Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

NGÔN SỨ [KẺ TIÊN TRI] - Khalil Gibran

"Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình. Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong "THE PROPHET" đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý. Chính Gibran cũng đã trực tiếp xác nhận: "Trong NGÔN SỨ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó... Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là giả trá."

"Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình.

Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong "THE PROPHET" đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý.

Chính Gibran cũng đã trực tiếp xác nhận: "Trong NGÔN SỨ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó... Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là giả trá."

(Nguyễn Ước)

(Nguyễn Ước)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Phân Tâm Học Và Tôn Giáo (Erich Fromm)
LỜI NÓI ĐẦU Có thể xem cuốn sách này như là phần mở rộng những tư tưởng đã được trình bày trong Man for Himself, một cuốn sách bàn về tâm lý học trong lãnh vực đạo đức. Đạo đức và tôn giáo có sự tương quan mật thiết với nhau, do đó, chúng có một số điểm chồng chéo đan xen. Nhưng trong sách này, tôi đã cố gắng tập trung vào vấn đề tôn giáo, trong khi Man for Himself chú trọng vào các vấn đề thuộc đạo đức. Các quan điểm trong sách này không tiêu biểu cho "phân tâm học". Có nhiều nhà phân tâm học đã bày tỏ sự nhiệt tình với tôn giáo, trong khi những nhà phân tâm học khác lại xem sự quan tâm đến tôn giáo là dấu hiệu của sự bế tắc do xung đột về cảm xúc. Quan điểm của cuốn sách này khác với cả hai và hầu như đại diện cho tư tưởng của nhóm các nhà phân tâm học nằm ngoài hai nhóm trên. E.F Chương 1. VẤN ĐỀ Tìm mua: Phân Tâm Học Và Tôn Giáo TiKi Lazada Shopee Chương 2. FREUD VÀ JUNG Chương 3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG TRẢI NGHIỆM TÔN GIÁO Chương 4. NHÀ PHÂN TÂM HỌC TRONG VAI TRÒ "THẦY THUỐC CỦA TÂM HỒN” Chương 5. PHÂN TÂM HỌC CÓ PHẢI LÀ SỢI CHỈ CỦA TẤM VẢI TÔN GIÁO HAY KHÔNG?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phân Tâm Học Và Tôn Giáo PDF của tác giả Erich Fromm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vấn Đáp Phật Giáo (Nhiều Tác Giả)
LỜI GIỚI THIỆU Là một người thích nghiên cứu nên suốt mấy chục năm qua ngoài sách kỹ thuật và công nghệ, tôi luôn tìm đọc những cuốn sách về tôn giáo, lịch sử, vũ trụ, địa lý, thiên văn. Càng đọc mới càng thấy những gì mình biết chỉ là chút đất dính trên giày dép sau mỗi chuyến đi so với đất trên hành tinh này. Cách đây gần chục năm tôi mới chính thức trở thành Phật tử. Điều đó có nghĩa là bắt đầu đọc sâu hơn, nghiên cứu sâu hơn, ngẫm nghĩ nhiều hơn và thực hành những lời dạy của Đức Phật đều đặn hơn. Trong quá trình tu tập, nhiều câu hỏi tự khởi lên, đồng thời tôi cũng nhận được nhiều thắc mắc của các doanh nhân, Phật tử, học trò và các bạn đồng tu khác. Chính vì vậy tôi rất thích các chuyên mục hỏi đáp về Phật pháp trên các báo và tạp chí. Thật may mắn rằng khi mang ý tưởng xuất bản sách này ra bàn với Ban Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Tìm mua: Vấn Đáp Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Giáo thì ngay lập tức được ủng hộ. Thế là Vấn đáp Phật giáo trở thành cuốn sách đầu tiên của một loạt sách được thực hiện qua sự hợp tác của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà (Thái Hà Books) và Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo. Chúng tôi chọn những bài đã đăng trên tạp chí này với sự đồng ý của Ban Biên tập và của các tác giả để đáp ứng mong mỏi của những người tu tập, để trợ giúp những ai đang nghiên cứu hay thực tập theo con đường mà Đức Phật đã chỉ dạy. Vấn đáp Phật giáo là tập hợp những bài viết trong mục Hỏi đáp được đăng liên tục trên Văn Hóa Phật Giáo trong suốt hai năm 2007 và 2008. Đây là những giải đáp cho 48 câu hỏi do độc giả gửi đến, thường là những thắc mắc về một số kiến thức Phật giáo (gồm cả Phật học) và cách nhận định về những vấn đề mà giới học Phật chưa giải quyết dứt khoát hoặc có khi mâu thuẫn nhau. Điều này không lạ, vì cả kho tàng văn học Phật giáo với ba tạng kinh điển cùng vô số sách nghiên cứu Phật học suốt hơn 25 thế kỷ với nội dung gồm một hệ thống triết học thâm áo, một hệ thống tu tập phong phú và những truyền thống nghi thức đặc sắc, đa dạng. Tất cả vừa tương đồng, vừa dị biệt theo từng bộ phái, hệ phái, tông phái, tông môn… khó có thể có được một cái nhìn tổng hợp về Phật giáo. Điều này cũng chứng tỏ Phật giáo là một tôn giáo đầy sinh động, có sức hấp dẫn và vô cùng phong phú về mọi mặt. Tác giả Bàng Ẩn đã biên soạn, phiên dịch nhiều tác phẩm, từng giảng dạy Phật học nhiều năm tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Việt Nam Huế, hiện là Phó Tổng biên tập thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, đã giải đáp các câu hỏi một cách nghiêm túc, xác đáng, vừa giúp thêm kiến thức, vừa khiến cho người hỏi có cái nhìn, thái độ và cách hành xử đối với vấn đề được nêu. Khi bản thảo Vấn đáp Phật giáo được hoàn thành, đọc lại, tôi biết rằng những vấn đề được nêu ra và giải đáp trong tập sách này thỏa mãn rất nhiều Phật tử. Với kinh nghiệm đã thực hiện, phát hành được gần 300 đầu sách theo nhiều thể loại, trong đó có khá nhiều sách Phật giáo với tủ sách Phật Pháp ứng dụng (sách Phật giáo dành cho người Việt), Thái Hà Books tin tưởng rằng Vấn đáp Phật giáo thật sự bổ ích đối với những người quan tâm. Chúng tôi biết rằng, được sự ủng hộ của quý độc giả, chúng tôi đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp nhiều hơn nữa vào việc phát triển nền văn hóa đọc nước nhà. Rất mong Vấn đáp Phật giáo với phần giá trị của nó, được độc giả đón nhận như một món quà đẹp và đầy ý nghĩa. Hà Nội, Trọng Đông Nhâm Thìn 2011Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vấn Đáp Phật Giáo PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trái Tim Thiền Tập (Sharon Salzberg)
Lời giới thiệu • ừ những ngày đầu bước chân vào con đường tu học Phật, tôi đã cảm thấy chắc chắn rằng thế nào tôi cũng sẽ tìm được cho mình một lối sống chân thật và an lạc. Vào thời ấy, cuộc sống của tôi bị chi phối bởi nhiều rối ren và sợ hãi. Tôi cảm thấy xa lạ với tất cả mọi người, với thế giới chung quanh, và ngay cả với những kinh nghiệm của chính mình. Trong thế giới của tôi có một sự phân biệt rõ rệt: tôi và người, đúng và sai. Và tất nhiên, lối nhìn ấy chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi và đau khổ của tôi mà thôi. Khi bước chân vào con đường tu tập, tôi ý thức rằng ta có khả năng giải thoát ra khỏi cái cảm giác cách biệt ấy, rằng chúng ta có thể sống trong một sự nối liền không giới hạn, bằng một con tim bao la vô tận. Cuộc đời của đức Phật đã thể hiện được điều ấy. Hành động của đức Phật lúc nào cũng là một biểu hiện của tình thương và tuệ giác; dù ngài sống một mình hay với người khác, dù đang ở yên một chỗ hay trong khi đi hành đạo, dù đang giảng đạo hay ngồi yên thiền định, dù trong lúc tiếp xúc với người sùng mộ hay kẻ hủy báng ngài. Không một hoàn cảnh nào có thể giới hạn được lòng từ bi của đức Phật. Trái tim của ngài rộng lớn và bao dung như thế giới này. Tinh túy của đạo Phật là tất cả chúng ta, ai cũng đều có một khả năng từ bi và an lạc đó. Tiềm năng ấy không có gì là trừu tượng hoặc viển vông. Nó không phải để dành riêng cho những người sống trước ta mấy ngàn năm ở một nơi chốn xa xôi nào khác. Một cuộc sống nối liền và chân thật có thể là một hiện thực của chính ta, ngay bây giờ và ở đây. Nó là thuộc về ta. Khám phá được rằng con tim ta có thể thật sự rộng lớn đủ để ôm trọn hết mọi kinh nghiệm trong cuộc đời này - khổ đau và hạnh phúc - chính là nền tảng của con đường tu tập. Từ đó ta sẽ tìm được một niềm an lạc và thảnh thơi trọn vẹn. Tìm mua: Trái Tim Thiền Tập TiKi Lazada Shopee Lối sống ấy đã được nhà thơ Rilke diễn tả thật đẹp: Tôi sống đời tôi giữa những vòng tròn nới rộng chúng vươn ra ôm trọn thế giới này Có lẽ tôi sẽ không hoàn tất được vòng chót nhưng tôi sẽ hết lòng. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ khuyến khích được bạn đem chánh niệm, tình thương và tuệ giác vào cuộc sống bằng sự tu tập của mình. Và bạn sẽ khám phá ra rằng trái tim của mình có thể rộng lớn, bao la như thế giới. Hoặc như Rilke nói: chỉ cần ta hết lòng mình mà thôi. Sharon SalzbergĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trái Tim Thiền Tập PDF của tác giả Sharon Salzberg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Theo Dấu Chân Phật (Ajahn Sucitto)
Con nguyện dâng công đức tu hành, Mong sao ban phước lành cho tất cả, Sư phụ cùng những người dìu dắt phạm hạnh vô song, Song thân cùng thân bằng quyến thuộc Nhật nguyệt cùng chư vị cao quý hóa độ thế gian Tìm mua: Theo Dấu Chân Phật TiKi Lazada Shopee Chư thần tối cao, cho mọi ác ma; Chư thiên, thổ địa, diêm vương; Cho người hòa ái, dửng dưng hay thù hận. Cầu cho tất cả sớm đạt ba lạc phúc và giác ngộ Thường Hằng. Bằng công đức tu hành, Cùng hành vi hồi hướng này, Cầu cho mọi tham luyến sớm dứt Cùng mọi tà tâm. Cho đến ngày con chứng quả Niết Bàn, Cho con được chánh tâm, dù sinh ra là gì Chánh niệm và tri kiến, khổ hạnh và dũng mãnh. Cho quyết tâm con không yếu hèn hay vô minh xâm chiếm. Đức Phật là nơi nương quy thù diệu cho con, Hộ trì vô thượng cho Chánh Pháp, Đức Phật là Đức Thế Tôn duy nhất, Tăng già là nguồn nâng đỡ tối cao. Nhờ sức mạnh tối thượng của cả ba, Hóa giải được vô minh phiền não. (Bài tụng hồi hướng dùng cho các chùa ở Thái. Bản gốc tiếng Pali được soạn gần đây) MỤC LỤC Phần mở đầu THÁNG THỨ TƯ: BODH GAYA ĐẾN VARANASI 15.Về nhà 16.Thánh, thầy tu, hiền giả 17.Truyền thống thiền lâm 18.Chuyện sinh tồn 19.Như dòng sông chảy THÁNG THỨ NĂM: VARANASI ĐẾN LUMBINI 20.Chuyện nhà 21.Phận sự chung 22.Động và tịnh 23.Từ biệt lần đầu THÁNG THỨ SÁU: LUMBINI ĐẾN KATHMANDU 24.Đi lên tìm ánh sáng 25.Ngày xửa ngày xưa 26.Chặng cuối THÁNG THỨ BẢY: NÚI NON 27.Đem tất cả về nhà 28.Lên, xuống, qua, ra Chú thích Bảng chú giải thuật ngữ Nhân vậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Theo Dấu Chân Phật PDF của tác giả Ajahn Sucitto nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.