Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kéo, Búa, Bao - Lý Thuyết Trò Chơi Trong Cuộc Sống Thường Ngày (Len Fisher)

Kéo, búa, bao - trò chơi không dành riêng cho trẻ nhỏ?

Thuở nhỏ, chắc hẳn trong những lúc vui đùa với bạn bè, chúng ta vẫn hay bày ra những trò đấu trí. Những trò chơi trẻ con ấy nhiều vô kể, nào ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm, rồng rắn lên mây… Và chắc chắn sẽ có những cô bé, cậu bé chơi cực hay một số “trò tủ” của mình, không để cho bạn bè có cơ hội thắng cuộc.

Nhưng tôi dám chắc có một trò chơi rất quen thuộc mà không ai dám vỗ ngực xưng là mình luôn toàn thắng. Đó chính là Oẳn tù tì, hay còn gọi là Kéo, búa, bao.

Lý do rất đơn giản, vì hơn nửa cơ hội chiến thắng của bạn trong trò này phụ thuộc vào “chiến lược” của đối thủ. Bất kể trước mặt bạn là một người thông minh hay khờ khạo thì cơ hội chiến thắng của bạn vẫn như nhau. Không phải ngẫu nhiên mà đây được xem là trò chơi may rủi dành cho trẻ con, và chỉ có trẻ con mới thích phân định thắng thua bằng may rủi.

Ấy thế mà người lớn chúng ta vẫn đang chơi Kéo, búa, bao mà không biết đấy. Hãy thử nghĩ mà xem. Bạn luôn chọn hàng người ngắn nhất khi đến tính tiền tại siêu thị, đinh ninh người đi hướng ngược lại phải bước xuống nhường đường khi bước trên một vỉa hè hẹp hay lấy dư vài ba chiếc ống hút khi lấy đồ uống ở quầy tự phục vụ. Bạn hẳn tự nghĩ mình là người khôn khéo khi làm thế đúng không. Phải đấy, nhưng hãy cứ chờ đến lúc trước mắt bạn là những hàng người cứ dài mãi ra, hay khi va phải người đi đối diện vào phút cuối, hay ngơ ngác trước hộp để ống hút trống không mà xem. Tìm mua: Kéo, Búa, Bao - Lý Thuyết Trò Chơi Trong Cuộc Sống Thường Ngày TiKi Lazada Shopee

Vấn đề ở đây chính là người khác cũng có cùng suy nghĩ như bạn. Và khi đó, cả bạn và tất cả những người còn lại sẽ cùng bị thiệt. Đó cũng là nội dung chính trong quyển sách Kéo, búa, bao của Tiến sĩ Len Fisher. Qua kinh nghiệm bản thân và nhiều năm nghiên cứu, ông đã trình bày rất nhiều ví dụ và tình huống trong đó những bên tham gia luôn cố giành lợi ích về mình. Tuy chúng hơi khác với trò Kéo, búa, bao nhưng lại có một điểm chung: Chiến lược của các bên sẽ dần đi đến một điểm cân bằng, trong đó tất cả đều chịu tổn thất hoặc thất bại.

Vậy bạn phải làm gì để thoát khỏi những tình thế tiến thoái lưỡng nan đó, thoát khỏi kết cục thảm hại đang chờ đợi mình? Chỉ có một cách duy nhất, đó là phối hợp với đối phương để cùng giành thắng lợi. Tất nhiên, mỗi tình huống sẽ có những cách phối hợp khác nhau, những chiến lược khác nhau để thuyết phục đối phương và giành lấy lợi thế cho mình.

Và những chiến lược đó là gì? Xin mời bạn khám phá trong phần sau nhé.***

Gần đây, một người bạn gọi cho tôi báo rằng một nhóm các nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu lý giải tại sao những chiếc thìa để tại khu vực sử dụng chung trong văn phòng cứ dần dần biến mất. Anh bạn tôi hét lên đắc thắng: “Lý thuyết trò chơi đấy!”. Tôi cảm ơn anh rối rít, thế là lại có thêm một ví dụ nữa để đưa vào tập hồ sơ vốn đã dày cộp của tôi.

Lý thuyết trò chơi biểu hiện xung quanh chúng ta. Gọi là “trò chơi”, nhưng nó không chỉ bàn về các trò chơi mà còn về các chiến lược chúng ta áp dụng hằng ngày khi tiếp xúc với người khác. Từ lúc tôi thông báo ý định viết sách về chủ đề này, bạn bè đã gửi cho tôi các ví dụ trên báo và cả những kinh nghiệm cá nhân của họ. Tôi muốn tìm hiểu xem liệu những kiến thức mới mẻ và đáng ngạc nhiên đó có giúp chúng ta xây dựng nên những chiến lược mới để hợp tác với nhau không, đồng thời cũng thử áp dụng chúng trong các môi trường khác nhau, từ khuôn khổ lịch thiệp của một bữa dạ tiệc kiểu Anh cho tới các trận bóng chày, từ những vỉa hè đông đúc, các trung tâm mua sắm cho tới những con đường đông nghịt ở Ấn Độ hay các quán rượu xa xôi của nước Úc.

Lý thuyết trò chơi cho chúng ta biết những gì đang diễn ra phía sau những cuộc đối đầu, những lời hứa không thành và những trò bịp đơn giản mà chúng ta vẫn thường gặp trong các trận cãi vã gia đình, tranh luận với xóm giềng, bất đồng giữa các công ty cùng ngành và trong những vụ ly hôn đình đám của người nổi tiếng. Nó cũng là chỉ dẫn cho những chiến lược tốt nhất để áp dụng trong các tình huống cạnh tranh hay xung đột - và đây chính là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn và cả quân đội đều cần đến nó “như cá cần nước” kể từ khi lý thuyết này được đề xướng lần đầu vào cuối thập niên 1940. Nó mang lại cho doanh nhân các chiến lược để vượt lên đối thủ và dẫn đường cho lối tư duy quân sự phương Tây lên đến đỉnh cao. Các chuyên gia về lý thuyết trò chơi thường tham gia cả hai lĩnh vực trên. Điển hình như cả năm lý thuyết gia trò chơi từng đoạt giải Nobel kinh tế học đều được mời làm cố vấn cho Lầu Năm Góc(1).

Nhưng lý thuyết trò chơi còn có một khía cạnh khác gắn liền với sự cộng tác thay vì đối đầu, hợp tác thay vì cạnh tranh. Các nhà sinh học đã vận dụng điều đó để tìm hiểu sự tiến hóa của hình thức hợp tác trong giới tự nhiên trước cuộc cạnh tranh sinh tồn mà trong đó, “chỉ có kẻ thích nghi nhất mới tồn tại”. Giới xã hội học, tâm lý học và khoa học chính trị cũng vận dụng nó để lý giải tại sao chúng ta lại gặp cùng những vấn đề đó khi hợp tác, bất chấp sự thật rằng chúng ta cần hợp tác với nhau hơn bao giờ hết nếu muốn giải quyết những vấn đề quan trọng và đáng lo ngại như ấm lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng bố và chiến tranh.

Cá nhân tôi muốn tìm hiểu liệu ta có thể áp dụng nó vào những tình huống thường ngày và tìm hiểu xem liệu những bài học rút ra từ đó có giúp ích trong việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi lớn hơn hay không. Hay chí ít tôi nghĩ mình cũng có thể tìm ra manh mối cho thấy chúng ta có thể giải quyết những vấn đề trên ra sao dưới góc độ cá nhân.

Các lý thuyết gia trò chơi đã phát hiện ra một mối liên kết đáng ngạc nhiên giữa tất cả những vấn đề trên - một rào cản ẩn khuất đối với sự hợp tác và đe dọa sẽ mang đến những tổn thất không kể xiết, trừ khi chúng ta tìm ra cách giải quyết nó một cách nhanh chóng. Rào cản này đặt trước chúng ta một cái bẫy logic vốn không thể vượt qua(2) và không ngừng xuất hiện (vì thường khó nhận thấy) trong các cuộc cãi vã gia đình, bất đồng với láng giềng, những tiếp xúc xã hội thường nhật cũng như các vấn đề toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt. Đó cũng là nguyên nhân tại sao những chiếc thìa đặt tại các khu vực chung của phòng làm việc cứ biến mất dần một cách bí ẩn.

Các nhà khoa học từng nghiên cứu về vấn đề này - tức những người hoàn toàn tỉnh táo và là các chuyên gia dịch tễ học đáng kính tại Úc - đã rất hào hứng hình dung ra những cách lý giải thiếu chắc chắn. Một trong những cách lý giải của họ là những chiếc thìa này đã trốn sang một hành tinh khác có dạng sống chủ yếu là những chiếc thìa, nơi chúng tồn tại một cách bình dị mà không phải chúc đầu xuống những tách trà hay cà phê nóng. Một lý giải khác là chủ nghĩa phản kháng - tức quan niệm cho rằng những vật vô tri vô giác có sự ác cảm bẩm sinh đối với con người, nên chúng luôn tìm cách gây khó dễ cho chúng ta. Như trong trường hợp này, những chiếc thìa trốn biệt đi khi chúng ta cần đến chúng nhất, hệt như khi chúng ta chỉ tìm thấy một trong hai chiếc tất trong máy giặt.

Tuy nhiên, cách lý giải nghiêm túc lại xem đây là một ví dụ cho Bi kịch của cái chung - một tình huống từng gây xôn xao dư luận khi nhà sinh thái học kiêm lý thuyết gia trò chơi Garrett Hardin giới thiệu trong một tiểu luận vào năm 1968 - dù các triết gia đã quan tâm tới nó từ thời Aristotle(3). Hardin đã mô tả lại vấn đề này trong câu chuyện ngụ ngôn về một nhóm người chăn thả gia súc riêng trên bãi đất chung, và mỗi người đều nghĩ tới chuyện thêm một con vật nữa vào đàn của mình. Con vật được thêm vào sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chủ, trong khi không gian chăn thả lại chỉ giảm đi một chút; nên có vẻ như việc bổ sung thêm một con vật nữa là hoàn toàn hợp lý. Nhưng bi kịch đã xảy đến khi tất cả người chăn đều nghĩ vậy. Tất cả đều mang thêm gia súc, thế là bãi chăn bị càn quét quá mức và chẳng bao lâu sau chẳng còn ngọn cỏ nào để ăn.

Các nhà khoa học cũng áp dụng lối lập luận trên đối với những chiếc thìa: “Người dùng thìa (dù vô tình hay cố ý) đinh ninh rằng tính thiết thực đối với họ (tức lợi ích đối với bản thân họ) sẽ được cải thiện khi họ lấy đi một chiếc thìa để phục vụ nhu cầu cá nhân, trong khi đó, tính thiết thực đối với những người khác chỉ giảm đi một phần nhỏ (“xét cho cùng, vẫn còn nhiều thìa thế kia cơ mà…”). Khi ngày càng có nhiều người dùng thìa quyết định như vậy thì khu vực để thìa chung cuối cùng sẽ sạch bóng thìa”.

Việc áp dụng lập luận này cho những chiếc thìa thoạt nghe có vẻ khôi hài, nhưng nếu bạn thay từ thìa bằng đất đai, dầu lửa, cá, rừng hay bất kỳ cái tên nào chỉ tài nguyên chung, bạn sẽ sớm nhận thấy một số vấn đề cực kỳ nghiêm trọng trên toàn cầu bắt nguồn từ vòng tròn logic luẩn quẩn này, khiến cho sự hiện diện không mời của nó tạo cảm giác như lợi nhuận đang rơi vào tay một cá nhân hoặc một nhóm người, trong khi cả cộng đồng phải chịu tổn thất.

Bi kịch của cái chung sẽ phát huy sức mạnh phá hoại của nó khi ai đó trong chúng ta hợp tác vì lợi ích chung, nhưng kẻ khác lại nhận thấy họ có thể thu lợi nhiều hơn cho bản thân bằng cách phá vỡ sự hợp tác đó (theo cách nói của lý thuyết trò chơi là sự đào thoát hay lừa gạt). Vậy nên, họ có thể làm thế - cho đến khi mọi người bắt đầu cùng suy nghĩ theo hướng đó, khiến sự hợp tác bị phá vỡ và gây hại cho tất cả. Do chạy theo logic vị kỷ, nên bằng cách nào đó, họ đã đưa tất cả mọi người vào tình cảnh trong đó sự vị kỷ là điều ít được trông đợi nhất.

Nghịch lý logic nan giải này có mối liên hệ với sự biến mất của nghề đánh bắt cá tuyết ở đảo Newfoundland, với cuộc nội chiến tàn khốc ở Sudan, với sự bành trướng trên quy mô lớn của các trạm điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Trung Quốc và với thói quen lái xe hơi ngốn xăng, lãng phí của nhiều người dân Mỹ. Nó đứng sau nạn phát tán thư rác trên Internet, trộm cắp, chen hàng và nhiều vụ tai nạn giao thông. Nó có lẽ cũng là logic dẫn tới việc chặt hạ đến cái cây cuối cùng ở đảo Phục sinh(4). Và chắc chắn nó cũng là logic khiến mọi người thích quẳng túi rác vào một khu nhà hoang hơn là đổ rác đàng hoàng, hay nói quá lên thiệt hại để đòi tiền bảo hiểm, hay “quên” không khai báo thu nhập cho cơ quan thuế. Nó cũng là logic mà các chính phủ dùng tới khi họ từ chối ký kết những thỏa thuận quốc tế như Nghị định thư Kyoto(5). Mà quan trọng hơn cả: nó là thứ logic leo thang. Dưới đây là lời bài hát phản chiến tuyệt vời hồi thập niên 1970:

Ai cũng kêu đòi hòa bình cho thế giới,

Ngay khi ta chiến thắng cuộc chiến này(6).

Khi cả hai bên sử dụng cùng một thứ logic như thế này, thì sẽ chẳng bao giờ có hòa bình trên thế giới này cả.

Chúng ta có thể tránh được Bi kịch của cái chung nếu biết thay đổi hành vi, sống có đạo đức hơn, chân thành hơn và quan tâm tới láng giềng như với chính bản thân mình. Thật tuyệt biết bao nếu điều đó xảy ra, nhưng thực tế, chúng ta nào phải Mẹ Teresa(7); và tốt hơn chúng ta nên chấp nhận thực tế rằng mình chỉ hợp tác khi nhận thấy điều có lợi cho mình. Điều này cũng ứng với các quốc gia cũng như với cá nhân. Chẳng hạn, tác giả cuốn sách ảnh có hưởng lớn The Stern Review on the Economics of Climate Change (tạm dịch: Đánh giá nghiêm khắc về khía cạnh kinh tế của thay đổi khí hậu) xuất bản năm 2006 đã chỉ ra rằng, các quốc gia chỉ hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu khi họ nhìn thấy được những lợi ích kinh tế trực tiếp và ngắn hạn đối với mình.

Lý thuyết trò chơi không phán xét về mặt đạo đức đối với những thái độ như vậy. Nó chỉ chấp nhận thực tế rằng lợi ích bản thân là một trong những động lực chính của chúng ta, và chúng ta đánh giá các chiến lược khác nhau tùy thuộc chúng phục vụ lợi ích đó như thế nào. Các nghịch lý và vấn đề sẽ xuất hiện khi chiến lược hợp tác vốn nhằm dẫn tới kết quả khả quan nhất cho mọi bên liên quan, nhưng mỗi bên lại muốn đạt kết quả tốt hơn cho bản thân mình, để rồi mắc kẹt trong tình cảnh tồi tệ bởi chính lòng tham của mình, hệt như con tôm hùm bị bắt vào lọ vậy.

Phê phán lòng tham cũng không ích gì, tuy việc này thực ra cũng hữu ích nếu mọi người (và các quốc gia) chịu chấp nhận hưởng đúng phần mình trong nguồn tài nguyên của thế giới. Quan trọng hơn, chúng ta phải hiểu rõ cái bẫy; đây chính là bước đầu tiên để tìm đường thoát khỏi nó, đồng thời đạt được những giải pháp mang tính hợp tác để giải quyết vấn đề.

Cái bẫy này tồn tại với chúng ta từ rất lâu. Ta có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng từ Kinh thánh, Kinh Koran, các thư tịch cổ, sách sử, cốt truyện tiểu thuyết, kịch opera và nhiều câu chuyện tin tức hiện đại. Tuy nhiên, phải đến cuối thập niên 1940, chúng ta mới hiểu rõ bản chất thật của cái bẫy này, khi lý thuyết trò chơi xuất hiện và giúp John Nash, nhà toán học đoạt giải Nobel (tên nhân vật phản diện chính bị tâm thần phân liệt trong bộ phim Một tâm hồn đẹp(8)) hé lộ cơ chế bên trong của nó.

Và cơ chế bên trong đó cũng là chủ đề chính của cuốn sách này. Chúng ta bắt gặp chúng trong hàng loạt thế lưỡng nan xã hội vốn được các lý thuyết gia trò chơi đặt cho những cái tên sống động. Một trong số đó là Bi kịch của cái chung. Một ví dụ nổi tiếng khác nữa là Thế lưỡng nan của người tù, ví dụ điển hình cho hình thức thỏa thuận lời khai(9) ở Mỹ và cũng là chủ đề của chương 1. Tiếp đến là trò chơi Kẻ nhát gan (từng suýt gây thảm họa thế giới khi Kennedy và Khrushchev sử dụng nó trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba), Thế lưỡng nan của tình nguyện viên (nội dung này gói gọn trong một từ duy nhất: mamihlapinatapai - trong tiếng Yagán tại quần đảo Tierra del Fuego, Nam Mỹ, từ này có nghĩa là “hai người nhìn nhau, mỗi người đều hy vọng người kia sẽ làm điều mà hai người đều muốn thực hiện nhưng không muốn tự mình thực hiện”). Hoặc Cuộc chiến giữa hai giới tính (trong đó, một cặp đôi muốn ra ngoài chơi, nhưng người đàn ông muốn đi xem bóng chày trong khi người phụ nữ lại muốn xem kịch).

Trong tất cả những trường hợp trên, sự hợp tác sẽ mang lại kết quả tổng thể tốt nhất, nhưng cái bẫy của Nash (nay được gọi là Định lý Cân bằng Nash), lại dẫn dụ chúng ta bằng logic về lợi ích cá nhân, khiến chúng ta rơi vào tình huống trong đó ít nhất một trong các bên sẽ chịu thiệt hơn; và nếu cố thoát ra, họ sẽ còn chịu thiệt hơn nữa. (Đó là nguyên nhân cái bẫy lại hiệu quả đến vậy). Nếu muốn học cách hợp tác hiệu quả hơn, chúng ta cần phải tìm đường tránh hoặc thoát khỏi cái bẫy đó. Lý thuyết trò chơi đã nhận diện được vấn đề. Vậy nó có cung cấp được đầu mối nào giúp chúng ta giải quyết được vấn đề không? Câu trả lời là có.

Một số những đầu mối đó đã xuất hiện từ những nghiên cứu về sự tiến hóa của phương thức hợp tác trong tự nhiên. Số khác lại xuất phát từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng những chiến lược mà chúng ta thường áp dụng nhằm giành lấy và duy trì sự hợp tác. Các chiến lược hợp tác hứa hẹn từng xuất hiện bao gồm biến thể của phương thức Tôi chia bạn chọn, những phương pháp mặc cả hợp tác mới (bao gồm một ứng dụng tuyệt vời của cơ chế lượng tử) thể hiện sự tín nhiệm bằng cách tự giới hạn các lựa chọn của mình để đánh lừa hoặc từ bỏ và thay đổi cơ chế lợi ích để loại bỏ ham muốn phá vỡ những thỏa thuận hợp tác.

Một số những đầu mối quan trọng nhất xuất phát từ các trình mô phỏng máy tính, trong đó các chiến lược khác nhau sẽ được so với nhau để xác định xem chiến lược nào thành công, chiến lược nào thất bại. Những kết quả ban đầu đã xuất hiện trong cuốn sách The Evolution of Cooperation (tạm dịch: Sự tiến hóa của hợp tác) của Robert Axelrod, xuất bản năm 1984 từ chính nhà xuất bản của cuốn sách bạn đang cầm trên tay. Trong phần mở đầu, nhà sinh học Richard Dawkins đã viết: “Cần phải giam tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới vào một phòng, bắt họ đọc hết cuốn sách này rồi mới thả ra”. Xét trên lịch sử 20 năm vừa qua, có rất ít nhà lãnh đạo trên thế giới nắm lấy cơ hội nhìn nhận vấn đề hợp tác theo cách mới mẻ và mang tính xây dựng.

Điểm mấu chốt ở đây là chiến lược ăn miếng trả miếng (và nhiều biến thể khác được phát hiện sau này), có thể dẫn tới xung đột leo thang, nhưng cũng có thể mang lại phương thức hợp tác có qua có lại trong cả tự nhiên lẫn xã hội của chính chúng ta. “Thứ gì sẽ xuất hiện” có thể là câu hỏi rất khó trả lời, khi chỉ một thay đổi nhỏ trong bối cảnh cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong kết quả - điều đã xảy đến trong các chu kỳ bùng nổ và suy thoái của nền kinh tế cũng như quá trình mở rộng và thu hẹp các quần thể động vật. Các nhà toán học gọi điểm mấu chốt này là điểm phân nhánh, trong đó viễn cảnh của hai tương lai hết sức khác nhau sẽ tùy thuộc ta đi theo lối nào. Vấn đề hợp tác thường là vấn đề tìm ra một chiến lược nhằm nghiêng cán cân “ăn miếng trả miếng” về phía một tương lai hợp tác “có qua có lại” hơn là gia tăng xung đột.

Các nghiên cứu gần đây đã cung cấp một số gợi ý hấp dẫn về cách đạt được điều này. Tuy như thế không có nghĩa lý thuyết trò chơi là thứ thuốc chữa bách bệnh - đó sẽ là một lời tuyên bố nực cười - nhưng nó chắc chắn sẽ mang đến những hiểu biết mới về hướng tiến hóa của sự hợp tác, đồng thời đưa ra những chiến lược mới cũng như những bước ngoặt mới trong chiến lược cũ. Trong cuốn sách này, tôi mô tả những nỗ lực của mình trong việc tìm hiểu những chiến lược trên, đồng thời thử nghiệm chúng lên chính bản thân trong các tình huống hằng ngày. Mục đích của tôi là ráp lại một bộ công cụ gồm các chiến lược hợp tác khả dĩ - giống như cách tôi đã tạo ra bộ công cụ gồm các thủ thuật giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc đời khoa học gia của mình. Cuộc sống đó thật thú vị, nhưng không thể sánh bằng khi tôi tiến hành những thí nghiệm về hợp tác. Kết quả đem lại đôi khi hài hước, đôi khi đáng sợ, nhưng luôn khai sáng và mang đến những bài học về những điều cần làm để khiến mọi người hợp tác - và tiếp tục hợp tác.

Cuối cùng, tôi nên nhấn mạnh một ý rằng tôi không phải một lý thuyết gia trò chơi chuyên nghiệp, mà chỉ là một nhà khoa học quan tâm tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi cấp bách nhất trong xã hội chúng ta. Lý thuyết trò chơi soi sáng những câu hỏi này từ một góc độ mà nhiều người sẽ cảm thấy xa lạ; và tôi muốn tìm hiểu xem những câu trả lời của nó thỏa đáng ra sao đối với các vấn đề trong đời thực. Tôi hy vọng bạn sẽ thích thú khi bước vào hành trình khám phá này cùng tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kéo, Búa, Bao - Lý Thuyết Trò Chơi Trong Cuộc Sống Thường Ngày PDF của tác giả Len Fisher nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Và Khát Vọng (Trần Đăng Khoa)
MỤC LỤC Lời tựa bởi người thầy Võ Tá Hân Lời tựa bởi người bạn lớn Adam Khoo Cảm nhận của PGS. TS. Nguyễn Hữu Minh Cảm nhận từ những độc giả đầu tiên Tìm mua: Sống Và Khát Vọng TiKi Lazada Shopee Lời cảm ơn Đôi lời chia sẻ Giấy báo tử Thần đồng toán học Vượt lên chính mình Mơ ước Tự lập Đi tìm con đường Sống vì ước mơ Ra đi để trở về Khát vọng tạo nên sự khác biệt TGM - The Great Mind Những nghịch lý của cuộc sống Suy ngẫm Hạnh phúc Chưa phải là phần kết Khép lại bằng những lời cảm ơn Phụ lục 1: bản thảo làm giàu bền vững Phụ lục 2: khóa học Sống Và Khát Vọng Phụ lục 3: liên lạc và kết nốiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Và Khát Vọng PDF của tác giả Trần Đăng Khoa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản (Tolly Burkan)
Mục Lục Lời Tựa Chƣơng 1: Nói Lên Sự Thật Chƣơng 2: Thể Hiện Ƣớc Muốn Chƣơng 3: Giữ Lời Hứa Tìm mua: Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản TiKi Lazada Shopee Chƣơng 4: Làm Chủ Cảm Xúc Chƣơng 5: Ổn Định Tài Chính Chƣơng 6: Tạo Nguồn Cảm Xúc Chƣơng 7: Đề Cao Giá Trị Bản Thân Chƣơng 8: Lòng Trắc Ẩn Chƣơng 9: Không Ngừng Sáng Tạo Chƣơng 10: Sự Nhận Thức Tập Trung Chƣơng 11: Liên Hệ Với Đấng Quyền Năng Chƣơng 12: Sống Trong Thực Tại Mới Lời Tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đƣờng hay dƣới địa ngục, thì bạn cũng chính là ngƣời tạo dựng nên cuộc sống của mình. Nếu trong đời sống hằng ngày, bạn luôn phải đối đầu với những vấn đề tài chính, quan hệ gia đình, sức khỏe và sự nghiệp, thì cuốc sống chẳng khác nào địa ngục. Thế nhƣng một khi bạn đã học đƣợc cách để cho mọi viện trôi chảy suôn sẻ và dễ dàng thì cuộc sống sẽ trở thành chốn thiên đƣờng. Nhìn chung, hầu hết mọi ngƣời đều xem cuộc sống là một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ. Lý do là vì họ không biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản và thoải mái hơn. Nói cách khác là họ chƣa đƣợc hƣớng dẫn để lèo lái cuộc sống của mình hƣớng đến bến cảng của sự bình yên, hạnh phúc, vui vẻ và bổ ích hơn. Ở trƣờng, chúng ta đƣợc truyền dạy kiến thức về khoa học và nghệ thuật. Ở nhà, cha mẹ dạy ta cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội. Trƣờng đại học dạy ta cách kinh doanh và kiếm sống. Tuy nhiên, sau khi có tất cả những kiến thức này và có đƣợc địa vị cao trong sự nghiệp, nhiều ngƣời lại cảm thấy trong lòng trống vắng, không có đƣợc hạnh phúc nhƣ mong mỏi? Phải chăng chúng ta bƣớc vào thế giới của ngƣời lớn dƣờng nhƣ chỉ để khám phá ra rằng ta vẫn còn thiếu một thứ gì đó rất quan trọng? Chúng ta chƣa bao giờ đƣợc dạy cách để sống hạnh phúc, cách phát triển lòng tự trọng và cách làm chủ số mệnh của mình. Ý tƣởng đơn giản + Hành động = Thay đổi lớn Các bài học lịch sử đã dạy chúng ta rằng để có đƣợc một thứ gì đó có giá trị ta phải đánh đổi bằng một cuộc đấu tranh gian khổ. Bản thân tôi cũng mất hàng chục năm sống và làm việc theo khuôn mẫu chung nhƣ thế. Chƣa bao giờ tôi nghĩ rằng cuộc sống của mình có thể trở nên đơn giản và dễ dàng hơn chỉ bằng những cách thức nhỏ. Bây giờ, thay vì ―nỗ lực‖ làm cho mọi việc xảy ra, tôi thực hiện chiến lƣợc để nó xảy ra theo ―tự nhiên‖. Kết quả là cuộc sống của tôi ngày càng trở nên bình an, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Tôi cảm thấy thỏa mãn và hài lòng với những điều tôi mơ ƣớc và đạt đƣợc. Nếu trong cuộc sống, bạn luôn cảm thấy chán nản, căng thẳng và trống vắng, thì có lẽ bạn đã thiếu đi điều quan trọng nhất - tố chất cần thiết để làm nên một cuộc sống tƣơi đẹp. Điều này vây hãm và hạn chế cuộc đời bạn. Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản là một phƣơng thức giúp bạn nhìn lại mình, xem xét, đánh giá từ đó nhận ra những điều mình còn thiếu sót trong cuộc sống. Quyển sách này, sẽ giúp bạn có đƣợc một cuộc sống giống nhƣ bạn từng mơ ƣớc - hạnh phúc, vui vẻ và ý nghĩa hơn. Nó cũng giúp bạn nhận biết và dẹp bỏ những mong muốn không thực tế hay quá tầm tay với. Nói bao giờ cũng dễ hơn là làm, nhƣng hãy tin rằng rất nhiều ngƣời đã có đƣợc cuộc sống tƣơi đẹp hơn khi làm theo những lời khuyên trong quyển sách này. Chìa khóa dẫn đến thành công chỉ dành cho những ai thật lòng muốn tìm hiểu, không ngừng khám phá và biết cách nhắc nhở mình để có đƣợc những hành động thích hợp, từng bƣớc chuyển biến cuộc sống theo hƣớng tốt đẹp hơn. Quyển sách này không đƣa ra những ý tƣởng qua cao siêu hay khó thực hiện mà chú trọng vào những hành động bạn có thể thực hiện ngay để làm phong phú cuộc sống và tạo nên môi trƣờng phát triển hài hòa, trọn vẹn. Những ý tƣởng này tuy đơn giản nhƣng có thể tạo nên những kết quả to lớn đến không ngờ. Khi thực hiện những hành động này, bạn sẽ nhận thấy một sự khác biệt trong chất lƣợng cuộc sống của mình. Những hành động này có thể thay đổi kinh nghiệm sống của bạn, góp phần làm cho bạn cảm thấy yêu đời, phấn chấn và khỏe mạnh hơn, cải thiện quan hệ của bạn với những ngƣời xung quanh, giúp bạn trở nên năng động, dồi dào sinh lực, tự tin và thành công hơn trong mọi việc. Đôi khi chúng ta lƣớt đi quá nhanh trong cuộc đời để rồi lạc mất hƣớng đi hay cảm thấy mất mát một điều gì đó nhƣng lại không thể nhận ra đó là điều gì. Khi đọc quyển sách này, có thể một lúc nào đó, bạn chợt dừng lại, nhìn vào sâu cõi lòng mình và thầm tự hỏi: ―Vậy thì mình nên làm gì đây?‖ Nếu dừng lại đủ lâu để suy nghĩ thấy đáo, bạn có thể sẽ tìm thấy câu trả lời. Những ý tƣởng trong Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản tuy dung dị nhƣng ẩn chứa trong nó nguồn sức mạnh vô biên. Chỉ cần hiểu rõ những ý tƣởng này cũng đủ để bạn thay đổi tƣ duy của mình theo hƣớng tích cực để tạo nên nhứng thay đổi đáng kể trong cuộc sống. Để phát huy tối đa năng lực của mình, hãy xác định rằng hôm nay chính là ngày mở đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời - giai đoạn bạn cam kết sẽ trở thành một ngƣời sống có ý thức và tận tâm hơn. Hãy dùng quyển sách này để làm điểm khởi đầu, bạn rồi sẽ thấy quy trình thay đổi dễ hơn là bạn từng nghĩ. Nhƣng để thành công, bạn phải hành động! Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản đƣợc xây dựng trên mƣời một ý tƣởng. Bốn ý tƣởng đầu là những điều bạn nên ghi nhớ, tiếp nhận và để nó thâm nhập vào trong tƣ duy của mình. Tiếp theo là bảy thành tố để làm nên một cuộc sống tƣơi đẹp. Tất cả sẽ liên kết, hòa quyện vào nhau để tạo nên mƣời một sự chuyển biến khôn lƣờng. Khi dốc lòng thực hiện, sức mạnh của những hành động này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều những điều kỳ diệu, đôi khi ngoài cả sự chờ mong của bạn. HÀNH ĐỘNG NGAY!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hãy Để Mọi Chuyện Đơn Giản PDF của tác giả Tolly Burkan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Đạo Đức (Thích Chân Quang)
Bộ sách Tâm Lý Đạo Đức này được viết lại từ loạt bài giảng Tâm Lý Đạo Đức mà chúng tôi đã dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, khoá 2. Ban đầu, đây chỉ là 30 cuốn băng cassette ghi lại tiếng nói. Sau đó vì yêu cầu nghiên cứu của nhiều người, chúng tôi đã cho thực hiện các bài giảng thành văn viết để làm sách. Điều không ngờ là việc chuyển từ văn nói sang văn viết lại vất vả đến như vậy. Nhiều người phải góp công vào cuốn sách này từ những người viết nguyên bản thô từ văn nói cho đến người góp phần chỉnh ngữ pháp. Phải là cả một thời gian khá dài mấy năm cho đến hôm nay khi chúng tôi tự tay chỉnh sửa những giòng cuối cùng. Tâm lý con người có nhiều loại, tâm lý bất thiện, tâm lý thực dụng, tâm lý tín ngưỡng, tâm lý yếm thế, tâm lý lạc quan… Ở đây chúng ta tập trung vào tâm lý Đạo đức. Dĩ nhiên 30 đề tài trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm Lý Đạo Đức. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có những vị khác phát triển rộng rãi lớn lao hơn nữa. Chúng ta mong mõi Tăng Ni khi bắt đầu bước vào cuộc đời tu học đều học qua giáo trình này để làm nền tảng trước khi học sang những giáo lý khác cao siêu hơn. Đạo đức là yêu cầu ban đầu của sự tu hành, và cũng là biểu hiện cuối cùng của một vị Thánh. Chúng ta có thể đau như xé ruột gan khi vài điều trong đây chạm đến tim mình, và cũng có thể vui như mở hội khi vài điều trong đây nâng bước chân mình. Chúng ta cúi đầu đảnh lễ Mười Phương Tam Bảo đã gia hộ chúng ta thực hiện giáo trình này. Không có sự gia hộ của Phật, không ai có thể làm được điều gì có ý nghĩa. Chúng ta chỉ làm, và chỉ nguyện làm, một hạt bụi dưới chân Phật, một công cụ của Phật trong việc đem Chánh Pháp đến với mọi người. Chúng ta cúi đầu đảnh lễ các vị Thánh đã cho chúng ta những câu chuyện đẹp về cuộc đời các Ngài. Một câu chuyện được chúng ta kể trong 5 phút lại chính là kết quả của suốt một đời khổ nhọc của các Ngài. Những tấm gương cao cả đó sưởi ấm biết bao nhiêu trái tim con người qua suốt nhiều thời đại. Tìm mua: Tâm Lý Đạo Đức TiKi Lazada Shopee Chúng ta cám ơn Ban Giám Hiệu trường Trung Cấp Phật học Long An đã hoan hỷ ủng hộ cho Giáo trình này được giảng dạy dù rất mới mẻ. Phải là những vị chân tu đức hạnh mới vượt qua khuôn sáo để đón nhận điều mới lạ như thế. Quý thầy đã cho chúng ta một đạo tình ấm áp và chân thành nhiều năm qua. Chúng ta cám ơn thượng tọa Thích Viên Giác là người đã giới thiệu để cho Giáo trình này có cơ hội được trình bày. Trí tuệ và tấm lòng của Thầy luôn là điều làm cho mọi người ngạc nhiên và nễ phục. Có Thầy, chúng ta vẫn còn hy vọng về một đạo Phật chan hòa và thương yêu. Chúng ta cám ơn quý Tăng Ni sinh đã chăm chú theo đuổi môn học mới mẻ này khiến cho người dạy có thêm tinh thần bước tới mãi. Tăng Ni sinh đã phấn khởi chịu khó làm bài tập, hăng hái hỏi và đáp trong lớp, hối hận khi tìm thấy lỗi, hoặc vui mừng khi tìm thấy hướng đi. Nhiều người trong lớp bây giờ đang tham dự những chương trình đào tạo cao hơn. Chúng ta cám ơn những Cư sĩ đã miệt mài học chung với Tăng Ni và góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm long trọng; những người Cư sĩ đã ủng hộ giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian đi tới đi lui giảng dạy Giáo trình này; những người Cư sĩ đã xúc động và góp tay đem Giáo trình này lan xa hơn nữa. Chúng ta xin đem chút công đức có được này cúng dường lên Tâm Bảo, và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mùa xuân, 2004 Kính ghi Tỳ Kheo Thích Chân QuangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Đạo Đức PDF của tác giả Thích Chân Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Đạo Đức (Thích Chân Quang)
Bộ sách Tâm Lý Đạo Đức này được viết lại từ loạt bài giảng Tâm Lý Đạo Đức mà chúng tôi đã dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, khoá 2. Ban đầu, đây chỉ là 30 cuốn băng cassette ghi lại tiếng nói. Sau đó vì yêu cầu nghiên cứu của nhiều người, chúng tôi đã cho thực hiện các bài giảng thành văn viết để làm sách. Điều không ngờ là việc chuyển từ văn nói sang văn viết lại vất vả đến như vậy. Nhiều người phải góp công vào cuốn sách này từ những người viết nguyên bản thô từ văn nói cho đến người góp phần chỉnh ngữ pháp. Phải là cả một thời gian khá dài mấy năm cho đến hôm nay khi chúng tôi tự tay chỉnh sửa những giòng cuối cùng. Tâm lý con người có nhiều loại, tâm lý bất thiện, tâm lý thực dụng, tâm lý tín ngưỡng, tâm lý yếm thế, tâm lý lạc quan… Ở đây chúng ta tập trung vào tâm lý Đạo đức. Dĩ nhiên 30 đề tài trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm Lý Đạo Đức. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có những vị khác phát triển rộng rãi lớn lao hơn nữa. Chúng ta mong mõi Tăng Ni khi bắt đầu bước vào cuộc đời tu học đều học qua giáo trình này để làm nền tảng trước khi học sang những giáo lý khác cao siêu hơn. Đạo đức là yêu cầu ban đầu của sự tu hành, và cũng là biểu hiện cuối cùng của một vị Thánh. Chúng ta có thể đau như xé ruột gan khi vài điều trong đây chạm đến tim mình, và cũng có thể vui như mở hội khi vài điều trong đây nâng bước chân mình. Chúng ta cúi đầu đảnh lễ Mười Phương Tam Bảo đã gia hộ chúng ta thực hiện giáo trình này. Không có sự gia hộ của Phật, không ai có thể làm được điều gì có ý nghĩa. Chúng ta chỉ làm, và chỉ nguyện làm, một hạt bụi dưới chân Phật, một công cụ của Phật trong việc đem Chánh Pháp đến với mọi người. Chúng ta cúi đầu đảnh lễ các vị Thánh đã cho chúng ta những câu chuyện đẹp về cuộc đời các Ngài. Một câu chuyện được chúng ta kể trong 5 phút lại chính là kết quả của suốt một đời khổ nhọc của các Ngài. Những tấm gương cao cả đó sưởi ấm biết bao nhiêu trái tim con người qua suốt nhiều thời đại. Tìm mua: Tâm Lý Đạo Đức TiKi Lazada Shopee Chúng ta cám ơn Ban Giám Hiệu trường Trung Cấp Phật học Long An đã hoan hỷ ủng hộ cho Giáo trình này được giảng dạy dù rất mới mẻ. Phải là những vị chân tu đức hạnh mới vượt qua khuôn sáo để đón nhận điều mới lạ như thế. Quý thầy đã cho chúng ta một đạo tình ấm áp và chân thành nhiều năm qua. Chúng ta cám ơn thượng tọa Thích Viên Giác là người đã giới thiệu để cho Giáo trình này có cơ hội được trình bày. Trí tuệ và tấm lòng của Thầy luôn là điều làm cho mọi người ngạc nhiên và nễ phục. Có Thầy, chúng ta vẫn còn hy vọng về một đạo Phật chan hòa và thương yêu. Chúng ta cám ơn quý Tăng Ni sinh đã chăm chú theo đuổi môn học mới mẻ này khiến cho người dạy có thêm tinh thần bước tới mãi. Tăng Ni sinh đã phấn khởi chịu khó làm bài tập, hăng hái hỏi và đáp trong lớp, hối hận khi tìm thấy lỗi, hoặc vui mừng khi tìm thấy hướng đi. Nhiều người trong lớp bây giờ đang tham dự những chương trình đào tạo cao hơn. Chúng ta cám ơn những Cư sĩ đã miệt mài học chung với Tăng Ni và góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm long trọng; những người Cư sĩ đã ủng hộ giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian đi tới đi lui giảng dạy Giáo trình này; những người Cư sĩ đã xúc động và góp tay đem Giáo trình này lan xa hơn nữa. Chúng ta xin đem chút công đức có được này cúng dường lên Tâm Bảo, và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mùa xuân, 2004 Kính ghi Tỳ Kheo Thích Chân QuangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Đạo Đức PDF của tác giả Thích Chân Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.