẻ qua loa nhưng phải nói là "tôi cảm thấy khó chịu" cái kiểu hạch hỏi khó ưa ấy. Nó có nghĩa là điều tra nhân dạng của khách hàng, đâm chọc vào chuyện của du khách. "Còn ông là nhà báo à? Có gì chứng minh không? Vui lòng mở máy tính của ông và chỉ cho tôi những gì ông đã viết." Có khi người thẩm vấn bỏ đi, nhưng một người khác đến và bắt đầu hỏi lại. Tôi lại bị hỏi, hết sức nghiêm túc: "Ông không phải người Do Thái, vậy tại sao ông tới Israel?" Ở đây chẳng làm gì phải lo ngại về chuyện "ghi hình", hỏi về sắc tộc hay điều gì khác. Những phụ nữ nước ngoài tự đi còn bị xăm xoi rất kỹ, kể từ khi Nizar Hindawi, một người Jordan làm việc cho cơ quan tình báo Syria, đã gửi cô bạn gái có thai người Ireland trên chuyến bay E1 Al mà không nói cho chị ta biết là anh ta đã giấu quả bom Semtex ở đáy giả cái túi của chị ta. Một lính gác của El Al tinh ý đã phát hiện thiết bị này, cứu được mạng của 375 người vào bữa đó, hồi tháng Tư 1986. Cả khi ở nước ngoài, lúc bạn bước lại gần quầy, bạn đã đi vào sự kiểm soát của Israel, lúc nào cũng nghĩ có mối đe dọa khủng bố và chiến tranh. Ở một số nước châu Âu, một nhân viên an ninh ngồi cạnh tài xế xe bus đưa khách từ nhà khách tới máy bay. Những nhân viên mật vụ khác rải khắp nơi, bảo vệ cầu thang lên xuống hoặc dắt con chó đánh hơi trên hành lý. Đôi khi một xe bọc sắt theo dõi chiếc máy bay hạ cánh đang chạy trên đường băng. Mỗi chuyến bay E1 Al đều có lính gác vũ trang và các buồng lái ngăn được đạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Chiến Không Kết Thúc PDF của tác giả Anton La Guardia nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội (Leon Trotsky)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội PDF của tác giả Leon Trotsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Người Trở Thành Khổng Lồ (M. I-Lin)
Vào năm 1936, hai tác giả đã bắt tay vào viết cuốn truyện về sự xuất hiện của con người, về việc con người tập làm việc, tập suy nghĩ, rồi tìm ra lửa, ra sắt, về việc con người đã chinh phục được thiên nhiên, đã nhận thức được thế gới và cải tạo thế giới. Thuở sơ khai, con người vốn dĩ cũng ở trên cây, nhưng con người không chấp nhận đời sống an nhàn như loài chim kia. Sức mạnh của con người nằm ở chỗ, dám trèo xuống khỏi cành cây đó, và đối mặt với bao loài thú ăn thịt dữ tợn. Vì Tạo Hoá không trao tặng cho con người khả năng bay lượn, nên Ngài bù lại cho họ khối óc tinh quái của lão Tôn, để con người tự chắp cánh cho chính mình. Quá trình trở thành "khổng lồ" của con người, được khởi đầu từ bước chân đầu tiên họ đặt lên mặt đất, và vốn chưa bao giờ kết thúc, ngay cả tại thời điểm bạn đang đứng. Và rằng khó khăn, chỉ là một nấc thang đưa chúng ta lên vị trí cao hơn mà thôi. Vì chúng ta sinh ra là dòng dõi khổng lồ, nên hãy làm cho tổ tiên ta tự hào hơn nữa, bạn nhé!***Thời xưa, con người chưa phải là khổng lồ, mà còn là một con vật nhỏ bé, chẳng những không làm chủ được tự nhiên, mà chỉ là một kẻ nô lệ ngoan ngoãn. Tìm mua: Con Người Trở Thành Khổng Lồ TiKi Lazada Shopee Con người hầu như không có quyền lực gì đổi với thế giới, cũng như chẳng có tự do y như muôn thú trong rừng, chim chóc trên trời.Người ta thường hay nói: “Tự do như chim”.Nhưng thực ra con chim có hoàn toàn tự do đâu!Đúng là nhờ đôi cánh, chim có thể bay qua các khu rừng, vượt biển cả, núi cao. Chúng ta ai mà chẳng thèm muốn được như những đàn sếu, cứ mùa thu đến là bay đi tìm những xứ sở ấm áp để tránh giá rét mùa đông. Chúng lũ lượt kéo đi từng đàn trên trời cao tít, khiến mọi người ngửa cổ nhìn theo mà nhủ thầm: “Chao ôi, loài chim sung sướng quá! Chúng tha hồ muốn bay đến đâu thì bay!”.Nhưng có loài chim thật như thế không? Có phải là đàn chim kia bay đi chỉ vì chúng thích những cuộc viễn du hay không? Chắc chắn không phải như vậy! Chúng bay đi từng đàn như thế đâu phải là để thỏa cái thích riêng của chúng. Chúng bay đi là một điều tất yếu để gìn giữ sự sinh tồn mà biết bao thế hệ các loài chim đã làm trong suốt bao nghìn năm.Loài chim di chuyển dễ dàng đến nỗi ta có thể tưởng rằng giống chim nào cũng có thể sinh sôi nảy nở khắp mọi nơi trên trái đất.Nếu quả đúng như vậy thì ta sẽ gặp chú vẹt với bộ lông xanh đỏ ở trong các rừng thông và rừng bạch dương, sẽ nghe thấy tiếng chim sơn ca hót cả ở trong các rừng cây lớn. Nhưng sự thật lại khác: loài chim không được tự do như ta tưởng. Mỗi giống chim có một chỗ ở nhất định trên trái đất. Có giống ở trong rừng, có giống ở thảo nguyên, có giống ở bờ biển.Hãy lấy đại bàng làm ví dụ. Cánh nó khỏe biết bao. Thế nhưng ngay cả đại bàng cũng chọn một khu vực nhất định để sinh sống, khu vực ấy có thể khoanh lại dễ dàng trên bản đồ. Giống đại bàng lông vàng không bao giờ làm tổ ở thảo nguyên ít cây cối. Giống đại bàng thảo nguyên, thì chẳng khi nào làm tổ trong rừng.Hầu như giữa rừng và thảo nguyên có một bức tường vô hình ngăn cách; bức tường này không phải mọi giống thú và loài chim đều có thể vượt qua được.Không bao giờ các bạn có thể thấy ở thảo nguyên những muông thú trong rừng như sóc, gà rừng, chim chích. Trái lại trong rừng thì không thấy những giống vật sống ở thảo nguyên như chim báo, chuột nhảy chẳng hạn.Và ngay cả ở trong rừng và ở thảo nguyên cũng có những bức ngăn vô hình phân chia thành muốn vàn thế giới nhỏ riêng biệt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Người Trở Thành Khổng Lồ PDF của tác giả M. I-Lin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Côn Lôn Sử Lược (Trần Văn Quế)
LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ quyển Việt-Sử nào khi nói đến Hòa-ước Versailles được ký kết năm 1787 giữa Pháp Hoàng Louis thập lục và chúa Nguyễn-Ánh do Đức Cha Bá-Đa-Lộc đại-diện, có khoản nói vua Annam nhường cho Pháp nhiều nơi trong đó có Quần-đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn. Nhưng trong Hòa-ước 5-6-1862 lại không thấy nói đến quần-đảo ấy nữa. Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý? Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn? Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi. Tìm mua: Côn Lôn Sử Lược TiKi Lazada Shopee Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt: Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.TÁC-GIẢ***Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này. Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được. Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy. Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh. Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ - China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy. Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy. Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau. Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi. Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua. Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn: Etat tampon). Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á. Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương! Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi! Rốt cuộc: những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng: quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt: chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại. Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt!Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Côn Lôn Sử Lược PDF của tác giả Trần Văn Quế nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.