Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự Thật Về Donald Trump (David Cay Johnston)

Sự Thật Về Donald Trump là cuốn sách New York Times Bestseller đầu tiên tiết lộ mối liên hệ giữa Donald Trump với Liên Bang Nga - thứ đã làm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông toàn cầu.

Trong "Sự thật về Donald Trump", những khía cạnh gay cấn và riêng tư nhất của nhân vật thời đại này sẽ được tiết lộ một cách cẩn trọng, dựa trên những tài liệu vững chắc. Thông qua hàng chục năm nghiên cứu các bài phỏng vấn, báo cáo tài chính, văn kiện tòa án... liên quan đến Donald Trump; tác giả - nhà báo David Cay Johnston cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc nhất về người đàn ông khiến cả thế giới phải dõi theo.

Đúng như tiêu đề của nó, tất cả những sự thật về Donald Trump, như lịch sử gia đình phức tạp của ông, các câu chuyện hôn nhân đầy toan tính, sự nghiệp kinh doanh lắm thăng trầm, đế chế Trump hùng mạnh nhưng tai tiếng... đều sẽ được phơi bày trong tác phẩm. Và đương nhiên, chúng ta không thể không bàn tới việc Trump đã lôi kéo rất nhiều cá nhân quyền lực vào quỹ đạo của bản thân như thế nào. Johnston tâp trung phân tích hành vi ứng xử của Trump, để người đọc có thể phần nào hiểu được tính cách của con người kỳ lạ này.

Trump cáo già trong truyền thông, luôn sôi sục tinh thần kinh doanh, và có sức ảnh hưởng chính trị không hề nhỏ, ngay cả khi chưa lên làm Tổng thống. Vì nhiều lý do, cuộc đời ông trở thành một chuỗi tranh luận với đủ loại quan điểm trái chiều. Nhưng bạn thì sao, bạn nghĩ như thế nào về Donald Trump? Hãy cầm lên "Sự thật về Donald Trump" và tìm kiếm câu trả lời của riêng mình.

*** Tìm mua: Sự Thật Về Donald Trump TiKi Lazada Shopee

Khi đài truyền hình quốc gia phát sóng trực tiếp buổi quảng bá chiến dịch tranh cử Tổng thống của Donald Trump tại tòa nhà Trump Tower vào tháng Sáu năm 2015, hầu như mọi ký giả đều xem nó như điều vớ vẩn. Trừ tôi.

Tôi đã làm phóng viên điều tra từ năm 18 tuổi. Tôi luôn đào bới sự thật, cập nhật các dự thảo luật, và săn nhiều tin cho các tờ báo San Jose Mercury, Detroit Free Press, Los Angeles Times, Philadelphia Inquirier, và cuối cùng là tờ New York Times.

Lúc đầu, tôi tự chọn tin để đăng. Tôi luồn lách trong mớ tin tức vì những bài báo của tôi thu hút người đọc và có hiệu ứng tốt: như vụ chương trình truyền hình bị cấm phát sóng vì đưa tin sai lệch, một người đàn ông được giải oan do tôi tìm được hung thủ thực sự, Jack Welch từ bỏ các khoản lương hưu, hay tiết lộ các vụ phạm pháp và hoạt động gián điệp mật của Sở Cảnh sát Los Angeles với các tổ chức nước ngoài nhằm phá hoại chính trị Mỹ. Trong phi vụ cuối cùng của mình, tôi được trao giải Pulitzer vì đã vạch trần nhiều vụ trốn thuế và chỉ ra các lỗ hổng luật pháp đến mức một chuyên gia luật thuế nổi tiếng đã gọi tôi là “viên chức thuế thực thụ của nước Mỹ”1.

1 Từ gốc “de facto chief tax enforcement officer”.

Năm 1987, tôi hứng thú điều tra mảng casino sau khi Tòa án Tối cao ban hành luật người gốc Mỹ2 có quyền sở hữu các sòng bài. Tôi chắc rằng vụ việc này sẽ dẫn tới sự gia tăng hàng loạt casino khắp đất nước - các sòng bài mà hầu hết do các tập đoàn lớn của Mỹ điều hành. Hãng tin Philadelphia Inquirer thích ý tưởng này của tôi: nên vào tháng Sáu năm 1988, tôi chuyển đến thành phố Atlantic.

2 Từ gốc “Native American” chỉ những người quốc tịch Mỹ nhưng không phải nhập cư trước đó.

Chỉ vài ngày sau, tôi gặp được Donald Trump.

Tôi đánh giá Trump như một P.T. Barnum3 thời hiện đại đang rao bán vé tham quan Người cá Feejee, một trong những xác ướp giả nổi tiếng của ông mà mọi người chấp nhận bỏ tiền để xem. Trump lúc này hoàn toàn bản năng. Tôi nhanh chóng biết được từ người dân trong vùng rằng ông ấy chẳng hề biết gì về ngành công nghiệp casino, cũng như luật chơi của nó. Nhưng điều này hóa ra lại trở nên quan trọng, như tôi sẽ trình bày tại hai chương gần cuối.

3 Nhà chính trị, kinh doanh, ông bầu gánh xiếc nổi tiếng thế kỷ 19.

Tới nay, trong gần 30 năm, tôi đã theo dõi sát sao các vụ thỏa thuận kinh doanh của Trump và phỏng vấn ông ấy nhiều lần. Năm 1990, tôi đưa tin về vụ Trump thực sự đang rơi vào nợ nần4, thay vì sở hữu hàng tỉ đô như ông tuyên bố, và chỉ thoát khỏi cảnh phá sản nhờ chính phủ đứng về phía Trump trong cuộc chiến với các ngân hàng. Tôi cũng sẽ nhắc kỹ vấn đề này sau.

4 Negative net worth.

Trước khi công nghệ có khả năng số hóa dữ liệu, tôi đã có cả kho tài liệu lớn về Trump, như những phóng viên săn tin thường làm với những đối tượng họ hứng thú. Tôi trữ nhiều thùng tài liệu về ông ấy và những người Mỹ nổi tiếng khác như Barron Hilton, Jack Welch, và giám đốc Sở Cảnh sát Los Angeles, Daryl Gates, nhiều đến nỗi trong nhiều năm, tôi phải thuê tận hai gian nhà kho để lưu trữ chúng.

Với vốn hiểu biết đó, tôi chẳng hề ngạc nhiên khi Trump trở thành ứng viên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2016. Sau sự kiện này, tôi cũng nói đi nói lại rằng các cuộc thăm dò ý kiến trước thềm không nói lên được điều gì so với khi bầu cử thực sự, các bang lớn thường sẽ quyết định kết quả, và nhờ vậy Trump có thể chiến thắng. Tuy nhiên, tôi, cũng như tất cả mọi người, thậm chí cả đội ngũ của Trump, đều vỡ òa trước chiến thắng thực sự của ông. Trump vốn không chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nhưng vào ngày bầu cử, những cử tri ủng hộ Trump hóa ra lại ở các bang công nghiệp trọng yếu vốn thường bầu cho Đảng Dân chủ: Michigan, Minnesota, Ohio, Pennsylvania, và Wisconsin.

Dành nhiều thập kỷ săn tin về Trump vì xem ông như hiện tượng văn hóa quan trọng của Mỹ và là một nhân vật thú vị, tôi đã sở hữu nhiều tài liệu của riêng mình và thường xuyên cập nhật đến chúng. Thêm vào đó, nhà báo Wayne Barrett, người đầu tiên nghiên cứu về Trump một cách nghiêm túc, đã chia sẻ cho tôi bộ sưu tập tài liệu khổng lồ của ông. Nhờ vậy, tôi biết nhiều điều mà các ký giả khác không biết.

Đầu tiên, tôi biết rằng Trump thực chất đã bàn tới việc chạy đua chức Tổng thống từ năm 1985. Năm 1988, ông tự đề cử mình là ứng cử viên Phó Tổng thống cho George Bush, vị trí mà sau đó được giao cho thượng nghị sĩ Dan Quayle. Tháng Bảy cùng năm, tôi theo dõi ông cập cảng thành phố Atlantic trên chiếc du thuyền Trump Princess trước sự reo hò của đám đông. Một đội hình gồm các thiếu nữ nhảy nhót, hú hét trong vui sướng như thể được gặp thần tượng nhạc rock. Khi Trump và vợ của mình, Ivana, trên thang máy vào sòng bài Castle Casino của ông, cũng có một đám đông reo hò phía dưới. Một người đàn ông thậm chí đã la lớn: “Hãy trở thành Tổng thống của chúng tôi đi, Donald!”.

Tôi cũng từng theo dõi Trump một thời gian ngắn chạy đua vào vị trí ứng viên Đảng Cải cách, một đảng phái nhỏ khoảng chục ngàn người (đối đầu với hàng triệu người theo Đảng Dân chủ và Cộng hòa). Trong suốt chiến dịch, Trump tuyên bố ông sẽ trở thành người đầu tiên chạy đua chức Tổng thống và kiếm được lợi nhuận. Ông tiết lộ giành được thỏa thuận mười bài diễn thuyết trị giá triệu đô do Tony Robbins5 tổ chức. Ông đã quảng bá chiến dịch tại các sự kiện này nhằm chi trả phí sử dụng chiếc Boeing 727 của mình. Đó chính là Trump, nhìn thấy lợi nhuận trong mọi thứ, kể cả với chính trị. Tuy vậy, điều này lại ít được ai biết tới.

5 Tác giả, diễn giả hàng đầu nước Mỹ chuyên về truyền cảm hứng.

Cũng như với chiến dịch 2016, phần lớn nguồn tài trợ cho Trump được chi trả vào việc sử dụng Boeing 757, chiếc phản lực nhỏ hơn, trực thăng, khu vực văn phòng của Trump Tower, và những dịch vụ khác do tập đoàn của Trump cung cấp. Theo luật, Trump phải tự trả các loại phí thuê máy bay và trả với giá thị trường cho các dịch vụ thuê từ công ty của ông. Đạo luật chống tham nhũng này nhằm ngăn chặn các nhà cung cấp khỏi tình trạng định giá dịch vụ nhằm thao túng chính trị. Nhưng có ai ngờ người giàu có như Trump lại mua dịch vụ từ chính tập đoàn của mình. Năm 2016, giới luật sư đã quả quyết rằng Trump đã kiếm được khoản lời trong chiến dịch tranh cử nhờ hàng hóa và dịch vụ ông thuê từ Trump Organization.

Năm 2012, Trump một lần nữa tuyên bố tranh cử. Lúc này, mọi người xem ông ấy như một ứng viên nặng ký, ngoại trừ tôi và nhà sản xuất O’Donnell của đài MSNBC (Mỹ). Rõ ràng, cả hai chúng tôi đều kết luận rằng chiến dịch của Trump nhằm vào một mục đích khác thay vì làm chủ Nhà Trắng. Mục tiêu thực sự của ông, theo như chúng tôi đoán, là một hợp đồng cao giá hơn với đài NBC cho chương trình lâu năm Người Tập sự, vốn nổi tiếng với câu thoại “Anh bị sa thải”.

Thực vậy, khi thất bại trong chiến dịch, Trump đã phát biểu rằng chương trình này cần ông ấy hơn Nhà Trắng cần. Cũng vì câu nói này, giới nhà báo cho rằng chiến dịch của Trump là một trò đùa cợt kỳ cục. Do vậy họ cũng ít quan tâm tới ông hơn vào cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng kết quả của phi vụ đài truyền hình lần này lại khác. Tỷ lệ xem giảm, chương trình của Trump đứng trước nguy cơ ngừng phát sóng. Đối với Trump, ông hoàng thích ngồi đọc báo sáng New York, đó hẳn là điều tồi tệ nhất khi thức dậy với những dòng tít của Daily News and Post: “NBC: Trump, ông bị sa thải”.

Ngay khi Trump tuyên bố tranh cử vào năm 2015, tôi ngay lập tức đăng bài - nhưng chúng lại đối lập với xu hướng truyền thông lúc bấy giờ. Tôi nghĩ tin tức sẽ thà tập trung vào giải đua ngựa còn hơn lý lịch của một ứng viên thậm chí chẳng quan tâm tới dịch vụ công ích. Tôi đã đưa ra một bảng gồm 21 câu hỏi mà giới báo chí nên đặt ra trong suốt chiến dịch. Nhưng chẳng có ai quan tâm. Về sau, trong cuộc chạy đua ứng viên các Đảng, thượng nghị sĩ Marco Rubio mới chọn câu hỏi về Đại học Trump còn Ted Cruz đưa câu hỏi về thỏa thuận giữa Trump với Genovese và Gambino - hai băng nhóm Mafia tại Mỹ - những vụ đó sẽ được đề cập sau. Nhưng quan trọng là không có một nhà báo nào đặt các câu hỏi giống tôi. Tôi luôn tự hỏi sẽ ra sao nếu giới ký giả (hay thậm chí vài người trong số 16 đối thủ của Trump tại Đảng Cộng hòa) đặt ra những câu hỏi này sớm hơn.

Cuốn sách này là nỗ lực để tất cả mọi người biết câu chuyện về Trump đầy đủ hơn những gì ông nói. Trump, người tự cho mình là vua Midas6 hiện đại, là người biết rõ về báo chí và lợi dụng nó tài tình hơn bất cứ ai tôi từng biết.

6 Vị hoàng đế nổi tiếng của Thần thoại Hy Lạp, có khả năng biến mọi thứ ông chạm vào thành vàng.

Nghề báo thường tập trung vào phương pháp 5W để đưa tin: who, what, where, when, why. Bình thường nó sẽ rất hiệu quả, nhưng lại không đủ nếu muốn giúp người đọc hiểu về Trump, người mà nhân cách và chiến dịch nằm ngoài quy chuẩn bình thường của tin tức chính trị. Trump dùng 5W để kêu gọi những người có mong muốn hình mẫu người cha cứng rắn trở thành lãnh đạo, người thực chất lại chỉ quan tâm đến bản thân kể cả khi vấn đề liên quan tới người khác. Trump nhận gia đình mình là người Mỹ da trắng theo đạo Cơ đốc, trong khi bác bỏ các cáo buộc từ hội Ku Klux Klan7 (Trump từng tuyên bố trên truyền hình vài ngày trước tổng tuyển cử rằng ông không biết về KKK). Ông bổ nhiệm Steve Bannon vào vị trí giám đốc chiến dịch tranh cử và sau đó là chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng8. Steve Bannon được xem là người có tư tưởng chống Do Thái và là người điều hành trang báo Brietbart chuyên châm biếm và bịa đặt các thuyết âm mưu kỳ lạ như người phát ngôn thuộc Đảng Cộng hòa Paul Ryan là đặc vụ bí mật của bà Hillary Clinton.

7 Hay KKK, phong trào ra đời năm 1866 tại Mỹ và vẫn tồn tại đến ngày nay, có tư tưởng cực hữu, xem người da trắng là thượng đẳng, chống người nhập cư, và thường có hành động tấn công vũ lực những người họ phản đối.

8 Cố vấn cấp cao, chức danh mới xuất hiện dưới thời Donald Trump.

Quan trọng hơn, Trump đã cật lực ngăn chặn tin tức về các rắc rối liên quan tới buôn lậu cocain, băng cướp Mỹ - Nga, và lừa đảo. Ông ấy đã bị kiện rất nhiều lần vì không trả lương cho nhân viên, nhà cung cấp, và những người khác. Các nhà đầu tư ở nhiều thành phố khác nhau cũng kiện ông vì tội lừa đảo.

Trong số những kỹ năng tài tình nhất của Trump có thể kể tới khả năng làm chệch hướng hoặc ngừng các cuộc điều tra về hành pháp. Ông cũng thường dùng kiện tụng để đe dọa các công ty mới ngừng việc soi mói người có-vẻ-như-là vô cùng quyền lực và khôn ngoan như Trump.

Vào những buổi đầu phỏng vấn Trump, tôi đã đặt câu hỏi mà tôi đã mong cũng có người hỏi ông ấy trước thềm bầu cử tháng Mười Một năm 2016. Tôi chọn vấn đề về sòng bài mà Trump không biết nhiều, cố ý đưa ra những tiểu tiết sai, một mánh thường sử dụng trong điều tra. Tôi làm vậy vì các nguồn tin tại thành phố Atlantic - kể cả những người thân cận với Trump - cho biết rằng ông ấy chẳng biết gì về kinh doanh sòng bài ngoại trừ cào tiền ở đó. Tôi tỏ vẻ cực kỳ hoài nghi khi đề cập về một chuyện tầm phào và ngạc nhiên khi Trump ngay lập tức đáp trả dựa theo tình tiết tôi nói, giống như các nhà tâm linh lắng nghe mạch truyện từ người kể để đưa ra lời tiên đoán.

Thói quen lấy thông tin từ người nói của Trump lộ rõ khi vào cuối tháng Sáu năm 2016, phát thanh viên chuyên mục Thời sự tối của đài NBC, Lester Holt, đề cập tới phát ngôn của ông về bà Hillary Clinton đã ngủ suốt khi vụ tấn công cơ quan ngoại giao Mỹ tại Benghazi (Ai Cập) xảy ra năm 2012. Sau khi Holt nhấn mạnh rằng sự việc là vào giữa chiều nơi bà Clinton đang ở, Trump đã cố gắng liên kết chúng với câu trả lời của mình, rồi cố che giấu rằng ông thiếu kiến thức về vụ việc.

Dành cho những ai nghi ngờ về sự thiếu hiểu biết của Trump trong các vấn đề quan trọng, tôi cam đoan là có rất nhiều tình huống thực tế. Đây là một ví dụ:

Suốt buổi tranh luận giữa các ứng viên Đảng Cộng hòa do đài CNN tổ chức hồi tháng Mười Hai năm 2015, Hugh Hewitt đã hỏi Trump ở buổi trò chuyện trên đài phát thanh Đảng Bảo thủ rằng, “Cái nào ông cho là sáng giá nhất trong bộ ba hạt nhân10 của nước ta?”

10 Thuật ngữ “Nuclear Triad”.

“Trước hết, tôi nghĩ chúng ta cần một người hoàn toàn có thể tin tưởng, cực kỳ trách nhiệm, và biết rõ anh ta đang làm gì”, Trump trả lời. “Điều đó rất quan trọng. Và một trong những sự việc, thẳng thắn mà nói làm tôi rất tự hào, là tôi đã phản đối kịch liệt Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 và 2004 bởi vì chúng ta sẽ làm Trung Đông mất ổn định. Tôi đã lên án rất mạnh mẽ. Chúng ta phải tuyệt đối cẩn trọng về vấn đề hạt nhân. Vũ khí hạt nhân sẽ thay đổi toàn bộ thế cờ. Tôi sẽ thẳng thắn nói rằng hãy ra khỏi Syria - vì lúc đó chúng ta không có vũ khí mạnh như hiện nay.

Nhưng hiện nay, chúng ta mạnh đến nỗi không thể bỏ qua các khu vực mà chỉ 50 hay 70 năm trước chúng ta còn chẳng thèm quan tâm. Đó là trận đối đầu trực diện…”

Phát thanh viên Hewitt tiếp tục hỏi: “Nhưng trong số ba phương tiện của vũ khí hạt nhân, ông ưu tiên cái nào nhất?”

Trump vẫn tiếp tục huyên thuyên rằng: “Tôi nghĩ… tôi nghĩ rằng sức mạnh [hạt nhân] rất quan trọng. Khả năng tàn phá của nó rất đáng quan tâm”.

Hewitt lúc này chuyển câu hỏi sang thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida, người mà Trump thường chế nhạo là kẻ rỗng tuếch.

“Đầu tiên, hãy giải thích cho mọi người hiểu bộ ba này là gì?” Ông Rubio trả lời, “Đó là khả năng của Mỹ trong việc triển khai các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân thông qua máy bay, tên lửa dưới hầm, trên mặt đất hay từ các bệ phóng hạt nhân”.

Đây không phải lần đầu tiên Trump được hỏi về cách chi tiền cho ba phương pháp tấn công hạt nhân của quân đội Mỹ. Bốn tháng trước, Hewitt đã hỏi Trump câu tương tự trên đài phát thanh.

Ông ấy trả lời không ăn nhập gì với ý của vị phát thanh viên. Rõ ràng ông ấy không hề nỗ lực cải thiện thiếu sót trong ngần ấy thời gian.

“Tôi nghĩ một trong những vấn đề quan trọng nhất là việc truyền bá rộng rãi về hạt nhân”, Trump trả lời. “Sức mạnh hạt nhân mà chúng ta có hiện nay, và vụ thỏa thuận với Iran - mục tiêu của nó quan trọng tới nỗi chúng ta phải tăng gấp đôi, gấp ba lệnh trừng phạt…”

Cuốn sách này sẽ phơi bày sự thật đã được tôi chứng minh và ghi nhận trên phương tiện truyền thông. Chúng là những thông tin thật và chất lượng như tất cả sản phẩm trí tuệ mà tôi đã tạo ra từ nửa thế kỷ trước.

Nhiều người thắc mắc tại sao tôi không viết về Hillary Clinton hay tiểu sử tốt về Donald Trump. Đó là vì năm 1988, tôi đã đến Atlantic thay vì Arkansas11. Tôi chỉ biết về Trump và chưa hề nói chuyện với Clinton hay chồng của bà. Tuy nhiên, dưới cương vị là đệ nhất phu nhân, Clinton đã từng chiếm trọn các bài báo trên New York Times về vụ bà và chồng đã đóng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân do người tư vấn kém, mặc dù hai người phải chi gần 10.000 đô/năm để được cố vấn về đóng thuế.

11 Năm 1988, Hillary Clinton là Đệ nhất phu nhân bang Arkansas khi Bill Clinton đang trong nhiệm kỳ Thống đốc của bang. Trong thời gian ở bang Arkansas, Hillary cũng sáng lập rất nhiều tổ chức cộng đồng.

Điều cuối cùng cần ghi nhớ khi đọc cuốn sách này. Đó là về những nhóm người trẻ ngồi đầy khán phòng của Trump Tower vào tháng Sáu năm 2015, vỗ tay 43 lần trong suốt bài phát biểu của Trump về chiến dịch có kèm theo lời đe dọa nhằm vào người Mexico, Hồi giáo, và giới truyền thông. Tôi đã nghĩ thật vô lý khi ở Manhattan lại có tư tưởng bài ngoại hay ủng hộ các kiểu chỉ trích. Thật vậy, đám đông không phải khán giả tự nguyện. Nhiều trong số họ là diễn viên được trả tiền thù lao 1,5 đô la.

Như chúng ta rồi sẽ thấy, chiến dịch tranh cử của Trump được bắt nguồn từ trong chính cuộc sống và sự nghiệp của ông

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thật Về Donald Trump PDF của tác giả David Cay Johnston nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Trần Vàng Sao (Trần Vàng Sao)
Lời người sưu tầm: Tài liệu mà tôi gởi tới độc giả sau đây là một tập hồi ký, dày 134 trang A4 đánh máy vi tính chữ nhỏ xuất hiện dưới hình thức samizdat được photocopy (thứ văn chương chuyền tay khá phong phú ở Việt Nam sau những năm “đổi mới”) cách đây có hơn 10 năm [1]. Tác giả của nó là Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã cùng với nhiều bạn bè đồng lứa đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó bằng cách “đi lên núi” để cuối cùng, sau khi thoát khỏi bom đạn Mỹ, anh đã vướng phải một tai hoạ cực kỳ tệ hại. Cuốn hồi ký này kể lại cái tai hoạ đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” đó bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”. Trong rừng, tôi đã nghe biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao. Những ai đã đọc Đặng Thuỳ Trâm cùng những bàn tán về nhật ký của chị, khi đọc xong hồi ký của Trần Vàng Sao, sẽ thấy rất khó mà coi các tài liệu chiến tranh này là những “bản chứng nghiệm chân thực của lịch sử” - như có một tác giả nào đó đã cho là vậy. Tuy cùng “chung một chiến hào”, thuộc cùng một thế hệ những người đi vào chiến tranh (Trần Vàng Sao cũng sinh năm 1942 như Đặng Thuỳ Trâm), nhưng những giá trị mà Đặng Thuỳ Trâm tin tưởng một cách “chân thực” để sống và để chết thì đối với Trần Vàng Sao lại chỉ là những điều huyễn hoặc đơn thuần. Không thể nói là không “chân thực” nỗi thất vọng của một trí thức như anh, một người đi qua máu lửa để tìm đường chợt thấy trước mắt mình hiện ra một khoảng hư vô mù mịt. Với tai hoạ ấy, anh đã bị đẩy vào tình thế đứng giữa hai lằn lửa. Là người miền Nam, nhưng anh đã phủ định cái huyền thoại ngô nghê về một “một miền Nam đúng nghĩa” dưới một chính thể mệnh danh “dân chủ, tự do, no ấm” để chọn lựa đi về “phía bên kia”, cuối cùng đã bị cả “phía bên kia” lẫn “phía bên này” kết án. Ngày nay, với sự xuất hiện lại của hồi ký này, không thể loại trừ những tố cáo ấy sẽ tái diễn, và nếu như vậy thì cũng chẳng có gì khó hiểu. Như có người đã nói rồi, cuộc chiến đã chấm dứt 30 năm nhưng những vết thương mà nó để lại trong lòng người còn quá sâu đậm: bên cạnh hàng triệu người vui vẫn còn hàng triệu người buồn. Những vướng mắc trong quá khứ vẫn chưa tìm được cơ sở chung để tháo gỡ một cách thanh thản, hoà bình. Dù sao, tôi thấy giới thiệu lại những trang hồi ức của Trần Vàng Sao như dấu tích của một thời đã qua vẫn là cần thiết, nhất là với những ai chợt thấy có mong muốn nhìn lại cái thời đã qua ấy một cách nhiều mặt hơn: ngoài những tiếng nói của hai phe đối nghịch có đủ lý do (Bắc/Nam, quốc/cộng…) để tố cáo nhau một cách ác liệt, còn có tiếng nói của những người cũng có đủ lý do để không còn phải đứng về phe nào trong hai phe ấy nữa. Có thể chẳng giải quyết được gì: nhiều lắm cũng chỉ là trải nghiệm của một cuộc dấn thân máu lửa, cần được nhắc đến để rọi sáng thêm một cuộc máu lửa mà những hệ luỵ của nó chưa chịu nằm yên trong những nấm mồ. Sự chân thực mang tính chất nhân chứng ở đây không có lý do nào chính đáng để nâng mình thành sự chân thực của bản thân lịch sử, dù đó là sự chân thực của một niềm tin hay là sự chân thực của một hận thù.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Trần Vàng Sao PDF của tác giả Trần Vàng Sao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tù Nhân Của Nhà Nước - Nhật Ký Bí Mật Của Triệu Tử Dương (Triệu Tử Dương)
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ bốn mươi mốt* của tủ sách SOS2, cuốn Hồi Ký Triệu Tử Dương (Prisoner of the State - the Secret Journal of Zhao Ziyang (Tù Nhân của Nhà nước - Nhật ký Bí mật của Triệu Tử Dương)) do Bao Pu, Renee Chiang và Adi Ignatius dịch và Lời tựa của Roderick MacFarquhar được Simon & Schuster xuất bản năm 2009. Triệu Tử Dương là chính trị gia, kỹ trị gia xuất sắc của Trung Quốc trong thế kỷ thứ thứ hai mươi và có công lớn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc. Ông và Hồ Diệu Bang (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc-ĐCSTQ) đã là hai cách tay đắc lực của Đặng Tiểu Bình trong việc đoạn tuyệt và xoá bỏ các chính sách tai hoạ của Mao. Nhưng cả hai đã bị Đặng phế truất vì đã không thực hiện những quyết định chính trị tàn khốc của Đặng. Triệu tử Dương, Bí thư thứ hai của Tỉnh uỷ Quảng Đông đã thử khoán đất cho hộ gia đình ở đó trong năm 1962, cùng một số lãnh đạo địa phương khác, theo sáng kiến thực sự của một số nông dân để thoát khỏi tai hoạ của các công xã nhân dân của Mao. [Ông Kim Ngọc ở Việt Nam có chính sách tương tự năm 1966 tại Vĩnh Phúc]. Ông đã là Bí thư thứ nhất của ĐCSTQ ở tỉnh Quảng Đông (1965), rồi bị Cách mạng Văn hoá thanh trừng. Sau đó được phục chức và đã hoạt động ở những địa phương khác nhau. Ông đã làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Tỉnh Tứ Xuyên từ cuối 1975 và tại tỉnh có 100 triệu dân với nền nông nghiệp đang trên bờ phá sản này ông đã cho khoán đất cho hộ nông dân một cách đại trà, và chỉ trong vài năm đã đạt những kết quả hết sức ngoạn mục và danh tiếng của ông đã được nhiều người biết đến. Tháng Chín 1980 ông đã trở thành Thủ tướng Trung Quốc và là Thủ tướng trong hơn 6 năm. Sau khi Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang bị Đặng cho là quá khai phóng về mặt chính trị và bị hạ bệ tháng Giêng năm 1987, Triệu đã trở thành Quyền Tổng Bí thứ rồi Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 13 của ĐCSTQ tháng Mười cùng năm. Chủ trương cải cách giá sai lầm của ĐCSTQ trong năm 1988 đã làm cho uy tín của Triệu bị sứt mẻ. Ngày 15-4-1989 Hồ Diệu Bang, người đã rất quý trọng và khoan dung giới trí thức, qua đời tại Bắc Kinh và cái chết của ông đã kích các sinh viên và trí thức tổ chức các buổi tưởng niệm. Các buổi tưởng niệm Hồ Diệu Bang dần dần đã bị sự phản ứng của phe cứng rắn trong ĐCSTQ kích leo thang thành các cuộc biểu tình sinh viên rầm rộ tại quảng trường Thiên An Môn, thậm chí chiếm quảng trường. Sự cố đã xảy ra không chỉ ở Bắc Kinh mà ở cả nhiều thành phố lớn khác. Cảnh tượng tương tự như ở quảng trường Thiên An Môn khi đó đã lặp lại trong Mùa Xuân Arab 2011 như tại Quảng trường Tahir ở Cairo Ai Cập, hay tại Quảng trường Maidan ở Kiev, Urcaina năm 2014, một trong những dấu hiệu điển hình của việc huy động cho dân chủ hoá sôi động (đầy sự kiện-eventful democratization) mà Donatella della Porta đã phân tích sâu sắc trong cuốn, Huy động cho Dân chủ-So sánh 1989 và 2011của bà (cuốn thứ 40 của tủ sách SOS2). Các cơ chế huy động, lan truyền cũng như leo thang mà Donatella della Porta phân tích kỹ cũng có thể thấy rất rõ trong tường thuật và những phân tích của Triệu Tử Dương về các sự kiện Thiên An Môn trong hồi ký của ông. Triệu Tử Dương đã chủ trương giải quyết các cuộc biểu tình sinh viên một cách ôn hoà dựa trên những nguyên tắc thuyết phục, đối thoại và chỉ trừng phạt những kẻ vi phạm luật mà ông nói rõ là đập phá, cướp bóc, đánh người, đốt phá và đột nhập. Trong khi đó Đặng Tiểu Bình và các Đảng viên lão thành theo đường lối cứng rắn đã quyết định thiết quân luật, đưa quân đội vào dẹp tan các cuộc biểu tình sinh viên. Triệu đã từ chối việc tham gia ra quyết định này và từ chối thực hiện nó. Kết quả là ông đã bị Đặng Tiểu Bình cách chức và bị quản thúc tại gia trong gần 16 năm cho đến khi ông chết ngày 17-1-2005. Tìm mua: Tù Nhân Của Nhà Nước - Nhật Ký Bí Mật Của Triệu Tử Dương TiKi Lazada Shopee Trong tình trạng bị quản thúc tại gia, theo sự thúc giục của một số bạn thân, ông đã bí mật ghi âm lại những suy nghĩ của mình (hay đọc lại những ghi chép trước đó của ông vào băng ghi âm). Những cuốn băng này đã được tuồn sang Hong Kong và nội dung của chúng chính là cuốn sách này. Hồi ký của ông được xuất bản bằng tiếng Hoa và tiếng Anh năm 2009, kỷ niệm 20 năm vụ Tàn sát Thiên An Môn. Bản dịch này dựa vào bản tiếng Anh. Rất tiếc tôi không biết tiếng Hoa và không có bản tiếng Hoa nên rất có thể bản dịch này không lột tả được hết ý hay sắc thái của hồi ký của Triệu Tử Dương vì sự tam sao thất bản qua hai lần dịch. Tôi không rõ các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc hay các nhà nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam, ngoài cuốn ghi chép của Tôn Phượng Minh về Những câu Chuyện của Triệu Tử Dương khi bị Giam lỏng mà chắc chắn đã được dịch nhưng không được xuất bản, đã có dịch cuốn hồi ký này chưa. Cuốn ghi chép của Tôn Phượng Minh được xuất bản năm 2007 cũng tại Hong Kong, 2 năm trước cuốn Hồi ký của Triệu Tử Dương. Người viết lời nói đầu cho bản tiếng Hoa, Đỗ Đạo Chánh đã có một cuộc phỏng vấn với The New York Times về cuốn hồi ký này cũng đáng tham khảo. Nếu cuốn Hồi ký này chưa được dịch ra tiếng Việt trong suốt 10 năm qua thì quả là việc rất đáng tiếc. Trong khi những sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình bày bán tràn lan tại Việt Nam, thì hai cuốn sách này về Triệu Tử Dương chưa thể đến tay bạn đọc hay những nhà nghiên cứu Việt Nam. Thiếu cách nhìn đa chiều có thể khiến tư duy chúng ta (về Trung Quốc) bị méo mó. Chính vì thế tôi cho việc đưa bản dịch này đến tay bạn đọc và các nhà nghiên cứu, nhất là các chính trị gia, các đảng viên của ĐCSVN cũng như các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam là quan trọng, để giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Cuốn Hồi ký này chỉ nhắc đến khoảng thời gian Triệu đã lên làm lãnh đạo chóp bu ở Trung Quốc, tức là khoảng 7-8 năm cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của ông với tư cách nhà lãnh đạo quốc gia và những suy nghĩ sau này của ông về cải cách chính trị khi ông đã bị giam lỏng. Nó giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc, về sự đấu đá nội bộ liên miên trong đội ngũ chóp bu của ĐCSTQ, về việc Đặng Tiểu Bình ngồi xổm trên pháp luật và các quy định của chính ĐCSTQ để áp đặt ý chí của mình như thế nào, về các mánh khoé trị nhau, hay mánh khoé của bản thân Triệu để qua mặt những người bảo thủ chống cải cách trong ĐCSTQ bằng cách dùng các uyển ngữ khác nhau như “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” để biện minh cho các chính sách thị trường tự do của ông hoặc bằng việc sử dụng, trích dẫn các đoạn phát biểu trong quá khứ của chính các lão thành bảo thủ đó để có được sự ủng hộ hay bớt sự chống đối của họ đối với những ý tưởng cải cách táo bạo của ông. Những ý tưởng và phân tích của ông về hội nhập kinh tế, về tận dụng thương mại quốc tế (về “hai đầu kéo dài ra nước ngoài” thực sự là ý tưởng sinh ra công nghiệp gia công), về phát triển từ từ, về phát triển vùng duyên hải, về đối phó với tham nhũng, thậm chí về cải cách chính trị bị chết non của Trung Quốc (kể cả ý tưởng “quốc hữu hoá quân đội” tức là quân đội phải tách khỏi các đảng phái chính trị) là có tính đột phá và rất đáng chú ý và có tính gợi mở cũng như tính thời sự với các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Cuốn sách cũng cho thấy Triệu là một người thực tiễn và rất ham học hỏi. Ông học hỏi từ chính người dân về việc khoán đất cho hộ gia đình từ đầu những năm 1960. Ông đã học từ bốn con Hổ Á châu, kể cả từ Hong Kong và Đài Loan, học từ khắp nơi (thậm chí cả Việt Nam như Tôn Phượng Minh đã nhắc đến trong cuốn sách của ông). Những ấn tượng của ông về sự phát triển nông nghiệp ở Anh, Pháp, Hy Lạp và Thuỵ Sĩ trong cuộc công du nước ngoài khi ông còn làm việc ở tỉnh Tứ Xuyên đã giúp sự hiểu biết của ông trong việc đưa ra những chính sách lớn. Những thay đổi về tư duy của ông được kể một cách rất chân thực và rất đáng để các lãnh đạo Việt Nam học tập, thay cho những cuộc đi học tập nước ngoài cưỡi ngựa xem hoa hay đi theo “chính sách” trước khi về hưu rất không hiệu quả và vô cùng tốn kém cho ngân sách. Tất nhiên với con mắt ngày nay, một số ý tưởng của Triệu chẳng có gì mới hay đột phá cả, nhưng đặt chúng vào đúng bối cảnh Trung Quốc lúc đó chúng ta càng kính trọng sự hiểu biết và sự táo bạo của ông vì chính ông đã tạo ra một số “sự đột phá” đó. Những suy nghĩ ngớ ngẩn về cải cách giá và cách làm trái khoáy đối với cải cách giá của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc cách đây hơn 30 năm quả thực là khó tưởng tượng được với con mắt ngày nay. Điều đáng trân trọng ở Triệu Tử Dương là ông đã thú nhận những sai lầm ngớ ngẩn đó và phân tích về cách có thể cần phải làm. Không chỉ sai lầm này mà nhiều sai lầm khác hay sự thiếu hiểu biết khác được ông công nhận đã chứng tỏ nhân cách hết sức đáng tẩn trọng của Triệu, một người chính trực. Giả như cả Hồ Diệu Bang lẫn Triệu Tử Dương đã không bị Đặng Tiểu Bình phế bỏ và họ tìm được cách để Đặng ủng hộ thì có lẽ Trung Quốc đã khác rất xa với bây giờ, với nền kinh tế chắc chắn phát triển hơn, lành mạnh hơn và có lẽ đã đi theo con đường dân chủ thực sự. Đáng tiếc, chế độ độc đoán, độc tài của Trung Quốc đã ngày càng được củng cố. 30 năm sau vụ Tàn Sát Thiên An Môn những ý tưởng cải cách chính trị còn nửa vời của Triệu Tử Dương vẫn chỉ là những ý tưởng. Với sự nắm quyền của Tập Cận Bình Trung Quốc ngày càng hung hăng khiến cả thế giới phải lo ngại. Chủ nghĩa Marx-Lenin Tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trung Quốc trên thực tế đã bị vứt vào sọt rác, nhưng về mặt tu từ học vẫn được dùng và Tập ngày càng sử dụng các phương pháp đó để cổ vũ tư tưởng Tập Cận Bình, mà thực sự là chủ nghĩa dân tộc nước lớn. Trong bối cảnh hiện nay khi chủ nghĩa độc đoán, dân tuý đang lên và phong trào dân chủ đang có vẻ gặp những thách thức mới ở chính cái nôi của dân chủ như ở Hoa Kỳ, Anh và Tây Âu, sẽ không ít người, nhất là một số trong giới lãnh đạo Việt Nam, thiên về đường lối cứng rắn kiểu Đặng Tiểu Bình (bất chấp hắn là kẻ đã ra lệnh quân đội “dạy cho Việt Nam một bài học” trong năm 1979). Công nghệ đã thay đổi, xã hội đã thay đổi và các nhà dân chủ phải thay đổi tư duy của mình để thích ứng với hoàn cảnh mới để bảo vệ các giá trị dân chủ, để củng cố dân chủ. Những phân tích của Triệu Tử Dương về đường tới dân chủ của Trung Quốc cũng có thể gúp chúng ta tin, như ông cuối cùng đã tin, rằng chế độ dân chủ nghị viện kiểu Tây phương (sẽ phải thay đổi cho phù hợp với công nghệ và xã hội) là chế độ tốt nhất được biết đến cho tới nay và phải là mục tiêu kiên định của chúng ta. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và các đảng viên ĐCSVN rất nên học theo cách tư duy của Triệu Tử Dương hơn là của Đặng Tiểu Bình. Tất nhiên, Triệu với tư cách nhà lãnh đạo quốc gia ông chú tâm đến sự thay đổi từ phía lãnh đạo. Nhân dân Trung Quốc, chắc hẳn cũng mong muốn các nhà lãnh đạo thay đổi, nhưng họ phải khác với Triệu, người chỉ mong ĐCSTQ phải đạt sự đột phá, người dân phải chủ động thúc đẩy và thậm chí ép lãnh đạo phải thay đổi. Đấy là cách nhìn toàn diện hơn. Theo tinh thần ấy, chúng ta người dân Việt Nam cũng mong muốn ĐCSVN thay đổi theo kiểu Triệu mong muốn đối với ĐCSTQ, nhưng nhân dân Việt Nam phải chủ động hơn, phải “thực thi dân quyền” trên tinh thần xây dựng và gợi ý cho chính quyền phải làm gì, tức là chủ động thực hiện các quyền hiến định của mình mà không chờ bất cứ ai “cho phép” cả (vì xét về lợi ích, khuyến khích thì họ hiếm khi nào tự nguyện làm việc đó và như thế thực sự là họ vi phạm hiến pháp hay nói nhẹ hơn không làm đúng trách nhiệm của họ trong việc tạo môi trường pháp lý để người dân thực hiện các quyền hiến định của mình), mà chúng ta phải liên tục lên tiếng, góp ý, hành động và gây sức ép 24/7 để buộc ĐCSVN phải thay đổi. Việc tìm hiểu Trung Quốc giúp chúng ta hiểu chính mình hơn, biết những sự giống nhau và khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể học những cái hay và nhất là tránh những cái dở của họ, và của các nước khác, là hết sức quan trọng trong sự phát triển đất nước. Và cuốn Hồi ký của Triệu Tử Dương có thể giúp chúng ta hiểu Trung Quốc hơn cũng như hiểu chúng ta hơn. Chính vì thế, cuốn sách có thể rất bổ ích cho các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế, các nhà hoạt động, các sinh viên, các nhà báo và tất cả những ai quan tâm đến Trung Quốc, đến dân chủ hoá tại Việt Nam. Như các biên tập viên cuốn sách này đã nói rõ [những phần trong dấu ngoặc vuông] là của họ, không phải của Triệu; tôi cũng mạn phép đưa {vài lời trong ngặc} để giúp làm rõ hơn văn bản hay chú thích của cuốn sách; các chú thích đánh số dưới trang là của người dịch, các chú thích khác (đánh dấu sao* hay dấu† hoặc dấu khác) là của các biên tập viên. Tôi đã cố gắng để bản dịch được chính xác và dễ đọc, tuy nhiên do hiểu biết có hạn lại không dịch được từ nguyên bản tiếng Hoa nên bản dịch không tránh khỏi sai sót, mong các bạn góp ý để hoàn thiện và rất mong được hợp tác với những người khác để có bản dịch tốt hơn để truyền đạt trọn vẹn hơn các ý tưởng của một người Trung Quốc Vĩ đại, Triệu Tử Dương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tù Nhân Của Nhà Nước - Nhật Ký Bí Mật Của Triệu Tử Dương PDF của tác giả Triệu Tử Dương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình (Kim Cương)
Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi. Câu hỏi không có lời đáp, nhưng nó đã theo tôi suốt tháng năm dài, luôn dằn vặt tâm trí tôi, lục vấn từ cõi lòng tôi một cách sâu thẳm. Tôi lờ mờ hiểu được rằng tôi là một người bình thường sinh ra trong cõi thế gian này với một số phận đã định sẵn, số phận ấy tôi không biết trước được nó sẽ đưa tôi về đâu, đi tới đâu. Một con đường thênh thang trước mặt hay là những khúc quanh nghiệt ngã của đời mình? Tôi sẽ lớn lên, học hành như bao cô gái khác, có người yêu ở lứa tuổi đẹp nhất một đời người. Rồi lập gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, sinh con đẻ cái, hưởng hạnh phúc hay gánh chịu những đau khổ đời thường? Tất cả những điều này đối với tôi là một khoảng không trắng xóa, không lời giải đáp, nó giống như màn ảnh rộng để chiếu một bộ phim trắng đen của ngày xưa cũ, phim dứt, trả lại cho khung vải trắng treo trên tường một bóng hình vô tận giống như ánh chớp bay qua bầu trời rồi mất tăm. “ Không ai chọn cửa để sinh ra ”. Cuộc sống vốn vô thường và câu nói này đã bắt đầu cho sự vô thường của đời người. Tôi là một đứa bé có gien nghệ sĩ trong máu và điều này không phải do tôi chọn, nhưng tôi đã từ bên trong cánh cửa này bước ra trước cuộc đời nhọc nhằn và cũng đầy mộng ảo. Nhọc nhằn với những cuộc chạy đua trên sông nước, những bến bờ ghé lại rồi đi. Nhọc nhằn với những chuyến xe bão táp, chở đầy ánh trăng thơ mộng của vinh quang hay ám ảnh hãi hùng. Tôi là ai? Cái tên Kim Cương không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ tôi đặt ra để gọi cho đứa con gái đầu lòng vốn có cá tánh của đứa con trai từ khi chập chững biết đi, biết bi bô những tiếng nói đầu đời. Tôi đã may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống sân khấu, từ bà nội tôi là cô Ba Ngoạn, chủ rạp Palikao, đến ba tôi là ông bầu Phước Cương, rồi má tôi, nghệ sĩ Bảy Nam, dì tôi là nghệ sĩ Năm Phỉ, người mà nghệ sĩ Ba Vân đã gọi là một thiên tài của sân khấu cải lương Việt Nam. Ba má tôi là đôi nghệ sĩ tài danh trên sân khấu, là đôi vợ chồng rất mực yêu thương nhau trong cuộc đời, nhất là khi cuộc đời đó trải qua những biến động thăng trầm của nghệ thuật cải lương thời kỳ khai mở và trôi theo dòng lịch sử của hai cuộc chiến tranh. “ Sân khấu cũng như cuộc đời ”, ai đã nói câu này tôi không biết nhưng khi sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, lại là nghệ sĩ tài danh mà theo như cụ Nguyễn Du đã nói cho thân phận Thúy Kiều: “ Chữ tài liền với chữ tai một vần ” thì tôi hiểu hơn ai hết sân khấu không chỉ giống như cuộc đời mà nhiều khi còn cay đắng hơn cả cuộc đời. Khi nói về gia đình tôi, nghệ sĩ Năm Châu bảo: “ Đối với gia đình lớn của Kim Cương thì Hát không phải là cái Nghề mà là một cái Đạo. ” Suốt đời, tôi đã đi theo cái Đạo ấy. Từ lúc còn trong bụng mẹ, má tôi đã mang tôi lên sân khấu. Khi tôi chào đời được mười tám ngày thì đúng vào lúc đoàn hát của ba tôi về Huế hát chầu nhân ngày sinh nhật nội tổ vua Bảo Đại. Đứa hài nhi mười tám ngày tuổi tên Kim Cương ấy đã làm con của Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính trên sân khấu Duyệt Thị Đường trong thành nội. Nên tôi viết hồi ký này cũng là để nhớ ơn những bậc tiền bối trong sân khấu, những người đã yêu thương đùm bọc, dẫn dắt tôi, đưa tôi vào nghề. Đó là các nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Duy Lân, và ba tôi - ông Nguyễn Ngọc Cương, má tôi - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Những người đã chấp nhận bao chông gai trên con đường đến với nghệ thuật để giờ này thế hệ của chúng tôi được đi tới với nghệ thuật trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, hưởng đầy sự thương yêu quý trọng của mọi người. Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên năm tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ: “ Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được. ” Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy? Tìm mua: Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình TiKi Lazada Shopee Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “Thượng tá Việt Cộng”. Một dân biểu ra trước Quốc Hội tố rằng: Cộng Sản đã bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá Sầu Riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và đã bị gán cho là người của CIA gài lại. Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được. Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn, có lẽ hơi dài dòng nhưng tôi tin ở tình cảm mà từ lâu nay các bạn đã dành cho tôi, cho những nhân vật tôi đã thể hiện trên sân khấu cũng như cho đoàn kịch nói Kim Cương từng tồn tại trong quá khứ. Tình cảm ấy rất lớn, rất đẹp và cao quý, nó khuyến khích tôi viết hồi ký này. Vì lòng tôi cũng thiết tha yêu mến các bạn, những khán giả của tôi nên tôi muốn đem cả tâm tình của mình, đem chuyện của cả cuộc đời mình ra tâm sự cùng các bạn như một lời tri ân với tất cả những gì tôi đã được hưởng trong suốt cuộc đời. Tôi được sống một đời nổi trôi từ nhỏ, đã từng nếm đủ vinh quang lẫn nhục nhã, nghèo đói lẫn giàu sang, hạnh phúc và bẽ bàng trong đời thường cũng như trong tình yêu. Tôi cũng may mắn (hay là rủi ro đây) sinh ra và lớn lên trong một đất nước Việt Nam đầy bom đạn lửa khói, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, chứng kiến những tao loạn từ lúc còn là đứa bé con cho đến ngày thống nhất đất nước. Vì lẽ đó, cuốn hồi ký này có thể xem như một nhân chứng khiêm nhường bên dòng lịch sử vĩ đại của dân tộc, cho dẫu tôi có một chỗ đứng khép nép nào đó trong dòng chảy lớn của cuộc đời. Cuối cùng, trong khuôn khổ hạn chế của một cuốn hồi ký, dẫu viết nhiều đến đâu cũng không thể nào nói hết tường tận cuộc đời của một con người, nhất là người nghệ sĩ đầy phức tạp như tôi. Vì vậy tôi chỉ hy vọng nhận được sự cảm thông của quý vị. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn, người em đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi ghi chép lại thành quyển hồi ký đang có trong tay các bạn. Đó là anh Đào Hiếu, mà tôi rất biết ơn và quý trọng. Đó là những người em hết sức dễ thương đã thu xếp thời gian bận rộn của mình để lắng nghe những câu chuyện lòng của cuộc đời tôi: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà văn Võ Diệu Thanh, nhà thơ Ngô Hạnh, em Tạ Nguyễn Tấn Trương, em Thu Thủy, em Trần Thị Nhiễu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, nhất là hai em Phan Thị Lệ và Phạm Uyên Nguyên đã hết lòng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành quyển hồi ký này. Và đặc biệt sau cùng, tôi không thể nào diễn đạt sự biết ơn từ tận đáy lòng đến những khán giả mọi thế hệ, mọi tầng lớp, từ vùng quê đến thành thị, đã luôn tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê nghệ thuật từ tình yêu vô cùng tận của các bạn đối với Kim Cương, cho dù tôi đang ở trong hoàn cảnh nào của dòng chảy lịch sử gần 80 năm trôi qua đời tôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình PDF của tác giả Kim Cương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình (Kim Cương)
Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi. Câu hỏi không có lời đáp, nhưng nó đã theo tôi suốt tháng năm dài, luôn dằn vặt tâm trí tôi, lục vấn từ cõi lòng tôi một cách sâu thẳm. Tôi lờ mờ hiểu được rằng tôi là một người bình thường sinh ra trong cõi thế gian này với một số phận đã định sẵn, số phận ấy tôi không biết trước được nó sẽ đưa tôi về đâu, đi tới đâu. Một con đường thênh thang trước mặt hay là những khúc quanh nghiệt ngã của đời mình? Tôi sẽ lớn lên, học hành như bao cô gái khác, có người yêu ở lứa tuổi đẹp nhất một đời người. Rồi lập gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, sinh con đẻ cái, hưởng hạnh phúc hay gánh chịu những đau khổ đời thường? Tất cả những điều này đối với tôi là một khoảng không trắng xóa, không lời giải đáp, nó giống như màn ảnh rộng để chiếu một bộ phim trắng đen của ngày xưa cũ, phim dứt, trả lại cho khung vải trắng treo trên tường một bóng hình vô tận giống như ánh chớp bay qua bầu trời rồi mất tăm. “ Không ai chọn cửa để sinh ra ”. Cuộc sống vốn vô thường và câu nói này đã bắt đầu cho sự vô thường của đời người. Tôi là một đứa bé có gien nghệ sĩ trong máu và điều này không phải do tôi chọn, nhưng tôi đã từ bên trong cánh cửa này bước ra trước cuộc đời nhọc nhằn và cũng đầy mộng ảo. Nhọc nhằn với những cuộc chạy đua trên sông nước, những bến bờ ghé lại rồi đi. Nhọc nhằn với những chuyến xe bão táp, chở đầy ánh trăng thơ mộng của vinh quang hay ám ảnh hãi hùng. Tôi là ai? Cái tên Kim Cương không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ tôi đặt ra để gọi cho đứa con gái đầu lòng vốn có cá tánh của đứa con trai từ khi chập chững biết đi, biết bi bô những tiếng nói đầu đời. Tôi đã may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống sân khấu, từ bà nội tôi là cô Ba Ngoạn, chủ rạp Palikao, đến ba tôi là ông bầu Phước Cương, rồi má tôi, nghệ sĩ Bảy Nam, dì tôi là nghệ sĩ Năm Phỉ, người mà nghệ sĩ Ba Vân đã gọi là một thiên tài của sân khấu cải lương Việt Nam. Ba má tôi là đôi nghệ sĩ tài danh trên sân khấu, là đôi vợ chồng rất mực yêu thương nhau trong cuộc đời, nhất là khi cuộc đời đó trải qua những biến động thăng trầm của nghệ thuật cải lương thời kỳ khai mở và trôi theo dòng lịch sử của hai cuộc chiến tranh. “ Sân khấu cũng như cuộc đời ”, ai đã nói câu này tôi không biết nhưng khi sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, lại là nghệ sĩ tài danh mà theo như cụ Nguyễn Du đã nói cho thân phận Thúy Kiều: “ Chữ tài liền với chữ tai một vần ” thì tôi hiểu hơn ai hết sân khấu không chỉ giống như cuộc đời mà nhiều khi còn cay đắng hơn cả cuộc đời. Khi nói về gia đình tôi, nghệ sĩ Năm Châu bảo: “ Đối với gia đình lớn của Kim Cương thì Hát không phải là cái Nghề mà là một cái Đạo. ” Suốt đời, tôi đã đi theo cái Đạo ấy. Từ lúc còn trong bụng mẹ, má tôi đã mang tôi lên sân khấu. Khi tôi chào đời được mười tám ngày thì đúng vào lúc đoàn hát của ba tôi về Huế hát chầu nhân ngày sinh nhật nội tổ vua Bảo Đại. Đứa hài nhi mười tám ngày tuổi tên Kim Cương ấy đã làm con của Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính trên sân khấu Duyệt Thị Đường trong thành nội. Nên tôi viết hồi ký này cũng là để nhớ ơn những bậc tiền bối trong sân khấu, những người đã yêu thương đùm bọc, dẫn dắt tôi, đưa tôi vào nghề. Đó là các nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Duy Lân, và ba tôi - ông Nguyễn Ngọc Cương, má tôi - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Những người đã chấp nhận bao chông gai trên con đường đến với nghệ thuật để giờ này thế hệ của chúng tôi được đi tới với nghệ thuật trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, hưởng đầy sự thương yêu quý trọng của mọi người. Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên năm tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ: “ Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được. ” Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy? Tìm mua: Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình TiKi Lazada Shopee Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “Thượng tá Việt Cộng”. Một dân biểu ra trước Quốc Hội tố rằng: Cộng Sản đã bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá Sầu Riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và đã bị gán cho là người của CIA gài lại. Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được. Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn, có lẽ hơi dài dòng nhưng tôi tin ở tình cảm mà từ lâu nay các bạn đã dành cho tôi, cho những nhân vật tôi đã thể hiện trên sân khấu cũng như cho đoàn kịch nói Kim Cương từng tồn tại trong quá khứ. Tình cảm ấy rất lớn, rất đẹp và cao quý, nó khuyến khích tôi viết hồi ký này. Vì lòng tôi cũng thiết tha yêu mến các bạn, những khán giả của tôi nên tôi muốn đem cả tâm tình của mình, đem chuyện của cả cuộc đời mình ra tâm sự cùng các bạn như một lời tri ân với tất cả những gì tôi đã được hưởng trong suốt cuộc đời. Tôi được sống một đời nổi trôi từ nhỏ, đã từng nếm đủ vinh quang lẫn nhục nhã, nghèo đói lẫn giàu sang, hạnh phúc và bẽ bàng trong đời thường cũng như trong tình yêu. Tôi cũng may mắn (hay là rủi ro đây) sinh ra và lớn lên trong một đất nước Việt Nam đầy bom đạn lửa khói, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, chứng kiến những tao loạn từ lúc còn là đứa bé con cho đến ngày thống nhất đất nước. Vì lẽ đó, cuốn hồi ký này có thể xem như một nhân chứng khiêm nhường bên dòng lịch sử vĩ đại của dân tộc, cho dẫu tôi có một chỗ đứng khép nép nào đó trong dòng chảy lớn của cuộc đời. Cuối cùng, trong khuôn khổ hạn chế của một cuốn hồi ký, dẫu viết nhiều đến đâu cũng không thể nào nói hết tường tận cuộc đời của một con người, nhất là người nghệ sĩ đầy phức tạp như tôi. Vì vậy tôi chỉ hy vọng nhận được sự cảm thông của quý vị. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn, người em đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi ghi chép lại thành quyển hồi ký đang có trong tay các bạn. Đó là anh Đào Hiếu, mà tôi rất biết ơn và quý trọng. Đó là những người em hết sức dễ thương đã thu xếp thời gian bận rộn của mình để lắng nghe những câu chuyện lòng của cuộc đời tôi: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà văn Võ Diệu Thanh, nhà thơ Ngô Hạnh, em Tạ Nguyễn Tấn Trương, em Thu Thủy, em Trần Thị Nhiễu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, nhất là hai em Phan Thị Lệ và Phạm Uyên Nguyên đã hết lòng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành quyển hồi ký này. Và đặc biệt sau cùng, tôi không thể nào diễn đạt sự biết ơn từ tận đáy lòng đến những khán giả mọi thế hệ, mọi tầng lớp, từ vùng quê đến thành thị, đã luôn tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê nghệ thuật từ tình yêu vô cùng tận của các bạn đối với Kim Cương, cho dù tôi đang ở trong hoàn cảnh nào của dòng chảy lịch sử gần 80 năm trôi qua đời tôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình PDF của tác giả Kim Cương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.