Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bác Sĩ Zhivago (Boris Pasternak)

Văn học Nga thế kỷ 20 luôn cuốn hút người đọc bởi những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak là một tác phẩm như thế. Cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai. Thông qua hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar, tác phẩm đã khắc họa số phận bi thảm của những con người trong giai đoạn lịch sử đau thương này. Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống, là câu chuyện tình yêu của họ - một mối tình lãng mạn, đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau.

Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong vào năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên cuốn sách đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô lên án, đả kích.

***

Boris Pasternak sinh ngày 10 tháng 2 năm 1890 ở Moskva, cha ông là hoạ sĩ và viện sĩ Leonid Pasternak. Mẹ ông là một nghệ sĩ dương cầm. Năm 1913, ông tốt nghiệp khoa lịch sử và ngôn ngữ trường Đại học Tổng hợp Matcơva, Trước đó, năm 1912, ông nghiên cứu triết học tại Đại học Marburg (Đức). Có một thời gian khoảng 6 năm, ông chú tâm nghiên cứu và sáng tác âm nhạc. Nhưng cuối cùng ông đã đi vào sự nghiệp thơ văn. Nhưng bài thơ đầu tiên của Boris Pasternak xuất bản vào năm 1913. Năm 1917, ông viết một loạt những bài thơ tuyệt diệu được in trong tập "Chị tôi - Cuộc sống", chúng đưa ông lên hàng những nhà thơ lớn nhất nước Nga thời ấy, sau cách mạng tháng Mười, nhà thơ làm việc tại Thư viện Dân uỷ Giáo dục. Trong những năm hai mươi, Pasemak gia nhập nhóm văn học LEP do nhà thơ lớn Maiakovski sáng lập. Đó là thời gian ông viết trường ca "Năm 1905" và "Trung uý Smith" về cuộc cách mạng năm 1905. Năm 1932, Pasternak in tập "Sinh lại" lần thứ hai phản ánh sự biến đổi diễn ra trên nước Nga xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941- 1945, ông làm thông tin viên mặt trận. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả lỗi lạc. Ông đã dịch sang tiếng Nga những vở kịch tiêu biểu nhất của Shakespeare; Goethe và thơ của các nhà thơ Gruzia.

Tuy nhiên, Boris Pasternak không chỉ là một nhà thơ lớn, trong lĩnh vực văn xuôi, ông cũng có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Đặc biệt, sau ngày chiến thắng phát xít Đức, ông đã bắt tay viết tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và hoàn thành vào năm 1955. Năm 1956, Nhà xuất bản Văn học quốc gia Liên Xô ký hợp đồng in tác phẩm này, nhưng việc thực hiện hợp đồng ấy bị nhiều người có thế lực trong giới văn học lúc bấy giờ phản đối. Giữa lúc đó, cuốn tiểu thuyết bỗng được xuất bản tại Ý. Sau đó, ngày 28- 10- 1958, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tuyên bố tặng giải thưởng Nobel về văn chương cho Boris Pasternak. Nội dung giải thưởng có ghi: "Vì sự đóng góp lớn lao vào nền thi ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của của các nhà văn xuôi Nga". Nhân việc này bọn phản động đã lợi dụng tên tưổi và tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô, mặc dù lúc đó có những người chân chính không tán thành quyết định sai trái này của Hội.*** Tìm mua: Bác Sĩ Zhivago TiKi Lazada Shopee

Người ta vẫn bước đi, vừa đi vừa hát bài "Cầu hồn", và mỗi khi dừng lại, tựa hồ tiếng bước chân, tiếng vó ngựa, tiếng gió thổi nghe như còn vang vọng nhịp điệu của bài ca.

Khách qua đường nhường lối cho đám tang đi qua, họ đếm số vòng hoa, làm dấu thánh. Những kẻ tò mò nhập vào đám tang, họ hỏi: "Đưa ma ai thế?". Họ được nghe trả lời: "Zhivago". "À ra thế. Thảo nào". "Không phải ông ta. Mà là bà vợ". "Cũng vậy cả thôi. Cầu Chúa nhận lấy linh hồn bà ta. Đám ma nhà giàu có khác".

Những giây phút cuối cùng, ngắn ngủi, một đi không trở lại đã thoắt qua. "Đất của Chúa, đất thừa hành mọi sự, cả vũ trụ và hết thảy sinh vật sống trên đất". Vị linh mục rắc một nắm đất hình thánh giá trên xác bà Maria Nicôlaepna. Người ta xướng kinh "Cùng với những linh hồn công chính". Bắt đầu cái cảnh vội vã đáng sợ. Người ta đậy nắp quan tài, đóng đinh, hạ huyệt. Rồi từ bốn phía, đất được ném xuống như mưa, rơi lịch bịch, những cái xẻng lấp mộ vội vàng. Nấm mộ đã thành hình. Một cậu bé mưởi tuổi bước lên mộ.

Người ta có cảm tưởng cậu bé muốn nói mấy lời trên nấm mộ bà mẹ. Cảm tưởng ấy chỉ có trong trạng thái đờ đẫn ngây dại thường nảy sinh vào giây phút cuối của một đám tang lớn.

Đứng trên nấm mộ, cậu bé ngẩng đầu, thờ thẫn nhìn cảnh thu hoang vắng và các vòm mái tròn của tư viện. Khuôn mặt với cái mũi hếch của cậu bé nhăn lại, cổ nghển lên. Ví thử một chú sói con có cử chỉ ngẩng đầu như vậy, hẳn là nó sắp bú. Cậu bé đưa hai tay ôm mặt, khóc nức nở. Một đám mây bay tới mưa nặng hạt quất vào mặt và tay cậu bé như những cây rót ướt lạnh. Một người bận đồ đen, cánh tay áo bó chật và có nhiều nếp, tiến đến bên cậu bé. Đó là Nicolai Vêđeniapin, một linh mục đã tự xin hoàn tục, em của người quá cố và cậu của cậu bé đang khóc. Ông bước tới, dẫn cậu bé ra khỏi nghĩa địa.

Đêm ấy hai cậu cháu ngủ trong một tĩnh phòng của tu viện, nơi Nicolai quen biết từ lâu. Mai là ngày vọng lễ Đức Mẹ 1. Hôm sau, hai cậu cháu sẽ phải đi xa xuống phía Nam, đến một tỉnh lỵ ven sông Vônga nơi cha Nicolai làm việc cho một nhà xuất bản ấn hành một tờ báo cấp tiến trong vùng. Vé xe lửa đã mua, đồ đạc đã được chuẩn bị xong xuôi và để sẵn trong phòng. Nhà ga cách tư viện không xa và chốc chốc gió lại mang đến những hồi còi rền rĩ của các đầu máy đang dồn toa ở phía đó.

Càng về tối, trời càng rét dữ. Hai cửa sổ thấp sát mặt đất trông ra một góc vườn xấu xí được rào bằng các bụi cây keo vàng, trông ra con đường cái với những vũng nước đọng giá lạnh và cuối cùng là cái góc nghĩa địa, nơi hôm đó người ta vừa mai táng bà Maria Nicôlaepna. Mảnh vườn trơ trụi, ngoài mấy luống bắp cải tím bầm vì lạnh. Mỗi lần gió tạt qua, các bụi keo vàng trụi lá lại chao đảo như điên và nằm rạp xuống mặt đường.

Đang đêm cậu bé Yuri thức giấc bởi có tiếng gõ mạnh vào cửa sổ. Một thứ ánh sáng trắng huyền ảo chập chờn rọi vào gian phòng tối, Yuri chỉ mặc áo ngủ, chạy ra cửa sổ, áp mặt vào cửa kính lạnh toát.

Bên ngoài không còn thấy cả đường cái, khu nghĩa địa lẫn mảnh vườn nhỏ đâu nữa. Bão tuyết đang hoành hành. Tưởng chừng bão tuyết đã để ý đến Yuri và thấy cậu sợ nó, bão lại càng thích thú về cái ấn tượng nó gây ra nơi cậu. Nó cứ rú rít liên hồi và tìm mọi cách buộc Yuri phải chú tâm đến nó. Từ trên trời tuyết cứ rơi không ngừng hết bông này tiếp bông kia, phủ trắng cả mặt đất như một tấm khăn liệm. Thế gian chỉ có một ưùnh bão tuyết, chẳng có đối thủ nào ganh đua với nó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bác Sĩ Zhivago PDF của tác giả Boris Pasternak nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Về Trung Quốc
Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chết Bởi Trung Quốc 42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc Người Trung Quốc Xấu Xí Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc – cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ – cường quốc truyền thống. Và Việt Nam – với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, sách đã giữ nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta.
30 Tháng 4 - Chuyện Những Người Tháo Chạy
30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy – Kim Lĩnh 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy miêu tả một cách chân thật, sinh động bằng những chi tiết mắt thấy tai nghe về cuộc tháo chạy của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trên con đường ngàn dặm đầy tai ương, đoàn người di tản dấn thân vào lưỡi hái của chính lực lượng của “chính phủ vì dân” mà lâu nay họ coi như “thiên thần”. Hàng trăm dì phước chết đuối phơi trắng cả một vùng bờ biển; hàng trăm người già, trẻ con chết đuối trong cơn bão biển; những vụ làm tiền, thanh toán thù xưa oán cũ giữa những người lính trên con đường tháo chạy. Trăm ngàn cảnh tượng đau thương xảy ra nào phải do phía cộng sản gây ra như những giọng điệu vu khống, bịa đặt. Bằng những sự kiện thật, dưới mắt người lính khá am tường “nghề nghiệp” tên Hòa, tác giả Kim Lĩnh đã xây dựng được những chân tướng khá độc đáo của sĩ quan và binh lính tháo chạy cùng những chân dung người di tản, trong đó có không ít những người dân lương thiện đã kịp thấy ra chân tướng sự thật trong những ngày hoảng loạn. Bạn cũng nên đọc: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đọc đến những chương cuối cùng, tư tưởng của tác phẩm hiện ra khá rõ, tác giả muốn thông qua những số phận, lên án cuộc chiến tranh tội lỗi, những con người tội lỗi làm tay sai cho địch, đồng thời tác giả cũng đã cho thấy khả năng nhận ra cái đúng, khát vọng trở về hoặc tìm lại cuộc sống bình thường nhưng cao cả với đồng bào mà mình đã bị đánh mất từ khi làm lính đánh thuê. 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy sẽ góp thêm một số tư liệu để bạn đọc hiểu rõ hơn tính chất và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại dẫn đến thắng lợi vang dội năm châu: giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng nước ta.
Lần Theo Dấu Xưa
Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa giúp chúng ta sẽ có dịp biết thêm về chuyện tình duyên của các công chúa thời Lý; về thân phận chẳng hoàn toàn sung sướng của các bà hoàng; về nỗi đau xé lòng của nàng Bình Khương, chồng bị Hồ Quý Ly đem chôn sống trong thành Tây Đô. Bạn cũng sẽ biết được về thiên tình sử thật lâm ly của bà hoàng Cô Tế Minh đầu thời nhà Nguyễn; về tài đá cầu của Thám hoa Đinh Lưu; về cái giá của học vị trạng nguyên nhà họ Nguyễn; về vị nữ tiến sĩ Nho học đầu tiên và duy nhất của nước ta. Lần theo dấu xưa là một trong những tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, thuộc thể loại sách giới thiệu giai thoại vốn có trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách này không giống như bộ “Việt sử giai thoại”. Cách viết cũng có phần khác hơn. Miếng Ngon Hà Nội Hà Nội Băm Sáu Phố Phường 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Dòng đời không bao giờ có thể tái lập nguyên vẹn nhưng tất cả những bài học lớn của mọi dòng đời thì bao giờ cũng cần phải được suy gẫm, đúng như lời đầu sách đã viết: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học”. Xét về cơ sở tư liệu, nguồn khai thác chính yếu của tác giả Nguyễn Khắc Thuần ở đây bao hàm cả chính sử lẫn dã sử. Xét về cách thể hiện, lời bình của sách này dài hơn, và do đó cũng chuyển tải được nhiều suy tư riêng của tác giả. Với 38 giai thoại đặc sắc, Lần Theo Dấu Xưa chắc chắn sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều hiểu biết thú vị.
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại – Herbert P.Bix Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Hồi ký Lý Quang Diệu – Bí Quyết Hóa Rồng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình. Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.