Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 (Phạm Công Luận)

Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với gia đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn nữa, từ năm 1941, khi chàng trai trẻ - là ông nội tôi - lặn lội từ Quảng Bình vô Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau Nhà Bưu điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia đình người Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông Dương?

Dù thế nào, tôi với Sài Gòn hẳn đã có duyên, trước khi tôi về làm dâu một gia đình miền Nam lâu đời.

Nhưng có một điều lạ lùng, đó là càng ngày tôi lại càng cảm thấy mình không phải là “người Sài Gòn”.

Đó là một cảm giác hơi khó lý giải, bởi đối với tôi, khái niệm “người Sài Gòn” không hề được đóng trong một cái khung nhỏ hẹp nào. Không cần bạn phải sinh ra ở Sài Gòn, chỉ cần bạn cảm thấy mình là người Sài Gòn thì bạn chính là người Sài Gòn. Thế thôi!

Vậy thì tại sao sau nhiều năm sống trong lòng thành phố mà tôi vẫn chưa cảm thấy Sài Gòn thuộc về mình, và ngược lại? Tìm mua: Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn.

Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn.

Tác phẩm tiêu biểu:

- Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato)

- Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)

- Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)

- Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)

- Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 PDF của tác giả Phạm Công Luận nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hải Trình Ven Bờ (Jorge Amado)
Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998. *** Jorge Amado de Faria Leal (10/8/1912 - 06/8/2001) Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động chính trị không mệt mỏi, nhà văn cộng sản này đã được sự ngưỡng mộ của tầng lớp người nghèo khổ, người da đen bị áp bức. Hầu hết những tiểu thuyết của Jorge Amado đều được thai nghén tại thành phố Salvador, thủ phủ bang Bahia thuộc vùng Đông Bắc vốn là thủ đô của Brazil c đến năm 1763. Tìm mua: Hải Trình Ven Bờ TiKi Lazada Shopee Ra đời năm 1912 trong ngôi làng Ferradas, con một nông dân trồng ca cao, J. Amado trải qua thời thơ ấu trong một khu phố nghèo của Salvador mà mọi đường phố, ngôi nhà giờ đây vẫn gợi nhớ về quá khứ thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17. Là nhà văn hiến mình cho sự nghiệp giải phóng người nghèo khổ, Jorge Amado bắt đầu cuộc chiến đấu từ nghề làm báo năm 14 tuổi. 5 năm sau, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên O País do Carnaval (1931) trong khi đang học luật tại Rio. Tuy nhiên, Amado không hề hành nghề luật sư mà tự nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng người nghèo. Cho đến những năm 1950 của thế kỷ trước, hàng loạt tác phẩm của Amado viết về người nghèo đã ra đời như: Cacau (Cacao, 1933), Suor (1934), Jubiabá (1935), Mar Morto (Sea of Death, 1936)… Đến cuối những năm 50, các tác phẩm của Amado có một bước ngoặt sang hướng trào lộng và phê phán mà ông tự nhận là theo chủ nghĩa hiện thực XHCN. Các cuốn tiểu thuyết Gabriela, Cravo e Canela (Gabriela, Clove and Cinnamon, 1958) hoặc Dona Flor e Seus Dois Maridos (Dona Flor and Her Two Husbands, 1966) nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân Brazil. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, kể cả ở Việt Nam (cuốn Dona Flor và hai người chồng do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1987) và được dựng thành phim năm 1977 và 1984 do các nghệ sĩ tên tuổi Marcello Mastroianni và Sonia Braga thể hiện. Đây là phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Brazil, đã được các đề cử cho giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA. Đã nhiều lần được đề cử giải Nobel, nhưng do bị thành kiến, Amado chưa lần nào đoạt giải. Năm 1998, đất nước Brazil của Amado là khách mời danh dự tham gia Hội chợ Triển lãm sách Paris trong đó tên tuổi Amado được tôn vinh xứng đáng. Những thành công của Amado có phần đóng góp không nhỏ của bà Zélia Gattai, người bạn đời cũng là một nhà văn và nhà trí thức có tên tuổi ở Brazil. Các tác phẩm của J. Amado đã được dịch ra 50 thứ tiếng ở 55 nước trên thế giới và được chuyển thành phim, kịch. Ở VN nhiều tiểu thuyết của J. Amado đã được dịch: Đất dữ, Miền đất quả vàng, Ca cao, Têrêza, Dona Flor và hai người chồng, Gabriela nhành quế và hoa đinh hương… Một số tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam: Biển Chết Dona Flor Và Hai Người Chồng Hảo Hán Nơi Trảng Cát Đất Dữ Hải Trình Ven BờĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hải Trình Ven Bờ PDF của tác giả Jorge Amado nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Lạc Loài (W. G. Sebald)
Ký ức lạc loài (nguyên tác tiếng Đức: Die Ausgewanderten) là tuyển tập bút ký của W.G. Sebald ấn hành năm 1992; từng được trao các giải thưởng văn chương danh giá: Berlin Literature Prize, the Literatur Nord Prize và Huy chương Johannes Bobrowski. Bản tiếng Việt do Đăng Thư dịch lại từ phiên bản tiếng Anh có nhan đề The Emigrants của Michael Hulse, in 1997. Cuốn sách là bốn câu chuyện đầy u uẩn của bốn nhân vật: Henry Selwyn, Paul Bereyter, Ambros Adelwarth và Max Aurach - những người Đức di cư đến Anh, Mỹ sau Thế chiến Thứ hai. Các nhân vật của Sebald đa phần thuộc thành phần trí thức: bác sĩ, giáo viên,… trở thành những người di dân và bị lưu đày trong vùng ký ức ngột ngạt. Trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, họ không thể tìm thấy bình yên. Họ tự sát, tự đi vào nhà thương điên hay tìm cách trở về rồi biến mất… Lối viết tỉ mỉ, cùng hình ảnh tư liệu minh họa, các câu chuyện đan bện vào nhau như những thước phim tài liệu có màu sắc ảm đạm, chậm rãi và ẩn giấu nhiều sự thật tàn khốc, chạm vào tầng sâu kín nhất của tâm thức di dân. Tìm mua: Ký Ức Lạc Loài TiKi Lazada Shopee Đọc W. G. Sebald cũng có thể nhận ra tâm trí con người là thứ bị hủy hoại nặng nề và khó tái thiết nhất sau những dư chấn lịch sử.***Giữa những trang sách như một mê cung của ký ức, chiến tranh âm thầm len lỏi, những thất vọng và đổ vỡ được chất chứa trong một hình thức bình thản đến kỳ lạ Có những nhà văn sinh ra để lưu giữ ký ức của một dân tộc, để không gì bị lãng quên. Đối với những người Đức nhập cư, W.G. Sebald là người trao truyền ký ức của họ. "Ký ức lạc loài" (Đăng Thư dịch, Phanbook và NXB Đà Nẵng ấn hành 2019) là tác phẩm ký thác những mảnh vụn đời sống của một thế hệ người nhập cư sau Đệ nhị Thế chiến. Thật khó để định dạng rõ ràng thể loại của tác phẩm này. Là một tiểu thuyết, nó đầy ắp tư liệu hình ảnh, những ngày tháng. Là một hồi ký, nó bàng bạc tính hư cấu và những liên tưởng văn chương. W.G. Sebald đưa người đọc vào thế giới của những thước phim tài liệu, như một biên niên ký ghi nhận 4 cuộc đời song hành cùng nhau, đau thương cùng nhau và hủy diệt cùng nhau. Lần lượt trải qua 4 nhân vật: bác sĩ Henry Selwyn, Paul Bereyter, Ambros Adelwarth và Max Aurach, nhà văn tái hiện bức chân dung của những con người tha hương lưu lạc nơi đất khách, từng người mang theo trong mình gánh nặng quá khứ. Đối với họ, đời sống ở nơi chốn mới không khác chi sự lưu đày, khi mà những thương tổn xa xưa vĩnh viễn in hằn trong trí nhớ. Ký ức đối với họ "là một thứ ngu ngốc. Nó làm đầu óc ta choáng váng, chẳng khác gì ta không nhìn ngược về phối cảnh đang lùi xa dần của thời gian mà là nhìn xuống mặt đất từ một độ cao chót vót, từ trên một tòa tháp nào đó mà đỉnh đã chìm khuất trong mây". Trên cái "độ cao chót vót" ấy, W.G. Sebald nhìn xuống quá khứ như nhìn xuống một vực thẳm, từ vực thẳm, những tiếng nói tưởng chừng bị chôn vùi bỗng vang vọng, sống động và chân xác như thể ở cái chốn thâm u của lịch sử ấy, những số phận lạc loài vẫn ngày ngày cất lên lời ai oán về những nỗi đau chiến tranh. Có thể xếp W.G. Sebald vào những nhà văn Đức hậu chiến, mặc cho ông bắt đầu sự nghiệp văn chương khá muộn, dù rằng ông rời bỏ nước Đức khi tuổi đời còn rất trẻ và quyết định sống nốt phần đời còn lại ở nước ngoài. Dường như ông muốn giữ khoảng cách với quê hương, một khoảng cách vừa đủ để ông nhìn lại nó dưới thấu kính của mình. "Ký ức lạc loài" từ đầu đến cuối giữ một điểm nhìn trung lập, người kể chuyện giữ mối quan hệ nhất định với các nhân vật nhưng đồng thời lại có vẻ biết rất ít về những con người đã dần phai nhạt trên cuộc đời, thứ nhắc nhớ chỉ còn là những di vật từng thuộc về một ai đó đã tồn tại cứ khiến ta băn khoăn đến sự hiện hữu của họ. Trong tác phẩm của W.G. Sebald, chiến tranh hiện lên chớp nhoáng. Khác với những nhà văn khác, ông không miêu tả một xã hội Đức rệu rã, hỗn loạn, đánh mất niềm tin không chỉ vì nỗi nhục thua trận trong chiến tranh mà còn bởi những giá trị về con người và nhân phẩm bị rạn vỡ. Ông sinh vào giai đoạn Thế chiến thứ hai đã đến hồi tàn, ông không trực tiếp trải qua cuộc chiến, không đứng hẳn về phía những kẻ chiến bại, không phát điên về nó. Ông trưởng thành trong một thời đại không thấy anh hùng, cho nên không khắc họa sự thiếu vắng lý tưởng ở các nhân vật của thời đại. Ông đối thoại với quá khứ bằng số liệu, ông lạnh lùng nhìn lại thế hệ cha ông với đôi mắt tinh tường và một tinh thần phán xét. W.G. Sebald có người cha đi lính cho Đức quốc xã, trở thành tù binh chiến tranh, chỉ được thả vào năm 1947. Sinh năm 1944, ký ức chiến tranh hiện diện sâu sắc nhất trong đời ông chính là khi ở trường, ông được cho xem những bức ảnh về trại tập trung Holocaust. Từ đó Holocaust và nước Đức thời hậu chiến trở thành chủ đề lớn trong các tác phẩm của ông. W.G. Sebald làm công việc của một sử quan nhưng không mấy chú trọng vào toàn cảnh của lịch sử mà tập trung vào những nhân vật phụ, những tiểu cảnh lẩn khuất phía xa trong tổng thể của một bức tranh lớn. Với cái nhìn nhẹ bẫng, ông bày biện ra trước mắt người đọc những vật chứng, bức ảnh một người đàn ông bắt bướm, một nghĩa trang hoang lạnh, một tờ báo cũ, một sơ đồ... Gabriel García Márquez từng nói: "Trong báo chí, một dữ liệu sai phủ nhận toàn bộ công trình. Ngược lại, trong tiểu thuyết, một chi tiết thật cũng tạo được sự tin cậy cho toàn tác phẩm". Sự tin cậy mà W.G. Sebald tạo được không chỉ đến từ những "vật chứng" được ông bày ra khắp cuốn sách mà còn từ chỗ các nhân vật của ông từ một tiểu sử cá nhân đã phổ quát thành mẫu số chung của những thân phận lưu dân, được tác giả khéo léo đan cài trong những trang sách. Giữa những trang sách như một mê cung của ký ức ấy, chiến tranh âm thầm len lỏi như một bóng ma truy đuổi con người, những thất vọng và đổ vỡ, sự thiếu quê hương được chất chứa trong một hình thức bình thản đến kỳ lạ.***W. G. SEBALD (1944-2001): Là một trong những nhà văn, học giả người Đức quan trọng sau Thế chiến thứ hai. Các tác phẩm của ông xoay quanh chủ đề người Đức với ký ức, sự lãng quên và những thương tổn tinh thần trong thời hậu chiến. Ngoài ra, ông còn viết về sự hủy diệt, mất mát của các nền văn minh, của truyền thống và các biểu trưng lịch sử văn hóa thông qua những vật thể. Văn chương của ông được giới phê bình, học thuật đánh giá cao. Ông được nhiều nhà phê bình văn học xem là một trong những nhà văn lớn nhất ở thời đại. Tủ sách Danh tác của Phanbook sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả Việt Nam các tác phẩm lớn của W. G. Sebald: Ký ức lạc loài, Vành Thổ tinh, Vertigo và Austerlitz. Dù sống chủ yếu ở Anh, W.G. Sebald vẫn là nhà văn viết tiếng Đức, một thứ tiếng Đức mà các nhà phê bình nhận xét là cổ điển và cầu kỳ, nên nhà văn đã rất kỹ lưỡng theo dõi quá trình dịch tác phẩm của ông sang tiếng Anh. "Ký ức lạc loài" nằm trong bộ tứ: "Vertigo" (1990), "Ký ức lạc loài" (1992), "The Rings of Saturn" (1995) và "Austerlitz"(2001). Ông được nhiều nhà phê bình văn học ca ngợi là một trong những tác giả vĩ đại nhất lúc sinh thời, tuy nhiên, một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng nhà văn năm 2001. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, Horace Engdahl, cựu thư ký của Viện Hàn lâm Thụy Điển, đã nhắc đến W.G. Sebald, Ryszard Kapuściński và Jacques Derrida là 3 nhà văn vừa qua đời gần đây, những người đáng được nhận giải Nobel Văn chương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Lạc Loài PDF của tác giả W. G. Sebald nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á (Nguyễn Chí Linh)
Không hẳn chỉ những ngày rằm lớn, mỗi khi buồn hay gặp những chuyện không hay trong cuộc sống mẹ tôi lại đến chùa. Trong ký ức của tôi, ngôi chùa tuổi thơ luôn đẹp đẽ với cây Bồ Đề to gốc xanh lá đứng reo giữa trời xanh và tán của cây rộng lớn đến mức dường như ôm cả mái chùa được lợp bằng lá dừa vào lòng vuốt ve. Những lần chơi dưới gốc cây Bồ Đề tỏa mát quanh năm, ngọn gió thổi qua làm cây vặn mình răng rắc cũng đủ khiến tôi chết khiếp bởi tưởng tượng ra một thế lực vô hình nào đó đang hiện hữu quanh mình. Mẹ tôi dạy rằng, mỗi lúc con sợ sệt điều gì đó, hãy nhắm mắt lại và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Dù khả năng hấp thụ của trẻ thơ chẳng là bao nhưng từ đó, câu chú ấy như một niềm tin mà tôi cố vận vào mình để giải quyết mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Mùa hè năm 1986, tôi lại sống trong kỷ niệm khi bộ phim Tây Du Ký được trình chiếu. Mỗi khi nghe bản nhạc dạo đầu bộ phim, tôi luôn phải bỏ dở việc đang làm, xin phép mẹ chạy sang nhà hàng xóm kế bên xem ké. Tôi vẫn thuộc lòng đoạn hát: “Thấp thoáng chân mây biết phương nào, thấp thoáng chân mây xa tít mù, về Thiên Trúc còn quá xa, bao khó khăn vượt qua…” Và cứ mỗi mùa hè trôi qua, tôi lại cảm nhận thêm thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải: Người giỏi bao giờ cũng khó khăn trên con đường đi của mình bởi xu thế nịnh hót luôn được ưa thích. Khi gặp phải khó khăn, Tề Thiên Đại Thánh luôn nhờ sự giúp đỡ của các vị Tiên, Phật giống như con người lúc bế tắc tìm đến Phật Pháp để lấy lại niềm tin. Với tôi, dù mỗi tôn giáo có nguồn gốc hình thành, tâm linh, đấng tối cao hay cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng chung quy cơ bản vẫn là khơi dậy tính thiện trong mỗi con người bởi thiện và ác chỉ có ranh giới mong manh như sợi chỉ. Biết tôi yêu thích con đường tơ lụa, em gái Khải Đơn tặng tôi quyển sách Muôn dặm không mây của bà Tôn Thư Vân để làm bạn tâm giao. Tôi say mê đọc quyển sách ấy trong hành trình 25 ngày Thái Lan, Madagascar và Mauritus sau khi nghỉ việc, mặc kệ điện đóm ở Madagascar rất chập chờn. Thú vị ở sự trùng khớp đến 95% với những cung đường tôi đã đi qua dù rằng trước đây chưa từng đọc quyển sách ấy, giúp tôi nhìn lại quá khứ và hiện tại các thành phố Nam Á nằm trên con đường tơ lụa từ khi tôi đặt chân đến quốc gia Nam Á đầu tiên là Ấn Độ vào ngày 6/2/2008. Đồng thời, đó còn là động lực để thôi thúc bước chân tìm hiểu cuộc sống của người bản địa trong thời loạn lạc chiến tranh ở Afghanistan bởi cụm từ “loạn lạc chiến tranh” tôi chỉ nghe qua lời kể của mẹ mà chưa từng được trải nghiệm bao giờ. Khi thời gian lướt qua để lại vài nếp nhăn trên khuôn mặt, tôi cần lắm “giá trị” của những chuyến đi hơn là cái háo hức chinh phục rồi bồng bột tháo chạy như thời tuổi trẻ. Như tên gọi của nó, con đường tơ lụa do những người Trung Hoa sáng lập có từ những năm 220 trước Công nguyên để giao thương tơ, lụa và gấm đến các quốc gia lân cận. Điểm bắt đầu là các thành phố Hàng Châu, Phúc Châu và Bắc Kinh - những nơi nổi tiếng trong việc sản xuất tơ lụa từ việc nuôi tằm lấy kén. Không chỉ sản xuất phục vụ cho hoàng đế và giai cấp quý tộc, người Trung Hoa còn muốn giao thương mặt hàng gấm, lụa của mình đến các quốc gia lân cận như Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lạc đà là phương tiện vận chuyển lúc bấy giờ trên con đường rong ruổi của thương gia qua những vùng đất lạ lẫm về văn hóa. Rome - kinh đô văn hóa sáng chói của người La Mã trong thời cổ đại là điểm đến thèm muốn nhất của đoàn thương gia Trung Hoa trong việc mở rộng thị trường sau các quốc gia Đông Á lân cận đã đi qua. Thành phố Tây An (bấy giờ là Trường An) là điểm tập kết đầu tiên của đoàn người tơ lụa để vượt Trung Á áp sát bờ Địa Trung Hải và từ đây sẽ vượt biển đến Rome vào những năm 30 trước Công nguyên. Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông - Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông - Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi. Tìm mua: Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á TiKi Lazada Shopee Phật giáo bắt nguồn từ phía Đông Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên sử dụng con đường tơ lụa để truyền bá đạo của mình đến các vùng lân cận vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Những vị tu sĩ theo phương pháp tu khổ hạnh quảng bá đạo Phật bằng cách đi ngược lại với người Trung Hoa trên con đường tơ lụa. Theo quy luật sống còn của thời gian, con đường tơ lụa dài khoảng 6.437km đã dần biến mất, rơi vào quên lãng và nó chỉ thật sự sống lại vào thế kỷ 19 khi nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen cho ra đời những quyển sách viết về con đường thương mại cổ xưa có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Trong 6.437km của con đường tơ lụa, UNESCO chỉ công nhận di sản văn thế giới ở đoạn từ Tây An đến dãy núi Thiên Sơn nằm giữa biên giới hai nước Kyrgyzstan - Trung Quốc bởi nó giữ lại vết tích giao thoa văn hóa trên con đường ấy, đặc biệt là những động Phật được khắc vào trong các hang núi sâu. Việc tìm lại những thành phố nào nằm trên con đường tơ lụa ở vùng đất Nam Á được các nhà khoa học lần theo vết tích Phật giáo bằng cách xác định đâu là kinh đô hay trường dạy Phật giáo nằm ngoài Ấn Độ. Ngài Trần Huyền Trang là người có công rất lớn giúp các nhà khoa học tìm lại con đường tơ lụa ngày xưa bằng việc đánh dấu các thành phố đã đi qua trong quyển nhật ký ghi lại của Ngài trên đường đi học đạo từ Tây An qua Thiên Trúc. Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác… trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây… ***Ru mẹ về yên ả chiều quêTôi trở lại Việt Nam sau chuỗi ngày rong ruổi trên vùng đất Nam Á. Tôi không tìm được hương vị hạnh phúc ngọt ngào sau chuyến đi như những lần trước bởi nỗi sợ và niềm đau là hai người bạn đồng hành thân thiết đang trên đường tìm đến. Dường như quá run rẩy và sợ sệt nên niềm vui đã biến vào một góc xó tối tăm nào đó ẩn nấp. Những bậc hiền triết Hy Lạp cổ cho rằng: “Nỗi sợ hãi hay niềm đau như những bà mẹ thiên nhiên đang trút những cơn giận dữ. Chúng ta không thể bỏ trốn hay chống lại. Một người khôn ngoan sẽ tìm cách đi qua nó và đức tin tôn giáo là một giải pháp hữu hiệu.” Thuở bé, nhẹ nhàng trầm ấm qua tiếng mõ hồi chuông, tôi từng nghĩ rằng mình sẽ là một vị Khất sĩ Tăng già và chính tôi đã thực hiện điều đó khi là người lần chuỗi niệm kinh đưa mẹ tôi vào cõi vĩnh hằng vào lúc 7 giờ 10 phút sáng tháng 6/2015. Bà đã trở lại “quê nhà” đúng nghĩa, ở nơi đó bà tìm lại ký ức tuổi thơ cùng những chú bò lang thang qua những bờ cỏ xanh mướt sau mưa, là những ngày lội bùn dưới đập bắt cá phụ cùng những người làm công, là những ngày miền quê yên ả với ánh nắng chiều hanh hao nhìn chị em mình chơi tạt lon ở khoảng sân vắng trước hiên nhà, là những ngày vội vã sà vào lòng anh trai trong kỳ nghỉ phép năm nũng nịu đòi học ê a những chữ cái đầu tiên, là những bước chân sợ sệt trong đêm khuya phụ mẹ đội nấm rơm lên chợ huyện Thủ Thừa để bán và là những ngày dựng nêu, gói bánh đón Tết cổ truyền rộn rã tiếng cười… Nơi đó, bà không phải nhìn những cảnh tham lam sân si đấu đá của loài người và mãi mãi là thiên đường riêng cho chính bà. 25 ngày cuối cùng kề cận bên mẹ, tôi đã thực hiện được những điều mà mình đã từng nghĩ và khóc trong đêm tối trời tại Herat, ngoại trừ việc bỏ thuốc lá. Câu trả lời với mẹ ngày xưa như một định mệnh xấu phủ lấy cuộc đời mà tôi không sao dứt ra được. Tôi vẫn chọn “Niềm tin Phật giáo” là người bạn đồng hành để đi qua nỗi sợ và niềm đau một cách nhẹ lòng nhất. Tôi vẫn còn nhớ như in lời dạy của Đức Thế Tôn với Tôn giả Anan ở vườn Câu Thi La: “Anan này, ngươi đừng khóc lóc thảm thiết như thế bởi tất cả vạn vật đều vô thường, không có cái gì bền vững mãi mãi…” Nguyễn Chí LinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á PDF của tác giả Nguyễn Chí Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đảo Tường Vy (An Ni Bảo Bối)
Một cô gái Trung Quốc làm một cuộc hành trình đơn độc qua Việt Nam, Campuchia, Hong Kong rồi Tây Tạng... Đi chỉ để nhìn thấy mình đang đi. Trong sắc màu của âm thanh, ánh sáng, mùi vị. Trong rực rỡ, xôn xao mà hoang vắng. Nhưng thật ra, khung cảnh ở mỗi chốn dừng chân ngắn ngủi của cuộc đời này đều không quan trọng. Khi mỗi chuyến đi là một sự trở về với nội tâm, một sự nhận biết mình và con đường nối với thế giới. Tình cảm thế gian ở đâu cũng như nhau và nỗi cô đơn của con người thì ở đâu cũng vậy. Nên đi, cũng là để nhìn thấy mình trong tất cả và tất cả trong mình. Du hành vì vậy cũng là bắt đầu cuộc phiêu lưu của tâm tưởng. Chuyến du hành của riêng tác giả còn là một hành trình soi lại ký ức. Ký ức trĩu nặng một tình cảm sâu sắc và dở dang, với BỐ. Có những khoảnh khắc như một nhát dao chém, vết thương còn lại mãi. Khoảnh khắc chuyển đổi từ thân phận này sang thân phận khác khi chấm dứt một kiếp luân hồi. Khoảnh khắc rơi vào tình yêu và giây phút giã từ. Những khoảnh khắc ấy, từ trang sách, ta bắt gặp âm thanh của nội tâm vang vọng chân thành.Đảo Tường Vy còn là một sự tìm kiếm chính mình trong tình yêu. "Tình cảm là bài học suốt đời của chúng ta", nên đây mới là chuyến du hành không có điểm dừng. Tình yêu dường như chỉ là ảo giác. Trong tình yêu, hoặc là an toàn, hoặc là tự do, không thể cùng một lúc nắm được cả hai, và "thứ mà chúng ta yêu vẫn chỉ là bản thân tình yêu". Có những tổn thương phải trả giá. Nhưng tình yêu mãi là một khát khao êm ả của con người, như nỗi khát khao của linh hồn cần một nơi cập bến. Tuy nhiên, linh hồn cứ mãi lang thang. Lang thang nên bất an thường trực. Tìm sự tĩnh tại thật dễ dàng mà cũng rất không. Tìm mua: Đảo Tường Vy TiKi Lazada Shopee Triết lý về tình yêu và cuộc sống đan xen nhuần nhị trong những ghi chép nhỏ. Cuốn sách vì vậy đẫm một hương vị quyến rũ. Quyến rũ như bản thân những cuộc du hành và tình yêu. Trong nỗi trầm cảm ngọt ngào, sâu lắng, con đường đẹp nhất là con đường giúp ta tìm thấy mình. Từ một trái tim bình tĩnh, hơi thở mang chút u sầu cũng lấp lánh như một ánh nắng soi nghiêng và tươi mát như giọt mưa đầu mùa trong trẻo... Đọc An Ni Bảo Bối, tìm thấy một tâm hồn Á Đông gần gũi, khác lạ với những nhà văn nữ đương đại cùng thế hệ cô. Không có những nổi loạn, không có cái tôi căng phồng. Nhẹ nhàng và đằm thắm. Tĩnh lặng và kiềm chế. Và vẫn sáng trong trong những nhiệt thành. Có thể rồi bạn sẽ quên tất cả những gì tác giả viết, về một VN dịu dàng và trầm lắng qua cái nhìn của một cô gái nước ngoài, về những chốn dừng chân khác, về cuộc tình của cô. Nhưng hương vị đẫm sâu của một linh hồn đã đi vào trong bạn. Và ở lại cùng bạn, ủi an... Ngôn từ, rốt cuộc cũng không cần mô tả cho một cốt truyện nào. Dòng chảy tâm thức không thể dồn nén trong một cốt truyện. Từ ngữ, cũng chỉ là một cuộc kiếm tìm. Bạn có thể mượn nó để vỗ về một nỗi đau hay phơi khô một cuộc tình. Rồi thời gian cũng xóa nhòa, bạn chỉ còn lại mình.***Thuỷ Tiên. Rất lâu, rất lâu sau, cô từng mơ về một người đàn ông. Mơ thấy anh nhờ người tới, kêu cô đi gặp anh. Cô đi theo người dẫn đường, hình như tới một thôn nọ, rất giống cái thôn nhỏ nằm sâu trong núi Giang Nam mà thời bé cô đã từng sống. Những lúc xuân về lại có gánh hát tới đình làng diễn. Nhưng mọi thứ nhìn thấy trong mơ chỉ là một cái sân khấu. Bên trên diễn những gì, không thể nhớ nổi. Chỉ nhìn thấy anh đứng xem lẫn trong đám người đang đứng dưới sân khấu xem hát. Anh quay lưng về phía cô, mặc đồ đen. Cánh tay trái bị thương vẫn chưa khỏi. Tuy không nói ra nhưng khiến người ta có cảm giác như thể vết thương cũ rất đau đớn. Anh vẫn có dáng như cô hằng yêu thích. Trầm lắng, kín đáo. Tuyệt đối không bao giờ thổ lộ với cô gái anh yêu về những thứ anh nghĩ. Quay người lại nhìn thấy cô, anh cũng không nói gì, mặt như thể hơi cười, nhưng cũng rất lặng lẽ. Rồi lách qua đám đông, định bỏ đi. Cô đi theo anh. Cô biết anh muốn cô đi theo, nhưng không nói ra. Cứ đi theo anh. Đi mãi tới một căn hộ xa lạ. Kết cấu của căn hộ này chỉ có một cửa, mọi lối đi trong đó đều thông nhau. Nhưng lại không nhìn thấy gì. Anh đi vào gian phòng bên trong, có rất nhiều người đang chờ đợi. Anh bắt đầu nói chuyện với họ, sắp xếp mọi việc. Như thể anh vẫn đang làm công tác cần lãnh đạo rất nhiều người làm việc. Cô chờ anh ở gian phòng bên ngoài. Cứ đợi mãi. Có vài chàng trai trẻ làm việc cho anh bước vào, cứ trò chuyện với cô, như muốn an ủi và cố gắng tạo nên bầu không khí vui vẻ. Nhưng anh mãi vẫn không chịu ra, cũng không nói với cô câu nào. Cô cố tình chờ ở đó. Lòng thầm nhủ, em sẽ đợi anh. Như một trò chơi. Cô nhắm sẵn anh. Em nhận ra ngay sự bạc nhược trong trái tim anh. Chỉ là xem anh chơi theo cách nào. Có nỗ lực, có tháo chạy, có cố chấp đều vô dụng. Cô không chủ động, không tiến lên, không thể hiện. Cô muốn so với anh, xem ai trầm mặc hơn. Ai thô bạo hơn ai. Sợ gì kết quả cuối cùng của cuộc thi, chỉ là quên lãng lẫn nhau mà thôi. Nhưng rốt cuộc vẫn là một việc quá sức. Thời gian để quên một con người có lẽ cũng lâu như khi nhớ tới. Và cuối cùng, những thứ mà bạn nhìn thấy được, vãn chỉ là sự tĩnh lặng của mình. Như thể chưa từng yêu. Mọi giới hạn đều quá mơ hồ. Ở bên trái. Cũng có thể bên phải. Thứ mà chúng ta yêu, vẫn chỉ là bản thân tình yêu. Có hay không con người đó đã không còn quan trọng. Trưa mùa Đông, cô một mình đi chợ hoa tìm mua thuỷ tiên. Mặc chiếc áo khoác đen, quần bò bẩn. Đội chiếc mũ len xanh, đi đôi giầy thể thao, đi một con đường rất dài trong ánh nắng yếu ớt và gió lớn hun hút. Trong chợ hoa có hương thơm và hơi ẩm ướt. Cô xọc tay vào túi áo khoác, lặng lẽ ngắm cậu thanh niên muốn về nhà ăn Tết, ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ cắt thuỷ tiên trong một chiếc làn lớn. Im lặng mãi, ngồi xuống bên cạnh ngắm. Cậu ta hỏi, Cô có thích chúng không? Cô gật đầu. Hỏi, Sao những chiếc lá này vàng thế? Cậu ta đáp, cho tắm nắng là ổn thôi. Cứ gặp ánh nắng, chúng tất xanh lại. Chà. Cô gật đầu. Chọn lấy bốn củ thuỷ tiên đã cắt sẵn. Xách thuỷ tiên ra khỏi chợ. Gió lớn lại ào ạt. Cô lấy khăn quàng che mặt, đợi xe bên đường. Trời tối rất nhanh. Mãi mới gọi được một chiếc tắc xi. Ngồi ở ghế sau, cô xoa lòng bàn tay lên gò má cứ đờ ra vì lạnh buốt. Củ thuỷ tiên nhô lên một chiếc lá bé xíu đã ngả vàng. Cô cúi xuống, khẽ hôn lên nó. Ngoài cửa kính xe đã bắt đầu có tiếng lộp độp nhè nhẹ. Là những hạt tuyết nhỏ. Sắp có một trận tuyết to dầy. Nhẹ hoặc nặng. Sau khi chia tay, không hề gọi điện cho nhau. Thỉnh thoảng có vài tin nhắn những mất hút rất nhanh chóng. Đó là kết cục mà cô có thể dự cảm và định sẵn. Chắc chắn sẽ là như vậy. Cô không bao giờ liên lạc với anh. Anh cũng không liên lạc với cô. Không phải dàn dựng. Chỉ thuận theo tự nhiên, đem hết những dấu ấn của nhau bị thời gian xoá mờ sạch sẽ. Những gì nhớ được đều chỉ vì muốn quên lãng. Họ là những người giống nhau. Y hệt nhau. Vì thế khi gặp ngay phút ban đầu, họ đã nhận được nhau và hiểu sự tồn tại giả tạo của sự nhận biết đó. Sau khi chúng ta chia tay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đảo Tường Vy PDF của tác giả An Ni Bảo Bối nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.