Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Thèm Quan Tâm (Mark Manson)

Mark Monson, một blogger, tác giả trẻ nổi tiếng trên mạng đã chia sẻ những góc nhìn rất độc đáo về cuộc sống cũng như nghệ thuật mặc kệ mọi thứ. Những bài học của Mark Manson về cuộc sống được nhiều người khen ngợi và học tập.

Trong cuốn sách mới của anh với tựa "Nghệ thuật tinh tế của việc không quan tâm" anh đã có những góc nhìn hết sức độc đáo. Dưới đây là đoạn trích trong blog của anh về vấn đề này.

"Trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng rất quan tâm về nhiều người và nhiều điều. Tôi cũng đồng thời không quan tâm tới nhiều người và nhiều điều. Những thứ tôi chẳng thèm quan tâm ấy đã tạo nên tất ca những khác biệt."

Mọi người vẫn thường cho rằng chìa khoá của sự tự tin và thành công trong cuộc sống đơn giản chỉ là "kệ nó đi". Sự thật là, chúng ta thường liên tưởng tới những người mạnh mẽ, đáng ngưỡng mộ nhất, những người chả bao giờ quan tâm tới thứ gì. Kiểu như "Này, xem bé A nghỉ làm cả tuần kìa, nó chẳng thèm quan tâm đến ai" hoặc tựa như "Hôm qua nghe ông B mắng sếp mà vẫn được tăng lương kìa, ôi giời ơi, ông đấy thì quan tâm gì"...

Khả năng lớn là trong cuộc đời, bạn sẽ gặp một hoặc nhiều người chẳng bao giờ quan tâm đến ai, cái gì nhưng vẫn đạt được nhiều thành quả lớn. Hoặc một lần nào đấy trong đời bạn mặc kệ mọi thứ nhưng vẫn đạt được những đỉnh cao ngoài mong đợi. Ví dụ của bản thân tôi này, nghỉ việc ở một công ty tài chính chỉ sau 6 tuần làm việc sau đấy ném vào mặt sếp những ý tưởng cá nhân và rồi bán toàn bộ tài sản để sang Nam Mỹ sống. Tôi có quan tâm không? Không, mình thích thì mình cứ làm thôi!*** Tìm mua: Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Thèm Quan Tâm TiKi Lazada Shopee

Charles Bukowski[1] là một gã nghiện rượu, một kẻ lang chạ với nhiều phụ nữ, con nghiện cờ bạc kinh niên, một tên thô thiển, một gã keo kiệt, một kẻ lười biếng, và tệ hại hơn cả, ông ta là một nhà thơ. Ông ta có lẽ là người cuối cùng trên trái đất này mà bạn nên tìm tới để xin một lời khuyên cuộc sống hay sẽ hi vọng bắt gặp trong những cuốn sách về hoàn thiện bản thân.

Vì lẽ đó mà ông ta là sự mở đầu hoàn hảo

Bukowski mong muốn trở thành một nhà văn. Nhưng trong nhiều thập kỷ những tác phẩm của ông ta đều bị các tờ báo, tạp chí, tập san, nhà xuất bản từ chối. Các tác phẩm của ông ta thật là kinh khủng, họ nói vậy. Thô thiển. Ghê tởm. Sa đọa. Và khi mà những lời từ chối chất cao như núi, thì cảm giác thất bại đã đẩy ông chìm sâu vào rượu và nỗi chán chường theo đuổi ông gần như suốt cả cuộc đời.

Bukowski làm công ăn lương tại một bưu điện. Ông lĩnh số tiền lương bèo bọt và dành phần lớn số đó vào rượu chè. Ông ném phần còn lại vào mấy kèo cá cược trên trường đua ngựa. Và khi đêm xuống, ông lại nốc rượu một mình và đôi khi rặn ra vài vần thơ từ chiếc máy đánh chữ già nua. Thường thường, ông sẽ tỉnh dậy trên sàn nhà, sau một đêm ngất lịm.

Ba mươi năm cuộc đời cứ thế trôi qua, hầu như là một sự vô nghĩa mơ hồ giữa rượu, ma túy, cờ bạc, và đĩ điếm. Và rồi, khi Bukowski bước sang tuổi năm mươi, sau một quãng đời thất bại ê chề và chán ghét bản thân, một biên tập viên của một nhà xuất bản độc lập nhỏ bỗng có hứng thú kỳ lạ với ông ta. Nhà biên tập không thể trả được cho Bukowski nhiều tiền hay hứa hẹn về một doanh số lớn từ việc bán sách. Nhưng anh ta lại có hảo cảm với gã thất bại nghiện ngập này, nên anh ta quyết định sẽ một lần đánh cược. Đó là lời đề nghị đầu tiên mà Bukowski từng nhận được, và, ông nhận ra, rất có thể cũng là lời đề nghị duy nhất mà ông được nhận trong cuộc đời mình. Bukowski hồi đáp lại nhà biên tập rằng: “Tôi có một trong hai lựa chọn - hoặc ở lại bưu điện và phát điên… hoặc là thành người tự do và chơi trò viết lách và chết đói. Tôi đã quyết định chọn chết đói. ”

Sau khi ký kết hợp đồng, Bukowski hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình trong ba tuần. Nó được đặt tên đơn giản là Post Office (tạm dịch: Bưu điện). Trong phần đề tặng, ông viết, “Không dành cho ai hết. ”

Bukowski trở thành nhà viết tiểu thuyết và nhà thơ. Ông viết liên tục và xuất bản sáu cuốn tiểu thuyết và hàng trăm bài thơ, bán được tới hơn hai triệu bản sách. Sự nổi tiếng của ông nằm ngoài dự đoán của tất cả mọi người, bao gồm cả chính ông.

Câu chuyện của Bukowski thật ra rất quen thuộc trong xã hội của chúng ta. Cuộc đời của Bukowski chính là một minh chứng cho cái gọi là Giấc mơ Mỹ: một người đàn ông tranh đấu cho điều mà anh ta mong muốn, không bao giờ từ bỏ, và còn có thể đạt được giấc mơ lạ lùng nhất của anh ta. Người ta còn có thể dựng phim về nó nữa cơ. Chúng ta đều nhìn vào những câu chuyện như của Bukowski và kết luận, “Thấy chưa? Ông ta không từ bỏ. Ông ta không ngừng cố gắng. Ông ta luôn tin vào chính mình. Ông ta vượt qua mọi sóng gió và khẳng định bản thân!”

Điều kỳ lạ chính là dòng chữ được khắc trên bia mộ của Bukowski: “Đừng cố!”

Xem này, ngoài tiền bán sách và danh tiếng, Bukowski là một kẻ vứt đi. Ông cũng biết vậy. Và thành công của ông không xuất phát từ quyết tâm trở thành người chiến thắng, mà từ thực tế rằng ông biết mình là kẻ thua cuộc, chấp nhận nó, và rằng ông đã viết rất chân thật về điều đó. Ông không bao giờ cố gắng trở thành một điều gì khác ngoài chính mình. Điều tuyệt vời trong tác phẩm của Bukowski không phải nằm ở việc vượt qua những sự khác biệt khó tin hay nâng tầm bản thân thành một hình tượng sáng chói trong nền văn học. Mà là sự trái ngược hoàn toàn. Đó đơn giản là khả năng của ông trong việc hoàn toàn và không sợ hãi khi thành thật với bản thân - đặc biệt là những phần tệ hại nhất - và chia sẻ những thất bại của mình mà không hề ngại ngần hay nao núng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Thèm Quan Tâm PDF của tác giả Mark Manson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Tội Phạm (Lôi Mễ)
Hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự đều không xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, anh là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở), giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Lôi Mễ vào làng văn trinh thám hình sự hơi muộn so với nguyện vọng của mình. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã tập tành viết sách nhưng phải đến năm 2006, anh mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Độc giả thứ 7 và ngay sau đó là liên tiếp 3 tác phẩm: Đề thi đẫm máu, Cuồng vọng phi nhân tính và Sông ngầm. Dù số lượng chưa nhiều, chỉ với những tác phẩm trên, Lôi Mễ đã được xếp hạng trong số những nhà văn trinh thám hình sự nổi tiếng của Trung Quốc. Nếu như phần lớn tác giả trinh thám trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều là dân ngoại đạo, không phải là người trong ngành an ninh thì Lôi Mễ là một trong những trường hợp hiếm hoi ngược lại. Anh chẳng những có thâm niên trong công tác điều tra hình sự mà còn tham gia giảng dạy chuyên ngành này trong một trường cảnh sát. Chính vì thế, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Lôi Mễ đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với những tác giả viết truyện trinh thám hình sự khác. Đọc Lôi Mễ, người ta không tìm thấy sự rùng rợn, ly kỳ mang bóng dáng của ma quỷ nhưng lại bắt gặp hình ảnh của những tội phạm còn ghê tởm rùng rợn hơn. Với sức hấp dẫn của hơn 1 vạn bản được bán chóng vánh sau khi phát hành tại Việt Nam của cuốn “Đề thi đẫm máu”, nhà văn viết truyện trinh thám hình sự nổi tiếng Lôi Mễ tiếp tục trình làng phần hai trong seri tâm lý tội phạm “Cuồng Vọng Phi Nhân Tính”. Lôi Mễ là giảng viên một trường Đại học Cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của anh rất chuyên nghiệp, cẩn mật, rất đáng để tìm đọc. Seri Tâm lý tội phạm khiến anh nổi danh như cồn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các fan đều gọi anh là “thầy”. Các tác phẩm trong Series Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Tìm mua: Tâm Lý Tội Phạm TiKi Lazada Shopee - Độc Giả Thứ 7 - Đề thi đẫm máu - Cuồng vọng phi nhân tính - Sông ngầm - Ánh sáng thành phố Lưu Hà xin phép được đăng bài Tạp đàm của Lôi Mễ, bài này được đăng sau khi tác giả viết xong cuốn "Giáo hóa trường" bài viết nói lên suy tư sâu sắc của tác giả về hệ tư tưởng cũng như đường hướng cho tác phẩm của mình, những nội dung này có ảnh hưởng rất lớn tới các tác phẩm về sau này của Lôi Mễ. Sau khi viết xong cuốn “Chân dung” (Đề thi đẫm máu), tôi bị lâm vào một cuộc khủng hoảng sáng tác không lớn cũng không nhỏ. Vấn đề đau đầu nhất với tôi là: Tiếp theo tôi sẽ viết cái gì đây. Cố sự của Phương Mộc vẫn chưa đến hồi kết, cậu ta vẫn phải tiếp tục đi. Nhưng cậu ta đã không còn là nhân vật mà tôi vô tình sáng tạo ra nữa. Trên một phương diện nào đó Phương Mộc đã hoàn toàn muốn bứt ra khỏi tôi. Hay nói cách khác tôi đã không thể tự do an bài vận mệnh của cậu ta nữa. Cậu ta giống như đang đứng dậy từ trong trang sách, bước qua cánh cửa hòa vào dòng ngựa xe tấp nập bên ngoài thành phố. Thỉnh thoảng cậu ta sẽ vô tình ghé lại, chỉ bảo tôi: Lôi Mễ ông phải thế nào, viết ra sao. Vì thế, tôi chợt nghĩ tới một câu của Lưu Ngọc Phổ tiên sinh “Khi tác giả đạt đến một trình độ nhất định, thì tác giả không cần phải dẫn dắt tình tiết mà tình tiết sẽ tự dẫn dắt trước tác đi”. Đứng trên góc độ này mà xem xét, tôi hẳn là phải cảm thấy thỏa mãn vì tôi đã đạt đến “Trình độ nhất định” kia của một tác giả. Nhưng có điều Phương Mộc, cậu ta sẽ đi như thế nào đây?. Vì thế cần phải quay trở lại căn nguyên của vấn đề: Anh, rốt cuộc muốn biểu đạt cái gì? Một ngàn người Trung Quốc thì có một ngàn William Shakespeare (nhà văn nổi tiếng người Anh). Cũng vì thế tác phẩm của tôi ở trong mắt những người khác nhau, về loại hình cũng trở thành hoàn toàn khác nhau: Tiểu thuyết huyền nghi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị hay là loại khác. Nói thật, đối mặt với vấn đề này ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy có chút mơ hồ. Thậm chí có thể nói, ngay từ đầu tôi đã hoàn toàn không đặt ra vấn đề này. Chỉ có điều đối với một người viết nghiệp dư như tôi mà nói, cái gọi là kỹ xảo, kết cấu, bày ra rồi đan chéo các manh mối, tất cả tôi cũng chưa từng nghĩ qua. Ý nghĩ của tôi rất đơn giản: Viết cho xong, cố gắng hết sức viết cho thật hay. Nếu có thể cho phép tôi tự lựa chọn thể loại tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, tôi xin phép gọi nó là: “Tiểu thuyết phạm tội” “Phạm tội”, vô cùng hấp dẫn lại vô cùng tà ác Xác định có tội hay không có tội và tội danh cụ thể là công việc hàng ngày của tôi, cho nên từ cổ chí kim, hiện tượng xã hội này đối với tôi mà nói cũng không xa lạ gì. Chỉ có điều tôi muốn dùng văn chương bắt nó phải hiển hiện ra bên ngoài, không đơn giản chỉ vì muốn đem nó ra triển lãm, mà thực lòng cũng muốn qua nó để biểu đạt một cái gì đó. Nhưng “là cái gì”, rốt cuộc là cái gì, tôi cũng không biết. Loại cảm giác này nếu nói theo nghĩa rộng thì là sứ mệnh của tác giả với xã hôi, nói theo nghĩa hẹp thì là cái hồn của tác phẩm. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn thực sự chưa bắt được loại cảm giác này, mà chính bản thân tôi lại đang bị nó bắt. Tỉnh tỉnh, mê mê tiến lên phía trước, đắp nặn bao nhiêu nhân vật, giảng giải bao nhiêu chuyện xưa, sau đó chỉ vào bọn họ nói “Này, được rồi, đây là tiểu thuyết phạm tội” Vì thế tôi cũng thấp thỏm lo âu đôi chút, tôi bắt đầu hoài nghi những điều tôi viết, tôi thử theo chân bọn họ thăm dò: “Các người đến đây, rốt cuộc là vì cái gì?” Sau khi “Chân dung” ra mắt, nhiều độc giả đã rất nhiệt tình và tâm huyết đưa ra các bình luận tại trang mà Ban biên tập đã ưu ái lập cho tôi. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã không quản ngại công việc bận rộn, bớt chút thời gian phát biểu cảm tưởng với bộ tiểu thuyết thô thiển này. Những cảm tưởng đó đã mang lại cho tôi niềm vui thật lớn, đọc chúng, tôi vô cùng vui sướng, tự đắc, niềm vui đó cứ bám theo tôi mãi. Có một đoạn như thế này đã thực sự khiến tôi rung động: Lôi Mễ muốn kiến giải về cuộc sống đô thị, đem cốt truyện huyền nghi xa xưa xâm nhập vào đô thị. Dùng cái tốt và xấu, thiện và ác, thật và giả để giải thích về xã hội hiện đại. Có điều vấn đề lớn nhất là: Người chiến đấu cùng quái thú cũng cần đề phòng một ngày chính mình lại biến thành quái thú. Nếu suốt một thời gian dài bạn luôn luôn nhìn xuống vực sâu, và như vậy vực sâu cũng nhìn lên bạn. Thần thám cũng không thể đi sắm vai thượng đế, và rồi hắn cũng sẽ bị đô thị này, quái thú được thả ra từ chiếc hộp Pandora * (Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò cua mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.) hấp dẫn. Cho nên Phương Mộc và Tôn Phổ đôi khi giống nhau như huynh đệ, lại cũng có khi lại giống như một người bắc cực, một người nam cực. Vì người biên tập đã cắt đi một số trang của Cố sự này nên đã vô cùng ảnh hưởng (nguyên gốc là: đặc biệt tổn hại) tới khả năng nắm bắt tâm lý Tôn Phổ của độc giả. Điều này đối với các độc giả có tâm chắc có thể bù đắp bằng sách báo. Thế nhưng đối với Phương Mộc từ bản gốc “Độc giả thứ bảy” tới huyền nghi cố sự “Chân dung” đã hoàn toàn trở thành con người mới, từng trải và kinh nghiệm hơn. Đó chính là con người mà chúng tôi cần, Holmes của chúng tôi, người có thể cởi những nút thắt của xã hội, mở những nút thắt trong lòng chúng ta. Sau đó dùng trí tuệ cao minh của mình cho chúng ta nhìn rõ con quái thú mang tên “Đô thị”. Nhìn rõ rồi mới có bình an, mới có dũng khí và trí tuệ, mở cửa chống trộm ra, đi qua vô số camera theo dõi ở các tiểu khu, đi thẳng tới những khu huyên náo, ồn ã tại ngã tư đường. Tôi đọc đoạn văy này trong máy tính cá nhân hết lần này đến lần khác, không khoa trương một chút nào- lúc đó tôi đã “Lệ nóng lưng tròng”. Tôi nghĩ đến một số việc kỳ quái ở văn phòng, rất nhiều buổi chiều, tôi thường núp đằng sau cửa sổ đọc sách. Bên này cửa kính là căn phòng kính màu trà trong suốt. Qua cánh cửa kính nhìn ra ngoài, thành phố buổi chiều bày ra một màu xám. Tôi thường ngóng nhìn lên ngọn pháp cao phía xa xa, cây cối và dòng người đi lại tấp nập, đoán thử xem thành phố có phải giống như tôi đã nhìn thấy hay không? Đúng vậy, thành phố, trong mắt tôi thành phố, màu xám. Rốt cục tôi cũng hiểu vì sao tôi thường ngồi trong xe taxi nhìn những gương mặt người lướt qua cửa kính. Xem trên mặt họ là sự bình tĩnh, vui sướng, kích động hay phẫn nộ. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi thường dừng chân trên đường quan sát bọn trẻ con đuổi nhau dưới tán cây, chú ý lắng nghe từng tiếng hét chói tai của bọn chúng. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể cảm thụ được tỷ mỷ cảm giác mưa xối vào tóc, cảm thụ gió luồn qua tay áo thổi khô làn da, cmar thụ băng tuyết chậm rãi hòa tan trong tay. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể bình tĩnh đối diện với những điều không bình thường của nhân loại, lật giở và phân loại từng tội ác. Có thể cò kè mặc cả với tiểu thương ở chợ, có thể ngồi buôn chuyện với vợ bình phẩm một người nào đó từ đầu đến chân, có thể dưa lê với bất kỳ ai về bóng đá hay thời tiết, có thể cho phép mình thoải mái chìm vào giấc ngủ về đêm. Bởi vì tao đã sớm quen thuộc mày, thậm chí muốn dung nhập mày thật sâu. Bây giờ tao thực lòng muốn nói với mày: “Thành phố của ta” Tôi nghĩ, chúng ta còn sống lâu trên cuộc đời này, đôi khi có lẽ chính là để chờ đợi một lần gặp nhau, một câu nói, một ánh mắt cũng giống như khi nàng gặp một thanh kẹo, nàng nói “tao thích mày”. Như khi tôi gặp được Lưu Ngọc Phổ tiên sinh, ông ta nghiêm túc nhìn tôi nói: Cậu, rất có thiên phú. Hay như khi tôi gặp Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta nói với tôi: Rémi, (Lôi Mễ) thành phố này sẽ là của cậu. Vì thế tôi phải cám ơn Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta đã nhìn rõ hết thảy để khiến tôi phải hạ quyết tâm thay đổi kế hoạch sáng tác của mình, quyết định viết bộ “Sông ngầm” là bộ thứ tư của Phương Mộc hệ liệt. Giúp cho tôi có thêm nhiệt huyết để hoàn thành bộ tiểu thuyết về thành thị “Giáo hóa trường”. Xét trên một góc độ nào đó mà nói thì không có Trịnh Bảo Khiết tiên sinh sẽ không có “Giáo hóa trường”. Có một buổi chiều câu đầu tiên tôi nghe được từ miệng của Trịnh Bảo Khiết tiên sinh là cậu ta cho tôi biết cậu ta đang sắp chết cóng trong bồn tắm đọc xong cuốn “Giáo hóa trường”. Nhắc đến đoạn này tôi lại Ha ha.. Chẳng nói được gì nữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lôi Mễ":Tâm Lý Tội PhạmSông NgầmTâm Nguyện Cuối CùngĐề Thi Đẫm MáuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Tội Phạm PDF của tác giả Lôi Mễ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Tội Phạm (Lôi Mễ)
Hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự đều không xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, anh là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở), giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Lôi Mễ vào làng văn trinh thám hình sự hơi muộn so với nguyện vọng của mình. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã tập tành viết sách nhưng phải đến năm 2006, anh mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Độc giả thứ 7 và ngay sau đó là liên tiếp 3 tác phẩm: Đề thi đẫm máu, Cuồng vọng phi nhân tính và Sông ngầm. Dù số lượng chưa nhiều, chỉ với những tác phẩm trên, Lôi Mễ đã được xếp hạng trong số những nhà văn trinh thám hình sự nổi tiếng của Trung Quốc. Nếu như phần lớn tác giả trinh thám trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều là dân ngoại đạo, không phải là người trong ngành an ninh thì Lôi Mễ là một trong những trường hợp hiếm hoi ngược lại. Anh chẳng những có thâm niên trong công tác điều tra hình sự mà còn tham gia giảng dạy chuyên ngành này trong một trường cảnh sát. Chính vì thế, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Lôi Mễ đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với những tác giả viết truyện trinh thám hình sự khác. Đọc Lôi Mễ, người ta không tìm thấy sự rùng rợn, ly kỳ mang bóng dáng của ma quỷ nhưng lại bắt gặp hình ảnh của những tội phạm còn ghê tởm rùng rợn hơn. Với sức hấp dẫn của hơn 1 vạn bản được bán chóng vánh sau khi phát hành tại Việt Nam của cuốn “Đề thi đẫm máu”, nhà văn viết truyện trinh thám hình sự nổi tiếng Lôi Mễ tiếp tục trình làng phần hai trong seri tâm lý tội phạm “Cuồng Vọng Phi Nhân Tính”. Lôi Mễ là giảng viên một trường Đại học Cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của anh rất chuyên nghiệp, cẩn mật, rất đáng để tìm đọc. Seri Tâm lý tội phạm khiến anh nổi danh như cồn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các fan đều gọi anh là “thầy”. Các tác phẩm trong Series Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Tìm mua: Tâm Lý Tội Phạm TiKi Lazada Shopee - Độc Giả Thứ 7 - Đề thi đẫm máu - Cuồng vọng phi nhân tính - Sông ngầm - Ánh sáng thành phố Lưu Hà xin phép được đăng bài Tạp đàm của Lôi Mễ, bài này được đăng sau khi tác giả viết xong cuốn "Giáo hóa trường" bài viết nói lên suy tư sâu sắc của tác giả về hệ tư tưởng cũng như đường hướng cho tác phẩm của mình, những nội dung này có ảnh hưởng rất lớn tới các tác phẩm về sau này của Lôi Mễ. Sau khi viết xong cuốn “Chân dung” (Đề thi đẫm máu), tôi bị lâm vào một cuộc khủng hoảng sáng tác không lớn cũng không nhỏ. Vấn đề đau đầu nhất với tôi là: Tiếp theo tôi sẽ viết cái gì đây. Cố sự của Phương Mộc vẫn chưa đến hồi kết, cậu ta vẫn phải tiếp tục đi. Nhưng cậu ta đã không còn là nhân vật mà tôi vô tình sáng tạo ra nữa. Trên một phương diện nào đó Phương Mộc đã hoàn toàn muốn bứt ra khỏi tôi. Hay nói cách khác tôi đã không thể tự do an bài vận mệnh của cậu ta nữa. Cậu ta giống như đang đứng dậy từ trong trang sách, bước qua cánh cửa hòa vào dòng ngựa xe tấp nập bên ngoài thành phố. Thỉnh thoảng cậu ta sẽ vô tình ghé lại, chỉ bảo tôi: Lôi Mễ ông phải thế nào, viết ra sao. Vì thế, tôi chợt nghĩ tới một câu của Lưu Ngọc Phổ tiên sinh “Khi tác giả đạt đến một trình độ nhất định, thì tác giả không cần phải dẫn dắt tình tiết mà tình tiết sẽ tự dẫn dắt trước tác đi”. Đứng trên góc độ này mà xem xét, tôi hẳn là phải cảm thấy thỏa mãn vì tôi đã đạt đến “Trình độ nhất định” kia của một tác giả. Nhưng có điều Phương Mộc, cậu ta sẽ đi như thế nào đây?. Vì thế cần phải quay trở lại căn nguyên của vấn đề: Anh, rốt cuộc muốn biểu đạt cái gì? Một ngàn người Trung Quốc thì có một ngàn William Shakespeare (nhà văn nổi tiếng người Anh). Cũng vì thế tác phẩm của tôi ở trong mắt những người khác nhau, về loại hình cũng trở thành hoàn toàn khác nhau: Tiểu thuyết huyền nghi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị hay là loại khác. Nói thật, đối mặt với vấn đề này ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy có chút mơ hồ. Thậm chí có thể nói, ngay từ đầu tôi đã hoàn toàn không đặt ra vấn đề này. Chỉ có điều đối với một người viết nghiệp dư như tôi mà nói, cái gọi là kỹ xảo, kết cấu, bày ra rồi đan chéo các manh mối, tất cả tôi cũng chưa từng nghĩ qua. Ý nghĩ của tôi rất đơn giản: Viết cho xong, cố gắng hết sức viết cho thật hay. Nếu có thể cho phép tôi tự lựa chọn thể loại tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, tôi xin phép gọi nó là: “Tiểu thuyết phạm tội” “Phạm tội”, vô cùng hấp dẫn lại vô cùng tà ác Xác định có tội hay không có tội và tội danh cụ thể là công việc hàng ngày của tôi, cho nên từ cổ chí kim, hiện tượng xã hội này đối với tôi mà nói cũng không xa lạ gì. Chỉ có điều tôi muốn dùng văn chương bắt nó phải hiển hiện ra bên ngoài, không đơn giản chỉ vì muốn đem nó ra triển lãm, mà thực lòng cũng muốn qua nó để biểu đạt một cái gì đó. Nhưng “là cái gì”, rốt cuộc là cái gì, tôi cũng không biết. Loại cảm giác này nếu nói theo nghĩa rộng thì là sứ mệnh của tác giả với xã hôi, nói theo nghĩa hẹp thì là cái hồn của tác phẩm. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn thực sự chưa bắt được loại cảm giác này, mà chính bản thân tôi lại đang bị nó bắt. Tỉnh tỉnh, mê mê tiến lên phía trước, đắp nặn bao nhiêu nhân vật, giảng giải bao nhiêu chuyện xưa, sau đó chỉ vào bọn họ nói “Này, được rồi, đây là tiểu thuyết phạm tội” Vì thế tôi cũng thấp thỏm lo âu đôi chút, tôi bắt đầu hoài nghi những điều tôi viết, tôi thử theo chân bọn họ thăm dò: “Các người đến đây, rốt cuộc là vì cái gì?” Sau khi “Chân dung” ra mắt, nhiều độc giả đã rất nhiệt tình và tâm huyết đưa ra các bình luận tại trang mà Ban biên tập đã ưu ái lập cho tôi. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã không quản ngại công việc bận rộn, bớt chút thời gian phát biểu cảm tưởng với bộ tiểu thuyết thô thiển này. Những cảm tưởng đó đã mang lại cho tôi niềm vui thật lớn, đọc chúng, tôi vô cùng vui sướng, tự đắc, niềm vui đó cứ bám theo tôi mãi. Có một đoạn như thế này đã thực sự khiến tôi rung động: Lôi Mễ muốn kiến giải về cuộc sống đô thị, đem cốt truyện huyền nghi xa xưa xâm nhập vào đô thị. Dùng cái tốt và xấu, thiện và ác, thật và giả để giải thích về xã hội hiện đại. Có điều vấn đề lớn nhất là: Người chiến đấu cùng quái thú cũng cần đề phòng một ngày chính mình lại biến thành quái thú. Nếu suốt một thời gian dài bạn luôn luôn nhìn xuống vực sâu, và như vậy vực sâu cũng nhìn lên bạn. Thần thám cũng không thể đi sắm vai thượng đế, và rồi hắn cũng sẽ bị đô thị này, quái thú được thả ra từ chiếc hộp Pandora * (Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò cua mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.) hấp dẫn. Cho nên Phương Mộc và Tôn Phổ đôi khi giống nhau như huynh đệ, lại cũng có khi lại giống như một người bắc cực, một người nam cực. Vì người biên tập đã cắt đi một số trang của Cố sự này nên đã vô cùng ảnh hưởng (nguyên gốc là: đặc biệt tổn hại) tới khả năng nắm bắt tâm lý Tôn Phổ của độc giả. Điều này đối với các độc giả có tâm chắc có thể bù đắp bằng sách báo. Thế nhưng đối với Phương Mộc từ bản gốc “Độc giả thứ bảy” tới huyền nghi cố sự “Chân dung” đã hoàn toàn trở thành con người mới, từng trải và kinh nghiệm hơn. Đó chính là con người mà chúng tôi cần, Holmes của chúng tôi, người có thể cởi những nút thắt của xã hội, mở những nút thắt trong lòng chúng ta. Sau đó dùng trí tuệ cao minh của mình cho chúng ta nhìn rõ con quái thú mang tên “Đô thị”. Nhìn rõ rồi mới có bình an, mới có dũng khí và trí tuệ, mở cửa chống trộm ra, đi qua vô số camera theo dõi ở các tiểu khu, đi thẳng tới những khu huyên náo, ồn ã tại ngã tư đường. Tôi đọc đoạn văy này trong máy tính cá nhân hết lần này đến lần khác, không khoa trương một chút nào- lúc đó tôi đã “Lệ nóng lưng tròng”. Tôi nghĩ đến một số việc kỳ quái ở văn phòng, rất nhiều buổi chiều, tôi thường núp đằng sau cửa sổ đọc sách. Bên này cửa kính là căn phòng kính màu trà trong suốt. Qua cánh cửa kính nhìn ra ngoài, thành phố buổi chiều bày ra một màu xám. Tôi thường ngóng nhìn lên ngọn pháp cao phía xa xa, cây cối và dòng người đi lại tấp nập, đoán thử xem thành phố có phải giống như tôi đã nhìn thấy hay không? Đúng vậy, thành phố, trong mắt tôi thành phố, màu xám. Rốt cục tôi cũng hiểu vì sao tôi thường ngồi trong xe taxi nhìn những gương mặt người lướt qua cửa kính. Xem trên mặt họ là sự bình tĩnh, vui sướng, kích động hay phẫn nộ. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi thường dừng chân trên đường quan sát bọn trẻ con đuổi nhau dưới tán cây, chú ý lắng nghe từng tiếng hét chói tai của bọn chúng. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể cảm thụ được tỷ mỷ cảm giác mưa xối vào tóc, cảm thụ gió luồn qua tay áo thổi khô làn da, cmar thụ băng tuyết chậm rãi hòa tan trong tay. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể bình tĩnh đối diện với những điều không bình thường của nhân loại, lật giở và phân loại từng tội ác. Có thể cò kè mặc cả với tiểu thương ở chợ, có thể ngồi buôn chuyện với vợ bình phẩm một người nào đó từ đầu đến chân, có thể dưa lê với bất kỳ ai về bóng đá hay thời tiết, có thể cho phép mình thoải mái chìm vào giấc ngủ về đêm. Bởi vì tao đã sớm quen thuộc mày, thậm chí muốn dung nhập mày thật sâu. Bây giờ tao thực lòng muốn nói với mày: “Thành phố của ta” Tôi nghĩ, chúng ta còn sống lâu trên cuộc đời này, đôi khi có lẽ chính là để chờ đợi một lần gặp nhau, một câu nói, một ánh mắt cũng giống như khi nàng gặp một thanh kẹo, nàng nói “tao thích mày”. Như khi tôi gặp được Lưu Ngọc Phổ tiên sinh, ông ta nghiêm túc nhìn tôi nói: Cậu, rất có thiên phú. Hay như khi tôi gặp Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta nói với tôi: Rémi, (Lôi Mễ) thành phố này sẽ là của cậu. Vì thế tôi phải cám ơn Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta đã nhìn rõ hết thảy để khiến tôi phải hạ quyết tâm thay đổi kế hoạch sáng tác của mình, quyết định viết bộ “Sông ngầm” là bộ thứ tư của Phương Mộc hệ liệt. Giúp cho tôi có thêm nhiệt huyết để hoàn thành bộ tiểu thuyết về thành thị “Giáo hóa trường”. Xét trên một góc độ nào đó mà nói thì không có Trịnh Bảo Khiết tiên sinh sẽ không có “Giáo hóa trường”. Có một buổi chiều câu đầu tiên tôi nghe được từ miệng của Trịnh Bảo Khiết tiên sinh là cậu ta cho tôi biết cậu ta đang sắp chết cóng trong bồn tắm đọc xong cuốn “Giáo hóa trường”. Nhắc đến đoạn này tôi lại Ha ha.. Chẳng nói được gì nữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lôi Mễ":Tâm Lý Tội PhạmSông NgầmTâm Nguyện Cuối CùngĐề Thi Đẫm MáuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Tội Phạm PDF của tác giả Lôi Mễ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Ứng Dụng (Patrick King)
Trí thông minh xã hội là việc hòa nhập, thu hút mọi người và khiến sự giao tiếp xã hội đem lại lợi ích cho bạn, thay vì cản trở bạn đạt được những mục tiêu của mình. Nói cách khác, sở hữu trí thông minh xã hội sẽ giúp bạn được yêu mến hơn, tăng cường vị thế của bạn trong cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi để bạn vươn tới nhiều thành công trong cuộc sống. Cuốn sách này cung cấp các chiến thuật đã được khoa học chứng minh để mỗi cá nhân tăng cường trí thông minh xã hội của mình. Hầu hết các phương pháp có trong sách sẽ liên quan ít nhiều tới những cách thức thời nguyên thủy - những phương pháp đầy bản năng mà con người đã tận dụng để thống trị thế giới. Cuốn sách”Tâm lý học ứng dụng” giúp độc giả: Trở nên dễ mến một cách chân thành, tạo dựng được ấn tượng tốt và không ngại ngần trong các tình huống giao tiếp xã hội. Xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh và sâu sắc cho tất cả các bên, bất kể đó là các gắn kết giữa cộng sự, bạn bè, người thân hay người yêu. Tìm mua: Tâm Lý Học Ứng Dụng TiKi Lazada Shopee Hiểu rõ những cảm xúc của bản thân, nắm bắt được những cảm nhận của mọi người để từ đó điều chỉnh hợp lý, tạo ra những tương tác giàu ý nghĩa. Mở ra những cơ hội quý giá để hiện thực hóa các mục tiêu trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có bốn đặc điểm giúp mọi người thu hút những người xung quanh và cho phép một cá nhân tiến đến nấc thang cao hơn trong hệ thống cấp bậc xã hội, bao gồm: sự thống trị, uy tín, sự nồng ấm và năng lực. Tìm hiểu rõ bốn yếu tố này và cách kết hợp của chúng ở mỗi cá nhân sẽ giúp bạn nghĩ ra một số hướng đi để khiến người khác có cảm tình với mình hơn. Bên cạnh bốn đặc điểm tính cách, rất nhiều nguyên tắc nhận thức khác cũng có tác động lớn đến việc bạn có được mọi người yêu mến hay không. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số điều như nguyên tắc “có qua có lại”, hiệu ứng Pygmalion, định kiến “cùng nhóm” và “khác nhóm”… Ngoài các nguyên tắc khá gián tiếp để gia tăng thiện cảm, sách cũng cung cấp những mẹo giúp ta trực tiếp trở nên dễ mến hơn trong mắt người đối diện. Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn, tỏa ra tinh thần tích cực và học cách đồng cảm, trở thành đồng minh của mọi người… đây có vẻ đều là những bí kíp có vẻ quen thuộc, nhưng khi chúng được phân tích kỹ càng dưới lăng kính tâm lý học và được củng cố bởi các nghiên cứu uy tín, chúng ta sẽ chủ động ứng dụng hiệu quả hơn những phương pháp này vào các tình huống xã hội thực tế. Ở phần kết cuốn sách, tác giả Patrick King không quên liệt kê các thói quen xấu và những lỗi lầm ta dễ mắc phải trong giao tiếp - những hành vi có thể khiến người khác mất đi cảm tình với ta và làm ta trở thành một “thảm họa xã hội”. Thực chất, chỉ riêng việc ý thức được những thói xấu của mình và từng bước cải thiện chúng, ta đã tiến gần hơn đến mục tiêu nâng cao trí thông minh xã hội - nền tảng để ta đạt được nhiều thành công trong mọi mặt đời sống, từ việc học tập, xây dựng sự nghiệp đến duy trì các mối quan hệ sâu sắc với những người thân yêu. Cuốn sách ngắn gọn của Patrick King cung cấp hàng chục phương pháp để chúng ta trở thành một người được quý mến, tạo ra được ấn tượng tốt trong tâm trí mọi người và khéo léo nâng tầm vị thế của ta trong cộng đồng. Mọi lời khuyên đều dựa trên các cơ sở khoa học rõ ràng và có tính ứng dụng cao, có thể nhanh chóng thực hành và đưa vào mọi tương tác xã hội mà bạn có, ngay từ bây giờ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Ứng Dụng PDF của tác giả Patrick King nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cân Bằng Cảm Xúc Cả Lúc Bão Giông (Richard Nicholls)
Sách Cân Bằng Cảm Xúc, Cả Lúc Bão Giông được chắp bút từ tác giả Richard Nicholls. Có thể khẳng định sự nổi tiếng của cuốn sách đã tạo nên được thành công bằng cách đón nhận từ độc giả. Nội dung của sách không quá khô khan, mà thay vào đó là sự hài hước, hóm hỉnh. Người đọc có thể nhìn nhận và định nghĩa được đúng về hạnh phúc cho bản thân. Tác giả: Richard Nicholls là một nhà trị liệu tâm lý đã đăng ký tại UKCP (Anh) với bằng tốt nghiệp về Liệu pháp thôi miên do Việt Thôi miên lâm sàng Essex cấp và Bằng thôi miên trị liệu tâm lý của Đại học Quốc gia về thôi miên và trị liệu tâm lý. Ngoài công việc là một nhà trị liệu 1-1, Richard còn được biết đến với loạt podcast đạt vị trí số một iTunes “The Richard Nicholls Podcast” và cuốn sách “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông”. Richard luôn có một sự nhiệt tình lớn đối với sự phát triển cá nhân và bắt đầu podcast của mình vào năm 2010 để giúp mọi người thấy rằng chỉ vì họ luôn theo một cách nhất định, không có nghĩa là họ sẽ luôn như vậy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cân Bằng Cảm Xúc Cả Lúc Bão Giông PDF của tác giả Richard Nicholls nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.