Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau (Trần Huy Toàn)

Cái gốc của trồng người chính là giáo dục. Vạn nghề trong xã hội cũng từ giáo dục mà ra, từ chủ tịch nước, giáo sư, bác sĩ, bộ đội,.đến người ăn xin, tội phạm; kẻ vô nhân tính... cũng đều là kết quả của hệ thống giáo dục. Vậy cốt lõi nền tảng của mỗi quốc gia, xã hội chính là giáo dục. Một xã hội muốn phát triển thì phải lấy giáo dục làm gốc. Giáo dục từ cách ứng xử, đạo đức, lễ nghĩa, hành xử, văn hóa, truyền thống, nghề nghiệp...

Vậy làm thế nào để phát triển giáo dục? Giáo dục con người cần có tình yêu và trí tuệ. Trí tuệ chỉ có thể phát triển đúng đắn nếu nó được nuôi dưỡng bởi tình yêu thuần khiết. Tình yêu chỉ có thể thăng hoa nếu nó được nuôi dưỡng bởi một trí tuệ minh triết.

Cái gốc của con người chính là nhân cách, là đạo đức và tình thương. Vậy giáo dục con người cũng phải đi từ cái gốc đi lên. Nếu chưa có nhân cách tốt thì sẽ không thể tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ xã hội được.

Khi bạn đã tạo ra một con người với nhân cách tốt, đạo đức tốt và tràn ngập tình yêu thương thì dù chúng ra đời có làm cái gì, học cái gì đi chăng nữa thì cũng đều tốt đẹp cả. Bởi vì chúng có cái gốc chắc chắn, có gốc chắc thì cây đời sẽ nở hoa, sẽ vươn cao bay xa mãi mãi không có điểm dừng. Giáo dục cũng theo đó mà tiến đến vô cùng, vô tận.

Mỗi cá nhân trong xã hội này đều không giống nhau về mọi mặt, từ cái vân tay, hình dáng, tính cách, tài năng... Nếu biết khai thác tài năng của mỗi cá nhân, vun trồng nó lên để mỗi cá nhân là một thiên tài xuất chúng trong lĩnh vực của mình. Được như vậy thế giới này sẽ muôn màu muôn vẻ, mỗi cá nhân đều sẽ cống hiến hết mình bởi tài năng của họ được xã hội công nhận, họ cảm thấy mình có giá trị sống, họ vui vì được phục vụ nhân loại. Tìm mua: Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau TiKi Lazada Shopee

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế và cải cách giáo dục, ngày càng nhiều phụ huynh chú ý hơn đến việc giáo dục con cái bằng tình yêu thương vô điều kiện và yêu thương trong minh triết mang lại sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất cho con em mình. Với mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam, sách "TINH HOA GIÁO DỤC - di sản cho muôn đời sau" dành cho phụ huynh được ra đời dựa trên sự thấu hiểu thế giới tâm hồn trẻ em; hiểu biết về con người; khoa học hành vi; các quy luật vận hành trong trời đất.

Khác với các sách riêng lẻ về giáo dục, sách TINH HOA GIÁO DỤC được kết tinh từ tri thức cốt lõi để các bậc phụ huynh, ông bà có thể tự giáo dục con cái tại nhà, cũng là kim chỉ nam cho cải cách giáo dục chính quy hay bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Hiện nay với cuộc sống bộn bề mưu sinh, nhiều bậc phụ huynh vẫn đang gửi gắm con em mình cho nhà trường, xã hội mà quên đi giáo dục nền tảng cho con cái. Tuy rằng cuốn sách chưa hoàn hảo nhưng tôi tin rằng nó phù hợp với tầm nhận thức số đông tại thời điểm này.

Trẻ em như búp trên cành, uốn sao cho thẳng nên cành hoa thơm. Gốc cây có tốt, thân có thẳng thì mới có thể khỏe mạnh, vươn cao. Cũng vậy, trong công cuộc trồng người nhân cách của trẻ có đẹp, có sáng, có ước mơ, sáng tạo, dám sống, dám thể hiện, dám chịu trách nhiệm mới là trẻ em thế kỷ 21, là con ngoan trò giỏi, là công dân tốt giúp ích được cho gia đình, xã hội. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho các gia đình Việt Nam, thay đổi tư duy giáo dục để ươm mầm xanh cho đất nước.

Xin chân thành cám ơn!

MỤC LỤC

Dẫn nhập.

Lời giới thiệu

Làm sao chuyển đổi kiến thức từ sách thành của mình?

Chương 1. Hiểu biết về con người, biết cách giáo dục hiệu quả

Chương 2. Cối lõi của giáo dục, là đánh thức tình yêu thương

Chương 3. Học làm bố mẹ cần có khoa học và kỹ thuật

Chương 4. Cảm xúc - bí mật của hạnh phúc

Chương 5. Phương pháp xử lý khóc, mè nheo hiệu quả

Chương 6. Cách giải quyết sai lầm, thất bại giúp con trưởng thành bước vào đời

Chương 7. Giải pháp cho các vấn đề trong bữa ăn và bài học làm người

Chương 8. Điều thế kỷ 21 cần - sáng tạo

Chương 9. Ba không thỏa mãn, phương pháp đặc biệt giúp con tự chủ trước những cám dỗ thời đại

Chương 10. Bố mẹ học cách nhẫn nại, khơi dậy được tính kiên trì trong con

Chương 11. Lao động giúp hoàn thiện con người - thân tâm trí

Chương 12. Thấu hiểu về con người, nuôi dưỡng con thuận tự nhiên

Chương 13. Giáo dục tiềm thức, quyết định tương lai của trẻ

Chương 14. Dạy con thành người thông minh thì dễ, giáo dục con làm người tử tế khó hơn nhiều

Chương 15. Nói sao cho trẻ chịu nghe

Chương 16. Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể

Chương 17. Làm người nên biết học cách lắng nghe

Chương 18. Thành tín thành thật thành người

Chương 19. Cách trả lời thông minh cho những câu hỏi “vì sao”, “tại sao” của trẻ

Chương 20. Khơi gợi khả năng quan sát, là chìa khoá dẫn đến trí tuệ đỉnh cao

Chương 21. Ngừng so sánh, để con vượt lên chính mình

Chương 22. Khen ngợi trong hành vi

Chương 23. Những bài học vô giá từ các loài chim tu hú nuôi con

Chương 24. Tự do tư duy - nhiệm vụ tối thượng của người làm giáo dục

Chương 25. Bước ngoặt tuổi dậy thì, biến cá chép hóa rồng

Chương 26. Phương pháp giáo dục cho trẻ trong kỷ nguyên mới, lối thoát cho nền giáo dục hiện hành

Chương 27. Thức tỉnh tâm linh, thức tỉnh mục đích sống

Chương 28. Vận dụng quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nhằm chủ ý tác động đến tâm thức trẻ

Chương 29. Muốn phát triển bền vững nên thuận theo quy luật âm dương

Chương 30. Cuộc cách mạng nội tâm, con đường dẫn đến những giá trị vĩnh hằng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau PDF của tác giả Trần Huy Toàn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Thực Tế Giữa Đời Thực Dụng (Mễ Mông)
THỰC DỤNG Ư? KHÔNG HỀ, TÔI CHỈ RẤT THỰC TẾ THÔI! Con người muốn trưởng thành đều phải trải qua ba lần lột xác “phá kén hóa bướm”. Lần đầu tiên là khi nhận ra mình không phải trung tâm thế giới. Lần thứ hai là khi phát hiện ra dù cố gắng đến đâu vẫn có những việc cảm thấy thật bất lực. Lần thứ ba là khi biết rõ có những việc bản thân không thể làm được nhưng vẫn cố tranh đấu đến cùng. Trưởng thành là khi chúng ta hiểu ra rằng, không thể sống quá thật thà, quá trong sáng giữa cuộc đời đầy biến cố này. Thay vì kêu than “Thế giới này thực tế đến thực dụng!”, sao bạn không tự hỏi “Thực tế có gì không tốt?” Ít nhất, thực tế sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, dạy bạn cách vượt qua nghịch cảnh, trung thực với chính mình. Khi bạn chưa đủ mạnh mẽ, cơ hội dù là nhỏ nhất cũng không đến với bạn. Khi bạn đủ tài giỏi, bạn chẳng thể ngăn nổi hàng vạn cơ hội đến với mình, mọi thứ bạn muốn đều chủ động chạy về phía bạn. Thế giới này làm gì có đưa than ngày tuyết rơi, chỉ có dệt hoa lên gấm thôi. Bạn muốn được người khác dệt hoa lên gấm, trước tiên bạn phải trở thành gấm đã. Thế giới này làm gì có đưa than ngày tuyết rơi, chỉ có dệt hoa lên gấm thôi. Tìm mua: Sống Thực Tế Giữa Đời Thực Dụng TiKi Lazada Shopee Bạn muốn được người khác dệt hoa lên gấm, trước tiên bạn phải trở thành gấm đã. Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế. Nhưng có một ngày tôi cũng hiểu ra, thực dụng thì có gì không tốt? Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Thực Tế Giữa Đời Thực Dụng PDF của tác giả Mễ Mông nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Thiên Lý (Nguyễn Hiến Lê)
Tôi dùng hồi kí của tôi với những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mĩ giữa thế kỉ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ Bắc Việt), người đầu tiên trôi nổi qua Mĩ, theo một đoàn đi tìm vàng, trải nhiều gian nan; và khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “Bình Tây sát tả” trong Đồng Tháp Mười. Ý nghĩa chuyện đó ở trong đoạn cuối, lời tôi nói với một người chắt của cụ Lê Kim ở Gia Định vào khoảng 1950: “Cụ Lê Kim có phải là người Việt đầu tiên qua Mĩ không, điểm đó không quan trọng gì đối với chính sự. Vậy mà tìm ra được đủ chứng cứ và ít nhiều chi tiết, bác (tức người kể chuyện) đã phải bỏ ra… tới nay là non bốn chục năm đấy, và phải nhờ vài sự ngẫu nhiên lạ lùng với mấy người giúp sức nữa. Trong khi tìm tôi có những lúc cũng chán nản mà cũng có những lúc phấn khởi say mê, tìm ra được rồi rất mừng, nhưng chỉ được một lúc… cũng như cụ Lê Kim mạo hiểm đi hết con đường Thiên lý, tới miền có mỏ vàng thì chán nản, trở về nước khai hoang, kháng chiến. Vàng là cái mà cụ coi thường nhất - danh vọng cũng vậy - cụ chỉ muốn tìm ý nghĩa cho cuộc sống “và sự say mê trong hành động”. Truyện đó tôi đặt cho nhan đề: “Con đường thiên lí” vì hồi trẻ tôi muốn viết một tập Du kí từ Nam ra Bắc mang nhan đề đó, mà không có cơ hội thực hiện được. Tìm mua: Con Đường Thiên Lý TiKi Lazada Shopee Tôi viết xong năm 1972, định dăm năm sau sẽ giao cho nhà Lá Bối xuất bản. Ông giám đốc nhà Lá Bối và vài người nữa khen truyện rất hấp dẫn. Chưa kịp xuất bản thì miền Nam được giải phóng. Truyện dài khoảng 250 trang, ghi được một số hồi kí của tôi, như cảnh ngã ba Bạch Hạc, cảnh đền Hùng, tình hình hồi đầu thời kháng Pháp ở thôn quê miền Nam… Từ hai chục năm nay có phong trào đua nhau học tư. Mới bãi trường được nửa tháng, cha mẹ nghèo tới mấy cũng rán kiếm tiền cho con đi học tư, thúc chúng đi học tư, dù chúng dư sức lên lớp, cơ hồ ngại rằng chúng nghỉ ở nhà lâu quá thì lêu lỏng. Cho nên tuy nghỉ hè ba tháng mà sự thực học sinh chỉ được nghỉ có một tháng. Mà ngay trong tháng đó, họ cũng chỉ không tới trường thôi chứ đâu được thoát ra khỏi không khí náo nhiệt của thành phố, đâu được tiếp xúc với thiên nhiên, với đồng ruộng, cây cỏ mây nước, nông dân, óc họ đâu được nghỉ ngơi. Họ đi coi xi nê, thụt bi da, hợp nhau tán gẫu, hoặc ca những bản giật gân, hút “ba số” Sa lem, uống la-ve, và lắm lúc chắc họ thấy cuồng cẳng, rủ nhau từng đoàn chờ nhau, phóng Honda như bay trên các con đường rộng thành phố và không ngày nào không xảy ra những tai nạn Honda. Đôi khi học cũng lên Đà Lạt, ra Vũng Tàu, nhất là Vũng Tàu ngày nay không còn là thành phố Việt Nam nữa, càng không phải là thiên nhiên: cũng vẫn lối sống hỗn độn, huyên náo, xô bồ, có phần còn hơn Sài Gòn, thành thử có rừng núi đấy mà họ không nghe thấy tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách, có trời biển đấy mà họ không được hưởng cái thú nhìn mây trôi và sóng nhấp nhô vì trí óc họ có lúc nào được tĩnh đâu, thần kinh họ có lúc nào được dịu đâu. Thực tình tôi thương cho họ, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất trong đời mà phải sống trong cái không khí chiến tranh, bom đạn, máy móc, máy thâu thanh, máy tivi… thì làm sao tâm hồn hồn họ không cằn cỗi được, làm sao họ còn cảm được cái đẹp hồn nhiên, cái hạnh phúc bình dị? Làm sao sức khỏe họ chẳng mau suy, lòng họ chẳng chua chát, phẫn uất? Hồi xưa chúng tôi không có nhiều tiện nghi như họ bây giờ, ngay cả những vật cần thiết như chiếc đồng hồ, cây viết máy, chiếc xe đạp, cũng không có nữa, nhưng chúng tôi sướng hơn họ nhiều. Chúng tôi được nghỉ trọn ba tháng hè, vì không ai đi học tư, dù phải thi lại thì cũng về nhà tự ôn lấy bài chứ không có trường dạy tư hoặc không có tiền để học tư. Vì nghỉ lâu, phải xa cách nhau lâu, nên một tuần lễ trước ngày bãi trường, chúng tôi có một tâm trạng nửa vui nửa buồn: vui vì khỏi phải học bài, sắp được về thăm quê, buồn vì sắp phải xa bạn xa thầy. Suốt chín tháng, mải lo học, ít ai có dịp tâm sự; lúc này vài ba bạn thân mới rủ nhau những ngày nghỉ, hoặc những giờ “etude”[1] nghĩa là những giờ không có “cua”[2], tản bộ trong vườn Bách Thảo, hoặc trên đường Cổ Ngư, ngồi dưới bóng hoàng lan, hoặc dưới gốc đa kể lể chuyện nhà hoặc chuyện riêng của nhau, chí hướng cùng ước vọng sau này của nhau. Hầu hết là nghèo, trong túi chỉ có dăm xu hay nhiều lắm là một hào, nhiều khi túi rỗng nữa, cho nên có cao hứng lắm mới mời bạn ăn một cái bánh nhợm, uống một chén nước trà tươi ở một quán lá trên đê Yên Phụ; nhưng tuổi trẻ mà tin ở khả năng, ở tương lai của mình, thì cảnh nghèo là một sự kích thích, càng nung chí ta thêm,và khi gặp được một bạn cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng thì thật không gì vui bằng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Thiên Lý PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Thiên Lý (Nguyễn Hiến Lê)
Tôi dùng hồi kí của tôi với những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mĩ giữa thế kỉ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ Bắc Việt), người đầu tiên trôi nổi qua Mĩ, theo một đoàn đi tìm vàng, trải nhiều gian nan; và khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “Bình Tây sát tả” trong Đồng Tháp Mười. Ý nghĩa chuyện đó ở trong đoạn cuối, lời tôi nói với một người chắt của cụ Lê Kim ở Gia Định vào khoảng 1950: “Cụ Lê Kim có phải là người Việt đầu tiên qua Mĩ không, điểm đó không quan trọng gì đối với chính sự. Vậy mà tìm ra được đủ chứng cứ và ít nhiều chi tiết, bác (tức người kể chuyện) đã phải bỏ ra… tới nay là non bốn chục năm đấy, và phải nhờ vài sự ngẫu nhiên lạ lùng với mấy người giúp sức nữa. Trong khi tìm tôi có những lúc cũng chán nản mà cũng có những lúc phấn khởi say mê, tìm ra được rồi rất mừng, nhưng chỉ được một lúc… cũng như cụ Lê Kim mạo hiểm đi hết con đường Thiên lý, tới miền có mỏ vàng thì chán nản, trở về nước khai hoang, kháng chiến. Vàng là cái mà cụ coi thường nhất - danh vọng cũng vậy - cụ chỉ muốn tìm ý nghĩa cho cuộc sống “và sự say mê trong hành động”. Truyện đó tôi đặt cho nhan đề: “Con đường thiên lí” vì hồi trẻ tôi muốn viết một tập Du kí từ Nam ra Bắc mang nhan đề đó, mà không có cơ hội thực hiện được. Tìm mua: Con Đường Thiên Lý TiKi Lazada Shopee Tôi viết xong năm 1972, định dăm năm sau sẽ giao cho nhà Lá Bối xuất bản. Ông giám đốc nhà Lá Bối và vài người nữa khen truyện rất hấp dẫn. Chưa kịp xuất bản thì miền Nam được giải phóng. Truyện dài khoảng 250 trang, ghi được một số hồi kí của tôi, như cảnh ngã ba Bạch Hạc, cảnh đền Hùng, tình hình hồi đầu thời kháng Pháp ở thôn quê miền Nam… Từ hai chục năm nay có phong trào đua nhau học tư. Mới bãi trường được nửa tháng, cha mẹ nghèo tới mấy cũng rán kiếm tiền cho con đi học tư, thúc chúng đi học tư, dù chúng dư sức lên lớp, cơ hồ ngại rằng chúng nghỉ ở nhà lâu quá thì lêu lỏng. Cho nên tuy nghỉ hè ba tháng mà sự thực học sinh chỉ được nghỉ có một tháng. Mà ngay trong tháng đó, họ cũng chỉ không tới trường thôi chứ đâu được thoát ra khỏi không khí náo nhiệt của thành phố, đâu được tiếp xúc với thiên nhiên, với đồng ruộng, cây cỏ mây nước, nông dân, óc họ đâu được nghỉ ngơi. Họ đi coi xi nê, thụt bi da, hợp nhau tán gẫu, hoặc ca những bản giật gân, hút “ba số” Sa lem, uống la-ve, và lắm lúc chắc họ thấy cuồng cẳng, rủ nhau từng đoàn chờ nhau, phóng Honda như bay trên các con đường rộng thành phố và không ngày nào không xảy ra những tai nạn Honda. Đôi khi học cũng lên Đà Lạt, ra Vũng Tàu, nhất là Vũng Tàu ngày nay không còn là thành phố Việt Nam nữa, càng không phải là thiên nhiên: cũng vẫn lối sống hỗn độn, huyên náo, xô bồ, có phần còn hơn Sài Gòn, thành thử có rừng núi đấy mà họ không nghe thấy tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách, có trời biển đấy mà họ không được hưởng cái thú nhìn mây trôi và sóng nhấp nhô vì trí óc họ có lúc nào được tĩnh đâu, thần kinh họ có lúc nào được dịu đâu. Thực tình tôi thương cho họ, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất trong đời mà phải sống trong cái không khí chiến tranh, bom đạn, máy móc, máy thâu thanh, máy tivi… thì làm sao tâm hồn hồn họ không cằn cỗi được, làm sao họ còn cảm được cái đẹp hồn nhiên, cái hạnh phúc bình dị? Làm sao sức khỏe họ chẳng mau suy, lòng họ chẳng chua chát, phẫn uất? Hồi xưa chúng tôi không có nhiều tiện nghi như họ bây giờ, ngay cả những vật cần thiết như chiếc đồng hồ, cây viết máy, chiếc xe đạp, cũng không có nữa, nhưng chúng tôi sướng hơn họ nhiều. Chúng tôi được nghỉ trọn ba tháng hè, vì không ai đi học tư, dù phải thi lại thì cũng về nhà tự ôn lấy bài chứ không có trường dạy tư hoặc không có tiền để học tư. Vì nghỉ lâu, phải xa cách nhau lâu, nên một tuần lễ trước ngày bãi trường, chúng tôi có một tâm trạng nửa vui nửa buồn: vui vì khỏi phải học bài, sắp được về thăm quê, buồn vì sắp phải xa bạn xa thầy. Suốt chín tháng, mải lo học, ít ai có dịp tâm sự; lúc này vài ba bạn thân mới rủ nhau những ngày nghỉ, hoặc những giờ “etude”[1] nghĩa là những giờ không có “cua”[2], tản bộ trong vườn Bách Thảo, hoặc trên đường Cổ Ngư, ngồi dưới bóng hoàng lan, hoặc dưới gốc đa kể lể chuyện nhà hoặc chuyện riêng của nhau, chí hướng cùng ước vọng sau này của nhau. Hầu hết là nghèo, trong túi chỉ có dăm xu hay nhiều lắm là một hào, nhiều khi túi rỗng nữa, cho nên có cao hứng lắm mới mời bạn ăn một cái bánh nhợm, uống một chén nước trà tươi ở một quán lá trên đê Yên Phụ; nhưng tuổi trẻ mà tin ở khả năng, ở tương lai của mình, thì cảnh nghèo là một sự kích thích, càng nung chí ta thêm,và khi gặp được một bạn cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng thì thật không gì vui bằng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Thiên Lý PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Càng Mạnh Mẽ, Càng Dịu Dàng (Lý Ái Linh)
“Trong công việc phụ nữ cũng phải cố gắng và dốc sức dốc lòng như đàn ông, nhưng tận sâu trong nội tâm, phụ nữ vẫn là phụ nữ. Không cần thiết phải xù lông, quyết không cúi đầu, sự mạnh mẽ thật sự của người phụ nữ chính là tính đàn hồi, là độ dẻo dai, là sau khi em xông pha dạn dĩ bên ngoài rồi vẫn có thể là phụ nữ.” Đó là thứ thiên tính mà sự trưởng thành không thể nào giết chết được: Ấm áp, dịu dàng, ngây thơ, chân thành. Chúng khiến chúng ta quay trở lại bản thân ở trạng thái nguyên thủy nhất, đánh thức trái tim thiếu nữ đáng giá nhất: Một chiếc váy ngủ thêu tay, mặt dây chuyền hình trái tim, đôi cúc bọc nhung, đủ để khiến sắt đá cũng phải tan chảy, nâng đỡ tâm hồn mong manh trải qua sự lạnh lẽo của nhân tình thế thái, sự chán ngán của cuộc sống phù phiếm. Là nữ vương nhưng cũng vẫn mang trong mình trái tim của một thiếu nữ. Trái tim thiếu nữ, không phải vô tri một cách ngốc nghếch, cũng không mềm yếu kiểu đáng thương, càng không phải kiểu ngóng trông bạch mã hoàng tử tới. Đó là những ý nguyện ban đầu của chúng ta, là sự dịu dàng và lương thiện dành cho thế giới này, là sự chân thành và tình yêu nồng nhiệt với cuộc sống. “Càng mạnh mẽ, càng dịu dàng” là giáo án tiếp theo, cũng là giáo án tuyệt vời nhất mà tác giả Lý Ái Linh muốn dành cho những người phụ nữ mang trong mình sự dũng cảm trong nắng mai và cả nét hiền dịu trong đêm tối để sống giữa trường học cuộc đời này thật tự do, đầy yêu thương. Tìm mua: Càng Mạnh Mẽ, Càng Dịu Dàng TiKi Lazada Shopee Các cô gái thân mến, Mong bạn dẫu lạc lối trên đường đời nhưng vẫn tìm thấy hy vọng ở tương lai. Mong bạn nhìn thấu tang thương nhưng vẫn cứng cỏi kiên cường. Mong bạn hoàn thành giấc mơ nhưng đừng phụ tình yêu cách trở. Càng mạnh mẽ lại càng dịu dàng…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Càng Mạnh Mẽ, Càng Dịu Dàng PDF của tác giả Lý Ái Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.