Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đơn Giản Và Thuần Khiết (Upasika Kee Nanayon)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 (Tuyên Hóa)
Lời Tựa Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp. Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp. Chúng ta cũng không khỏi cười thầm khi đọc các lời giải đáp có tính cách sáng tạo pha trò với vần điệu hẳn hoi, như: Kỳ tích của tôi thì nhiều lắm nhưng tôi cũng không biết, đó có phải là Thiên Long Bát Bộ, hay là Địa Long Cửu Bộ, hoặc là Nhân Long Thập Bộ gì không nữa! Nhiều câu giải đáp cần phải có sự phản tỉnh suy ngẫm vì xúc tích ý đạo sâu xa. Như hỏi: Trong chú Lăng Nghiêm, câu chú nào là chú khai trí huệ? Tìm mua: Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Ngài đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: Lười biếng, lười biếng Ta Bà Ha! Có lúc chúng ta cũng cảm thấy không khí nghiêm trang khi Hòa Thượng trịnh trọng tuyên bố những lời cứng rắn như gậy Kim Cang nhát bổ xuống khiến cho mọi người tỉnh thức. Khi hỏi: Tứ đại giai không, chư pháp vô thường, vậy cái gì là bổn lai diện mục? Ngài đáp: Quỷ! Chúng ta thấy qua các câu giải đáp, có lúc cũng như giải nghi luôn cho những thắc mắc của chính mình, và làm sáng tỏ đường lối tu hành như xem bản đồ trước mắt. Hầu hết các lời dạy đều cũng không ngoài Lục Đại Tông Chỉ, và được coi như là thước đo trong việc tầm cầu thiện tri thức. Điều cần thiết là chúng ta phải tự mạnh dạn nhìn thấu vấn đề và dám buông xả, đồng thời cũng tự kiểm soát tâm tánh, dẹp bỏ lòng nóng giận như lửa vô minh mới được ích lợi. Chỉ có vậy mới giúp thêm phần chánh khí trong trời đất khiến cho thế giới hòa bình. Đây cũng là điểm mà Hòa Thượng đã nhiều lần nhắc nhở “nên tụng ba bộ kinh: Kinh Không Nổi Nóng, Kinh Không Phát Cáu và Kinh Không La Mắng Người” khi giải đáp các câu hỏi hầu khuyến tấn mọi người cố gắng thực hành để tìm thấy có niềm an lạc chân thật. Ban Việt NgưDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gậy Kim Cang Hét - Tập 1 PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cửa Không Cửa (Dương Đình Hỷ)
Mục Lục LỜI ĐẦU. 5 CON CHÓ CỦA TRIỆU CHÂU... 7 CON CHỒN HOANG CỦA BÁCH TRƯỢNG.. 13 NGÓN TAY CỦA CÂU CHI.. 17 Tìm mua: Cửa Không Cửa TiKi Lazada Shopee RỢ HỒ KHÔNG RÂU... 21 HƯƠNG NGHIÊM TRÊN CÂY.. 23 THẾ TÔN GIƠ HOA. 26 TRIỆU CHÂU RỬA BÁT... 30 HỀ TRỌNG LÀM XE. 33 PHẬT ĐẠI THÔNG TRÍ THẮNG.. 35 THANH THOÁT LẺ LOI VÀ NGHÈO KHÓ. 38 TRIỆU CHÂU KHÁM PHÁ AM CHỦ. 41 NHAM GỌI CHỦ NHÂN... 44 ĐỨC SƠN BƯNG BÁT. 46 NAM TUYỀN CHÉM MÈO... 49 BA GẬY CỦA ĐỘNG SƠN.. 52 NGHE TIẾNG CHUÔNG MẶC ÁO... 55 BẨY MẢNH. 55 BA LẦN GỌI CỦA QUỐC SƯ. 58 BA CÂN GAI CỦA ĐỘNG SƠN. 61 TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO. 63 ĐẠI LỰC SĨ. 66 QUE CỨT KHÔ CỦA VÂN MÔN. 68 CÂY PHƯỚN CỦA CA DIẾP... 70 CHẲNG PHẢI THIỆN ÁC.. 73 LÌA KHỎI NGÔN NGỮ... 76 HÀNG THỨ BA NÓI PHÁP. 78 HAI TĂNG CUỐN RÈM. 80 KHÔNG PHẢI TÂM, PHẬT... 82 NGHE TIẾNG LONG ĐÀM ĐÃ LÂU... 84 KHÔNG PHẢI GIÓ, KHÔNG PHẢI CỜ. 87 TÂM LÀ PHẬT. 90 TRIỆU CHÂU KHÁM PHÁ BÀ LÃO.. 92 NGOẠI ĐẠO HỎI PHẬT. 95 CHẲNG TÂM, CHẲNG PHẬT... 97 TRÍ CHẲNG LÀ ĐẠO... 99 THIẾN NỮ LÌA HỒN.. 101 TRÊN ĐƯỜNG GẬP NGƯỜI ĐẠT ĐẠO... 105 CÂY BÁCH TRƯỚC SÂN... 107 CON TRÂU QUA CỬA... 111 CÂU NÓI SAI CỦA VÂN MÔN. 113 ĐÁ ĐỔ TỊNH BÌNH.. 115 ĐẠT MA AN TÂM... 118 THIẾU NỮ XUẤT ĐỊNH... 120 TRÚC BỀ CỦA THỦ SƠN... 123 CÂY GẬY CỦA BA TIÊU. 126 HẮN LÀ AI?. 128 ĐẦU GẬY BƯỚC THÊM. 131 ĐÂU SUẤT BA CỬA.. 134 MỘT ĐƯỜNG CỦA CÀN PHONG... 136 LỜI CUỐI.. 138Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cửa Không Cửa PDF của tác giả Dương Đình Hỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Bi Thủy Sám Pháp (Thích Trí Quang)
Mục Lục Tiểu Dẫn …...…….. viii Tựa …... ix Quyển Thượng.…...……. 1 Khai Kinh.…... 2 Tìm mua: Từ Bi Thủy Sám Pháp TiKi Lazada Shopee A1. Mở Đầu Sám Hối... 9 B1. Lý Do Sám Hối...……9 B2. Căn Bản Sám Hối. 11 B3. Những Điều Sám Hối..……….. 11 B4. Phương Tiện Sám Hối..………. 12 B5. Nghĩ Nhớ Tam Bảo Để Sám Hối.………15 B6. Cảnh Giác Vô Thường Và Khổ Báo Để Sám Hối ………...……16 B7. Cảnh Giác Tội Lỗi Để Sám Hối.……… 16 A2. Sám Hối Phiền Não...…. 17 B1. Sám Hối Căn Bản Của Phiền Não.……... 17 B2. Sám Hối Tính Chất Qua Danh Nghĩa Của Phiền Não..…….. 18 B3. Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não.…. 19 B4. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não... 21 B5. Giá Trị Của Sự Sám Hối..…….. 23 B6. Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối. 24 B7. Lặp Lại Cảnh Giác Để Sám Hối.……..…. 25 B8. Sám Hối Những Phiền Não Nặng Nhất...………... 26 B9 Sám Hối Những Phiền Não Nặng Và Sâu...………... 27 B10. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Những Phiền Não Trên..…….. 28 Phát Nguyện Hồi Hướng...….. 30 Quyển Trung.……. 40 Khai Kinh.………..41 B11. Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối...…. 48 Văn Từ Bi Thủy Sám v B12. Sám Hối Sự Chướng Ngại Của Phiền Não...….. 50 B13. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên...…54 A3. Sám Hối Ác Nghiệp...…..55 B1. Giải Tỏa Nghi Hoặc Bằng Cách Phân Loại Về Nghiệp..…….. 55 B2. Sám Hối Tổng Quát Về Ác Nghiệp.……. 57 B3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.………59 B4. Sám Hối Riêng Biệt Về Ác Nghiệp.……..60 C1. Sám Hối 3 Ác Nghiệp Của Thân.…….61 D1. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh.……61 Đ1. Lời nói đầu (lý do sám hối sát sinh và khổ báo của ác nghiệp này …... 61 Đ2. Nguyên Nhân Và Phương Tiện Của Ác Nghiệp Sát Sinh..………. 62 Đ3. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh..….. 63 Đ4. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên ……...……... 65 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp... 67 Đ1. Lời Nói Đầu (Định Nghĩa Trộm Cướp Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này).. 67 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp.. 68 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 71 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.….. 71 Đ1. Lời Nói Đầu (Nỗi Khổ Của Ái Dục Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Dâm Dục). 71 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.……. 72 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 73 C2. Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng.….. 73 D1. Lời Nói Đầu (Khổ Báo Ác Nghiệp Của Miệng).…...…. 73 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thô Ác..………...…74 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá.. 75 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Nặng...……….75 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Lớn...……….. 75 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thêu Dệt ……..…. 76 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Hai Lưỡi ……….77 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng …….….. 77 C3. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……. 78 Văn Từ Bi Thủy Sám vi D1. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……...……... 78 D2. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Này.…….…... 79 Phát Nguyện Hồi Hướng...…...81 Quyển Hạ.………. 91 Khai Kinh.……….. 92 C4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...………. 99 D1. Lời Nói Đầu (Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối) ……...99 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Phật Bảo..……..……….. 101 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Pháp Bảo..……..………. 102 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Vô Ý...……...………102 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Cố Ý.…102 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tăng Bảo..…. 103 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Cả Tam Bảo.…...………104 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...….. 104 C5. Sám Hối Ác Nghiệp Phức Tạp..……...105 D1. Lời Nói Đầu (Tàm Quí Để Sám Hối).………...……….. 105 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Mê Tín...…... 106 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Ngạo Ngược.…….….. 106 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nhậu Nhẹt.……….…. 106 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Tự Thị..….…107 D6. Sám Hối Ác Nghiệp Buôn Lường.………... 107 D7. Sám Hối Ác Nghiệp Tàn Nhẫn.…..108 D8. Sám Hối Ác Nghiệp Phóng Túng...108 D9. Sám Hối Tổng Quát Về Các Ác Nghiệp...…... 109 D10. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên..……. 109 A4. Sám Hối Khổ Báo...…….111 B1. Lời Nói Đầu...………..111 C1. Quả Báo Khó Tránh Nhưng Sám Hối Trừ Được...111 C2. Cảnh Giác Sự Chết Và Khổ Báo.…….112 Văn Từ Bi Thủy Sám vii C3. Cảnh Giác Vô Thường..……112 C4. Cảnh Giác Luân Hồi Khổ Báo.………113 B2. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục..…114 C1. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục A Tì.….. 114 C2. Sám Hối Khổ Báo Các Địa Ngục Khác...……….. 115 C3. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục.…….. 118 B3. Sám Hối Khổ Báo 3 Ác Đạo Khác.…… 119 C1. Lời Nói Đầu (Cảnh Giác Kẻ Chỉ Lo Hiện Tại Mà Không Biết Lo Tương Lai).. 119 C2. Sám Hối Khổ Báo Súc Sinh...120 C3. Sám Hối Khổ Báo Ngạ Quỉ...121. C4. Sám Hối Khổ Báo Quỉ Thần.………... 121 C5. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Khổ Báo Của 3 Ác Đạo..……122 B4. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian..…123 C1. Lời Nói Đầu (Mọi Sự Trái Ý Đều Là Dư Báo).. 123 C2. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian.……….. 124 Phát Nguyện Hồi Hướng.….. Chú Thích.………. 137 Mục Lục..ivĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Bi Thủy Sám Pháp PDF của tác giả Thích Trí Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Bi Thủy Sám Pháp (Thích Trí Quang)
Mục Lục Tiểu Dẫn …...…….. viii Tựa …... ix Quyển Thượng.…...……. 1 Khai Kinh.…... 2 Tìm mua: Từ Bi Thủy Sám Pháp TiKi Lazada Shopee A1. Mở Đầu Sám Hối... 9 B1. Lý Do Sám Hối...……9 B2. Căn Bản Sám Hối. 11 B3. Những Điều Sám Hối..……….. 11 B4. Phương Tiện Sám Hối..………. 12 B5. Nghĩ Nhớ Tam Bảo Để Sám Hối.………15 B6. Cảnh Giác Vô Thường Và Khổ Báo Để Sám Hối ………...……16 B7. Cảnh Giác Tội Lỗi Để Sám Hối.……… 16 A2. Sám Hối Phiền Não...…. 17 B1. Sám Hối Căn Bản Của Phiền Não.……... 17 B2. Sám Hối Tính Chất Qua Danh Nghĩa Của Phiền Não..…….. 18 B3. Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não.…. 19 B4. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não... 21 B5. Giá Trị Của Sự Sám Hối..…….. 23 B6. Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối. 24 B7. Lặp Lại Cảnh Giác Để Sám Hối.……..…. 25 B8. Sám Hối Những Phiền Não Nặng Nhất...………... 26 B9 Sám Hối Những Phiền Não Nặng Và Sâu...………... 27 B10. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Những Phiền Não Trên..…….. 28 Phát Nguyện Hồi Hướng...….. 30 Quyển Trung.……. 40 Khai Kinh.………..41 B11. Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối...…. 48 Văn Từ Bi Thủy Sám v B12. Sám Hối Sự Chướng Ngại Của Phiền Não...….. 50 B13. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên...…54 A3. Sám Hối Ác Nghiệp...…..55 B1. Giải Tỏa Nghi Hoặc Bằng Cách Phân Loại Về Nghiệp..…….. 55 B2. Sám Hối Tổng Quát Về Ác Nghiệp.……. 57 B3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.………59 B4. Sám Hối Riêng Biệt Về Ác Nghiệp.……..60 C1. Sám Hối 3 Ác Nghiệp Của Thân.…….61 D1. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh.……61 Đ1. Lời nói đầu (lý do sám hối sát sinh và khổ báo của ác nghiệp này …... 61 Đ2. Nguyên Nhân Và Phương Tiện Của Ác Nghiệp Sát Sinh..………. 62 Đ3. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh..….. 63 Đ4. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên ……...……... 65 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp... 67 Đ1. Lời Nói Đầu (Định Nghĩa Trộm Cướp Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này).. 67 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp.. 68 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 71 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.….. 71 Đ1. Lời Nói Đầu (Nỗi Khổ Của Ái Dục Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Dâm Dục). 71 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.……. 72 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 73 C2. Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng.….. 73 D1. Lời Nói Đầu (Khổ Báo Ác Nghiệp Của Miệng).…...…. 73 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thô Ác..………...…74 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá.. 75 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Nặng...……….75 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Lớn...……….. 75 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thêu Dệt ……..…. 76 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Hai Lưỡi ……….77 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng …….….. 77 C3. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……. 78 Văn Từ Bi Thủy Sám vi D1. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……...……... 78 D2. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Này.…….…... 79 Phát Nguyện Hồi Hướng...…...81 Quyển Hạ.………. 91 Khai Kinh.……….. 92 C4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...………. 99 D1. Lời Nói Đầu (Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối) ……...99 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Phật Bảo..……..……….. 101 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Pháp Bảo..……..………. 102 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Vô Ý...……...………102 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Cố Ý.…102 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tăng Bảo..…. 103 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Cả Tam Bảo.…...………104 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...….. 104 C5. Sám Hối Ác Nghiệp Phức Tạp..……...105 D1. Lời Nói Đầu (Tàm Quí Để Sám Hối).………...……….. 105 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Mê Tín...…... 106 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Ngạo Ngược.…….….. 106 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nhậu Nhẹt.……….…. 106 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Tự Thị..….…107 D6. Sám Hối Ác Nghiệp Buôn Lường.………... 107 D7. Sám Hối Ác Nghiệp Tàn Nhẫn.…..108 D8. Sám Hối Ác Nghiệp Phóng Túng...108 D9. Sám Hối Tổng Quát Về Các Ác Nghiệp...…... 109 D10. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên..……. 109 A4. Sám Hối Khổ Báo...…….111 B1. Lời Nói Đầu...………..111 C1. Quả Báo Khó Tránh Nhưng Sám Hối Trừ Được...111 C2. Cảnh Giác Sự Chết Và Khổ Báo.…….112 Văn Từ Bi Thủy Sám vii C3. Cảnh Giác Vô Thường..……112 C4. Cảnh Giác Luân Hồi Khổ Báo.………113 B2. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục..…114 C1. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục A Tì.….. 114 C2. Sám Hối Khổ Báo Các Địa Ngục Khác...……….. 115 C3. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục.…….. 118 B3. Sám Hối Khổ Báo 3 Ác Đạo Khác.…… 119 C1. Lời Nói Đầu (Cảnh Giác Kẻ Chỉ Lo Hiện Tại Mà Không Biết Lo Tương Lai).. 119 C2. Sám Hối Khổ Báo Súc Sinh...120 C3. Sám Hối Khổ Báo Ngạ Quỉ...121. C4. Sám Hối Khổ Báo Quỉ Thần.………... 121 C5. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Khổ Báo Của 3 Ác Đạo..……122 B4. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian..…123 C1. Lời Nói Đầu (Mọi Sự Trái Ý Đều Là Dư Báo).. 123 C2. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian.……….. 124 Phát Nguyện Hồi Hướng.….. Chú Thích.………. 137 Mục Lục..ivĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Bi Thủy Sám Pháp PDF của tác giả Thích Trí Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.