Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thương Ly (Tuyết Linh Chi)

Yêu thương của nàng…y luôn bỏ lỡ…

Nganh ngạch của y…làm nàng chùn bước…

Một câu chuyện phủ đầy bức màn duyên phận nặng nề..

Câu chuyện ấy có tên Thương Ly…

Thương ly như nước chảy, dội vào lòng người những âm thanh trong vắt mà bi thương..về một cuộc đời hay nhiều cuộc đời…về một con người hay nhiều con người như thế…về một tình yêu hay không chỉ một tình yêu… Tìm mua: Thương Ly TiKi Lazada Shopee

Từ đầu đến cuối cuộc hành trình, Tuyết Linh Chi luôn để cho người đọc cảm nhận rõ ý nghĩa của hai chữ thương ly, luôn để cho dòng nước bi thương chảy xuống đọng sâu vào hồn người..

Chỉ đơn giản bằng hai chữ ấy, chỉ là kể một câu chuyện dài nhưng như đã trải qua rấy nhiều năm tháng, rất nhiều kiếp người, kiếp đời trong câu chuyện ấy..

Thủ đoạn, mưu mô, nhẫn nhịn, bức ép, ghen tuông, đau đớn, bi phẫn, buồn bực, đau thương…kể từ lúc Nguyệt lão đùa chơi, cuộc đời của họ, của Mỹ Ly, của Tĩnh Hiên, của Vĩnh Hách, của Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên, đã luôn bị những xúc cảm đỏ bủa vây, đã thành một vòng luẩn quẩn, thoát không được chỉ có thể để nó tơ hồng oan trái của Nguyệt lão cứ thế bủa vây, mặc kệ đau đớn, mặc kệ bi thương, cuộc sống vẫn cứ trải qua trên từng trang giấy….

Phải rồi…

Còn gì đau đớn hơn với một Mỹ Ly, trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã yêu một người sâu sắc nhưng không được đáp lại, và rồi vì tình yêu bướng bỉnh đó mà phải trả giá ba năm. Ba năm chờ đợi, ba năm đau đớn, ba năm bất hạnh, ba năm chỉ biết mơ những giấc mơ mộng tưởng, ba năm đủ để biết một cách cách vui tươi yêu đời thành một người con gái trầm lặng, tự ti. Dũng cảm để yêu thương, dũng cảm để đối mặt, dũng cảm để kiên cường đã không còn nữa…trả giá cho một tình yêu, như vậy có phải quá bi thương rồi?

Còn gì vô lý hơn một Tĩnh Hiên, bỏ lỡ mất tình yêu của người con gái vui tươi, ba năm sau gặp lại, lại yêu một người con gái bất hạnh, chỉ muốn một cuộc đời lặng lẽ, để rồi tìm mọi cách chiếm được nàng, tìm mọi cách ở bên nàng, bất chấp nhân lý, bất chấp trái tim người con gái đã bị sẹo bao lần vẫn chưa bao giờ lành hẳn, bất chấp có làm nàng đau lần nữa, bất chấp kéo nàng vào chốn thị phí…

Còn gì oan ức hơn cho một Vĩnh Hách, một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đã bỏ qua một lời đàm tiếu để yêu thương một cách cách từng hại chết người, nhưng rồi không thể vượt nổi cường quyền của một Khách vương gia được hoàng thượng ân sủng, chỉ có thể giữ lại trong tim hình bóng của người con gái nhỏ bé, cam chịu chàng yêu thương?

Và còn một Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên hết lòng, nhẫn nhịn để yêu thương, ghen tuông trong thầm lặng..Nàng ta có bất hạnh như một nhân vật phụ làm nền cho tình yêu của đôi nam nữ chính, cũng có ích kỷ để xen chân làm kẻ thứ ba, cũng có ngang bướng để nhất định chung một chồng…

Vậy rồi sao?

Những cuộc đời bị Nguyệt lão trêu ngươi ấy, đến cuối cùng kẻ còn chẳng có, người mất thì nhiều, đến cuối cùng là một bầu ngưng đọng thương ly.

Tương tư sầu thảm, gặp người làm chi để rồi lại chia ly?

Bữa tiệc nào chẳng có lúc tàn như sao mọc rồi lăn, con người sống rồi chết..

Quá bi thương nên không muốn nhắc đến, chỉ là có những thứ đã để lại không thể xóa nhòa.

Không thể quên được khi bánh xe số phận vẫn cứ quay, nghiến nát những đạo lý thường tình của cuộc sống..

Bất hạnh với Mỹ Ly như con sông chảy không bao giờ cạn, như ngọn thác cao không bao giờ vơi.

Chùn bước trước khí bức người của Tĩnh Hiên, đồng ý gả vào Khánh vương phủ, trong đêm đầu động phòng hoa chúc, tấm vải trắng lại không bẩn bụi trần như thách thức nàng, như trêu ngươi nàng, như nói với nàng rằng, dù nàng có chạy đi đâu, đau đớn sẽ tìm ra nàng, bi thương sẽ ùa đến nàng, mãi mãi như vậy…

Nàng đành cam chịu..

Cam chịu để chồng mình nghi ngờ mình là hỗn thê

Cam chịu yên lặng khi chồng mình nghĩ đứa con đang mang là của Vĩnh Hách

Cam chịu tháng ngày trôi đi nợ thêm chồng chất nợ, đau thêm chồng chất đau, Vĩnh Hách chết trên sa trường dường như là nàng đã đẩy y vào cõi chết đó, Tĩnh Hiên nói rằng sẽ vì Vĩnh Hách mà nuôi nấng đứa trẻ trong bụng nàng..

Bi thương thay người thiếu phụ không còn đủ kiên cường để giải thích, cứ để hiểu lầm nuôi lớn tháng năm.

Nhưng nàng đau đớn cũng không sao, đứa trẻ vô tội ấy sao còn phải đau đớn cũng nàng?

Không phải con chính thất, không được cha mình công nhận là con trai, một đứa trẻ ngây thơ đã hứng chịu quá nhiều buồn thương để trưởng thành, đến nỗi chỉ có mong một món quà nó không bao giờ mua được…a mã của nó…a mã của Doãn Khác..

Nàng không thể đứng nhìn, cũng không thể để con trai đau lòng thêm nữa, đánh đổi một tính mạng, đánh đổi một cuộc đời vì một ánh sáng duy nhất trong đời nàng có gì là không đáng…Nàng tình nguyện…cam chịu chết đi…

Ly biệt nhân gian, có gì đáng sợ?

Cái đáng sợ nhiều hơn..sống ở đời mà không được yêu thương…

Một liều thuốc độc đưa người vào vĩnh hằng sâu thẳm..

Họa với dòng nước thương ly chảy ra đại dương xanh..

Để rồi như thế vẫn chưa đủ, để rồi hai người đã đi khỏi vòng luẩn quẩn ấy vẫn chưa xong, những con người bị số phận trêu ngươi lần lượt bước ra và chôn vùi mình vào đất..

Chỉ là đến cuối cùng vẫn còn vương lại những ưu tư.

Vẫn còn nhớ rõ nụ cười của nàng khi Tố Doanh hỏi nàng có yêu Tĩnh Hiên? Nàng chỉ trả lời bằng một nụ cười thật nhẹ….

Có lẽ là yêu..

Có lẽ vẫn yêu..

Như việc đôi khi ta luôn tìm kiếm những thứ có thể thay thế thứ đã mất đi, nhưng tìm hoài, tìm hoài vẫn không thấy, bởi một lẽ khoảng trống ấy vẫn luôn được lấp đầy, chỉ là ta tạm thời quên đi mà thôi.

Như những hòn sỏi đến cuối cùng mới được đào lên và được mang theo chiến trường cho đến khi đổ máu..

Như ba năm trước nàng đã mong khi ở trong cung cấm ấy: “Tĩnh Hiên đưa đi Mỹ Ly”

Như nhiều năm sau y đã ước khi sót lại hơi thở cuối cùng nơi sa trận: “ Mỹ Ly đưa đi Tĩnh Hiên”

Đến cuối cùng không còn biết ai đã đúng ai đã sai, không cần biết ai nên hay không nên nữa…ánh sáng đã mở ra nơi chân trời….có lẽ ở nơi nào đó, cuộc sống của họ mởi bắt đầu ươm mầm nảy nở, mặc kệ gió vẫn hát, đất trời vẫn ca những lời ngày xưa đã từng có ai cất thành lời…

Gặp đúng người đúng thời điểm, là HẠNH PHÚC

Gặp đúng người sai thời điểm, là BI THƯƠNG

Gặp sai người đúng thời điểm, là BẤT LỰC

Gặp sai người sai thời điểm, là THÊ LƯƠNG.

Chỉ cầu cho họ có đủ dũng cảm để tìm nhau, gặp nhau và lại yêu thương nhau trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời nơi ấy…

Người viết: Danchan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thương Ly PDF của tác giả Tuyết Linh Chi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Truyện cổ Grim hay nhất
Truyện Cổ Grim hay nhất Truyện cổ Grim – Anh em nhà Grim Truyện cổ Grim là bộ truyện cổ dân gian Đức do hai anh em Jacob Grimm và Wilhelm Grimm sưu tầm ghi chép lại. Cả hai ông đều là những nhà ngôn ngữ học. Bộ sách được xuất bản ở Đức lần đầu tiên năm 1812, có tên gọi “Truyện cổ tích kể cho trẻ em và trong gia đình”. Mục đích của hai tác giả là kể lại cho trẻ nhỏ nghe những câu chuyện tưởng tượng để nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ trong trắng của các em, khiến mọi người thấy cuộc sống tươi vui và có những bài học răn dạy người đời. Truyện cổ Grim được biên soạn, chỉnh lí bằng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dí dỏm và giàu hình ảnh. Câu văn được mài dũa kĩ lưỡng nhưng vẫn giữ lối kể chuyện dân gian. Kể từ khi hai anh em nhà Grimm mất, để tưởng nhớ công lao của hai ông, trong những lần tái bản sau đó, bộ sách mới có tên là “Truyện cổ Grim”. Đọc thêm: Trạng Quỳnh Tuyển tập truyện cười Vova Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Hai thế kỷ đã trôi qua, những câu chuyện kể trong Truyện cổ Grim đã làm lay động hàng triệu trái tim của những độc giả nhỏ tuổi trên khắp thế giới. Cuốn sách “Truyện cổ Grim hay nhất” tập hợp những câu chuyện điển hình, đi sâu vào tiềm thức người đọc bao thế hệ. Mỗi câu chuyện trong bộ sách sẽ kể cho trẻ bao điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ, đồng thời cung cấp cho trẻ những bài học cuộc sống ý nghĩa.
Biểu Tượng Thất Truyền
Biểu Tượng Thất Truyền của Dan Brown Biểu Tượng Thất Truyền Sau Mật mã Da Vinci và Thiên thần và ác quỷ, Biểu Tượng Thất Truyền lại lập đỉnh mới về kỷ lục xuất bản – in liền 6 triệu bản ngay trong lần ấn hành thứ nhất tại Mỹ và bán hết veo 1 triệu bản chỉ trong buổi phát hành đầu tiên. Đâu cũng chính là cuốn tiểu thuyết thứ ba có sự xuất hiện của nhân vật Robert Langdon – một nhà nghiên cứu biểu tượng của trường Đại học Harvard. Biểu Tượng Thất Truyền là cuộc phiêu lưu của nhà biểu tượng học lừng danh Robert Landon vào những bí mật xa xưa – đó là Hội Tam điểm, một hội kín có lịch sử lâu đời cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Các chi tiết về Hội Tam điểm được thuật lại với ít nhiều kinh dị: người gia nhập phải đeo thòng lọng, mình vận bộ áo tử tù thời Trung cổ, bưng chiếc sọ người đựng đầy rượu vang màu đỏ máu, tuyên thệ rồi uống thứ rượu đó sau khi nghe những lời cảnh báo đầy đe dọa về cực hình và trả giá. Mật Mã Maya Đảo Giấu Vàng Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn Ngay cả cách tĩnh tọa của Hội Tam điểm cũng tỏ ra rất bất bình thường, hội viên trầm tư mặc tưởng trong phòng Suy niệm nồng nặc mùi lưu huỳnh và trang hoàng toàn đầu lâu, xương người, lưỡi hái Là cuốn tiểu thuyết kết hợp giữa hư cấu và thực tế, giữa khoa học và đức tin, giữa mật mã và giải mã, Biểu tượng thất truyền được New York Times cảnh báo: “Đã cầm quyển sách trên tay thì bạn không còn cách gì thả nó xuống”. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến những fan hâm mộ của nhà văn Dan Brown bộ tiểu thuyết Biểu Tượng Thất Truyền.
Chiến Binh Cầu Vồng
Chiến Binh Cầu VồngCuốn sách nhỏ bé chứa đựng bên trong nó nghị lực phi thường của 10 đứa trẻ nghèo đói (nhưng ham học mãnh liệt), 1 người cha đánh cá nghèo khổ (phải gồng mình nuôi mười bốn miệng ăn nhưng dám-can-đảm cho con trai của mình đi học), 1 thầy hiệu trưởng (yêu nghề, yêu học trò đến khi nhắm mắt vẫn không yên) và 1 cô giáo (dám đương đầu với thế lực, cửa quyền để bảo vệ đến cùng ngôi trường xiêu vẹo)…Cứ tỉ tê, tỉ tê tự nhiên theo giọng kể chứa đầy cảm xúc (cái cảm xúc đau đớn, phẫn nộ nhưng đầy tuyệt vọng) cuốn sách dẫn chứng nhiều nghịch lý đau lòng của cái giàu và cái nghèo, của quyền lực và sự thân cô thế cô.Nhưng điều tôi buồn nhất, bất mãn nhất là nỗ lực được đi học, được thoát nghèo, được trở thành 1 nhà toán học của Lintang đã không thoát khỏi định mệnh của cái nghèo. Thực tế cuộc sống ác nghiệt đến mức bóp tan tành và vùi dập giấc mơ của 1 đứa trẻ. Chấp nhận là chấp nhận thế nào???Giá mà, tất cả những nhà giáo, những người làm giáo dục có thể đọc được cuốn sách phi thường này…Mọi công dân đều có quyền học hành (Hiến pháp Nước Cộng hòa Indonesia, Điều 33)©“Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất, và tâm hồn phong phú, một thứ gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát mơ ước. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thật sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học.” – (Trích tác phẩm)***Trong ngày khai giảng, nhờ sự xuất hiện vào phút chót của cậu bé thiểu năng trí tuệ Harun, trường Muhammadiyah may mắn thoát khỏi nguy cơ đóng cửa. Nhưng ước mơ dạy và học trong ngôi trường Hồi giáo ấy liệu sẽ đi về đâu, khi ngôi trường xập xệ dường như sẵn sàng sụp xuống bất cứ lúc nào, khi lời đe dọa đóng cửa từ viên thanh tra giáo dục luôn lơ lửng trên đầu, khi những cỗ máy xúc hung dữ đang chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc…? Và liệu niềm đam mê học tập của những Chiến binh Cầu vồng đó có đủ sức chinh phục quãng đường ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số, rồi đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người, chưa kể sự mê hoặc từ những chuyến phiêu lưu chết người theo tiếng gọi của ngài pháp sư bí ẩn trên đảo Hải Tặc, cùng sức cám dỗ khôn cưỡng từ những đồng tiền còm kiếm được nhờ công việc cu li toàn thời gian …?Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.Tác phẩm đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của  văn học Indonesia hiện đại.***Sơ lược về tác giảAndrea Hirata là nhà văn Indonesia ăn khách nhất từ trước đến nay. Tác phẩm đầu tay của ông, Chiến binh Cầu vồng (trong tiếng Indonesia là Laskar Penlangi) được dựa trên câu chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 2005, cuốn sách về ước mơ và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò trường Muhammadiyah để gìn giữ giáo dục cho chính mình đã đạt thành công vang dội.Chiến binh Cầu vồng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, nhạc kịch và phim truyền hình. Bộ phim Chiến binh Cầu vồng đạt doanh thu cao kỷ lục ởIndonesia đồng thời giành được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế.Nhờ thành công của bộ phim và cuốn sách, lượng khách du lịch tới đảo Belitong đã tăng đột biến.
Yêu Những Ngày Nắng Chẳng Ghét Những Ngày Mưa
Yêu Những Ngày Nắng Chẳng Ghét Những Ngày MưaSau thành công của “Tô bình yên vẽ hạnh phúc” và “Mình chỉ là người bình thường”, chàng họa sĩ nổi tiếng đa tài Kulzsc đã quay trở lại với “Yêu những ngày nắng Chẳng ghét những ngày mưa”. Cuốn sách là sự kết hợp hài hòa và thú vị của thể loại Sách tản văn và Sách tô màu. Đặc biệt hơn cả, “Yêu những ngày nắng Chẳng ghét những ngày mưa” còn là hành trình VẼ ĐỂ CHỮA LÀNH. Qua 168 trang sách, Kulzsc khéo léo dẫn bạn vào thế giới đầy màu sắc với đầy đủ cung bậc cảm xúc. Nơi bạn có thể thoải mái bật cười nhưng đồng thời cũng có thể thả lỏng để nỗi buồn trôi đi.Mỗi bức tranh là một lời tâm tình thủ thỉ của tác giả, rằng:– “Dành thời gian yêu cả nỗi buồn vì chúng ta dường như quá thiên vị nụ cười…”– “Nếu bạn nhìn cuộc sống xung quanh bằng một góc nhìn dễ thương thì mọi thứ đều trở nên dễ thương!”– “Hành trang vào đời mình mong bạn có đủ dũng cảm. Dũng cảm lựa chọn – Dũng cảm yêu thương – Dũng cảm tin tưởng – Dũng cảm trải nghiệm và Dũng cảm chấp nhận” …   Nếu bạn đặt bút vẽ vào một “ngày nắng”, hi vọng bạn thêm trân trọng và biết ơn với những điều giản đơn mà cuộc đời ban tặng mình.Nếu bạn đặt bút vẽ vào một “ngày mưa”, hi vọng bạn đủ hiểu, bao dung và dịu dàng với nỗi buồn của chính mình.Hành trình chữa lành chỉ thực sự diễn ra khi chúng ta yêu bản thân từ bên trong, trong những ngày mình “đẹp đẽ” và cả những ngày ta “xấu xí”.   Mong rằng với “Yêu những ngày nắng Chẳng ghét những ngày mưa” bạn sẽ được truyền một chút cảm hứng để vẽ mọi thứ xung quanh cuộc sống của mình, theo một cách giản đơn hơn, dễ thương hơn, mang nhiều tình yêu thương hơn. Bạn không cần vẽ giống bất cứ ai, cũng không cần vẽ thật nắn nót, hãy cứ sáng tạo và tìm tòi. Hãy để cuốn sách này mang dấu ấn riêng của bạn, mang cả những tâm tư, góc nhìn của bạn.