Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

7 Trò Chơi Tâm Linh (Tất Thục Mẫn)

Lời nói đầu

Hãy để những trái tim thanh thản bay lên thiên đường.

Trong viện bảo tàng ở Ai Cập trưng bày một đồ vật rất kỳ lạ. Đó là một chiếc tráp bằng ngọc trắng trong suốt, to gần bằng chiếc ngăn kéo tủ. Chiếc tráp được chia thành bốn ô nhỏ bởi chiếc lưới nhỏ hình chữ thập. Chiếc tráp ngọc này được tìm thấy ở Paraoh, khi đó chiếc tráp hoàn toàn trống không.

Chỉ cần nhìn vị trí trưng bày trong viện bảo tàng cũng đủ thấy chiếc tráp ngọc này quan trọng thế nào.

Nhưng chiếc tráp này dùng để đựng vật gì? Vì sao lại được đặt ở đó? Tất cả muốn nói lên điều gì? Tìm mua: 7 Trò Chơi Tâm Linh TiKi Lazada Shopee

Không ai có thể tìm ra lời giải đáp. Trong suốt một thời gian dài, các nhà khảo cổ học đã không ngừng đi tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Sau này, trong mộ thất của một vị hoàng hậu Ai Cập, người ta tìm thấy một bức bích họa. Cũng từ đó mà những bí ẩn về chiếc tráp ngọc đã dần được hé lộ.

Trên bức bích họa có vẽ một người đàn ông dáng vẻ uy nghiêm, đang nâng một chiếc cân khổng lồ.

Một đầu chiếc cân là quả cân, còn đầu bên kia là một trái tim hoàn chỉnh. Trái tim này được lấy ra từ chiếc tráp ngọc kia. Theo truyền thuyết văn hóa cổ Ai Cập, xưa kia có một người phụ nữ cao quý, xinh đẹp tuyệt trần, tên là Nữ thần vui vẻ. Chồng của nữ thần vui vẻ là một vị quan rất mực anh minh. Sau khi qua đời, trái tim của mỗi người sẽ bị chồng của Nữ thần vui vẻ đến lấy và đem đi cân. Nếu một người sống luôn vui vẻ thì trái tim của người đó sẽ rất nhẹ. Chồng của Nữ thần vui vẻ sẽ giúp linh hồn của trái tim thanh thản, nhẹ nhàng đó bay lên thiên đàng. Còn nếu trái tim đó rất nặng thì cũng có nghĩa người đó đã làm rất nhiều ác, luôn sống trong ưu phiền, lo lắng và đương nhiên, chồng của Nữ thần vui vẻ sẽ đẩy người đó xuống địa ngục, để họ vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Hóa ra chiếc tráp ngọc được dùng để “đựng” tâm hồn của con người. Hóa ra những người có tâm hồn thanh thản sẽ được lên thiên đường.

Kể từ khi biết được truyền thuyết đó, tôi vẫn thường tự hỏi mình, liệu trái tim mình nặng hay nhẹ, liệu tâm hồn mình thanh thản hay ưu phiền. Tôi chỉ sợ rằng một ngày nào đó chồng của Nữ thần vui vẻ đến, lúc đó có làm gì thì cũng đã quá muộn. Khi trái tim đã ngừng đập, cuộc sống đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi sửa chữa đều là vô ích. Tôi muốn mình luôn ở trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng. Ngay lúc còn có thể mỉm cười và cố gắng, tôi sẽ lần lượt loại bỏ mọi phiền muộn ra khỏi trái tim và tâm hồn mình.

Tôi không hy vọng kiếp sau mình có thể bay tới thiên đàng mà chỉ hy vọng đời này kiếp này, giờ này phút này có thể sống vui vẻ và hạnh phúc. Thiên đường không phải là đích đến cuối cùng mà chỉ là nơi giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin mà thôi.

Nếu tâm hồn luôn bị vướng bận bởi những phiền muộn quá khức thì chẳng khác nào đang khoác lên mình chiếc áo bạc màu cuối thu trong đêm mưa bão. Nhưng làm thế nào để có thể rũ bỏ mọi ưu phiền trong quá khứ? Làm thế nào để làm lành những vết thương lòng, để tâm hồn mình lại sáng trong như lớp da nhẵn bóng của chú cá heo, có thể giảm lực cản tới mức nhỏ nhất, sẵn sàng hướng về phía trước? Làm thế nào để tâm hồn trở nên trong sáng, lấp lánh và tỏa sáng dưới ánh mặt trời, trung thành, chính trực, thông minh như tâm hồn của các bậc hiền thần nhưng không đẩy số phận rơi vào bi kịch.

Tâm hồn khỏe mạnh của chúng ta không bắt đầu từ một tờ giấy trắng mà trong quá trình phát triển, nó bị chi phối bởi lịch sử, văn hóa và môi trường sống. Những ảnh hưởng đó vô cùng phức tạp, sâu đậm, diệu kỳ mà thần bí.

Nếu bạn tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, chắc chắn bác sĩ sẽ viết ra một danh sách các cuộc xét nghiệm rất dài để kiểm tra máu, để soi phổi của bạn. Thậm chí nếu cần thiết, bạn còn có thể bị đưa vào những thiết bị máy móc “lạnh ngắt” để chụp chiếu toàn bộ cơ thể… Đối với tâm hồn cũng vậy, trước tiên cũng cần phải hiểu được “tình trạng” của nó rồi mới có thể “kê thuốc” phù hợp. Nhưng làm thế nào để biết được tâm hồn mình rốt cuộc khỏe mạnh hay không? Rất có thể cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp. Cuốn sách này sưu tập một vài trò chơi tâm lý đơn giản. Tôi đã hoàn thành từng trò chơi với tâm trạng rất hứng thú, vui vẻ. Trong quá trình chơi, tôi đã vô tình chạm vào hòn đá ngầm dưới đáy biển lúc nào không hay biết, thoáng chốc nhìn thấy những con san hô đang khoe dáng và những chú cá mập đang bơi gấp trong góc sâu tâm hồn mình. Người Trung Quốc có câu “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Bạn càng hiểu rõ về mình thì bạn càng nắm chắc tương lai của mình.

Người ta thường hay nói rằng con người chưa sử dụng đến 5% khoảng không vỏ não, điều đó đồng nghĩa với việc còn một không gian võ não rộng lớn vẫn chưa được “khai thác” hết. Nếu những người tiết kiệm giữ lại nước giặt quần áo để lau nhà thì tại sao chúng ta lại không học cách tận dụng nguồn

“tài nguyên” tâm hồn nhỉ? Nếu bạn khoa khát khám phá bản thân nhiều hơn, nếu bạn luôn ưu phiền nhưng mong muốn được thay đổi; nếu bạn hy vọng mình sẽ trở nên nhanh nhẹn và tràn đầy sức sống hơn, sớm hoàn thành những mục tiêu đã được định sẵn, nếu bạn muốn tiến nhanh hơn, xa hơn, vui vẻ hạnh phúc hơn dù cuộc sống của bạn vốn đã rất xuôi chèo mát mái thì đừng chần chừ gì nữa, hãy cùng chúng tôi tham gia vào những trò chơi tâm lý này nhé. Những trò chơi trong cuốn sách này đã từng giúp tôi, từ một người sống ngập trong nước mắt và đau khổ trở thành một người bản lĩnh và vững vàng như ngày nay.

Khi trò chơi kết thúc cũng là lúc tiếng cười reo vang. Giờ đây, nụ cười đã trở thành thói quen trong cuộc sống thường nhật của tôi. Những suy nghĩ sau khi trò chơi kết thúc đã nhiều lần giúp tôi tìm ra phương phướng, tìm ra ánh sáng, nhẹ nhàng cất bước tiến về phía trước trong cuộc sống đầy chông gai thử thách này.

Cuốn sách này được viết dành tặng cho bạn, cho anh ấy, cho cô ấy, cho tất cả những người sống bằng “trái tim” chứ không phải được viết riêng cho một số ít các nhà nghiên cứu. Chính vì thế cuốn sách này hoàn toàn không sử dụng những thuật ngữ phức tạp và chỉ chú trọng tới việc mang lại cảm giác hứng thú cho người đọc. Xin cảm ơn Học viện Tâm lý thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nơi tôi đã theo học. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn của tôi, giáo sư Lâm Mạnh Bình, trường

Đại học Trung văn Hồng Kông. Xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi trải nghiệm những trò chơi này - những người đã mang lại cho tôi kiến thức, lòng dũng cảm, những người đã cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu quý báu. Xin cảm ơn những ý tưởng sáng tạo của Nhà xuất bản Văn nghệ Tháng Mười Bắc Kinh. Xin cảm ơn ban biên tập đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đã biến những ước mơ tốt đẹp của tôi trở thành bộ sách quý báu này.

Các bạn thân mến, chúng ta hãy cùng bắt đầu cuộc hành trình nhé. Tôi sẽ cùng bạn chia sẻ mọi vui buồn trong từng trò chơi, sẽ cùng bạn uống từng ngụm nước mát lành giữa sa mạc khô rát, rồi dần dần chúng ta sẽ cùng lên xe thẳng tiến về phía trước.

Tất Thục Mẫn

Xuân Bắc Kinh, 2004

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 7 Trò Chơi Tâm Linh PDF của tác giả Tất Thục Mẫn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Điều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi Mẫn (Nguyễn Minh Tiến)
Đây thực sự là một cuốn sách rất ấn tượng. Từ các trang sách hiện ra trí tuệ dịu dàng đến như thế, ánh sáng chữa lành bệnh tràn ngập đến như thế - như thể thầy đang có ở đó, với từng lời, từng lời dạy của thầy, một trong những vị thầy cao cả nhất của thế giới này. Đây là một cuốn sách tập trung tiêu điểm vào sự điều trị tâm linh cho những ai đang đau khổ; một cuốn sách hướng sự chú ý của tâm vào trí tuệ đặc biệt chữa lành bệnh, chính trí tuệ này khiến cho sự điều trị luôn hiện diện, trở nên thường hằng; đích thị đây là cuốn sách dành cho những người đau ốm, người bị thương tật, người bất hạnh.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi Mẫn PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Thích Thiện Trang)
Chúng tôi gồm dịch giả Thích Thiện Trang và những cư sĩ tại gia đồng tu Tịnh Độ, đồng thờ một vị thầy: Ân sư Thích Tịnh Không, đồng một pháp danh: Diệu Âm. Trong nhiều năm tu học Tịnh Độ, đối với các đồng tu Tịnh Độ đang thọ trì bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư, đặc biệt là các đồng tu sơ học và những người chưa từng học Phật bao giờ nhưng có duyên với bản hội tập này (họ nhìn thấy quyển kinh sẽ cảm thấy yêu thích và tin tưởng); chúng tôi thấy họ gặp chướng ngại rất lớn trên đường tu: Vì quyển kinh chỉ có kinh văn mà không có thêm nội dung gì khác nên người chưa từng học Phật không hiểu được giá trị của quyển kinh, tâm thích thú và động cơ học Phật lúc ban đầu sẽ nhanh chóng bị tan theo thời gian. Cuộc sống hiện đại như một guồng máy, các bạn đồng tu sơ học ai ai cũng bận rộn với công việc gia đình của mình, muốn dành ra thời gian để nghe giảng kinh cũng là rất khó, khi có thời gian nghe giảng kinh thì lại dễ ngủ gật hoặc không có sức để tập trung nghe (nguyên nhân là cơ thể mệt mỏi do phải làm việc cả ngày); những đồng tu sơ học không hiểu được những nghĩa lý quan trọng được dạy trong bộ kinh, hành trì cảm thấy không có tiến bộ và không đạt được pháp hỷ. Một số đồng tu vì đã nghe giảng kinh nhiều năm nhưng vẫn không biết chỗ nào là điểm trọng yếu, hành trì công phu niệm Phật không đắc lực, sinh tâm chán nản mệt mỏi. Số lượng đồng tu Tịnh Độ bị thoái chuyển rất nhiều. Pháp môn Tịnh Độ chân thật là pháp môn “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, việc bị thoái chuyển thật vô cùng đáng tiếc! Chúng tôi phát tâm biên soạn quyển sách này với hy vọng giải quyết phần nào những khó khăn mà các đồng tu Tịnh Độ đang gặp phải; đặc biệt là các đồng tu sơ học và người chưa từng học Phật bao giờ. Tìm mua: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh TiKi Lazada Shopee Chúng tôi hy vọng quyển sách này có thể giúp cho các bạn đồng tu không còn lui sụt trên đường về Cực Lạc, nắm lấy cơ hội vãng sanh Cực Lạc thành Phật ngay trong đời này. Quý đồng tu nào đang bỏ cuộc, đang thoái chuyển, nếu như có duyên gặp được quyển sách này thì mong rằng các bạn có thể nhìn thấy một tia hy vọng, có thể phát lại cái tâm dũng mãnh và sự hào hứng tu học pháp môn Tịnh Độ như những ngày đầu. Vì phân lượng quyển sách không lớn lắm nên các bạn có thể học tốt được. Quyển sách này tổng hợp những điểm quan-yếu và cương-lãnh của pháp môn Tịnh Độ được trích lục, trích lục ý nghĩa từ rất nhiều bài giảng của Ân sư Thích Tịnh Không và chư Tổ sư Đại đức nhằm tạo ra một phương tiện tu học thật đơn giản tiện lợi hỗ trợ cho hành giả Tịnh Độ; đặc biệt là hỗ trợ cho quý bạn đồng tu sơ học và quý bạn đồng tu quá bận rộn với cuộc sống công việc, không có nhiều thời gian để nghe Ân sư Thích Tịnh Không giảng kinh. Chúng tôi đều là kẻ hạ phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng, quyển sách này hoàn thành được là do tâm nguyện cầu nương nhờ vào sức uy thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật cùng đại từ bi lực của chư Phật âm thầm gia hộ cho chúng tôi. Tuy phân lượng sách không lớn nhưng nếu hành giả chịu y giáo phụng hành theo lời của Tổ sư Đại đức dạy trong sách thì sẽ có tiến bộ từng ngày và đạt được thành tựu trong việc tu học pháp môn Tịnh Độ, có thể nắm được phần vãng sanh Cực Lạc. Bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) có sứ mệnh và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với chúng sanh trong thời Mạt pháp. Kinh văn trong bộ kinh này chủ yếu là Văn Ngôn, tức là dùng cổ văn Trung Hoa, Văn Ngôn thường chỉ có ý mà không có lời, không giống như văn nói Bạch Thoại. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”. Ngay cả các đồng tu người Trung Hoa, nhất là hàng tại gia cư sĩ ở hải ngoại, nhiều người thiếu căn bản Hán học, khi họ đọc Ðại Kinh vẫn chưa thể lãnh hội trọn vẹn ý chỉ của kinh. Do đó, Đại lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ mới trước tác cuốn Ðại Kinh Bạch Thoại Giải nhằm giải thích, diễn giải ý nghĩa từng câu kinh trong Ðại Kinh bằng văn nói hiện đại. Ân sư Thích Tịnh Không khi giảng kinh đã nói rằng Kinh Vô Lượng Thọ có vô lượng nghĩa, dù chư Phật mười phương có diễn nói đến vô lượng kiếp cũng không thể hết được. Phàm phu như chúng ta chỉ có cách dựa vào quá trình nỗ lực tu học hàng ngày mà dần dần cảm ngộ được nghĩa kinh. Các bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, các bài giảng Chú Giải Đại Kinh của Ân sư Thích Tịnh Không được dịch ra tiếng Việt hiện tại đều dùng hoàn toàn là âm Hán Việt đối với phần kinh văn trong bài giảng. Xưa nay, kinh điển Phật pháp Đại-thừa nếu muốn phiên dịch đúng hoàn toàn về nghĩa lý, không bị sai sót về nghĩa lý thì người phiên dịch kinh phải là bậc Đại Triệt Đại Ngộ, khế nhập hoàn toàn vào cảnh giới của kinh. Những vị Tổ sư Đại đức của Tịnh Độ tông Việt Nam như Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đại lão Hòa thượng Thích Thiền Tâm đều đã theo A Mi Đà Phật đi về cõi Cực Lạc từ lâu, các ngài không có duyên để dịch bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này; Ân sư Thích Tịnh Không cũng dạy: không phải chư Phật Bồ-tát không từ bi mà là do chúng sanh nơi ấy không đủ phước báo. Chúng tôi chỉ là hạng phàm phu ngu muội, không thể dịch được ra Việt văn. Do đó, dịch giả Thích Thiện Trang đã cẩn trọng dịch bản hội tập kinh này thành âm Hán Việt (kèm nguyên văn chữ Hán); chúng tôi có chú thích nghĩa cho một số chữ Hán: chữ đồng âm khác nghĩa, chữ tuy giống về mặt chữ nhưng ý nghĩa được sử dụng lại khác nhau, v.v…Nếu có thời gian cung kính nghe giảng kinh mỗi ngày 8 giờ (tối thiểu 4 giờ) là điều tốt nhất! Nếu không có điều kiện nghe giảng kinh nhiều thì quyển sách này sẽ rất tiện lợi: quý bạn đồng tu có thể mang đến nơi làm việc, mang theo trong những chuyến đi công tác, mang đến trường học, mang lên núi cao là nơi không có internet hay sóng điện thoại không thể nghe giảng kinh được, mang đến công trường, v.v…Chỉ cần quý bạn đồng tu có thời gian rảnh thì hãy lấy quyển sách này ra để học và hành trì theo những lời giáo huấn của Ân sư Thích Tịnh Không cùng chư vị Tổ sư Đại đức được viết trong sách thì công phu của quý bạn đồng tu sẽ ngày một tiến bộ. Chúng tôi đã chú thích tương đối đầy đủ những kiến thức Phật học cơ bản và những điểm khai thị trọng yếu nhất trong việc tu hành pháp môn Tịnh Độ. Khi đọc tụng kinh, quý bạn đồng tu cứ chân thành - cung kính - thật thà mà đọc, chỗ nào hiểu được thì hiểu, chỗ nào không hiểu được thì cứ bỏ qua mà tiếp tục đọc, không nên ngừng lại giữa chừng rồi khởi suy nghĩ “đoạn kinh văn này có ý nghĩa gì?”. Bộ bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 do Ân sư Thích Tịnh Không chủ giảng chỉ có 29 tập, mỗi tập dài 2 giờ đồng hồ, chuyển ngữ bởi cư sĩ Thanh Trí tôn kính; nếu quý bạn đồng tu có thể học tập nhuần nhuyễn bộ bài giảng này thì sẽ không còn gặp khó khăn về nghĩa lý cơ bản của kinh văn khi đọc tụng bản Kinh Vô Lượng Thọ âm Hán Việt nữa, đọc tụng đến đâu sẽ hiểu được đến đó. Nếu kinh văn đoạn nào chưa hiểu thì quý bạn đồng tu nên dành chút ít thời gian rảnh để tìm kiếm tra cứu trong quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ hoặc phần bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, phần bài giảng Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ tương ứng với đoạn kinh văn này thì sẽ tìm ra phần giảng giải giải thích cho đoạn kinh văn đó. Đại lão Hòa thượng Thích Hải Hiền đã dạy: “Văn độ chúng sanh, võ tu hành đấy! Muốn thành Phật mà ông không ra sức, không đổ mồ hôi, ở đâu ra việc dễ dàng như vậy chứ!”; tu hành là việc trường kỳ gian khổ, phải có sức Nhẫn rất lớn, phải dựa vào nỗ lực của bản thân mới mong có ngày thành tựu. Nếu chúng ta chịu huân tập bộ Kinh Vô Lượng Thọ trong thời gian dài, tuy rằng chưa thể chứng ngộ nhưng chắc chắn có được giải ngộ. Giải ngộ là đã rõ ràng phương hướng và mục tiêu tu hành, không còn tu hành một cách mù quáng, không còn tình trạng “tu mù luyện đui” nữa. Khi công phu giải ngộ đã thông suốt thì công phu niệm Phật sẽ rất dễ đắc lực, cũng sẽ dễ dàng “nhìn thấu - buông xả”: “nhìn thấu” là Trí-huệ chân thật, “buông xả” là Công-phu chân thật. Chúng tôi xin lễ kính cúng dường đến quý bạn đồng tu tôn kính! “NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY BÁO ĐỀN BỐN ÂN NẶNG - PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH KHỔ CÓ DUYÊN THẤY NGHE ĐƯỢC ĐỀU PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM - NIỆM A MI ĐÀ PHẬT XẢ BỎ BÁO THÂN RỒI - SANH SANG CÕI CỰC LẠC!” Sài Gòn, ngày 17 tháng 11 Âm lịch năm Tân Sửu 2021(ngày vía đức đại từ bi phụ A Mi Đà Phật) Thích Thiện Trang và Chúng Cư Sĩ Diệu Âm xin kính bút!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh PDF của tác giả Thích Thiện Trang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Thích Thiện Trang)
Chúng tôi gồm dịch giả Thích Thiện Trang và những cư sĩ tại gia đồng tu Tịnh Độ, đồng thờ một vị thầy: Ân sư Thích Tịnh Không, đồng một pháp danh: Diệu Âm. Trong nhiều năm tu học Tịnh Độ, đối với các đồng tu Tịnh Độ đang thọ trì bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư, đặc biệt là các đồng tu sơ học và những người chưa từng học Phật bao giờ nhưng có duyên với bản hội tập này (họ nhìn thấy quyển kinh sẽ cảm thấy yêu thích và tin tưởng); chúng tôi thấy họ gặp chướng ngại rất lớn trên đường tu: Vì quyển kinh chỉ có kinh văn mà không có thêm nội dung gì khác nên người chưa từng học Phật không hiểu được giá trị của quyển kinh, tâm thích thú và động cơ học Phật lúc ban đầu sẽ nhanh chóng bị tan theo thời gian. Cuộc sống hiện đại như một guồng máy, các bạn đồng tu sơ học ai ai cũng bận rộn với công việc gia đình của mình, muốn dành ra thời gian để nghe giảng kinh cũng là rất khó, khi có thời gian nghe giảng kinh thì lại dễ ngủ gật hoặc không có sức để tập trung nghe (nguyên nhân là cơ thể mệt mỏi do phải làm việc cả ngày); những đồng tu sơ học không hiểu được những nghĩa lý quan trọng được dạy trong bộ kinh, hành trì cảm thấy không có tiến bộ và không đạt được pháp hỷ. Một số đồng tu vì đã nghe giảng kinh nhiều năm nhưng vẫn không biết chỗ nào là điểm trọng yếu, hành trì công phu niệm Phật không đắc lực, sinh tâm chán nản mệt mỏi. Số lượng đồng tu Tịnh Độ bị thoái chuyển rất nhiều. Pháp môn Tịnh Độ chân thật là pháp môn “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, việc bị thoái chuyển thật vô cùng đáng tiếc! Chúng tôi phát tâm biên soạn quyển sách này với hy vọng giải quyết phần nào những khó khăn mà các đồng tu Tịnh Độ đang gặp phải; đặc biệt là các đồng tu sơ học và người chưa từng học Phật bao giờ. Tìm mua: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh TiKi Lazada Shopee Chúng tôi hy vọng quyển sách này có thể giúp cho các bạn đồng tu không còn lui sụt trên đường về Cực Lạc, nắm lấy cơ hội vãng sanh Cực Lạc thành Phật ngay trong đời này. Quý đồng tu nào đang bỏ cuộc, đang thoái chuyển, nếu như có duyên gặp được quyển sách này thì mong rằng các bạn có thể nhìn thấy một tia hy vọng, có thể phát lại cái tâm dũng mãnh và sự hào hứng tu học pháp môn Tịnh Độ như những ngày đầu. Vì phân lượng quyển sách không lớn lắm nên các bạn có thể học tốt được. Quyển sách này tổng hợp những điểm quan-yếu và cương-lãnh của pháp môn Tịnh Độ được trích lục, trích lục ý nghĩa từ rất nhiều bài giảng của Ân sư Thích Tịnh Không và chư Tổ sư Đại đức nhằm tạo ra một phương tiện tu học thật đơn giản tiện lợi hỗ trợ cho hành giả Tịnh Độ; đặc biệt là hỗ trợ cho quý bạn đồng tu sơ học và quý bạn đồng tu quá bận rộn với cuộc sống công việc, không có nhiều thời gian để nghe Ân sư Thích Tịnh Không giảng kinh. Chúng tôi đều là kẻ hạ phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng, quyển sách này hoàn thành được là do tâm nguyện cầu nương nhờ vào sức uy thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật cùng đại từ bi lực của chư Phật âm thầm gia hộ cho chúng tôi. Tuy phân lượng sách không lớn nhưng nếu hành giả chịu y giáo phụng hành theo lời của Tổ sư Đại đức dạy trong sách thì sẽ có tiến bộ từng ngày và đạt được thành tựu trong việc tu học pháp môn Tịnh Độ, có thể nắm được phần vãng sanh Cực Lạc. Bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) có sứ mệnh và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với chúng sanh trong thời Mạt pháp. Kinh văn trong bộ kinh này chủ yếu là Văn Ngôn, tức là dùng cổ văn Trung Hoa, Văn Ngôn thường chỉ có ý mà không có lời, không giống như văn nói Bạch Thoại. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”. Ngay cả các đồng tu người Trung Hoa, nhất là hàng tại gia cư sĩ ở hải ngoại, nhiều người thiếu căn bản Hán học, khi họ đọc Ðại Kinh vẫn chưa thể lãnh hội trọn vẹn ý chỉ của kinh. Do đó, Đại lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ mới trước tác cuốn Ðại Kinh Bạch Thoại Giải nhằm giải thích, diễn giải ý nghĩa từng câu kinh trong Ðại Kinh bằng văn nói hiện đại. Ân sư Thích Tịnh Không khi giảng kinh đã nói rằng Kinh Vô Lượng Thọ có vô lượng nghĩa, dù chư Phật mười phương có diễn nói đến vô lượng kiếp cũng không thể hết được. Phàm phu như chúng ta chỉ có cách dựa vào quá trình nỗ lực tu học hàng ngày mà dần dần cảm ngộ được nghĩa kinh. Các bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, các bài giảng Chú Giải Đại Kinh của Ân sư Thích Tịnh Không được dịch ra tiếng Việt hiện tại đều dùng hoàn toàn là âm Hán Việt đối với phần kinh văn trong bài giảng. Xưa nay, kinh điển Phật pháp Đại-thừa nếu muốn phiên dịch đúng hoàn toàn về nghĩa lý, không bị sai sót về nghĩa lý thì người phiên dịch kinh phải là bậc Đại Triệt Đại Ngộ, khế nhập hoàn toàn vào cảnh giới của kinh. Những vị Tổ sư Đại đức của Tịnh Độ tông Việt Nam như Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đại lão Hòa thượng Thích Thiền Tâm đều đã theo A Mi Đà Phật đi về cõi Cực Lạc từ lâu, các ngài không có duyên để dịch bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này; Ân sư Thích Tịnh Không cũng dạy: không phải chư Phật Bồ-tát không từ bi mà là do chúng sanh nơi ấy không đủ phước báo. Chúng tôi chỉ là hạng phàm phu ngu muội, không thể dịch được ra Việt văn. Do đó, dịch giả Thích Thiện Trang đã cẩn trọng dịch bản hội tập kinh này thành âm Hán Việt (kèm nguyên văn chữ Hán); chúng tôi có chú thích nghĩa cho một số chữ Hán: chữ đồng âm khác nghĩa, chữ tuy giống về mặt chữ nhưng ý nghĩa được sử dụng lại khác nhau, v.v…Nếu có thời gian cung kính nghe giảng kinh mỗi ngày 8 giờ (tối thiểu 4 giờ) là điều tốt nhất! Nếu không có điều kiện nghe giảng kinh nhiều thì quyển sách này sẽ rất tiện lợi: quý bạn đồng tu có thể mang đến nơi làm việc, mang theo trong những chuyến đi công tác, mang đến trường học, mang lên núi cao là nơi không có internet hay sóng điện thoại không thể nghe giảng kinh được, mang đến công trường, v.v…Chỉ cần quý bạn đồng tu có thời gian rảnh thì hãy lấy quyển sách này ra để học và hành trì theo những lời giáo huấn của Ân sư Thích Tịnh Không cùng chư vị Tổ sư Đại đức được viết trong sách thì công phu của quý bạn đồng tu sẽ ngày một tiến bộ. Chúng tôi đã chú thích tương đối đầy đủ những kiến thức Phật học cơ bản và những điểm khai thị trọng yếu nhất trong việc tu hành pháp môn Tịnh Độ. Khi đọc tụng kinh, quý bạn đồng tu cứ chân thành - cung kính - thật thà mà đọc, chỗ nào hiểu được thì hiểu, chỗ nào không hiểu được thì cứ bỏ qua mà tiếp tục đọc, không nên ngừng lại giữa chừng rồi khởi suy nghĩ “đoạn kinh văn này có ý nghĩa gì?”. Bộ bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 do Ân sư Thích Tịnh Không chủ giảng chỉ có 29 tập, mỗi tập dài 2 giờ đồng hồ, chuyển ngữ bởi cư sĩ Thanh Trí tôn kính; nếu quý bạn đồng tu có thể học tập nhuần nhuyễn bộ bài giảng này thì sẽ không còn gặp khó khăn về nghĩa lý cơ bản của kinh văn khi đọc tụng bản Kinh Vô Lượng Thọ âm Hán Việt nữa, đọc tụng đến đâu sẽ hiểu được đến đó. Nếu kinh văn đoạn nào chưa hiểu thì quý bạn đồng tu nên dành chút ít thời gian rảnh để tìm kiếm tra cứu trong quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ hoặc phần bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, phần bài giảng Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ tương ứng với đoạn kinh văn này thì sẽ tìm ra phần giảng giải giải thích cho đoạn kinh văn đó. Đại lão Hòa thượng Thích Hải Hiền đã dạy: “Văn độ chúng sanh, võ tu hành đấy! Muốn thành Phật mà ông không ra sức, không đổ mồ hôi, ở đâu ra việc dễ dàng như vậy chứ!”; tu hành là việc trường kỳ gian khổ, phải có sức Nhẫn rất lớn, phải dựa vào nỗ lực của bản thân mới mong có ngày thành tựu. Nếu chúng ta chịu huân tập bộ Kinh Vô Lượng Thọ trong thời gian dài, tuy rằng chưa thể chứng ngộ nhưng chắc chắn có được giải ngộ. Giải ngộ là đã rõ ràng phương hướng và mục tiêu tu hành, không còn tu hành một cách mù quáng, không còn tình trạng “tu mù luyện đui” nữa. Khi công phu giải ngộ đã thông suốt thì công phu niệm Phật sẽ rất dễ đắc lực, cũng sẽ dễ dàng “nhìn thấu - buông xả”: “nhìn thấu” là Trí-huệ chân thật, “buông xả” là Công-phu chân thật. Chúng tôi xin lễ kính cúng dường đến quý bạn đồng tu tôn kính! “NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY BÁO ĐỀN BỐN ÂN NẶNG - PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH KHỔ CÓ DUYÊN THẤY NGHE ĐƯỢC ĐỀU PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM - NIỆM A MI ĐÀ PHẬT XẢ BỎ BÁO THÂN RỒI - SANH SANG CÕI CỰC LẠC!” Sài Gòn, ngày 17 tháng 11 Âm lịch năm Tân Sửu 2021(ngày vía đức đại từ bi phụ A Mi Đà Phật) Thích Thiện Trang và Chúng Cư Sĩ Diệu Âm xin kính bút!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh PDF của tác giả Thích Thiện Trang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tỏ Một Dòng Thiền (Nguyên Giác)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Nguyên Mông xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền tông mà đến bây giờ vẫn còn phát triển, trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm. Ngài tên húy là Khâm, con trưởng Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng Mười Một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà Vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tỏ Một Dòng Thiền PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.